Tìm Kiếm Bài Đã Đăng

 
Picture1
 
Vïnh Chánh Tín HiŒu
Năm 1984, khi phong trào công nhân NSZZ Solidarity đang lên cao độ tại Ba Lan, tin linh mục Jerzy Popieluszko bị mưu sát vào ngày 19 tháng 10, 1984, đã làm dân nước Ba Lan đau đớn căm phẫn, thế giới lên án, hàng triệu triệu người liên tiếp xuống đường đòi hỏi công lý cho linh mục Popieluszko và cho toàn dân, khiến kinh tế sụp đỗ, đất nước bất an và chính quyền Cọng Sản Ba Lan rung chuyển, để vài năm sau đó, tháng 8, 1989 chế độ Cọng Sản Ba Lan hoàn toàn bị khai tử và nước Ba Lan trở thành một quốc gia tự do dân chủ theo mẫu của Phương Tây.

Linh mục Jerzy Popieluszko sinh trưởng và lớn lên trong vùng thôn quê gần biên giới với nước Ukraine. Từ nhỏ, nhờ sống trong một gia đình bình dị, thánh thiện, thành tâm sùng kính Thiên Chúa, chú nhỏ Jerzy đã sớm sủa tỏ lộ có những dấu hiệu cho một đức tin mạnh và lòng hiến dâng phục vụ. Khi vào chủng viện tại Warsaw, chú không bao giờ sợ hải khi cầu nguyện giữa chốn đông người, khiến công an cọng sản cay cú, tìm đủ mọi cách bắt chàng thanh niên phải nhập ngủ.

Trong suốt thời gian trong quân đội chú Jerzy bị bạc đãi, hành hạ từ thể xác cho đến tinh thần, cấm về thăm gia đình trong hai năm, sống biệt lập như tù nhân, nhất là sau khi chú từ chối cởi bỏ tượng Đức Mẹ mang trên cổ và vất bỏ chuổi hạt Mân Côi. Ra khỏi quân đội vì sức khỏe quá tồi tệ, chú được nhận vào lại chủng viện và tiếp tục học cho đến khi thụ phong linh mục vào tháng 5, 1972, ở tuổi 24.

Trong thời gian 6 năm làm linh mục phó tại một nhà thờ ở Warsaw, linh mục Popieluszko nhận nhiệm vụ làm mục vụ cho những con chiên mà đa số là những công nhân trong các xóm nghèo nàn. Đến khi phong trào công nhân Solidarity xuất hiện năm 1980, Ngài tham gia với tư cách tuyên úy chính thức cho Solidarity và liên tục làm lể cho họ, cũng như mở rộng cửa văn phòng của mình cho những cuộc hội họp của nhóm nòng cốt Solidarity - một biểu lộ quả cảm theo đúng tinh thần công giáo, trong lúc những linh mục khác trong vùng tránh né và không dám ra mặt ủng hội phong trào.

Thánh lể Chủ Nhật của Ngài càng lúc càng đông công nhân đến tham dự vì những lời rao giảng của Ngài rất từ tâm, chính trực, truyền đạt sự tự do, công bằng, bác ái, kêu gọi nhân quyền cho mọi người, kêu gọi tranh đấu bất bạo động đồng thời lên án chế độ độc tài của chính quyền cọng sản đã gây cảm hứng, làm tăng sức mạnh tinh thần và mang niềm hy vọng cho tập thể. Cũng vì sự gắn bó với tập thể công nhân, từng cùng đi biểu tình chống chế độ với công nhân, Ngài đã nhận nhiều lời đe dọa từ công an, ngay cả văn phòng làm việc của Ngài cũng bị cho nổ bom.

Ngày 19 tháng 10, 1984, một nhóm người giả bị hư xe, chận xe của Ngài nhờ cứu giúp, rồi bắt Ngài, đánh đập Ngài không nương tay, buộc chặt sợi giây từ cổ Ngài, ngang qua phía sau lưng cho đến tận chân, khiến Ngài không thể vùng vẩy được. Họ vất Ngài vào trong cốp xe, lái đến hồ nước dự trữ và thả chìm Ngài xuống dòng nước sau khi buộc thêm vật nặng vào chân. Xác của Ngài được tìm thấy 11 ngày sau, hoàn toàn biến dạng, duy chỉ nhờ thánh giá mà người nhà nhìn ra đó là Ngài. Bấy giờ Ngài vừa qua tuổi 37. Một cái chết được xem như Tử Vì Đạo.

38 năm sau, tại Việt Nam- Và sau gần 47 năm Miền Nam Việt Nam bị cưởng chiếm, linh mục Guise Trần Ngọc Thanh, OP, thuộc dòng Đa Minh, bị giết chết khi một kẻ dữ tấn công bằng dao trong lúc Ngài đang ngồi ở  tòa giải tội, cử hành bí tích hòa giải cho một giáo dân, tại nhà thờ của giáo họ Sa Loong, thuộc giáo xứ Dăk Mót, giáo phận Kontum vào chiều tối ngày 29 tháng Giêng, 2022. Cái chết của linh mục Thanh đã gây bàng hoàng và đau thương trong giáo xứ, trong địa phận, và vọng xa đến lòng những người con Chúa và những người có lương tâm trong nước và ngoài nước.

Là người con thứ 7 trong một gia đình công giáo di cư, sống tại Gò Vấp, Saigon, ngay từ niên thiếu, chàng thanh niên Thanh đã tỏ mình nhận được sự kêu gọi tận hiến đời mình cho Thiên Chúa. Sau tốt nghiệp đại học, tháng 7, 2007 Ngài xin vào nhà Đệ Tử Viện Đa Minh, Tam Hà; năm 2009 chính thức vào tu viện Martino, Hố Nai; 2010, tuyên khấn lần đầu tại tu viện Mân Côi; năm 2016, nhận bí tích làm tác vụ phó tế tại Mân Côi. Tháng 8, 2018, ngài được Đức Giám Mục Phao Lô Nguyễn Thái Hợp, của địa phận Vinh, truyền chức linh mục ở tuổi 37.

Mang sứ mạng của người tu sĩ rao giảng chân lý, Cha Thanh đã có cuộc sống của một mục tử đi sát bên cạnh con chiên - trong ngày thụ phong linh mục, Ngài dâng thánh lể đầu tiên dưới bức ảnh lớn Chúa Kito trên thập giá, có mang dòng chữ: Đường Chân Lý Này Con Đã Chọn - Ngài chọn phục vụ nơi xa xôi hẻo lánh, chia sẻ mảnh đời khiêm tốn và giản dị của mình cho những mảnh đời nghèo khó khác. Chỉ trong một thời gian ngắn, Ngài dựng trường học tạo điều kiện cho các em thất học đến trường, mở nhà săn sóc các trẻ em mồ côi, khuyết tật hay bị cha mẹ bỏ rơi, mở lòng, mở cửa nhà thờ đón nhận mọi người, mà đa số là những người Việt thuộc sắc tộc thiều số, tạo cơ hội giúp họ nhìn thấy ánh sáng của hy vọng, của giá trị niềm tin qua thờ phụng, cầu nguyện và làm đẹp lòng Chúa trong phục vụ tha nhân.

Phải chăng vì những chân giá trị kể trên của vị linh mục có khuôn mặt chiếu sáng thông mình, hiền từ và quảng đại đã khiến chính quyền địa phương khó chịu, cay cú, bắt bẻ, cảnh cáo, theo dỏi?? Phải chăng những công tác xã hội do Ngài xây dựng và thành quả của chúng đã nói lên được sự bất lực của chính quyền hoặc đụng chạm đến sự lòng tham không đáy của họ?? Phải chăng dưới mắt họ, Ngài đang và sẽ trở thành cái gai, cái đinh - một trong nhiều và nhiều cái đinh khác - có thể dùng để đóng hòm chôn đế chế cọng sản??

Chắc hẳn còn nhiều bí mật, uẩn khúc bên trong mà chúng ta khó biết để giải thích cho cái chết thương tâm của Ngài. Cái chết của linh mục Popieluszko chỉ là một trong hơn 3 ngàn cái chết của những linh mục Ba Lan trong thời gian Ba Lan bị chiếm đóng bởi Đức Quốc Xả và dưới chế độ CS từ năm 1939-1989. Cũng vậy, cái chết của linh mục Guise Trần Ngọc Thanh chỉ là một trong hàng ngàn, hàng vạn cái chết của giáo dân, linh mục Việt Nam, bị giết, bị ám sát, bị mưu sát, bị thảm sát, bị đày đọa trong các nhà tù từ Bắc xuống Nam dưới chế độ CS - như linh mục Bửu Đồng, thuộc địa phận Huế / Thừa Thiên, người chú thân thích của tôi, bị giết chết trong Mậu Thân 68; như linh mục Nguyễn Văn Vàng, của Dòng Chúa Cứu Thế Saigon, mà tôi có dịp sống chung một phòng với Ngài trong nhà tù Chí Hòa, và sau đó bị chết trong một trại tù nơi xa; như Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Thuận bị tù 13 năm với 9 năm biệt giam…

Cái chết của linh mục Joseph Trần Ngọc Thanh, cái chết của linh mục Popieluszko cùng bao cái chết tử vì đạo sẽ không bao giờ bị lãng quên. Ngược lại, những cái chết này là TÍN HIỆU báo động chế độ cọng sản đang đến hồi bị tận diệt. Sau cái chết của linh mục Popieluszko, Ông Lech Walesa, chủ tịch phong trào Solidarity, đồng thời là người bạn chí thân của Ngài, tuyên bố “The worst has happened. Someone received the order to kill and he killed, not only a man, not only a Pole, not only a priest. Someone wanted to kill the hope that it is possible to avoid violence in Polish political life” (Điều tồi tệ đã xẩy ra. Một người nhận lệnh giết và đã giết chết, không chỉ một người, không chỉ một con dân Ba Lan, không chỉ một linh mục. Người nào đó muốn hủy diệt niềm hy vọng tránh được bạo động trong chính trị tại Ba Lan). Vì điều này ai cũng biết: ở đâu có bất công, có bạo tàn, ở đó sẽ có công lý, sẽ có thay đổi!!

Cọng sản luôn e ngại các linh mục “sống đạo”. Vì CS luôn sơ Sự Thật, sợ Lẻ Phải và sợ Ánh Sáng Công Minh. Đó là lý do CS muốn giết chết Hy Vọng và Niềm Tin của chúng ta vào Đứng Cứu Thế. Và vì thế mà chúng cũng bắt hại bao nhiêu tù nhân lương tâm
Nhân cái chết của linh mục Trần Ngọc Thanh, chúng ta cùng dâng niềm tin vào Thiên Chúa, xin Ngài cho linh hồn Guise được yên nghỉ muôn đời và ánh sáng ngàn thu luôn soi sáng lên linh hồn Guise. Chúng con cũng xin Ngài ban ơn phước cho giáo hội Công Giáo Việt Nam sáng suốt và vững mạnh hòng để xuyên qua những cơn bão dữ

Vĩnh Chánh
Tháng 2, 2022
 

Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y
© 2022