Tìm Kiếm Bài Đã Đăng

 
 
Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y
© 2022
im-181099
Tình hình dầu hoả tại Mỹ

Nguyễn Đức Vượng

12/2021, Mỹ sản xuất 11,567 triệu thùng/ngày (11,084 triệu thùng / ngày 12/2021). Vào năm 2021, Mỹ nhập cảngkhoảng 8,47 triệu thùng /ngày dầu từ 73 quốc gia.

Năm 2019, dầu sản xuất tại Mỹ chủ yếu ở Texas 5,07 triệu thùng/ngày, ngoài khơi Vịnh Mexico 1,9 triệu thùng/ngày, miền Bắc. Dakota 1,42 triệu thùng/ngày, New Mexico 0,90 triệu thùng/ngày, Alaska  0.448 triệu thùng/ngày (năm 2020, mức sản xuất thấp nhất kể từ năm 1976).

Dầu khí ngoài khơi ở Mỹ cung cấp một phần lớn nguồn cung cấp dầu và khí đốt. Các hầm chứa dầu và khí đốt lớn được tìm thấy dưới biển ngoài khơi Louisiana, Texas, California và Alaska. Những lo ngại về môi trường đã ngăn cản hoặc hạn chế việc khoan ngoài khơi ở một số khu vực, và vấn đề này đã được tranh luận sôi nổi ở cấp địa phương và quốc gia.

Tháng 1/2021, ngay sau khi nhậm chức TT Biden đã ban hành một lệnh hành pháp, tạm dừng khai thác dầu và khí đốt mới trên đất của Liên Bang, nhưng lệnh đó đã bị một thẩm phán liên bang bãi bỏ vào tháng 6/2021. Sản xuất dầu hỏa ở Mỹ không bị gián đoạn theo lệnh hành pháp.

TT Biden đã cấp giấy phép khoan trên đất của Liên Bang nhiều hơn TT Trump. Dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, sản lượng dầu ở Mỹ đạt đỉnh 13,1 triệu thùng/ngày. Hiện nay, sản lượng dầu đã giảm xuống còn 11,6 triệu thùng dầu/ngày. Tuy nhiên Mỹ vẫn là nước sản xuất dầu nhiều nhất trên thế giới. Lý do suy giảm vì năm 2020-2021, giá dầu thấp hơn giá thành ($40-$60/thùng) khai thác dầu dùng kỹ thuật fracking khiến ngân hàng không cho mượn tiền, và các dự án khoan tại các vùng có giá thành cao bị ngưng lại. Nhiều hãng khai thác bị phá sản.

Hệ thống ống dẫn xăng dầu lỏng tại Mỹ dài hơn 190.000 dặm, kết nối các khu vực sản xuất đến các nhà máy lọc dầu, và nhà máy hóa chất, đồng thời cung cấp các sản phẩm người tiêu dùng và doanh nghiệp Mỹ cần.

Năm 2020, Mỹ nhập cảng 2,2 tỷ thùng dầu hoả, hơn 1,3 tỷ thùng từ Canada (bằng 61% tổng lượng dầu thô nhập cảng), khoảng 27,7 triệu thùng dầu thô từ Nga (bằng 1,3% tổng lượng dầu thô nhập cảng).

Năm 2019, Canada là nhà sản xuất dầu và NGL lớn thứ tư trên thế giới, chiếm 4,8% tổng nguồn cung toàn cầu. 4.7 triệu  thùng dầu/ngày, phần lớn được vận chuyển qua đường ống Enbridge Mainline từ các tỉnh miền Tây Canada đến các thị trường ở các tỉnh Canada và tây bắc Mỹ. Mỹ nhập cảng dầu nhiều nhất từ Canada hơn 3,7 triệu thùng dầu/ngày.

Sản lượng dầu thô của Canada đã tăng trưởng ổn định trong những năm gần đây, chủ yếu là do sự phát triển của dầu cát . Điều này đã dẫn đến việc mở rộng ngày càng nhiều các đường ống xuất cảng, tìm kiếm thị trường mới, bao gồm cả ở miền nam Mỹ. Ngành công nghiệp năng lượng vẫn tập trung vào việc tiếp cận và phát triển các thị trường nước ngoài để đáp ứng sự tăng trưởng theo dự báo của nguồn cung dầu ở miền tây Canada, và một số dự án đường ống đã được đề xuất để phục vụ nhu cầu này.

Đường ống Keystone là một hệ thống đường ống dẫn dầu từ Canada vào Mỹ, được đưa vào hoạt động vào năm 2010 thuộc sở hữu của TC Energy, và từ ngày 31 tháng 3 năm 2020 thuộc Chính phủ Alberta. Các đường ống chạy từ khu vực trầm tích Tây Canada đến các nhà máy lọc dầu ở Illinois và Texas, cũng như đến các trang trại bồn chứa dầu và một trung tâm phân phối đường ống dẫn dầu ở Cushing, Oklahoma.

Khu vực trầm tích Tây Canada (WCSB) là một lưu vực trầm tích rộng lớn nằm dưới 1.400.000 km vuông (540.000 sq mi) của miền Tây Canada bao gồm tây nam Manitoba, nam Saskatchewan, Alberta, đông bắc British Columbia và góc tây nam của Lãnh thổ Tây Bắc.  WCSB chứa một trong những mỏ dầu và khí đốt tự nhiên có trữ lượng lớn nhất thế giới, và cung cấp phần lớn thị trường Bắc Mỹ, sản xuất hơn 16.000.000.000 feet khối (450.000.000 m3) khí đốt mỗi ngày vào năm 2000. Trong số các tỉnh và vùng lãnh thổ trong WCSB, Alberta có phần lớn trữ lượng dầu khí và gần như tất cả cát dầu.

TransCanada Keystone Pipeline GP Ltd, viết tắt ở đây là Keystone, dự án gồm 4 giai đoạn. Năm 2013, hai giai đoạn I và II có khả năng cung cấp 0.59 triệu thùng/ngày cho các nhà máy lọc dầu ở Trung Tây. Giai đoạn III có khả năng cung cấp 0.7 triệu thùng/ngày cho các nhà máy lọc dầu ở Texas. Để so sánh, năm 2015 Mỹ sản xuất trung bình 9,4 triệu thùng/ngày, và xuất cảng 0.5 triệu thùng/ngày. Các đường ống của 3 giai đoạn vận chuyển dầu thô cát từ Alberta đến các trung tâm lọc dầu ở miền Trung Hoa Kỳ.

Giai đoạn IV, vào năm 2008 TC Energy (sau đó là TransCanada) mở rộng của hệ thống Đường ống Keystone, đề xuất Keystone XL  Đường ống Keystone XL được thiết kế để vận chuyển 830.000 thùng/ngày (730000 thùng từ Alberta Canada và 100000 thùng từ Bakken (USA)) đến Bờ Vịnh nơi có các nhà máy lọc được loại dầu thô nặng. Ước lượng  2/3 dầu thô nặng lọc và được tinh chế thành xăng và dầu diesel được xuất cảng . Như vậy dầu cát vào nước Mỹ, tinh lọc rồi xuất cảng, Mỹ chịu tất cả ô nhiễm tinh lọc, và rò rỉ đường ống dầu. Đây là một lý do chính dự án Keystone XL bị hoãn nhiều lần, cuối cùng bị bãi bỏ. 

Năm 2020, Alberta sản xuất 0.424 triệu thùng/ngày, giảm 12% so với 2019. Nếu dự án Keystone XL thành hình, Alberta phải khai thác dầu cát tăng gấp 3 lần lượng sản xuất dầu cát hiện nay.

Với giá dầu trên $100 và có triển vọng kéo dài nhiều tháng, các nước sản xuất dầu hỏa sẽ tăng sản xuất. Các công ty dầu hỏa Mỹ dựa vào kỹ thuật fracking tăng nhanh chóng sản xuất dầu hoả 1-2 triệu thùng/ngày. Giá dầu hoả sau hai, ba năm qua xuống thấp, nay lên nhanh vì kinh tế phát triển mạnh trở lại, cộng thêm chiến tranh Nga-Ukraine. Dự án Keystone XL không có ảnh hưởng gì đáng kể lên nhập cảng dầu của Mỹ, và giá dầu trên thế giới.

Nguyễn Đ. Vượng