CHƯƠNG XVII

HAI THẮNG CẢNH HỒ ONTARIO

NIAGARA VÀ NGÀN ĐẢO

 

SÔNG NIAGARA

 

Sông Niagara, thác Niagara và thành phố Niagara-on-the-Lake có tên gọi như vậy là lấy từ thổ ngữ Mohawksonvara/one-au-garah có nghĩa là eo hay cổ nối hai hồ Erie và Ontario hoặc có nghĩa khác là sấm nước thay vì sấm trời, nhưng có người lại cho là từ thổ ngữ Iroquois onguiaahra.

 

Sông Niagara đã đóng một vai trò rất quan trọng trong thương mại về lông thú nên người Pháp đã xây tại đây đồn Niagara từ năm 1678 nhưng tới năm 1759 thì chủ quyền đổi sang người Anh. Cuộc Cách mạng Hoa Kỳ đã gây ra hai hậu qủa là năm 1783 sông Niagara trở thành biên giới giữa hai nước Canada và Mỹ, đồng thời các người Mỹ thuộc phe Bảo Hoàng đã vượt qua sông để thành lập hai thành phố Niagara-on-the-Lake và Fort Erie. Trong cuộc chiến tranh 1812 giữa hai nước, vùng Niagara đã là một bãi chiến trường khốc liệt, còn để lại nhiều tượng đài kỷ niệm tới ngày nay trong đó đáng kể là tượng đài Laura Secord, một anh thư Canada mà tên họ sau được đặt cho một hãng bánh kẹo nổi tiếng tới bây giờ.

 

Phát sinh từ hồ Erie, sông Niagara chỉ dài có khoảng 58 km, thoạt đầu chỉ là một dòng duy nhất trong đoạn dài 5 mi = 8 km, sau đó chia làm hai nhánh bởi đảo Strawberry và đảo Grand, nhánh Đông thuộc Mỹ dài chừng 15 mi = 24 km, nhánh Tây thuộc Canada, 12 mi rồi lại chập làm một khúc chừng 3 mi trước khi biến thành thác Niagara. Mực nước chênh nhau giữa hồ Erie với sông Niagara là 3 m nhưng tới thác thì đổ xuống với một thủy lực khoảng 20 triệu gallon nước mỗi phút từ 50 m cao. Dưới chân thác là Niagara Gorge dài chừng 7 mi, còn đoạn ngay chân thác Horseshoe khoảng 2.25 mi gọi là Maid of the Mist Pool thì có thể bơi thuyền được và là một thứ giảỉ trí cho du khách muốn đi thuyền tới sát dưới chân thác vì mực nước xuống thấp có 1.5 m. Tới đó Niagara gorge chảy xuống thấp hơn 28 m, ngược lên hướng tây Bắc qua thác Whirpool rồi sau 1 mi thì tới Whirlpool. Từ đó nước chảy ngược lên hướng bắc, qua Lewiston, New York rồi đổ vào hồ Ontario. Con đường chạy ven sông bên Canada từ thác tới hồ Ontario gọi là Niagara Parkway và được thủ tướng Winston Churchill ca ngợi là con đường hoàng hôn đẹp nhất thế giới.

 

Sông Niagara có ba hòn đảo, đảo Goat nhỏ nhất nằm ngay trên thác và nay là một công viên, đảo Grand lớn nhất, còn đảo Navy thuộc địa phận Canada từng được tổng thống Truman với sự ủng hộ của nhiều chính khách Mỹ và Canada toan tính chọn làm trụ sở Liên Hiệp Quốc. Trước cuộc nội chiến Hoa Kỳ, Niagara còn là con đường chọn tự do của chừng 75,000 người nô lệ nên ngày nay tại Queenston vẫn còn đài tưởng niệm Freedom Crossing. Ngoài ra Niagara còn có đài tưởng niệm Laura Secord, tướng Brock và đường Lundy’s Lane tự nó cũng là mốc di tích lịch sử trong cuộc chiến Mỹ Anh.

 

Du khách thường đổ xô tới đây vì thác đẹp nhưng đặc biệt trong hai tuần vào mùa hè 1952, mặc dầu trời nóng tới 38 C = 100 F Niagara tha hồ hốt tiền vì thiên hạ đổ tới  đông gấp bội vì người đẹp, đó là Marilyn Monroe tới quay phim River of no Return và các du khách xếp hàng nối đuôi nhau để xin chữ ký, tiện thể ngắm thân hình nẩy lửa và ngửi hơi hướm gần hơn. Marilyn cũng hóm hỉnh tuyên bố, “ Thác phát sinh ra quá nhiều điện lực nhưng các đôi tân uyên ương đâu có dùng tới về ban đêm.” Cặp tân uyên ương tới thác Niagara đầu tiên trong lịch sử là Theodosia Burr con gái của Aaron Burr, phó tổng  thống của Thomas Jefferson cùng chồng là Joseph Alston, tới đây năm 1801 bằng xe cửu mã với một đoàn tùy tùng hùng hậu. Theodosia chắc hẳn rất thích thú cảnh thác và viết thư cho em dâu tả rằng“ cảnh đẹp không bút nào tả xiết. Phải tới nhìn bằng chính mắt mình mới được.”

 

 

THÁC NIAGARA

 

Chỉ xem danh sách một số các nhân vật đã tới thăm viếng và thưởng ngọan cảnh trí của thác Niagara là ta hiểu tại sao Thác Niagara từng được chọn là một trong 7kỳ quan thiên nhiên của thế giới: Abraham Lincohn, Winston Churchill, Mark Twain, Charles Blondin, Marilyn Monroe, Shirley Temple, Laura Secord, HH.G.Wells, Charles Dickens, Wild Bill Hitcok, Helen Keller, Sir Harry Oakes, Jimmy Stewart, Princess Diana, Thái Thanh vv...Song cũng có người chê thác là Oscar Wilde khi ông tới đây vào mùa đông năm 1882 và bảo, “ Các cô dâu Mỹ đều được đem tới đây và cảnh tượng cái thác phi phàm hẳn phải là một mối thất vọng sớm nhất của cuộc sống lứa đôi...”

 

Tuy nhiên theo phóng viên báo Globe and Mail, Toronto là Roy MacGregor, từng được bốn giải thưởng National Magazine và hai giải National Newspaper thì vào mùa đông 2016 cảnh tượng ông chứng kiến là hàng hàng xe bus đổ các du khách Trung quốc, đa số là giới trẻ tới thác chụp hình kỷ niệm và say sưa, ngây ngất trước những làn sóng bạc lấp lánh đổ ào ào, ầm ầm tại thác Horseshoe mà người ta ước chừng như cả triệu bồn tắm nước đổ xuống mỗi một giây. Tại đây, linh mục Louis Hennepin, người được coi là người Âu đầu tiên tới thác năm 1678, đã sửng sốt thốt lên, “ Tạo hóa không thể sáng tạo một cảnh vật song song...” và “...tiếng thác đổ còn kinh hoàng hơn cả sấm sét...”

 

Theo sử gia Sherman Zavitz viết trong cuốn It Happened at Niagara thì tổng thống tương lai Abraham Lincohn nói: “ Khi Columbus khám phá thoạt đầu lục điạ này – khi Christ bị đóng đinh trên thánh giá – khi Moses dẫn dắt Israel qua Hồng hải – khi ngay cả Adam mới được Tạo hóa sinh ra – thì cũng như hiện giờ Niagara đã reo lên tại đây rồi.”

Tuy nhiên hình dáng và tiếng thác ngày nay cũng đã khác xưa do hiện tượng soi mòn và do một phần lớn nước đã bị con người dồn chảy vào đập thủy điện, đập đầu tiên Adams xây từ năm 1895. Kỹ sư danh tiếng người Irish hào hứng tới nỗi còn tuyên bố,

“ mỗi một giọt nước từ hồ Erie chảy tới hồ Ontarion đều phải chuyển dòng để tạo thêm nhiều điện lực. Tôi nghĩ rằng các cháu chắt chúng ta sẽ không còn nhìn thấy thác Niagara nữa một ngày nào đó.”

 

Rất may là vào năm 1950 Canada và Hoa Kỳ đã ký một thỏa ước giới hạn về khai thác điện lực cho nên thác mà ta chứng kiến ngày nay vẫn còn thủy lượng bằng nửa thời Hennepin và Lincohn. Cơ quan điều hoà thủy lượng Niagara ngày nay thường tăng lượng nước dùng cho điện lực chỉ vào ban đêm và vào mùa đông.

 

Thác Niagara thật ra có tới ba thác, thác lớn nhất là Horseshoe/Thác Móng Ngựa, nằm trên biên giới hai nước còn thác nhỏ nhất là Thác Bridal Veil/ Khăn Cô Dâu và Thác American/Hoa Kỳ đều nằm trong điạ phận Mỹ. Ba thác cộng lại có thủy lượng cao nhất trong các thác Bắc Mỹlà hơn 6 triệu feet3 (168,000 m3) trong một phút, đổ xuống từ độ cao 50 m.

 

Thác và sông Niagara có hai thị trấn nằm sát kề là Niagara Falls, Ontario và Niagara Falls, New York, còn xa hơn nữa là thành phố  Buffalo, New York cách thác 17 mi = 27 kmvà Toronto, Ontario cách 75 mi = 121 km.

 

Màu xanh đẹp mắt của nước thác là do khoảng 60 tấn muối và bột đá tan ra trong một phút do sức soi mòn của chính tự sông Niagara.

 

 

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/c/cd/Canadian_Horseshoe_Falls_with_Buffalo_in_background.jpg/220px-Canadian_Horseshoe_Falls_with_Buffalo_in_background.jpghttps://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/9/9d/American_Falls_Niagara_Falls_USA_from_Skylon_Tower_on_2002-05-28.png/220px-American_Falls_Niagara_Falls_USA_from_Skylon_Tower_on_2002-05-28.png

Thác Canadian Horseshoe Thác American Falls (bên trái) và Thác Bridal Veil  (thác nhỏ bên phải)

 

 

 

 

 

 

 

Các tấm hình lịch sử

 

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/2/28/Chutes_du_Niagara_par_Hennepin.tiff/lossy-page1-220px-Chutes_du_Niagara_par_Hennepin.tiff.jpghttps://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/8/80/An_East_View_of_the_Great_Cataract_of_Niagara_-_Thomas_Davies.jpg/220px-An_East_View_of_the_Great_Cataract_of_Niagara_-_Thomas_Davies.jpg

Linh mục Louis Hennepin- 1698                        Tranh củaThomas Davies

                                                  An East View of the Great Cataract of Niagara, 1762

 

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/2/2e/Daguerrotype_of_Niagara_Falls_by_Hugh_Lee_Pattinson_1840.jpg/220px-Daguerrotype_of_Niagara_Falls_by_Hugh_Lee_Pattinson_1840.jpghttps://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/9/97/%22Voute_sous_la_Chute_du_Niagara_-_Niagara_Falls%22_by_Jacques-Hippolyte_van_der_Burch.jpg/170px-%22Voute_sous_la_Chute_du_Niagara_-_Niagara_Falls%22_by_Jacques-Hippolyte_van_der_Burch.jpg

Ảnh chụp của Hugh Lee Pattinson 1840 Tranh Voute sous la Chute du Niagara 1841

 

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/7/7a/NiagaraFallsManAndWoman.jpg/220px-NiagaraFallsManAndWoman.jpghttps://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/4/40/Brink_of_Horseshoe_Falls_and_Canadan_Shore%2C_seen_from_Goat_Island_%281880%29.jpg/220px-Brink_of_Horseshoe_Falls_and_Canadan_Shore%2C_seen_from_Goat_Island_%281880%29.jpg

              Niagara Falls, 1858                                   Goat Island, 1880

Những người đầu tiên đặt chân tới thác và mô tả thác có thể kể ra dưới đây:

 

- Samuel de Champlain nhà thám hiểm Pháp tới đây vào năm 1604 và thuật lại trong hồi ký.

-Pehr Kalm nhà thiên nhiên học PhầnLan-Thụy Điển đã viết bài khảo cứu khoa học về thác vào đầu thế kỷ XVIII.

-Linh mục Bỉ Louis Hennepin đã viết bài mô tả thác cặn kẽ vào năm 1677 khi đi cùng nhà thám hiểm René Robert Cavelier, Sieur de La Salle, nhưng trước Hennepin 35 năm đã có tu sĩ Pháp dòng Jesuit tới đây chăm sóc thổ dân Tiên quốc Huron.

-Linh mục Jean de Brébeuf cũng có thể tới thác khi hoạt động trong bộ lạc Neutral Nation.

-Jérôme Bonaparte cũng từng tới thăm thác Niagara cùng với tân giai nhân vào đầu thế kỷ XIX.

Sau cuộc nội chiến Hoa Kỳ, Trung tâm hoả xa New York đã quảng cáo thác Niagara như một nơi lý tưởng để hưởng tuần trăng mật và cầu Whirpool Rapids giữa hai nước được khánh thành năm 1897. Phía nam cầu này chừng 1 km còn có cầu Rainbow hoàn thành năm 1941 khiến sự giao thông giữa hai nước rất thuận tiện.

 

CÁC VĂN NGHỆ SĨ VỚI THÁC NIAGARA.

 

Một trong các sứ mệnh của văn nghệ sĩ là đề cao cái Đẹp, đẹp trong thiên nhiên cũng như đẹp trong con người. Thác Niagara, một trong 7 kỳ quan thiên nhiên tất nhiên không thể qua mặt những người này. Số người chụp hình, vẽ, viết về thác là một danh sách dài, cứ dài thêm mãi với thời gian.

 

Charles Dickens đã tới viếng thác năm 1842 trong khi đi diễn thuyết một vòng Bắc Mỹ và rất có ấn tượng với thác Niagara. Ông viết: “Khi cảm thấy tôi đã đứng gần Tạo hóa tới biết chừng nào, cái cảm giác đầu tiên và trường tồn – tức thời và vĩnh cửu – trước cảnh tượng hùng vĩ là Thái Hoà. Thái Hoà trong tâm tưởng, tĩnh lặng, sự trầm tư êm ả về Nỗi Chết, những suy tư sâu xa về An nghỉ Ngàn thu và hạnh Phúc: không chút mảy may gì về ảm đạm hay khủng khiếp. Niagara lập tức đã ghi dấu ấn trong lòng tôi, một hình ảnh của cái Đẹp.” Khi Dickens và vợ là Anne bơi thuyền trên sông, ông đã thốt lên, “ Chúa vĩ đại ơi! Làm sao mà ai đó có thể thất vọng tại chốn này?”

Mark Twain, từng sống một thời gian tại Buffalo, đã viết một truyện ngắn tự thuật việc ông bị một nhóm người Irish ăn cướp tiền bạc, quần áo rồi quẳng ông xuống thác. Ông viết, “ Thật may mắn cho tôi là 16 vết thương không tới nỗi chết người còn ngòai ra chẳng có gì là đáng kể.”

 

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/5/54/Rainbow_Bridge_Rainbow.jpg/220px-Rainbow_Bridge_Rainbow.jpghttps://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/6/65/BobbyLeachNiagaraFalls.jpg/220px-BobbyLeachNiagaraFalls.jpg

                    Cầu Rainbow Bobby Leach sau khi vượt qua thác, 1911

 

NHỮNG CỤÔC ĐÙA RỠN VỚI TỬ THẦN

 

Những người tới viếng thác hầu hết là du khách tới để ngắm một trong 7 kỳ quan thiên nhiên của Tạo hóa nhưng cũng rất thích thú được chứng kiến những con người muốn đùa rỡn với Tử thần qua các cuộc thử thách với thác. Thành tích vượt qua thác :

-Tháng 10.1829, Sam Patch, người New York đã nhẩy từ một tháp canh xuống Niagara Gorge mà không chết; một truyền thống thách thức thác khởi đầu từ đó để tạo thành tích.

-Ngày 24.10.1901 Annie Edson Taylor, để kỷ niệm ngày sinh nhật thứ 63 đã vượt qua thác trong một cái thùngsau khi Taylor đã thử để một con mèo trong thùng trước đó và không hề hấn gì. Sau thử thách mặc dầu Taylor khuyên mọi người đừng bắt chước nàng, sau đó vẫn có 14 người vượt thác trong một vật nào đó, trong số có người bị chết, có người bị thương nặng và có người chỉ bị thương nhẹ nhưng lại bị truy tố đã hành động phi pháp.

-Năm 1875, ngày 24.7 Đại úy hải quân Matthew Webb, người đầu tiên bơi qua English Channel đã bơi từ sông xuống thác Niagara trước sự hoan hô nồng nhiệt của hàng trăm người để rồi bốn ngày sau xác ông mới nổi lên.

-Tiếp theo đây là một câu chuyện thường được coi là “ Phép lạ tại Niagara”: Roger Woodward 7 tuổi với chị là Deanne 17 tuổi cư ngụ tại Niagara Falls, New York một hôm vào ngày Thứ Bẩy 9.7.1960 được một người bạn cũa bố mẹ là Jim Honeycutt mời đi chơi trên ca-nô có động cơ nhỏ tên sông Niagara, khởi hành từ đảo Grand. Một lát sau, ca-nô vướng cây củi gì đó làm máy chết, ca-nô trôi theo dòng nước rồi lật và chìm. Lúc đó chỉ có Roger đeo phao, trên ca-nô còn một phao thì Jim đưa cho Deanne đeo vào.Dianne may mắn được xô vào gần bờ và John Quatrocchi kéo tay lôi vào. Riêng xác Jim tìm thấy tại Niagara gorge sau đó. Người đời ai cũng cho đó là một phép lạ đã cứu sống hai chị em Dianne và Roger.

-Năm 1984, ngày 2.7 Karel Soucek tại Hamilton, ON. nhẩy xuống thác Móng Ngựa trong một cái thùng chỉ bị thương nhẹ nhưng bị phạt $500 vì không có xin phép. Năm 1985 ông lại thử thách Tử thần một lần nữa bằng cách nhẩy trong thùng từ Houston Astrodome cao 55 m xuống một cái bồn chứa nước nhưng ông đụng vào thành bồn và bị Tử thần kéo đi ngày hôm sau.

-Tháng 8.1985 Steve Trotter, 22 tuổi lại vượt thác trong thùng theo gương người trước và tái diễn 10 năm sau, tạo thành tích hai lần vượt thác nhưng lần thứ hai có thêm Lori Martin cùng nằm trong thùng. Cả hai cùng thắng thác nhưng cái thùng bị kẹt dưới đáy thác và phải có toán tới cứu trợ.

-Ngày 28.9.1989 Peter de Bernardi, 42 và Jeffery James Petkovich, 25 tuổi cũng cùng nằm chung một cái thùng vượt thác mà chỉ bị thương xoàng nhưng cũng bị phạt nhẹ.

-Ngày 5.6.1990 Jesse Sharp tại Tennessee chèo ca-nô bịt kín nhưng không đội mũ bảo hiểm, không mang phao vượt thác đã bị chết mất xác.

-Ngày 27.9.1993 John David Mundaythành công trong cuộc vượt thác lần thứ hai.

-Ngày 1.10.1995 Robert Douglas Overacker vượt thác với cách thức jet ski nhưng cái dù lại không mở nên ông bị tử thương.

- Ngày 20.10.2003 Kirk John tại Michigan nhẩy xuống thác tự tử nhưng Thần Chết có lẽ thấy đó không phải là một thử thách nên tha mà chỉ cảnh cáo bằng bẻ gẫy vài cái xương sườn và làm bầm dập thịt da. Năm 2017 Jones cũng chẳng chừa mặt Tử thần, lại ra mặt thách thức bằng cách vượt thác trong một trái banh hơi nhưng lần này không thoát khỏi số mệnh.

-Người thứ hai vô danh, tay không vượt thác ngày 11.3.2009 có lẽ muốn tự tử cũng được Tử thần ngó lơ. Người thứ ba, vô danh, cũng không thèm trang bị gì cả, cũng cố ý nhẩy xuống thác và Tử Thần thấy không bị thách thức cũng tảng lờ luôn.

Cuộc đời quả thật là oái oăm, muốn chết mà lại không chết. Thật quả là “ Nào ai tỉnh? Nào ai say? Chí ta? Chỉ mình ta biết, mình ta hay.”

Thành tích đi trên dây qua thác

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/7/7e/Charles.Blondin.jpghttps://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/a/a3/Maria_Spelterini_at_Suspension_Bridge.jpg/170px-Maria_Spelterini_at_Suspension_Bridge.jpg

                    Blondin cõng Harry Colcord qua thác Maria Spelterini với bàn chân

                    trong rổ đào, 1876

 

Đùa với Tử thần còn có nhiều người đi trên Niagara Gorge trên dây, khởi đầu với Jean Francois Blondin Gravelet năm 1859 và từ đó trở đi có nhiều người nối gót song chỉ có một người bị tử thương vào ban đêm. Những người làm xiếc này thường được đông người tới cổ võ trong số đó có Farini tức William Hunt, người Port Hope, Ontario để thi tài với Blondin trong khi Blondin đã ba lần cõng người quản lý Harry Colcord qua thác, và lần thứ ba được thái tử Wales chứng kiến. Cuộc thi tài giữa hai người này vào mùa hè 1860 gay gắt tới mức mà người đời cho là đã vượt lẽ phải và đưa tới thảm kịch. Farini trổ tài đi dây với những rổ đào cột vào hai bàn chân; Blondin trả miếng bằng cách đi dây với lưng khoác một cái lò nhỏ, đứng lại giưã đường dây, làm một cái trứng omelette và thả xuống cho người đứng dưới thác ăn tại chỗ Maid of the Mist. Farini đâu chịu thua tài, đi dây với một cái bô, buông thả xuống sông, cho nước vào keo lên rồi giặt các khăn mùi-xoa được các nữ khán giả hâm mộ tặng trước đó và giơ lên cho họ trông thấy. Farini đi lại nhiều lần trên dây tương tự như vậy, có lần ông còn cõng một phụ nữ nhưng lần ấy chẳng may ông hơi bị mất thăng bằng nên người phụ nữ bị rơi xuống thác và chết đứ đừ. Từ cuộc tranh tài vô lý đó chính phủ hai bên thác mới ra luật cấm các cuộc đuà rỡn với Tử thần thác Niagara.

Năm 1876 Maria Spelterini, người Ý là người nữ độc nhất đi dây qua thác, mà đi tới 4 lần trong vòng 18 ngày, lần thứ nhất ngày 12.7 với rổ đào quanh bàn chân, lần thứ hai bịt mắt, lần thứ ba còng cổ tay và cổ chân và lần cuối cùng ngày 26.7.

Năm 1896 sau lần đi dây của James Hardy, luật cấm những trò đi dây đùa với Tử thần này.

Tuy nhiên ngày 15.6.2012 cả hai chính phủ Mỹ và Canada lại cho phép Nik Wallenda – giấy phép độc nhất  được đi dây qua thác ngay sát Thác Móng Ngựa, với đọan dây dài 1,800 f = 550 m, không được dùng vật gì để hỗ trợ ngoài mang theo một sổ thông hành từ Mỹ sang Canada trước sự chứng kiến của nửa tỷ người qua hệ thống truyền hình.

Số người đùa rỡn với tử thần để rồi bị Tử thần lôi đi cho tới nay hãy còn là một ẩn số.

NIAGARA on the LAKE

 

Niagara-on-the-Lake là một thị trấn nằm tại cửa sông Niagara đổ vào hồ Ontario, được thành lập bởi những người Anh theo phe Bảo hoàng bỏ nước Mỹ sang đây cư ngụ sau cuộc Cách mạng Hoa Kỳ. Đây cũng là thủ đô đầu tiên của Canada-Thượng với tên là Newark từ 1792 tới 1797. Tại đây có đồn George là trung tâm hành quân chống Mỹ xâm lược năm 1812, có nhà thờ Anglican và công giáo cổ nhất Ontario và cũng có sân golf lâu đời nhất Bắc Mỹ. Niagara-on-the-Lake còn đặc biệt là thị trấn duy nhất tại Canada mà thị trưởng còn giữ danh xưng Lord Mayor. Dân số của thị trấn năm 2016 là 17,511.

Năm 1797 thủ đô được thống đốc Simcoe cho dời về York vì e ngại Newark quá gần biên giới Hoa Kỳ. Thị trấn được nhà bưu điện đổi ra tên hiện thời năm 1880 nhưng chỉ được công nhận chính thức từ năm 1970.

 

Du khách tới đây vì những lý do sau:

. Thị trấn gần thác Niagara.

. Thị trấn là nơi tổ chức lễ hội Shaw mỗi năm, trình diễn các vở kịch của Bernard Shaw cũng như các nhạc kịch khác và hoà tấu.

. Thị trấn có trên 40 trại nho suốt dọc Niagara parkway, một trong những trại nổi tiếng nhất là Inniskillin với đặc sản Ice Wine của vùng Niagara.

. Thị trấn đứng thứ hai có tỷ lệ người cao niên cao nhất là 22.6% và được coi là một nơi lý tưởng cho những người về hưu trí theo báo Comfort Life.

 

ICE WINE / BỒ ĐÀO BĂNG TỬU

 

Đọc cái tựa đề này chắc nhiều độc giả chạnh nhớ tới câu thơ trong bài Lương Châu Từ,

           “ Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi...”

Cả hai đều là rượu nho nhưng bồ đào băng tửu phải là nho hái trong mùa băng tuyết, nước trong trái đã thóat hơi đi nhiều khiến cho các nguyên chất và đường trong nho đậm đặc hơn rồi mới làm thành rượu.

Việc làm băng tửu có rất nhiều rủi ro hơn làm rượu nho thông thường, băng giá có thể tới chậm sau khi trái nho đã rữa thối – thế là mất hết mùa nho. Việc hái nho phải làm sao trong vài tiếng hái cho hết vào buổi sáng khi tiết trời còn băng giá. Việc sản xuất băng tửu còn phụ thuộc vào khí hậu từng vùng cho nên chỉ có hai nước Đức và Canada là thích hợp hơn cả và riêng tại Canada, 75% băng tửu được chế tạo tại Ontario.

 

          Tại Đức

 

Nhiều người cho rằng băng tửu được chế tạo đầu tiên tại Đức, vùng Franconia, năm 1794 nhưng có bằng chứng chắc chắn là băng tửu đã xuất hiện tại Dromersheim ngày 11.2.1830 dươi tên là Eiswein. Tại đây muà đông năm 1829 rất khắc nghiệt và một số các chủ trại nho nghĩ bụng thôi đành để kệ nho trên cây rồi sau làm thứ đồ ăn cho các thú vật ngờ đâu những trái nho trên cây bị đông giá tại tiết ra nước nho rất ngon ngọt.Tuy nhiên suốt thế kỷ XIX cho tới 1960 việc hái nho đông giá không được phổ biến tại Đức có lẽ vì thời tiết không thuận lợi.

 

          Tại Canada

 

Chủ trại Inniskillin tại Niagara-on-the-Lake là người gốc Áo Karl Kaiser là người sản xuất ra băng tửu đầu tiên tại Canada năm 1984, nhưng thực ra tại British Columbia một di dân người Đức là Walter Hainle tại thung lũng Okanagan đã chế ra năm 1972 được 40 L nho do muà băng gía bất ngờ, rồi ông đem ra thương trường từ năm 1978. Năm 1983 karl Kaiser, chủ trại người Đức Ewald và hai chủ trại người Áo đều cùng thử nghiệm để tất cả các trại nho tại Hillebtand và Pelee Island trên cây trong mùa đông để chế băng tửu nhưng thất bại bởi nho bị quạ ăn gần hết, còn lại chẳng bao nhiêu. Năm sau 1984, Kaiser khôn ngoan che các chùm nho bằng lưới và chế tạo thành công lần đầu tiên băng tửu Inniskillin với giống nho Vidal và nhãn hiệu Eiswein. Từ đó băng tửu Canada được phổ biến mau chóng và rộng rãi khắp nước nhất là từ năm 1991 tại hội chợ VinExpo, băng tửu Inniskillin-Vidal 1989 đoạt Grand Prix d’ Honneur, Tới đầu thập niên 2000 Canada trở thành nước sản xuất băng tửu nhiều nhất thế giới. Năm 2007 viện MondeSelection tại Brussels, Bỉ trong cuộc thi quốc tế về nho đã trao Huy chương Vàng cho loại Băng tửu- Vidal 2005 do trại chủ Jamie Macfarlane trại The Ice House, Niagara sản xuất.

Tháng 11.2006 nhà sản xuất Canada Royal De Maria tung ra năm thùng băng tửu Chardonnay với giá nửa chai là C$30,000 trở thành loại rượu nho đắt giá nhất thế giới.

 

          Tại Hoa Kỳ

 

Tai Mỹ trại Great Western tại Finger Lakes, New York bắt đầu sản xuất băng tửu năm 1981. Các trại chủ Nho tại Bắc Michigan bắt đầu dành một số vườn nho Riesling làm băng tửu từ 1983, nổi tiếng nhất là trại Johnson tại Chateau Chnatal. Năm 2002 sáu trại nho tại Michigan sản xuất kỷ lục 13,000 nửa chai băng tửu. Hiện nay một số các trại nho tại Lake Erie, Pennsylvania, New York và Ashtabula, Ohio cũng bắt đầu chế tạo băng tửu.

 

Sự khác biệt giữa băng tửu với rượu nho thường

 

Luật Hoa Kỳ nói rõ băng tửu phải làm bằng nho đông giá trên cây, còn làm bằng nho ướp lạnh sau khi hái thì không được ghi là băng tửu. Luật Canada cũng nói rõ nho làm băng tửu phải hái ở độ lạnh -8C = 17F trở xuống còn luật Đức là -7C =19F. Mùa hái nho băng tửu như vậy thường chậm trễ hơn mùa hái nho thông thường nhiều tháng và nếu không đủ độ lạnh thì nho sẽ rữa và hư hết kết qủa là mất mùa nho băng tửu. Nếu độ lạnh thấp qúa thì lại không có nước nho để ép và cũng thất thu luôn. Khi độ lạnh đúng mức vừa tới thì hái lại phải thật lẹ và nước nho phải ép ngay sau khi hái cho nên công việc rất dồn dập, có khi phải làm cả đêm mà lại không được làm trong môi trường ấm. Vì nước nho băng tửu chứa nhiều đường nên việc lên men rượu cũng lâu hơn bình thường, chưa kể còn cần thêm những loại men đặc biệt. Tóm lại việc làm băng tửu tốn công, tốn thời giờ, thu hoạch lại ít cho nên giá đắt hơn rượu nho thường, do đó thường băng tửu được đóng với khối lượng nửa chai tức 375 ml, có khi trong chai 200 ml và 50 ml để làm quà tặng.

Nồng độ rượu trong băng tửu thường thấp hơn rượu nho thường, băng tửu Đức thường có nồng độ rượu 6% trong khi băng tửu Canada cao hơn, khoảng 8-13%.

 

NGÀN ĐẢO

 

Ngàn Đảo thật sự là một quần đảo với 1,864 đảo lớn nhỏ – theo quy tắc muốn được gọi là một đảo thì phải nổi trên mặt nước quanh năm và có cây cối. Ngàn Đảo nằm trong lòng sông St. Lawrence khi vừa thoát ra từ hồ Ontario, dài khoảng 50 mi=80 km, khởi từ Kingston và nằm trên biên giới hai tiểu bang New York, Mỹ và Ontario, Canada, chiếm một diện tích chừng 40 mi2=100 km2.

 

         

          Chút ít lịch sử

 

Trước khi có di dân người Âu tới đây, vùng Ngàn Đảo là nơi cư trú của khối Liên kết Iroquois và thổ dân Ojibwa và tên của đảo theo thổ ngữ là Manitowana có nghĩa là Thượng Uyển. Vùng này cũng là chiến trường giữa hai quân Anh và Mỹ năm 1812.

Vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX Ngàn Đảo là nơi nghỉ hè của nhiều người sang trọng tới từ New York City, Chicago, Cleveland, Pittsburgh và các thành phố khác tại Mỹ lẫn Canada.

 

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/c/ca/Detroit_Photographic_Company_%280625%29.jpg/190px-Detroit_Photographic_Company_%280625%29.jpghttps://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/a/af/Detroit_Photographic_Company_%280627%29.jpg/190px-Detroit_Photographic_Company_%280627%29.jpg

Bưu thiệp 1900: Vịnh Alexandria Bay                          Du thuyền tại Ngàn Đảo

 

Nhà thơ Walt Whitman cũng từng viếng nơi đây và nhắc tới trong bài thơ mà dưới đây là một đoạn:

O boating on the rivers,

The voyage down the St. Lawrence, the superb scenery, the steamers, and the raftsmen with long-reaching sweep-oars,

The little huts on the rafts, and the stream of smoke when they cook supper at evening. (Walt Whitman, "A Song of Joys", from Leaves of Grass (1855)

         

          Các hòn đảo chính

 

. Đảo lớn nhất, Wolfe Island năm hoàn toàn trong địa phận cũng như đảo Howe, còn thuộc lãnh thổ New York có đảo Grindstone và Wellesley.

. Sát với đảo Wolfe là đảo Carleton, NY trên đó có đồn Haldimand xây năm 1779 trong chiến tranh 1812, nhưng sau đó bị chiếm bởi ba người lính Mỹ do đó đảo thuộc chủ quyền Mỹ từ đó cho tới ngày nay.

. Đảo Deer thuộc sở hữu một hội đoàn tư nhân có tên Skull and Bones.

. Hai đảo đôi gọi chung là Zavikon và nối hai đảo là một cây cầu quốc tế ngắn nhất trên thế giới.

. Đảo Ironsides là quê của một loài chim diệc xanh thuộc NY, hàng năm cứ tháng Tư lại bay trở về đây để sinh con đẻ cái.

. Đảo Calumet thuộc sở hữu của ông vua thuốc lá, tỷ phú Charles G. Emery, tại đây có một marina vào thập niên 1960.

. Đảo nhỏ nhất là đảo Just Room Enough, không có người ở.

. Trên đảo còn có mấy lâu đài nổi tiếng: lâu đài Rest xây năm 1888, bị phá hủy giữa thế kỷ XX, lâu đài Singer trên đảo Dark, trước dưới tên là The Towers, lâu đài Bold trên đảo Heart.

 

          Đảo Heart với lâu đài Bold

 

Đảo này được du khách viếng nhiều nhất vì là dấu chứng của một thiên tình sử đẹp và buồn. Nguyên là vào đầu thế kỷ XX, George C. Bold, một triệu phú chủ nhân khách sạn trứ danh Waldorf Astoria tại New York City, để làm quà cho vợ là LouiseKehrer Bold nhân ngày Valentine, quyết định xây một lâu đài trên đảo Heart.

 

Khởi đầu từ năm 1900 công cuộc thiết kế và xây dựng được giao cho công ty kiến trúc G.W.& W.D. Hewitt với 300 thợ chuyên nghiệp lẫn trang trí viên, dự tính là một lâu đài 6 tầng với 120 phòng với các đường hầm thông nhau. Ngoài ra còn có các kiến trúc phụ thuộc như nhà máy điện Powerhouse, thác cho trẻ em chơi Alster Tower, một bến tàu Boathouse, sân chơi polo, chơi golf, chơi tennis, chuồng ngựa, chuồng chim chưa kể các vườn tược. Công việc đang tiến hành một cách chu đáo thì bỗng dưng vào tháng giêng ban quản trị xây cất nhận được điện tín của Bold bảo ngừng lại ngay tức thời, lý do sau đó họ mới biết là vì Louise đột nhiên qua đời và Bold quá đau đớn không thể tưởng tượng được ngày khánh thành lâu đài lại không có mặt Louise. Bold sau đó không trở lại đảo lần nào nhưng vẫn để nguyên lâu đài đang xây dang dở như một đài tưởng niệm người vợ yêu dấu nhưng bạc mệnh. Suốt trong 73 năm sau đó, lâu đài bị bỏ hoang mặc cho thời gian cùng mưa gió, sương tuyết tàn phá cho mãi tới năm 1977 thì ban quản trị Cầu Ngàn Đảo mới thụ đắc, bỏ ra hàng chục triệu mỹ kim, cho tiếp tục hoàn thành việc xây cất cùng tu sửa để biến đảo thành một trung tâm du lịch.

 

Map

Description automatically generated

                                                  Bản đồ Ngàn Đảo

A bridge over a body of water

Description automatically generated with low confidence

                    Ngàn Đảo và cầu nối Canada với Hoa Kỳ

 

Có tài liệu lại nói Bold chỉ là Quản lý khách sạn Waldorf-Victoria, NY City và cả của khách sạn Bellevue-Stratford, Philadelphia.

 

http://www.boldtcastle.com/visitorinfo/wp-content/uploads/2010/01/georgeboldt1.jpghttps://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/3/3b/BoldtCastle_aerial.jpg/220px-BoldtCastle_aerial.jpg  George C. Bold                                      Boldt Castle trên Heart Island

http://www.boldtcastle.com/visitorinfo/wp-content/uploads/2010/01/boldtfamily1.jpg

                                              Louise Kehrer Bold và con

 

A picture containing outdoor, sky, water, building

Description automatically generated

                                                          Bold Castle

      Đảo Dark và lâu đài Singer

 

Hầu hết các công trình kiến trúc trên đảo Dark là của kiến trúc sư Ernest Flagg, cũng là người thiết kế xây dựng Viện Hải quân Annapolis, Maryland và trụ sở công ty Singer cao nhất New York City thời kỳ đó. Ông được Frederick Gilbert Bourne, chủ tịch Công ty máy may Singer ủy thác xây một lâu đài tại đảo Dark thuộc Ngàn Đảo. Mô hình kiến trúc lâu đài dựa theo lâu đài Woodstock bên nước Anh và xây dựng trong một thời kỳ ngắn 1888-1903.

Sau khi Bourne qua đời năm 1919, quyền sở hữu thuộc về con gái là Marjorie Alexander Thayer và sau khi Marjorie chết thì lâu đài cùng đảo Dark được cộng đồng công giáo Brothers of the Christian Schools thụ đắc nhưng tới năm 1965 thì bán lại cho hội từ thiện Harold Martin Evangelistic Association với giá $5,000.

Năm 2001 đảo Dark lại được bán cho Dark Island Tours, Inc để cải biến thành trung tâm du lich từ 2003.

 

A picture containing outdoor, water, old

Description automatically generatedhttps://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/2/2a/Boldt_Alsterturm_1_db.jpg/170px-Boldt_Alsterturm_1_db.jpg

Lâu đài Singer Alster Tower

A small island with trees and a building on it

Description automatically generated with low confidence

Cảnh Ngàn Đảo

 

CHÚ GIẢI

. Khách tới viếng thăm Ontario và Toronto thường không thể bỏ qua hai thắng cảnh tả ở trên: Niagara gồm sông, thác với thị trấn và Ngàn Đảo. Với những ai chưa từng đặt chân tới hai nơi này, xin tặng bài thơ dưới đây:

 

      XỨ TUYẾT ĐẸP VÀ THƠ

 

Sao người chưa tới thăm thành Tô?

Phi cảng Pearson mỏi mắt chờ

Xa lộ đón đưa bốn lẻ một (401)

Nẻo về Quebec, nẻo Windsor.

 

Đường xuống downtown xanh cỏ biếc

Rừng phong, thu đỏ rực như son

Don Valley mịt mù sương trắng

Hiu hắt đèn vàng tỏa nhớ thương.

 

Tháp C.N. đưa khách đăng cao

Dào dạt hồ xa liễu ngả chào

Lả lả buồm nghiêng rơi rớt nắng

Gợn hồn du tử gió lao xao...

 

Buổi chiều thả bộ trên đường Yonge

Nhộn nhịp ngựa xe, khách bộ hành

Mắt ngỡ Tự Do hay Nguyễn Huệ

Vương vấn trong lòng đôi mắt xanh.

 

Ta sẽ đưa người đi ngắm cảnh

Niagara khói ngút trời mây

Chỉ e tiếng thác gây niềm nhớ

Hình ảnh Cam-Ly chửa lạt phai!

 

Vườn đào kia vẫn chờ Lưu, Nguyễn

Chim đón cội hoa, bướm dẫn đường

Tiếng ai suối vắng cười lơi lả

Ngỡ lạc Thiên Thai giữa cõi trần?

 

Một chiếc thuyền thăm Ngàn Đảo xa

Rừng cây chen đảo, đảo chen hoa

Đóng vai Chu Tử quên thời thế

Nhàn nhã ôm cần gửi mộng mơ.

 

Người ơi! Mau hãy tới thành Tô

Ngoạn cảnh lừng danh Ngũ Đại Hồ

Ngần ngại chi lòng thêm nuối tiếc

Phụ tình xứ tuyết đẹp và thơ.

 

 

Tham luận của Từ Uyên

 

Nếu Ontario với Tháp CN, với Thác Niagara, với Thiên Đảo thực là nơi quyến rũ nào danh tướng, danh nhân bao khách đa t́nh và cũng là nơi thi sĩ Hoàng xuân Thảo ngâm vịnh khi nhâm nhi  mỹ tửu khiến người tỉnh khác nhất là từ Quebec cũng muốn chia vui

Hơn nữa từ khi Viagra ra đời đặt tên dựa theo cường độ của thác càng khiến Niagara thêm nổi tiếng. Tuy nhiên nếu du khách muốn đổi ư thử qua Quebec xem có ǵ khác lạ du khách cũng cảm thấy hài ḷng.

 

Tại Quebec, một trung tâm du lịch ngay tại thành phố Montreal cũng không thiếu  mỹ quan tuy hướng về tôn giáo và văn học nhiều hơn.

Đại Thánh đường : ORATOIRE  SAINT JOSEPH

 

Thánh đường Oratoire Saint Joseph từ lâu đă được thế giới chiêm ngưỡng không chỉ v́ xây dựng lớn lao mà c̣n v́ tính cách linh thiêng của một số phép lạ.

Thoạt đầu, năm 1904 Sư huynh André dựng nên một thánh đường nhỏ mang tên Chapelle du Frère André và thờ Thánh Saint Joseph. Hành trạng của Su huynh André cũng rất lạ.

 

Ông sinh ngày 09-tháng 8 năm 1845 và là một người không biết chữ nhưng rất mộ đạo nên được các giáo sĩ tin tưởng, nhưng v́ thể chất nhỏ bé yếu ớt nên được cừ làm gác cửa trường Trung học Notre Dame bên số lẻ đường Chemin Sainte-Marie.

Tại đây tuy làm việc gác trường nhưng ông có tài đặc biệt chữa bệnh khỏi lạ kỳ dường như nhờ phép lạ. Nhiều trường hợp bệnh từ tê liệt tới hôn mê ông đều chũa khỏi nhờ sức dầu Olive và khấn chúa Saint Joseph.

Khách thập phương  tới chữa trị rất đông và tới từ đủ nơi đă vang dang tiếng ông từ năm 1870. Thân chủ của ông đông đến nỗi Trường Notre Dame phải yêu cầu ông đem bệnh nhân đi chỗ khác để khỏi trở ngại cho học sinh của trường.

Nhân Giáo hội mua phần đất đối diện với Trường Notre Dame năm 1896 và tính xây cơ sở tôn giáo. Ông bèn xây một thánh đường nhỏ năm 1904 mang tên Chapelle du Frère André tại một góc phần đất để tiếp tục thờ thánh Saint Joseph, một mặt tiếp tục chữa bệnh lạ. Ông thành công qua nhiều cuộc chữa bệnh và các thân chủ càng ngày càng đông và Giáo hội quyết định quyên tiền xây giáo đường lớn và thân chủ của Sư huynh André cũng góp phần và tới 1967 xây xong một Đại Thánh Đường mang tên Vương cung thánh đường Saint Joseph.

 

Thánh đường này xây cất theo kiểu Tân Gothique cao cách mặt đường 129 metres và có một ṿm đỉnh cao 60m chu vi 9m và cùng với mũi hồng thập tự , đă có một không gian 300m3. Vườn thánh dường có trang trí con đường thánh giá 14 hồi gồm bản đồ và các tượng ghi nhận trước  và sau khi Jesus de Nazareth ra đời và chết. Tất cả dưạ theo thánh kinh Tân ước. Giáo đường xây xong năm 1967 gây ấn tượng quan trọng cho Montreal và Quebec cả về kiến trúc và về đức tin. Giáo đường xây trên triền phiá Tây Bắc núi Mont Royal và mang số 3800 Chemin Sainte Marie khu Côte-des-Neiges Montreal

 

Muốn lên Giáo đường phải trèo  283 bậc thang trong đó có 99 bậc bằng gỗ dành cho khách muốn dùng đầu gối để di chuyển. Phần lớn các vị nào di chuyển cách này hoặc để xin phép lạ hoặc cảm ơn v́ đă nhận phép lạ trước đó. Ngoài ra Thánh đường c̣n có giàn chuông Pascal d’Anessy định đặt trên Tour Eiffel ở Pháp nhưng cho mượn và biếu luôn cho Đại Giáo đường Saint Joseph để nơi này thêm danh tiếng và giàn nhạc quan  trọng sử dụng cây đàn Orgue gồm 5811 ống chia làm 6 hàng  dài 9,75 m và có thể sử dụng tới 8 âm giai nên mỗi khi chuông rung và ban nhạc tấu khúc.

 

Giáo đường coi như đồ sộ thứ ba trong thế giới ch́ kém Vương cung thánh đường Yamoussoukro và Vương Cung thánh đường Saint Paul ở Rome.

Trước tài năng chứng minh phép lạ của sư huynh André, Ông được phong thánh ngày 23/5/ 1982. Gần như không một ai  dù tôn giáo nào khi thăm Montreal không bao giờ bỏ qua thăm viếng ngôi thánh đường này, Số người thăm viếng hàng năm không dưới 600.000 tương đương với số khách lui tới Casino Montreal bên Nam ngạn thành phố. 

 

Du khách khi tới thăm xong Giáo đường Oratoire Saint Joseph nếu muốn tiếp tục cuộc du hành c̣n có thể thăm nhiều nơi danh tiếng của thành phố này.

Nếu c̣n nhiều thời giờ ngoài việc mua sắm tại các trung tâm thương mại lớn du khách muốn thoải mái tâm hồn, xin xuống khu Vieux Montreal. Tại đây không khí Paris cổ hiện ra với các sạp sách báo mới cũ, các hoạ sĩ trưng bày tranh hay nhận vẽ truyền h́nh, rồi có  thể thưởng thức  các món ngon tại các nhà hàng nổi tiếng kế bên, hoặc thử dùng bateau mouche du ngoạn trên sông Saint Laurent và cũng có thể dùng bữa trưa trên du thuyền lớn hơn.

 

Thảo cầm viên Montreal đặc biệt với vườn hoa Nhật bản là một nơi đầy thẩm mỹ.

Nếu muốn tiếp tục văn nghệ, Montreal không thiếu Đại nhạc Hội Orchestre

symphonique de Montreal, các buổi tŕnh diễn nhạc cổ điển Chopin, Mozart không thiếu.

Montreal c̣n bao thư viện , các viện bảo tàng danh tiếng hay pḥng triển lăm làm đẹp ḷng du khách ưa chuộng văn chương và văn hóa.

 

Nam ngạn Montreal c̣n ṿng đua Gilles Villeuneuve với các xe đua phun khói và gây tiếng động cơ cũng thu hút các du khách thích cảm xúc mạnh. Lành mạnh hơn khu giải trí La Ronde cũng khiến trẻ em t́m thấy những nét sống động

 

Nếu c̣n thời gian du lịch, du khách có thể chọn hoặc đi về phiá Canton de L’Est và  thăm Vườn thú Granby là nơi trẻ em vui thích cạnh muông thú đủ loại. Vườn thú trên 200 giống thú khác nhau được ra đời năm 1953 cũng được coi như một địa điểm đặc biệt ưa thích

 

Vương cung thánh đường Sainte Anne de Beaupré.

 

Vương Cung này là một nơi hành hương đông đảo và cũng nổi tiếng v́ ban nhiều phép lạ. Cứ trông vào số nạng và gậy do tín đồ được  hưởng phép lạ khỏi bệnh để lại ta thấy số phép lạ không ít. Thánh đường này có bức tượng The Pieta tương tự như bức đặt tại Thánh đường Saint Pierre ở Rome.

 

Nếu không phung phí tiền trú ngụ tại khách sạn quốc tế Château de Frontenac du khách có thể đi thăm vài nơi khá hấp dẫn.

 

 

 

 

 

Thác Montmorency

 

Thác không xa thành phố Quebec từ gốc Tây Bắc đảo Orleans, thác qua cửa sông Montmorency đổ vào sông Saint Laurent. Cao 83m (hơn thác Niagara 29m nhưng không rộng lớn bằng)

Dưới chân thác là công viên Montmorency và có mộc cầu thang 487 bậc để du khách trèo lên bờ thác thưởng ngoạn. Ngoài ra trên cao hai bờ thác c̣n có hệ thống téléphérique giúp những khách muốn quan sát từ cao.

 

Thác này năm 1603 đă được Samuel de Champlain đặt tên để kỷ niệm ông Montmorency đang giữ chức Bộ trưởng Hải quân tương đương với Bộ trưởng Thuộc điạ thời Champlain khai thác đất mới. Năm 1670 trong trận chiến Anh Pháp, tướng Wolfe đă đặt bản doanh nơi đây sửa soạn tấn công Quebec nhưng bị bại và thiệt hại 443 tử vong, và Pháp cũng mất 60 quân nhân tử trận. Nhưng sau cùng quân Anh cũng chiếm được Quebec sau trận Abraham.

Công viên và Thác Montmorency cũng được đông du khách thăm viếng nhưng không nổi tiếng bằng Thác Niagara v́ vị trí nằm trong một tỉnh bang và độ lớn không bằng thác mang tính cách quốc tế trên.

 

Riêng chúng tôi chỉ có dịp thăm các thắng cảnh tại Quebec qua các cuộc tổ chức cả nhóm nên không mang nhiều kỷ niệm. Với bạn từ phương xa cũng đôi lần du ngoạn nhưng chỉ đi lên phiá xa hơn là khu Malbaie nơi này phong cảnh đẹp lại có thêm các cuộc du thuyền coi cá voi và thỉnh thoảng thăm Casino nhỏ của khách sạn Richelieu tiêu khiển qua kéo máy hay can đảm thử thời vận qua Roulette hay Black Jake nhưng ít thành công.