Chương 51

 

 

Cờ đến tay ai người nấy phất

CUỘC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM TẠI VÀI ĐỊA PHƯƠNG KHÁC

 

 

Như ta đã biết cuộc Cách mạng tháng Tám tại ba thành phố tiêu biểu cho ba kỳ là Hà Nội, Huế và Sài Gòn đã diễn ra một cách trơn tru, êm đềm và dễ dàng như trở bàn tay vì thật sự là nhờ lòng dân đã oán hận chế độ thực dân, sự bất lực của triều đình nhà Nguyễn và khoảng trống quyền lực do Pháp đã bị Nhật đảo chánh và Nhật đã đầu hàng Đồng minh, cho nên tại hầu hết các tỉnh thành khác sự diễn tiến của cuộc khởi nghĩa cũng tương tự một vở tuồng, căn cứ theo báo cáo của các đảng bộ điạ phương.

Dân chúng tụ họp do Việt Minh tới từng phố phường hay thôn xóm thúc đẩy, được phát cờ đỏ sao vàng, vưà đi diễn hành vừa hô khẩu hiệu, đaị khái “ Đả đảo thực dân Pháp”,“ Đả đảo phát xít Nhật”, “ Việt Minh muôn năm”, dù Pháp chẳng còn và đã điều đình xin Nhật đng xía vô, chưa lộ hình tích gì là cộng sản cả. Thế rồi đoàn diễn hành xông vào các công sở đã bỏ trống, treo cờ Việt Minh lên, cuối cùng tụ tập tại một sân vận động hay một quảng trường làm mít-tinh để nghe một cán bộ chủ chốt lên khán đài tuyên bố chủ quyền từ nay thuộc về Việt Minh.

 

Thật từ xưa tới lúc đó trên thế giới chưa từng có cuộc cách mạng nào lại ngon ơ tới thế, không có vẻ gì là sống động, là cam go, là sôi nổi, là hào hùng, là vĩ đại khiến Trường Chinh phải than tiếc rằng cuộc Cách mạng êm đềm q, nhuốm ít máu quá và Võ Nguyên Giáp theo lời của một phóng viên ngọai quốc cũng không lấy gì làm vui vì chẳng có dịp phô trương lực lượng. Tuy nhiên cũng có một vài nơi ta cần đề cập tới vì cuộc cách mạng có mang tính cách hơi đặc biệt, hơi khác thường một chút.

 

Tại Nghệ An, quê hương của bác  thì Việt Minh cướp chính quyền ra sao? Theo các tài liệu Việt Cộng, cuộc khởi nghĩa cũng giống hệt như hầu hết các tỉnh khác trên toàn quốc. Ngày 20.8 sau khi được Tổng đốc Nghệ An Đặng Văn Hướng thỏa thuận với quân Nhật (quân số Nhật tại Nghệ Tĩnh 10,000-20,000) và Bảo An Binh không can thiệp, Uỷ ban Khởi nghĩa tổ chức mít tinh tại sân vận động và tuần hành quanh thị xã Vinh với hơn một vạn dân chúng, tuyên bố thành lập chính quyền Việt Minh do Lê Viết Lượng làm chủ tịch rồi kéo đi chiếm dinh tỉnh trưởng cùng các công sở đã bỏ trống, không đổ một giọt máu dù võ trang đầy đủ giáo mác và gậy gộc như được tả trên báo.

Theo một tài liệu trên Wikipedia thì trước đó Bí thư tỉnh Trần Văn Lung và Lê Viết Lượng đã có quan hệ bí mật với Đặng Văn Hướng để Hướng thay thế Lãnh binh chỉ huy Bảo An bằng Trần Văn Quang (đã gia nhập đảng cộng sản từ 1936, sau là thượng tướng, thứ trưởng quốc phòng) và thay chánh văn phòng tỉnh bằng Nguyễn Tạo (sau là Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp) đều là những người cộng sản nằm vùng, đồng thời thuyên chuyển các tri huyện có khuynh hướng thân Pháp, thân Nhật ra khỏi tỉnh và vì có công lao như vậy nên  Hồ Chí Minh đã mời ông tham gia nội các lâm thời với chức Bộ trưởng không bộ, phụ trách Thanh - Nghệ -Tĩnh.

Tuy nhiên công ông là công cốc bởi tới thời Cải cách Ruộng đất, ông vẫn bị lôi ra đấu tố tới chết năm 1954, chưa kể con trai ông là anh hùng đường số 4 Trung tá Đặng Văn Việt, người đã kéo cờ Việt Minh lên kỳ đài Phú Văn Lâu tại Huế ngày 21.8.1945 và đi bắt giữ Phạm Quỳnh trong Cách mạng tháng Tám, bị trục xuất khỏi quân đội.

 

Cũng tại Nghệ An, một người chị của Cao Xuân Vỹ mà ông cố nội Thượng thư Cao Xuân Dục từng là một ân nhân của Nguyễn Sinh Sắc, cũng bị đấu tố chết trong cuộc CCRĐ sau này.

 

Gia đình Đặng Văn Hướng sau cuộc đấu tố trong cuộc Cách mạng long trời lở đất như cố vấn Tàu ca ngợi, đã tan rã như một đàn chim vỡ tổ. Đặng Văn Việt, hàng năm cho tới khi đã trên chín chục tuổi vẫn cố gắng gửi thư lên Chính phủ để minh oan và xin xóa tội cho cha nhưng vẫn chưa được hồi âm. Ông Hướng có ba con trai và năm con gái trong đó có một người là vợ Phan Huy Quát, một người sau là Giáo sư Tiến sĩ Tâm lý nhi đồng tại Illinois, một người con trai là Giáo sư tại trường Polytechnique, Pháp. Ông Quát, từng là thủ tướng Chính phủ miền Nam, sau 1975 bị đi tù cải tạo, được thả ra vài ngày thì chết.

 

Ngoài Phạm Quỳnh, cũng trong thời ký cách mạng tháng tám, một nhà văn, nhà báo khác bị thủ tiêu một cách mờ ám tại Tuyên Quang là Lan Khai  vì ông là một phần tử của Việt Nam Quốc dân đảng, từng hoạt động cùng  thời với Trần Huy Liệu. Ông đang ăn trưa với vợ con thì công an tới mời ông đi có việc cần rồi từ đó mất tích luôn mãi tới mấy chục năm sau do có người cho hay mới tìm được xác ông trong một cái lạch nhỏ trong một khu rừng ở Tuyên Quang, nơi ông sinh trưởng và là chiến khu của Việt Minh. Ông là tác giả của nhiều truyện tiểu thuyết lịch sử như Chế Bồng Nga, Ai lên phố Cát, Gái thời loạn và đặc sắc nhất là những truyện đường rừng và được mệnh danh là nhà văn đường rừng trong đó ông tả tỉ mỉ từng chi tiết các phong tục, tập quán của đồng bào sắc tộc. Sở dĩ ông thành công về loại này vì ông đi thực tế, nói theo chữ nghiã cộng sản, nghĩa là ông cất công vào các bản, trò chuyện, ăn uống với những thổ dân Mông, Nùng, Tày, Thái, Dao vv... học nói tiếng của họ để tìm hiểu nên những gì ông viết đều căn cứ trên sự thật. Một cuốn truyện khác được cộng sản đánh giá cao là cuốn Lầm Than mô tả cuộc sống cuả những công nhân làm mỏ tại Tuyên Quang nhờ ông tới tận chỗ quan sát.

Ai thủ tiêu Lan Khai? Một thiếu tướng công an dấu tên thì bảo đó là hành vi của bọn côn đồ. Chuyện đổ tội cho côn đồ này khiến ta liên tưởng tới hiện nay, để phá rối, dọa nạt và có khi dùng bạo lực đối với những người dân có các hành động yêu nước như biểu tình chống chủ nghiã và hành động bành trướng của Bắc Kinh, hay đòi lại Hoàng sa, Trường sa, hoặc chống các cuộc chiếm đất, lấy ruộng vườn của dân, hoặc chống các nhà máy làm ô nhiễm sông biển khiến cá chết thì công an lại dùng bọn côn đồ để hay chính công an giả làm côn đồ để đàn áp, đả thương. Sự việc này qúa lộ liễu nôn dân chúng mới có danh từ mới để gọi công an là Côn An.

 

Tại Phú Thọ, đội Phiên, Bảo An Binh đã được Việt Minh hứa hẹn cho chức Chủ nhiệm Tổng bộ Việt Minh Phú Thọ, tập hợp các tá điền, võ trang giáo mác đi chiếm các công sở. Nhờ có công lao với cách mạng, sau đó Đội Phiên  được giáo Nguyên tức Nguyễn Văn Nguyên, bí thư tỉnh uỷ kết nạp và vợ đội Phiên dù mù chữ cũng được đề bạt Chủ tịch Phụ nữ Liên khu X với sự phụ tá của bà Phan Thị An, nguyên hiệu trưởng trường nữ học Hoài Đức, Hà Nội. Giáo Nguyên về sau còn chủ mưu dưới chiêu bài đoàn kết, lừa tất cả các cán bộ QDĐ đang thụ huấn tại trường Lục quân VNQDĐ Phú Thọ tới ga Chí Chủ, Phú Thọ rồi trói hết lại và quẳng xuống sông Thao thủ tiêu cả mấy trăm học viên, trong số may mắn thoát nạn có Nguyễn Văn Tiếp sau là bác sĩ Giám đốc Bệnh viện Chợ Quán, Sài Gòn.

Tuy nhiên, thiên bất dung gian, trong đợt CCRĐ cả giáo Nguyên lẫn vợ chồng đội Phiên đều bị xử tử và bắn chết tại sân đồn điền ông Đốc Lương tại Cẩm Khê, Phú Thọ. Trong đợt sửa sai, Nguyên được cải thành liệt sĩ và con Nguyên là Nguyễn Văn Đạo được cho đi Liên Xô học sau về làm giám đốc trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội, là người đã tiếp đón cựu Tổng thống Clinton khi tới thăm trường và đọc một bài diễn văn với giọng điệu khinh miệt Hoa Kỳ khiến giới trí thức Việt Nam có nhiều người cho là bất lịch sự.

 

Dưới đây là cuộc Cách mạng Tháng Tám tại phủ Thái Ninh, Thái Bình qua ngòi bút của giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã trực tiếp chứng kiến:

“...Những ngày Cách mạng Tháng Tám, tôi ở cùng với gia đ́nh ở phủ Thái Ninh, tỉnh Thái B́nh. Một đêm tháng tám, tôi không nhớ là đêm nào, chắc là trước ngày 19, bỗng nghe có tiếng súng nổ và thấy tiếng hô một, hai ngoài phố phủ. Tôi chạy ra xem, thấy có một đoàn người độ vài ba chục xếp hàng đi dọc đường phố, người cầm cờ, người vác súng,người cầm mă tấu, người mang gậy gộc. Họ vừa đi vừa hô khẩu hiệu: Việt nam độc lập đồng minh muôn năm! Đả đảo phát xít Nhật! Đả đảo Việt gian bán nước! Thỉnh thoảng lại bắn một phát súng chỉ thiên. Không khí hết sức căng thẳng. Người hàng phố đóng cửa hết, nhưng chắc đều đứng nép ḿnh nh́n qua khe cửa.

Tôi th́ cứ lần theo đoàn quân Việt Minh, tuy không dám đến sát gần, nhưng không bỏ sót một hành vi nào của họ. Đoàn kéo đến một ngôi hàng tạp hoá và dừng lại. Người chỉ huy gọi tên chủ nhà bắt ra tŕnh diện. Ông này tên là Thuyết, Hai Thuyết. Gọi măi không thấy mở cửa, họ bèn xông lên đập cửa th́nh th́nh. Một lát thấy cửa hé mở và một bà già bước ra. Bà cứ vái lạy đoàn quân: “Lạy các quan, trăm lạy các quan, cháu nó không có nhà” .Người chỉ huy hô to: “ Đả đảo! Đả đảo!” (tôi nghe nói chủ hiệu tạp hoá này h́nh như có bán thứ hàng hoá ǵ đó cho Nhật).

Lúc này, Hai Thuyết đang tụ họp đánh tổ tôm trong một nhà ai đó ở một ngơ ngách nào đấy của phố phủ. Tiếng hô đả đảo dữ dội vang đến hội tổ tôm. Hai Thuyết biết không thể trốn tránh măi được, bèn nhờ một ông bạn tổ tôm dắt ra nộp ḿnh cho cách mạng. Người chỉ huy ra lệnh điệu Thuyết đến trước hàng quân, rồi lớn tiếng hỏi:

Các đồng chí, Hai Thuyết đáng xử tội ǵ?” – “ Xử tử! Xử tử!,” đoàn quân đồng thanh hô vang. Tôi sợ quá! Anh chỉ huy xem chừng tội của Thuyết không đáng chết, nên nói:

Các đồng chí, cách mạng khoan hồng đối với kẻ biết tội đă ra đầu thú. Vậy h́nh phạt hạ xuống: “Cắt tai!” Anh chỉ huy chưa nói dứt câu, đă thấy mấy người xô tới Hai Thuyết và h́nh phạt được thi hành ngay lập tức. Tôi chỉ thấy Hai Thuyết bưng chỗ tai bị cắt cúi lạy đoàn quân. Đoàn quân c̣n diễu hành mấy ṿng trở đi trở lại phố phủ. Họ gọi tên một số người trong phố mà họ cho là có thái độ không tốt như thế nào đó đối với cách mạng cần phải cảnh cáo. Những người bị gọi tên chắc sợ lắm. Thấy đă khuya và không có ǵ hấp dẫn nữa, tôi trở về nhà và không rơ đoàn quân Việt Minh cuối cùng đă giải tán như thế nào.

 

Những ngày Việt Minh cướp chính quyền ở phủ là những ngày rất vui. Họ chiếm phủ đường, dinh quan, các trại lính, trại giam. Tất cả diễn ra trôi chảy, không có xung đột ǵ cả. Chính quyền cũ rút lui hoàn toàn tự nguyện. Khí thế Việt Minh rất mạnh, các tầng lớp nhân dân đều ủng hộ nhiệt liệt. ở cổng phủ lúc nào cũng có đông người tụ họp. Chẳng có việc ǵ đâu, chỉ đến để nghe ngóng tin tức thời sự và để xem các chiến sĩ Việt Minh. Tôi cũng thường đến đấy và thấy cách mạng thật là vui. ở đây tôi được chứng kiến một cuộc truy bắt và xử tử Việt gian. Tôi c̣n nhớ tên Việt gian này tên là Xập Giắt. Đúng ra nó không phải là người Việt mà là một Hoa Kiều, cũng không phải sinh sống ở phố phủ Thái Ninh. Chắc nó là một thằng thân Nhật có tiếng nên người ở địa phương khác cũng biết. Nó phóng xe đạp ngang qua phố phủ Thái Ninh, h́nh như đang trên đường chạy trốn. Vô phúc cho nó là ở cổng phủ lại có người biết nó. Họ hô hoán lên và những người có xe đạp ḥ nhau đuổi theo. Họ bắt được nó và giải trở lại. Nó người cao lớn khoẻ mạnh, mặc áo sơ mi cộc tay, quần soóc. Trông không có vẻ ǵ sợ hăi cả. Nó bị tống vào nhà giam. Nhưng có đúng là thằng Xập Giắt không chứ? Người ta t́m người biết mặt thằng Xập Giắt đến nhận diện. Một lát sau tôi thấy người ta điệu nó đi xử bắn luôn. Tên tử tội không bị xiềng xích ǵ cả, người ta chỉ trói chập hai tay nó ra đằng trước và thúc nó đi. Một đoàn người lớn trẻ con kéo theo sau. Trẻ con nhiều hơn. Tất nhiên tôi cũng ở trong đám con nít háo hức này. Đoàn người vừa đi vừa hô đả đảo Việt gian bán nước. Đi hết  phố th́ đến cánh đồng, người ta dừng lại, bắt thằng Xập Giắt quay mặt ra ruộng.

Mấy tay súng mở quy lát lách cách. Nhưng măi không thấy súng nổ. Chắc mấy anh chiến sĩ chưa quen dùng súng. Xập Giắt lúc đầu có vẻ b́nh tĩnh, sau v́ thời gian đợi chết kéo dài quá, nó đâm hoảng, quay lại vái lậy xin tha tội. Người ta lệnh cho nó quay mặt trở lại. Mấy phát súng nổ. Thằng Xập Giắt ngă lăn ra vệ đường. Ruột xổ ra. Nhưng nó chưa chết, chân tay vẫn cử động và miệng th́ rên ồ ồ. Lại bắn mấy phát nữa. H́nh như vẫn chưa trúng chỗ hiểm nên nó vẫn chưa chết. Thôi cứ mặc nó nằm đấy, rồi nó cũng chết – chắc họ nghĩ thế nên không bắn nữa và quay về phủ. Về sau tôi nghe nói, người đào huyệt chôn Xập Giắt, vừa lấp đất vừa khấn thằng Hoa kiều: “Thôi th́ đằng nào chú cũng chết, chú đừng oán tôi làm ǵ. Tôi chôn chú cho chú đỡ khổ”.

Xập Giắt chỉ là một tên vô danh tiểu tốt. Nhưng tôi chắc hồi ấy, những nhân vật có tiếng như Phạm Quỳnh chẳng hạn, người ta cũng xét và xử đơn giản như thế thôi.

 

Tại Quy Nhơn

 

Phạm Phú Bằng là con trai cả cụ Phạm Phú Tiết, nguyên tổng đốc Nam - Ngăi và B́nh Định - Phú Yên, người cùng với Khương Hữu Tài Việt Minh - anh của Khương Hữu Dụng - là một trong những cán bộ lãnh đạo cuộc khởi nghĩa ở Quy Nhơn. Theo bằng thì cụ Tiết đă lệnh cho anh em bảo an binh mở cửa đồn đón cách mạng. Trong đồn này, từ 1944, cụ tích được hơn 150 khẩu súng, gồm cả "súng cối xay" (tức súng máy, đạn nổ rào rào như xay thóc), với ư định dùng vào cuộc nổi dậy giành độc lập, một việc cụ đă bàn với mấy đại biểu Việt Minh và Cao Đài, một hai năm trước Cách mạng tháng Tám trong một hội nghị cụ triệu tập và chủ tŕ. Sau tổng khởi nghĩa, cụ làm chánh án B́nh Định, rồi chánh án toà án quân sự miền Nam. Có lẽ v́ thế mà Cụ Hồ phong cụ là đại tá đầu tiên, về sau, theo đà củng cố được chính quyền, hơi nhân sĩ hả dần, cụ ra Hà Nội, làm công việc soạn lại các sách Hán Nôm và dạy Hán Nôm, sống nghèo túng ở một gian pḥng tập thể tại Mai Dịch, ốm th́ đi bộ bên đường lầm bụi đến Bệnh viện E, Cổ Nhuế lĩnh hộp cao Sao Vàng, cơm toàn tép với rau muống. "Cụ cứ ngửa cổ lên nhai ngắc ngắc thế này, tội lắm, Nguyễn Khải kể với tôi. Ḿnh thấy cụ ăn mà thương quá. “

Bằng nói sau khởi nghĩa mấy ngày, Khương Hữu Tài bị nội bộ thịt. Có lẽ v́ đă cướp chính quyền cùng với tổng đốc. Lúc ấy "thịt" rất dữ. Ở Quảng Ngăi cả ngàn chánh phó lư bị giết nên Bằng rất chợn khi người ta cử bố anh "về thăm" huyện Nghĩa Hành, nơi cụ từng làm quan. Nhưng cụ trở về yên lànhTrong thời kỳ chiến tranh với Pháp, khi cụ Phạm Phú Tiết và Phạm Phú Bằng ra chiến khu tham gia kháng chiến th́ bà Phạm Phú Tiết và các người con gái đều ở lại Huế. Bằng có một người chị là Xuân Thọ (thường gọi thân mật là Souris Thọ) rất giỏi tiếng Pháp, tiếng Anh vào giữa thập niên 1950 làm việc trong ngành Ngoại giao của chính quyền Quốc gia, nhiệm sở sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản. Cuối thập niên 1950 chị Xuân Thọ thôi làm việc, về nước lập gia đ́nh với kỹ sư Ngô Trọng Anh. Hiện nay cư ngụ tại thành phố San Francisco, California, Hoa Kỳ.

         

Tại Quảng Ngãi

 

Để có tầm nhìn rõ ràng về cuộc Cách mạng tháng Tám tại Quảng Ngãi, ta có thể xem bài báo của Nguyễn Văn Thiệt đăng trong tuần báo Hồn Nước trong hai số 7 và 8, ngày 30.7 và 7.8.1949 của Tập đoàn Lao công Việt Nam tại Paris, nhân đề cập tới cái chết của Tạ Thu Thâu trong thời kỳ này:

 

“...Ai đi qua Quảng Ngãi vào khoảng tháng 9.1945 đều biết cái không khí hãi hùng của cái thành phố tự cho mình có tinh thần cách mạng cao nhất nước này. Các tín đồ Cao Đài, các nhà trí thức, các phú gia, các nhà cách mạng quốc gia cùng với vợ con, anh em được Việt Minh chu đáo chém giết, chôn sống, hoả thiêu, mổ bụng để trừ hậu hoạ theo chính sách tru di tam tộc. Người chết nhiều tới nỗi tại Hà Nội, tờ báo Gió Mới của Tổng hội Sinh viên tuy thiên tả nhưng cũng phải lên tiếng rằng ở Quảng Ngãi sự chém giết quá tàn bạo. Anh Lê Xán, bạn tôi theo đảng của cụ Phan Bội Châu, bị Pháp đầy ở Lao Bảo, thế mà vưà được thả ra thì bị Quảng Ngãi bắt lại.

Hồi đó đi xe lửa thường phải dừng lại tại nhiều chỗ vì bị bom Mỹ chưa sửa lại đường và phải đi bộ những đoạn ấy rồi mới lại tiếp tục lên xe đi tiếp.

Tôi khi dừng lại ở Quảng Ngãi, ngồi nghỉ tại một quán tò mò hỏi tin tức vùng này thì bị một dân quân bắt giải tôi về sở công an và tại đây tôi biết tin Lê Xán đã bị thủ tiêu rồi nhưng trớ trêu là họ buộc tội tôi tới đây để dự mưu giải vây cho Lê Xán và giam tôi vào trại tù Phú Thọ. Tại đây có ba người con trai của tổng đốc Nguyễn Hy, bị bắt vì trong thời kỳ cách mạng mà trong nhà chứa toàn những bài ca uỷ mị và sau đó một tuần lễ thì bị xử tử.

Một buổi sáng tôi đang bần thần đứng dựa vào cửa sổ bỗng nghe có tiếng các tù nhân kêu lên,“ Tạ Thu Thâu! Tạ Thu Thâu! “ Chúng tôi tranh nhau nhìn ra ngoài cửa sổ: từ một phòng giam phiá bên kia sân, chủ tịch xã kiêm trưởng trại tù cùng với độ bảy, tám người dân quân đẩy lôi một người đàn ông ốm lòng khòng, mặc một cái áo sơ-mi cụt tay có hai túi ngực, màu trắng đã nhầu nát với các vết máu đã đen sậm, một cái quần tây dài, chân đi giầy da vàng bước thất thểu nhưng vẻ mặt bình tĩnh không chút sợ sệt.

Chúng tôi biết ông mới được chính phủ Trần Trọng Kim thả ra theo chính sách ân xá tất cả các chính trị phạm do Pháp bắt giữ trước tháng 3.1945 nhưng chẳng may cho ông đi qua Quảng Ngãi thì bị bắt lại. Bọn đồ tể đưa ông ra pháp trường sau một rặng cây gần trại giam. Anh lính gác tù vẫn thường chuyện trò với chúng tôi nói y không biết ông mắc tội gì, chỉ biết có công điện của Trần Văn Giàu đánh đi các tỉnh bảo nếu thấy Thâu thì phải bắt giữ ngay vì là lãnh tụ Đệ tứ Quốc tế Việt Nam chống lại Việt Minh, sau lại có lệnh riêng của cụ Hồ bảo phải giết ngay. Nghe nói sau đó, họ dùng dao đâm túi bụi vào ông cho tới chết, vưà đâm vưà la “ Đồ Việt gian phản động!”

         

          Tạ Thu Thâu sinh năm 1906 tại Thốt Nốt, Long Xuyên, nay là Lấp Vò, Đồng Tháp, tốt nghiệp Chasseloup Laubat, sang Pháp học trong thời kỳ cuộc tranh chấp quyết liệt Stalin - Trotski lên đến cực điểm và đã chọn chủ trương của Trotski tức đệ tứ quốc tế. Tháng 6.1930 ông tổ chức biểu tình trước điện Élysée phản đối thực dân Pháp trong vụ khởi nghiã Yên Bái và bị trục xuất về Sàigòn cùng với 18 thành viên Tổng hội Sinh viên trong đó có Nguyễn Văn Tạo và Trần văn Giàu.

 

 Về nước, ông dạy học tại trường Huỳnh Khương Ninh và hoạt động cùng nhóm La Lutte gồm Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm, Huỳnh Văn Phương, Diệp Văn Kỳ, Trần Văn Thạch và Dương Bạch Mai khiến ông bị bắt mãi tới 1939 mới được thả. Cuối năm 1944 ông được phóng thích từ Côn Đảo và lại tiếp tục những hoạt động chống Pháp. Tổng cộng từ 1932 đến 1940 ông bị bắt 6 lần, kết án 5 lần, bị giam 13 năm và biệt xứ 10 năm.

 

Trong một cuộc phỏng vấn ngày 25.6.1946 của đảng viên Xã hội Daniel Guérin về cái chết của Thâu, Hồ Chí Minh trả lời, “ Ce fut un patriote et nous le pleurons. Mais tous ceux qui ne suivent pas la ligne tracée par moi serons brisés.”  – Đó là một nhà ái quốc, chúng tôi thương tiếc. Tuy nhiên tất cả những ai không theo đường lối của tôi đều sẽ bị diệt trừ.”

 

Theo ông Hoàng Đôn Trí, một học trò của Thâu tại trường Huỳnh Khương Ninh, khi Hồ Chí Minh sang Pháp điều đình năm 1946, những bạn bè người Việt và Pháp cử ông đại diện tới gặp và câu đầu tiên ông hỏi là:

Thưa Chủ tịch, vì sao chủ tịch giết Tạ Thu Thâu?”

Sau một khoảnh khắc ngạc nhiên vì câu hỏi quá thẳng thắn và bất ngờ này, Hồ trả lời:

 “Tạ Thu Thâu là người tốt và đã bị giết lầm, nhưng tại sao bây giờ anh lại gây rắc rối và chia rẽ chỉ vì cái chết của một cá nhân nào đó trong khi tại Việt Nam mỗi ngày có đến hàng trăm người chết?”

Tôi đáp :

Tạ Thu Thâu không phải là một cá nhân nào đó mà là đại diện cho rất nhiều người, mà cho dù ông ấy chỉ là một cá nhân nào đó đi nữa thì ông cũng không có lý do để bị sát hại như thế.” 

Hồ làm như không nghe thấy những gì tôi nói, mau mắn nở lại nụ cười thân thiện và lấy một trái táo tặng tôi như một món quà để từ giã. Tuy nhiên nhiều người bảo Tạ Thu Thâu đã tự treo cổ một án tử hình vì đã dám tuyên bố trong một cuộc thảo luận về chính trị, “ Ngoài Bắc có Hồ, trong Nam có Tạ...”

 

Theo Trần Đức Thảo, người nào mà dám coi mình ngang hàng với Hồ thì trước sau cũng bị Hồ tiêu diệt. Giáp, tuy không dám ngẩng cao đầu mỗi khi gặp bác nhưng có chút hào quang Điện Biên Phủ, được thế giới ca tụng, Hồ cũng ghen tỵ và hạ nhục, bắt đứng ra nhận lỗi lầm về CCRĐ dù Giáp không dính dáng gì tới vụ này và về sau còn bị truy bức tội Xét lại, suýt nữa bị đi tù tới chết như Chu Văn Tấn, Lê Quảng Ba hay chạy sang Tàu như Hoàng Văn Hoan và nhiều tay chân thân tín khác của Giáp bị cất chức, lột lon nhưng cũng nhờ hào quang chiến trận mà theo lời Lê Đức Thọ nói với con rể Lê Duẩn thì đảng đã thương tình Giáp để cho cái chỗ mà đội mũ là may lắm rồi.Thọ có ý mỉa mai vì Giáp hay đội mũ phớt dù đã ra chiến khu.

“...Ngày hôm sau tôi lại được một nhân vật quan trọng đứng vào hàng thứ nhì là Tôn Đức Thắng cho tiếp kiến và không biết rằng trước đây khoảng năm 1939 khi ông ám sát một đồng chí vì bị nghi phản bội nên ông bị án tù 20 năm khổ sai, tôi đã giúp mẹ ông viết một bức thư khiếu nại gửi cho tổng thống Pháp xin ân xá vì ông là người chất phác chỉ biết câu cá làm thú vui. Tôi không hỏi gì nhiều về Thâu nhưng ông nói tại Côn Đảo hai người mà ông khâm phục nhất là Ngô Gia Tự và Tạ Thu Thâu.

Như vậy ngay từ năm 1946, hai lãnh tụ lớn của Việt Minh đều không công nhận mà cũng không chối rằng họ đã ra lệnh giết Tạ Thu Thâu cũng như bao người yêu nước khác không đồng chính kiến. Dưới mắt thế giới hiện nay, những việc thủ tiêu trong một hoàn cảnh mờ ám, hèn nhát những người trí thức vô tội không thể tự vệ vì chỉ có bàn tay không, là tội ác diệt chủng đáng bị truy tố trước toà án La Haye.

Để lấy lại lòng tin cũng như sự ngưỡng mộ của thế giới vớí đất nước Việt Nam và con người Việt Nam vì cuộc đấu tranh can cường cho độc lập thuộc nhiều giai cấp, đảng phái khác nhau, những trang sử bóp méo sự thật cần phải được viết lại cho đúng với sự kiện đã xảy ra với những nguyên nhân sâu xa và đích thực...”

 

Ông Hoàng Hoa Khôi, trong một bài báo về vụ ám sát Tạ Thu Thâu đã có một nhận định chí lý như sau,” Kẻ cầm dao hay bắn súng chỉ là người thừa hành, không phải là thủ phạm chính. Thủ phạm chính phải tìm trong đám người lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam, kể cả Hồ Chí Minh. Thủ phạm chính là người đã mài dao, lắp đạn cho đao thủ phủ...”

         

Dưới đây là một bài viết đăng trong mạng Talawas về vụ thủ tiêu Tạ Thu Thâu:

“…Do ai giết? “Th́ thằng Giàu chứ c̣n ai!” người đàn ông quát. Tuy đă lớn tuổi và đẫy đà bệ vệ, từ chân mày đến giọng nói bác sĩ Hồ Tá Khanh, khi trong thập niên 80 tôi có dịp tiếp xúc với ông nhiều lần, vẫn c̣n cái quắc thước của một người trung trực. “Đến tôi mà nó cũng c̣n định giết! Đó là cái thằng… bất nhân bất nghĩa! Lúc nó sang Pháp, chính anh Thâu lo cho nó từng bữa ăn đến quyển sách!” Ông nghẹn cả giọng “Nó... nó... Có lần tôi lên Paris, anh Thâu đưa tôi mấy cuốn sách, nhắn là mang về Marseille cho Giàu nó đi học. Mà thằng đó th́ học hành cái ǵ! Sau này nó sang Moscou vài tháng cho tụi Komintern huấn luyện, nó trở về học được cái giết người!” Thiếu điều ông ta văng tục. Nhưng tôi chưa bao giờ nghe bác sĩ Khanh chửi thề, ngay khi nhắc đến Trần Văn Giàu, học giả về sau này và nhân vật chủ chốt của Nam kỳ khởi nghĩa. Bác sĩ Khanh là người có học theo nghĩa cổ điển, và tư cách nhà nho tuy ông khoa bảng trường Tây (viết câu này có thể chạnh ḷng ông nếu ông c̣n sống, tôi thường nghe ông nhắc “Cha tôi hay bảo, chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!”)  Ông thân thiết với Tạ Thu Thâu trong thời gian du học và vẫn quen gọi mỗi khi nói đến là “anh Thâu”. Chữ “anh” này đầy kính nể và thương mến, có khác với một chữ “anh” khác ông dùng theo thói quen đầu đời, lúc niên thiếu ở Phan Thiết, khi thày giáo Thành đến nhà ông ngụ và dậy học tại trường Liên Thành do thân phụ của ông (Hồ Tá Bang) lập ra. “Anh Thành” thày giáo này họ là Nguyễn Tất và chưa mang tên Ái Quốc. 
“Chính nó xui tôi nhận lời vào chánh phủ Trần Trọng Kim để cho ḿnh có tay trong tay ngoài. Tôi ngu dại mà nghe lời nó! Một hôm Mỹ ném bom Sài G̣n... Tôi xuống hầm trú th́ gặp Huỳnh Phú Sổ. Tôi hỏi ư ḍ la về chuyện này th́ Huỳnh Phú Sổ cũng bảo “Anh nhận đi, chắc như bắp!”. Ông trợn tṛn hai mắt “Tại vậy th́ tôi mới nhận, chứ tôi biết ǵ về kinh tế! Tôi phải mang theo Trần Văn Văn  để giúp tôi làm Đổng lư Văn pḥng! Ở tại Huế, mỗi lần họp xong nội các, tôi đều tường tŕnh bí mật lại cho chúng nó, vậy mà...” ông lại nghẹn cơn giận của 40 năm về trước chưa nguôi “Vậy mà thằng Giàu c̣n ra lệnh giết tôi!” 

Trên đường ra kinh nhậm chức Bộ trưởng trong “cơn gió bụi” này, bác sĩ Khanh đi cùng một xe với luật sư Trịnh Đ́nh Thảo,  Bộ trưởng Tư pháp. Đến Đà Nẵng, ông theo luật sư Thảo đến nhà lao chứng kiến cảnh ân xá các tội phạm chính trị.

“Thảo nói ‘Chính phủ độc lập thả các anh ra, nhưng mà các anh không phải là cộng sản à nhe! Không phải là cộng sản th́ mới được!’ Tôi đứng đó bực ḿnh quá, tuy không phải là chuyện của tôi, tôi mới cướp lời can thiệp ‘Ông Bộ trưởng nói vậy là không được! Tù chính trị quốc gia hay là cộng sản ǵ chính phủ cũng phải thả hết!’ Trước mặt mọi người, trước mặt tù, Thảo nó đành nghe tôi!”

 Sau khi Việt Minh cầm chính quyền, lúc về Nam qua Đà Nẵng, Hồ Tá Khanh bị họ bắt. Được vài hôm, một lănh đạo công an hay huyện uỷ đến nói riêng “Tôi có mặt trong đám tù nhân được thả ngày hôm đó. Giờ, lệnh của Xứ uỷ là giết anh, nhưng anh đi đi, tại là anh chứ Trịnh Đ́nh Thảo mà ở đây, không có lệnh th́ tôi cũng giết!” 
Bác sĩ Khanh về nhà, được mấy bữa th́ nhà văn Đỗ Bá Thế đến ôm ông khóc, bảo “Nó giết anh Thâu rồi! Em đi với anh Thâu đến Huế, ảnh bảo em đi riêng nghe ngóng và đánh lạc hướng đề pḥng. Ảnh đi một ḿnh đến Quảng Ngăi bị bắt, em xuống ḍ la th́ biết là nó mới giết đây! Em đi theo anh Thâu th́ em cũng đă chết rồi!”

Chuyện giết này, Đỗ Bá Thế không chứng kiến và tất nhiên là không có chữ k‎ư, văn kiện. Điều ai cũng biết chỉ là Trần Văn Giàu một tay vỗ vào bao súng ngắn, tay kia cầm danh sách mà ông rêu rao là 200 người. Tại Miền Nam, các nhân vật từ Quốc gia như Hồ Văn Ngà, tôn giáo như Huỳnh Phú Sổ đến Trốt-kít như Phan Văn Hùm, Huỳnh Văn Phương… đều ở trong thời gian này bị thiệt mạng. Lữ Sanh Hạnh, thuộc Liên minh Cộng sản và 30 người Đệ tứ khác bị Dương Bạch Mai bắt giam tại Khám lớn (14.9.1945), thoát khỏi xử trảm vào dịp quân Anh-Ấn đến Sài G̣n (22.9). 

http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=3286&rb=0401

         

Giết người rồi chối bỏ hay đổ vấy cho người khác hoặc chối không được thì kêu chuyện đã lỡ cũng như ăn ngủ với đàn bà rồi chối bỏ, có khi cho thủ tiêu đều là thủ đoạn quen thuộc của thủ hạ đã noi gương đạo đức của bác Hồ muôn vàn kính yêu!

 

Vụ thảm sát tín đồ Cao Đài tại Quảng Ngăi.

 

Ngay sau khi Việt Minh cướp được chính quyền của Thủ Tướng Trần Trọng Kim vào ngày 19.8.1945, họ đă thực hiện nhiều vụ tàn sát tập thể các dân lành tại nhiều xă thuộc các huyện B́nh Sơn, Đức Phổ, Mộ Đức, Nghĩa Hành trong tỉnh Quảng Ngăi. Tổng cộng số người bị Việt Minh giết lên đến gần 3,000 người, đa số là tin đồ Cao Đài. Theo Giáo Hữu Ngọc Sách Thanh tại Hoa Kỳ tŕnh bày chi tiết trước Ủy Hội Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc vào tháng 4.1999 th́ có vùng người dân “bị giết hết cả già trẻ lớn bé mà mồ chôn tập thể cùng khắp các miền quê…”. Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài có bảng liệt kê danh tánh các nạn nhân lên đến con số 2,791 người. Danh sách này cũng được ghi nơi Đài Tưởng Niệm thiết lập từ năm 1956 tại Quảng Ngăi. Sau năm 1975 chính quyền cộng sản đă cho triệt hạ phá bỏ hết tất cả mọi dấu tích đi. Luật sư Đoàn Thanh Liêm cho biết đồ tể khét tiếng trong vụ thảm sát này tên là Đặng Bửu sau này giữ chức vụ hiệu trưởng Trường Chính Trị Nguyễn Ái Quốc ở Hà nội.

 

Tại miền Bắc Duyên hải

 

Cuộc khởi nghiã tại miền Bắc Duyên hải hơi khác với toàn quốc vì không do Việt Minh lãnh đạo mà do một lực lượng độc lập dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Bình.

          Nguyễn Bình, quê quán tại Hưng Yên, trước kia là một tay anh chị hoạt động tại Hải Phòng được Trần Huy Liệu móc nối vào VNQDĐ. Hai người bị bắt và đầy đi Côn Đảo, rồi trong thời gian tù đầy này Trần Huy Liệu và Nguyễn Bình bị ảnh hưởng của các tù nhân cộng sản, có khuynh hướng tả khuynh nên bị VNQDĐ kết án tử hình. Trần Huy Liệu thoát chết nhưng Nguyễn Bình bị chọc mù một mắt. Theo hồi ký của Trần Huy Liệu trong nhà tù Côn Đảo, Thảo luôn luôn hỏi ý kiến Liệu về mọi chuyện cùng học hỏi nhiều vấn đề liên quan tới văn hóa, từ đó coi Liệu như một đại ca mà Thảo hết lòng khâm phục.

          Khi mặt trận Bình Dân bên Pháp lên cầm quyền, hai người được thả năm 1936. Nguyễn Bình về lại miền duyên hải Bắc Việt, hoạt động trong các tỉnh Hải Phòng, Hưng Yên, Kiến An, Đồ Sơn và sau khi Nhật đảo chính Pháp, Bình thành lập chiến khu Đông Triều tháng 6.1945. Lực lượng của Nguyễn Bình đặc biệt đã chiếm Quảng Yên trước khi Cách mạng tháng Tám bùng nổ và thu được một lượng võ khí đáng kể gồm 600 khẩu súng trường và 400 khẩu trung liên, sau đó thừa thế xông lên chiếm luôn các tỉnh và thành phố Hòn Gai, Cẩm Phả, Tiên Yên, Hải Dương trước khi lệnh Tổng khởi nghĩa ban ra và sau đó là Kiến An, Hải Phòng ngày 23.8.1945.

 

Thị trưởng Hải Phòng lúc đó là luật sư Vũ Trọng Khánh do Trần Trọng Kim bổ nhiệm, đã xoay chiều và ủng hộ Việt Minh nên sau cách mạng tháng Tám được Việt Minh cho làm bộ trưởng Tư Pháp một thời gian, cuối đời bị hạ tầng công tác xuống làm trưởng phòng tại một sở thuộc thành phố Hải Phòng vì ông đã phát biểu, “ Khi một người nào muốn ra lệnh cho toà án phải xử thế này, thế kia mà toà án không nghe theo thì chúng tôi cho rằng đấy là giữ quyền độc lập.”

 

Khánh hồi tưởng lại ngày khởi nghĩa như sau:

“...Khi Nhật đảo chính Pháp, thành phố Hải Phòng như con ngựa đứt cương, công chức và nhân dân tụ tập, bàn tán, nghe ngóng, không ai cầm đầu – chính ông là thị trưởng mà nói vậy – Viên lãnh sự Nhật Nomi chẳng biết làm gì ngoài các dịch vụ đổ rác, đổ thùng phân mà chẳng nên thân, điện nước thất thường. Không có người cầm quyền chỉ huy thì kẻ bất lương sẽ nhả vào ghế thị trưởng, cho nên...

Cũng sáng hôm 23.8, bộ đội Việt Minh từ hai ngả Đông Triều và Thủy Nguyên tiến vào, trẻ măng, nam có nữ có, binh phục du kích đủ kiểu...Tư lệnh Nguyễn Bình đi ủng, kiếm Nhật cạnh sườn, mắt trái bịt khăn, từng bước đi giữa đội hình...Nhân dân vệ đường nhìn thấy chính con em mình trong đó...thì ra đây là những con người thần thoại, xuất qủy nhập thần đã khiến quân thiện chiến của Nhật hoàng phải bó tay...”

Đấy là tường thuật và khẩu khí của ông thị trưởng Hải Phòng, chẳng trách nào mà Việt Minh thành công trong cuộc cướp chính quyền từ tay ông một cách êm thấm, không đổ một giọt máu.

 

Lực lượng của Nguyễn Bình khi đó so với lực lượng của Giải Phóng quân thì mạnh mẽ gấp bội lần cho nên Võ Nguyên Giáp đề nghị sát nhập nhưng Nguyễn Bình từ chối. Hồ Chí Minh, chắc do Trần Huy Liệu cố vấn, bèn lấy lợi dử mồi, phong ông làm Khu trưởng Chiến khu III gồm các tỉnh miền duyên hải phía Bắc, chạy lên tới Lạng Sơn và xuống tới Hải Dương, Hưng Yên rồi sau muốn đẩy Bình ra khỏi khu vực này, phỉnh ông vô Nam chống Pháp xâm lược với chức vụ Tư lệnh khu VII rồi phong hàm Trung tướng, Tư lệnh quân sự mặt trận Nam bộ.

Mãi năm 1946 Bình mới gia nhập ĐCSVN nhưng từ đấy phải chịu sự chỉ huy của Bí thư Đảng bộ miền Nam, trước là Trần Văn Giàu, sau là Lê Duẩn và nhiều khi tỏ vẻ bất mãn nhất là tự tay mình phải thanh trừng các thủ hạ thân tín của mình như Hoàng Thọ, Ba Nhỏ đã từng cùng ra vào sinh tử với nhau. Tuy đã phục tùng cộng sản nhưng cái gốc VNQDĐ vẫn còn đó nên sau khi ĐCSVN bị lệ thuộc vào ĐCSTQ thì những người thuộc các đảng phái quốc gia hay gốc trí thức tiểu tư sản lần lượt bị hạ tầng công tác hay thủ tiêu, Trần Huy Liệu lúc này ngoài Bắc cũng bị đưa ra khỏi lãnh vực chính trị còn Nguyễn Bình trong Nam dù có công trạng trong công cuộc chống Pháp, cũng không tránh khỏi bị nghiến nát bởi guồng máy vô sản chuyên chính, nhất là ông đã thanh toán hết các sứ quân chỉ huy bởi các tay anh chị hay các tôn giáo, nên cũng tới lúc bị gạt ra khỏi lãnh vực quân sự bằng cách bị gọi về Trung Ương tháng 6.1951. Những người thân cận Bình nói ông lo lắng ra mặt như linh cảm chuyện bị điều động ra ngoài Bắc lành ít, dữ nhiều. Có người còn nói ông có bói Kiều và mở truyện Kiều ra thì gặp ngay câu “ Bó thân về với triều đình / Hàng thần lơ láo phận mình ra đâu?” Ông lên đường ra Bắc với một toán hộ vệ 22 người do Trung Ương chọn, ông có xin cho Huỳnh Văn Nghệ đi cùng nhưng bị từ chối. Hành trình cũng do Trung Ương quyết định nên thân phận ông chẳng khác gì một kẻ tù giam lỏng, ngoài ra ông còn bị đói rét, bệnh tật trên đường đi gần như kiệt sức, kết cục toán của ông bị phục kích bởi một toán lính Miên do sĩ quan Pháp chỉ huy và ông bị tử thương ngày 29.9.1951 trên đất Campuchia, để lại một người vợ trẻ, vốn là cựu nữ sinh trường Áo Tím, đang làm công tác cứu thương rồi đổi sang phụ trách về an ninh mật mã .

Trưởng toán hộ vệ của ông trốn thoát và sau này được thăng lên hàng tướng. Mãi lâu lắm, sau 1975 người ta mới đi tìm xác ông rồi hoả thiêu và để tro cốt tại chuà Pháp Hoa, Sài Gòn chứ cũng không được để tại nghiã trang Mãi Dịch, Hà Nội dành cho các công thần. Bà vợ ông, Vương Thị Trinh sau bị Pháp bắt, được trao trả cho Việt Minh, sống và làm việc ngoài Bắc rồi lấy chồng là cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc, sinh được một con trai. Bà Trinh quyết định về Sài Gòn sống từ năm 2000 để được gần với vong hồn của chồng cũ và ngỏ ý khi mất được ở cạnh ông mãi mãi.

 

Tại Bắc Ninh

 

Cuộc Cách mạng Tháng Tám tại Bắc Ninh cũng không có gì đặc biệt nhưng tôi nêu ra ở đây vì chính mắt tôi nhìn thấy, tai tôi nghe thấy cho nên sự thật là 100%.

Thị xã Bắc Ninh có con đường sắt chạy dọc theo đường số 1 chia làm đôi, bên phải hay khu Đông là khu thương maị với phố chính Tìền An nằm ngay trên quốc lộ 1. Khu này cũng là khu hành chính có toà sứ và hầu hết các cơ sở hành chính, các trường tiểu học nam và nữ và trường Thành Chung sau đổi thành Trung học Hàn Thuyên. Khu bên trái đường xe lửa hay khu Tây là nơi có Thành Bắc Ninh với bốn cổng, có hào rồi bãi cỏ trống bao quanh. Khu này có dinh Tổng đốc và dinh Bố Chánh cùng bệnh viện.

Thành Bắc Ninh được xây bằng đá và gạch từ thời vua Minh Mạng và Pháp đã nhường cho quân Nhật đóng trong thành từ năm 1941. Nhà tôi ở khu Tây, đối diện với cửa Nam và cũng là dẫy phố có nhiều sĩ quan Nhật thuê nhà ở, kể cả nhà bên cạnh nhà tôi là một ông cấp tá. Lúc đó tôi mới sắp nhập học năm thứ ba Thành Chung, tương đương với lớp đệ ngũ Trung học Đệ nhất cấp.

 

Một buổi sáng khoảng 8 giờ, từ trong nhà tôi bỗng nghe tiếng hát đồng ca ầm ỹ ngoài đường, tôi chạy ra xem thì thấy trên bãi cỏ ngoài thành cửa Nam, trước nhà có ba đám người ăn mặc kiểu nhà quê, áo cánh và quần dài. Hai đám là đàn ông, một đám là đàn bà tất cả khoảng 20-30 tuổi, xếp đội hình hàng hai thành ba đội, mỗi đội chừng 50-60 người, người nào cũng đeo một cái băng đỏ quấn chung quanh cánh tay, mang hoặc gậy tre, đòn gánh, buá, liềm, dao, mã tấu hoậc một lá cờ đỏ sao vàng nhỏ, chỉ có người đội trưởng đeo súng lục với toán hộ vệ bốn người khoác súng dài. Những người naỳ dẵm chân tại chỗ, hát đồng thanh một bài ca cách mạng gọi là Du Kích Ca mà ngày nay tôi chỉ còn nhớ lõm bõm là:

“...Một hai đi một hai / Việt Minh ta dấy lên/ Đạp phăng quân Nhật Pháp / Cướp lấy chính quyền / Cướp lấy chính quyền / Một hai đi một hai...”

Những người này không có ai ở trong thị xã hết mà là các nông dân thuộc các làng chung quanh thị xã được Việt Minh đôn đốc, thúc đẩy tiến vào các phố. Họ cứ đứng dẵm chân tại chỗ và tập hát như vậy ít ra cũng cả tiếng đồng hồ, tới lúc có một người trông bộ như người chỉ huy vì có đeo cái sắc-cốt nhỏ bên hông đạp xe tới và huýt còi như ra lệnh. Thế là cà ba đội đi theo nhịp hát “ một/ hai” tiến bước sang khu phố hành chính. Tôi cũng háo hức và tò mò chạy theo cùng với nhiều người dân khác nữa, khiến cho số người chạy theo đi xem gấp ba, bốn lần dân quân du kích. Khi tới gần tòa sứ thì thêm các đội khác, ăn mặc và võ trang cũng tương tự, từ các cửa Tây và Bắc cũng kéo tới, nhập lẫn lộn cùng với dân chúng khiến số người tập trung trước toà sứ bỗng phồng lên thành cả hai, ba ngàn người. Từ xa tôi nhìn thấy cờ quẻ ly tại sân tòa sứ bị kéo xuống và cờ đỏ sao vàng kéo lên cùng với tiếng kèn của ban nhạc Bảo an tấu bài “ Đoàn quân Việt Minh đi sao vàng phấp phới...” của Văn Cao. Về sau tôi mới biết thêm người kéo cờ sao vàng lên chính là đội Chức, thuộc Bảo An Binh vẫn có trách nhiệm hàng ngày về lễ thượng và hạ cờ tại toà Sứ. Ngay mấy hôm sau cách mạng 19.8, đội Chức được cử làm trưởng phòng Quân báo và phụ trách đoàn Thiếu Niên Tiền Phong,còn ông chủ tịch tỉnh nghe nói trước là cai phu làm đường.

 

 

 

 

Tổng kết                        

 

Trong tháng Tám, hầu hết các tỉnh thuộc ba kỳ đều thành lập xong chính quyền Việt Minh một cách êm thấm, sớm nhất là ngày 18.8.1945 tại bốn tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Nam, Hà Tĩnh, chậm nhất là tại Đồng Nai Thượng và Hà Tiên tới ngày 28.8 mới xong, còn một số tỉnh như Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Yên thuộc vùng ảnh hưởng của QDĐ thì mãi về sau khi Hoa quân xuất Việt, Việt Minh tấn công lần lượt mới giành lại được, chậm nhất là Lào Cai vào cuối năm 1946 .

 

Cách mạng tháng Tám tại thủ đô ba miền là như thế, đều diễn ra một cách êm ả, không đổ máu, không có can thiệp của Nhật và của Bảo An đã được lệnh án binh bất động. Trường Chinh sau này còn tiếc là cuộc cách mạng êm đềm quá, ít bạo lực quá, ít xương máu quá làm giảm một phần lớn giá trị của nó tới nỗi nhiều người trong cuộc có cảm tưởng là một trò chơi, như một lọai hội chợ nhằm vào tháng Tám hay vắn tắt hơn một ngày Tết Trung thu, trong số đó có nhạc sĩ Tô Hải từng dự cuộc Việt Minh cướp chính quyền tại Hà Nội.

 

Tại hầu hết các tỉnh ngoài Bắc, Việt Minh tụ tập được khoảng bốn, năm chục du kích quân vác gậy gộc, búa liềm, dao găm mã tấu với một hai cán bộ chỉ huy đeo súng lục không biết có sử dụng được không, tập hợp hàng hai hay hàng bốn vừa đi dẫm chân vừa hát rồi dân chúng tò mò cũng có, náo nức cũng có hò nhau nhập bọn khiến con số người biểi tình tăng lên cả hàng ngàn. Sau đó cán bộ Việt Minh thúc đẩy đám đông vào chiếm các công sở hầu như bỏ trống, treo cờ đỏ sao vàng lên, thế là cách mạng thành công và chính quyền đương nhiên thuộc về Việt Minh.

 

Cuộc cách mạng và khởi nghĩa đã thành công chủ yếu vì được dân chúng, sau một nạn đói làm chết gần hai triệu người gây ra bao căm thù, uất hận với cả Pháp lẫn Nhật, đã nhiệt liệt hưởng ứng và tham gia do tấm lòng yêu nước, khao khát độc lập, tự do và hạnh phúc, không hề biết Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc và Việt Minh là cộng sản, phần khác nhờ mồm mép tuyên truyền là Việt Minh được Đồng Minh ủng hộ, khéo léo đánh trúng trái tim hồng của dân đen với những hưá hẹn đường mật trong một tương lai huy hoàng.          

Trên thực tế Cách mạng tháng Tám 1945 không nhằm đánh Pháp, đuổi Nhật, chỉ là một cuộc cướp quyền hành từ chính phủ Trần Trọng Kim đã vì nhận thức tình hình thiếu sâu sắc, đối xử quá nhân nghĩa pha chút “ khí phách quân tử Tàu”, cộng thêm tính nhu nhược sẵn sàng đầu hàng của những người tại chức không dám dùng quyền lực để đối phó.

Nhà sử học Anh Peter Neville trong Britain in Viet nam - Prelude to disaster 1945-46 cho rằng nhân vật chủ yếu trong CMTT là Bảo Đại. Nếu Bảo Đại cương quyết không chịu thoái vị thì Việt Minh không thể chiếm được chính quyền.

 

Theo nhà nghiên cứu Pháp Pierre Roussett, tác giả cuốn Communiste et Nationaliste Vietnamien, xuất bản năm 1978 thực ra Việt Minh được mang tới quyền lực hơn là chiếm được quyền lực.

 

Stein Tonnesson cho rằng chính các lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam không ngờ nhiệm vụ của họ lại nhẹ nhàng và dễ dàng đến thế, mọi chuyện đã chuyển biến nhanh chóng ngoài những gì họ toan tính và chuẩn bị. Ông nhắc lại người ta thường tuyên truyền CMTT thành công là nhờ Hồ Chí Minh có một chiến lược tuyệt vời và do Việt Minh đã xây dựng được một lực lượng quân đội nhân dân nhưng trong thực tế, sự lãnh đạo của Việt Minh và quân giải phóng chỉ đóng một vai trò rất là khiêm tốn trong cuộc cách mạng này.

Theo Tonnesson, chắc hẳn Võ Nguyên Giáp đã nuôi mơ ước dẫn binh lính của mình anh dũng tiến về Hà Nội sau những trận chiến thắng rực rỡ trên đường từ chiến khu Tân Trào về xuôi nhưng quân đội của ông lại còn mắc nghẽn ở Thái Nguyên và chỉ về được thủ đô do quân Nhật cho phép một tuần sau khi Hà nội đã được dân chúng tự động đứng lên cướp chính quyền nhờ khoảng trống quyền lực trong khi không có một lãnh đạo cao cấp của đảng cộng sản có mặt. Khi được tin Hà Nội đã do Việt Minh nắm chính quyền, các lãnh đạo tại chiến khu đều quá ư sửng sốt vì không tin sự việc lại dễ dàng như vậy. Tonnesson cũng lưu ý trong thời điểm này Việt Nam không phải là nơi duy nhất giành lại độc lập mà tại Nam Dương, Sukarno và Hatta cũng được một máy bay Nhật đưa kịp về để tuyên bố độc lập ngày 17.8.1945 trước Việt Nam hai ngày.

Vẫn theo Stein Tonnesson, để bù đắp trong một chừng mực nào đó sự tiếc rẻ của Trường Chinh là CCTT ít bạo lực quá, it đổ máu quá nên trong tháng 8.45 - 9.45 lực lượng Việt Minh dưới quyền chỉ huy của bộ trưởng nội vụ Võ Nguyên Giáp và Trần Quốc Hoàn, phụ trách công an, phải tìm cách giết thêm càng nhiều người cách mạng quốc gia bao nhiêu thì cách mạng càng vĩ đại bấy nhiêu, và số người bi thủ tiêu lên tới cả hàng ngàn người theo ước tính của David Marr trong cuốn Vietnam 1945: The Quest for Power, xuất bản năm 1997.

 

William J. Duiker trong cuốn The Communist Road to Power in Vietnam, nêu ra những yếu tố giúp CMTT diễn ra nhanh gọn, không đổ máu gồm: thời cơ là khoảng trống quyền lực do sự sụp đổ nhanh chóng của chính quyền cũ tiếp theo cuộc đảo chính Nhật, nạn đói 1944-45 khiến người dân căm thù với chế độ cũ và hiện hành, đòi hỏi phải thay đổi với bất cứ giá nào, thêm vào đó họ lại mới được hưởng các quyền tự do ngôn luận và biểu tình do chính phủ Trần Trọng Kim ban bố khiến người dân hăng hái tham gia không sợ sệt bị bắt bớ.

Theo Tonnesson chưa hề bao giờ người dân Việt Nam từ trước tới hiện nay (2015) được hưởng quyền tự do ngôn luận, hội họp, biểu tình như dưới thời Trần Trọng Kim. Yếu tố quan trọng nhất, có thể là quyết định khiến cuộc CMTT bùng nổ và thành công nhanh chóng là khát vọng độc lập, dân chủ, tự do của nhân dân Việt Nam mà Việt Minh đã khôn khéo hứa hẹn với toàn dân. Một yếu tố khác nữa là các đảng phái quốc gia, phần vì chia rẽ, phần vì không có đường lối rõ ràng nhất là thiếu sự vận động, tuyên truyền trong dân chúng nên đã không tranh thủ được lòng dân vốn là nòng cốt của mọi cuộc cách mạng.

 

Tuy nhiên với các sử gia cộng sản thì cuộc cách mạng đã được đề cao hết mức, nhà sử học Phan Huy Lê cho biết Cách mạng tháng Tám có hai giá trị: trước hết là thể hiện sức mạnh quật khởi và đại đoàn kết của dân tộc, thứ hai thể hiện sự lãnh đạo tài tình của Đảng, của Hồ Chủ tịch đã áp dụng chủ nghĩa Mác-Lê một cách cụ thể trong hoàn cảnh Việt Nam(?).

 

CMTT Theo Võ Nguyên Giáp và phản biện của Trần Đĩnh

 

Báo Nhân Dân đăng tham luận của Vơ Nguyên Giáp. Ba ư: cách mạng Việt Nam "sớm nhất Đông Nam Á", Việt Nam lập nước "cộng hoà dân chủ nhân dân đầu tiên" ở vùng này, bài học thắng lợi của kháng chiến là "gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xă hội".

Tôi đă thư cho ông. Viết rằng:

1. Đại tướng nói "Việt Nam là nước thuộc địa đầu tiên đứng lên đấu tranh đưa cách mạng đến thắng lợi…" Xin nhớ cho là Indonesia nổi dậy trước ta, ngày 15.8.1945. C̣n Philippines đă từng giành độc lập từ cuối thế kỷ 19. "Vả chăng đâu có nhờ cái đầu tiên này mà dân ta giàu mạnh đầu tiên ở vùng này? Cũng xin nhớ nước độc lập mà dân không tự do th́ cũng chẳng nghĩa lư ǵ!

2. Đại tướng viết "ngày 2.9.1945, một nước Việt Nam độc lập đă ra đời, nước Cộng hoà dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á". Xin thưa: Đại tướng thêm hai chữ nhân dân vào sau Cộng hoà dân chủ là sai. Quốc hiệu đầu tiện của ta là "Việt Nam Dân chủ Cộng hoà". Người như đại tướng th́ không nên nhầm quốc hiệu.Tưởng cũng nên ghi thêm là Nam Dương tuyên bố Độc lập trước Việt Nam.

3. Đại tướng cho rằng "Thắng lợi lả do có đường lối chỉnh tri, quân sự đúng đắn và sáng tạo của Đảng cộng sản Việt Nam gắn độc lập với chủ nghĩa xă hội". Xin thưa không phải như thế. Từ 1945 đến 1951, đảng Cộng sản Đông Dương đă tuyên bố giải tán. Hơn nữa, Hồ Chí Minh đă phải tự phê b́nh là coi nhẹ cải cách ruộng đất trên tờ Pour une paix durable, pour une démocratie nouvelle (V́ một nền hoà b́nh vững chắc, v́ một chế đệ dân chủ mới) của phe cộng sản. Mãi tới 1954, đến khi đại tướng ra lệnh đào hào vây Điện Biên Phủ mới cải cách ruộng đất, tức là chưa làm xong cách mạng dân chủ th́ lấy chú nghĩa xă hội ở đâu ra mà gắn?

 

          Đài BBC nhân dịp kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám trong tháng 8.2015 có tổ chức một hội nghị bàn tròn về ý nghiã và di sản của cuộc cách mạng này.

 

Nhà văn Vũ Thư Hiên cho rằng, phải gọi cuộc cách mạng là một cuộc khởi nghiã thì đúng hơn vì những mục tiêu đề ra ở những ngày đầu của cuộc cách mạng đã dần dần bị phản bội. Di sản cuộc cách mạng hiện nay là một hệ thống quan liêu tham nhũng đang đè nặng lên đất nước, tước đoạt các quyền căn bản của người dân, không phải chỉ quyền tự do ngôn luận mà cả quyền sống, quyền làm người...

Ông Hiên, khác với luận điệu tuyên truyền của báo chí đỏ cho rằng cách mạng thắng lợi là thắng lợi của chủ nghiã Mác-Lê, nói khi đó số đảng viên cộng sản chỉ trên 1,000 nhưng động cơ chủ yếu là kỳ vọng cuả nhân dân không muốn sống trong nô lệ nưã là quan trọng hơn cả, lớn hơn cả. Thực chất cuộc khởi nghiã chỉ là cuộc biểu dương lực lượng của thanh niên và sinh viên với nguyện vọng tự do chứ sau này ông có tìm hiểu thì trong các đám biểu tình có lẽ chỉ có vài ba đảng viên cộng sản.

 

Ông Trần Tiến Đức, con trai bác sĩ Trần Duy Hưng, thị trưởng đầu tiên của Hà Nội sau Cách mạng tháng Tám cho rằng cuộc cách mạng không dữ dội như trong sách vở mô tả và Việt Minh đã biết lợi dụng “ khoảng trống quyền lực”, nhất là tận dụng cái khát vọng của toàn dân được thoát khỏi ách thống trị ngoại bang và được sống trong độc lập, tự do nên giành được chính quyền một cách dễ dàng.

 

Bà Lê Hiền Đức, trước Cách mạng tháng Tám từng làm giao liên, nói đối với những người cầm quyền hiện nay, bà phải dùng từ căm thù mới lột hết cảm xúc của bà vì trước đây thì bảo là làm cách mạng để đem lai ruộng đất cho dân cày, cho người nghèo nhưng bây giờ nó nghịch hẳn lại, có nghiã là cướp ruộng đất từ người dân cày đem cho bọn nhà giàu...

Thật ra phải nói cướp ruộng đất từ người dân cầy đem cho bọn lãnh tụ cộng sản mời đúng hơn.

         

Ông Lê Diễn Đức viết cho RFA Việt Nam ngày 19.8.2015, cho rằng đó là một cuộc cách mạng vô nghiã và mục đích của nó bị đảo ngược. Những kẻ cầm quyền mặc sức tham nhũng, ăn chặn và bằng đồng tiền ăn cắp và ăn cướp, họ sống xa hoa trên sự nghèo đói của người lao động. Bất công, bất bình đẳng và suy thoái đạo đức xã hội nghiêm trọng, tệ hại còn hơn chế độ thực dân cũ mà dân chúng đã lật đổ.

Tất cả những điều tôi phân tích trên đây tương tự như nhận định của luật sư Nguyễn Văn Đài – trên trang Facebook – một nhà hoạt động dân chủ đang sống ở Hà Nội : Làm cách mạng để xây dựng lên chế độ độc đảng toàn trị, không có tự do, dân chủ và nhân quyền. Đó là một cuộc cách mạng vô nghiã và thất bại. Bởi chúng ta đã thay thế sự cai trị văn minh của giặc ngoại xâm bằng sự cai trị độc ác, tàn bạo, tham lam của giặc nội xâm.

Luật sư Lê Công Định thì cho rằng Ngày Độc Lập phải là ngày 11.3.1945 khi vua Bảo Đại tuyên cáo Độc lập mới đúng còn ngày 2.9.1945 chỉ là ngày Việt Minh đoạt chính quyền từ chính phủ Trần Trọng Kim và khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Lập luận của Lê Công Định được nhiều người tán thành.

 

CHÚ GIẢI

 

- Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh viết trong hồi ký: “... Sau cuộc khởi nghĩa tháng tám 1945, bố tôi đưa cả gia đ́nh từ Thái B́nh về Thị xă Bắc Ninh. Tôi tiếp tục học Trung học Phổ thông ở trường Hàn Thuyên. Một hôm được tin Hồ Chủ Tịch về Bắc Ninh, tôi và mấy bạn học được nhà trường cử đi đón. Mỗi đứa được phát một lá cờ nhỏ bằng giấy, hễ Hồ Chủ Tịch đến th́ vẫy cờ và hô khẩu hiệu chào mừng. Chúng tôi đứng xếp hàng trước cửa pḥng thông tin thị xă, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh tới.

Đợi một lúc th́ có một chiếc xe ôtô con đỗ ngay mép đường, trước cửa pḥng thông tin. Tôi thấy có hai anh cảnh vệ vọt ra trước, cầm lăm lăm tiểu liên, nhẩy lên đứng trên hai cái trụ của bức tường hoa thấp trước pḥng thông tin. Hai anh lia mũi súng sang trái, sang phải, vẻ mặt căng thẳng. Hồ Chí Minh bước ra sau. Quần áo kaki. Giầy vải. Cầm batoong. Người gầy, đen. Râu tóc cũng đen. Ông đứng lại ngay sát chúng tôi, nhưng không để ư ǵ đến bọn trẻ con này cả, tuy chúng tôi ra sức phất cờ và hô “Hồ chủ tịch muôn năm!” .Đứng lại một lát, liếc nh́n chung quanh một chút, mặt đầy cảnh giác, rồi ông đi rất nhanh vào pḥng thông tin. Lưng rất thẳng, gầy nhưng cứng cáp, cử chỉ lanh lẹn – ấn tượng của tôi về Hồ Chí Minh là như thế. Hồi đó, ở Bắc Ninh, Việt Nam Quốc dân đảng hoạt động khá mạnh. Đă có những cuộc đụng độ vũ trang giữa lính Quốc dân đảng và Vệ quốc đoàn ở Thị Cầu. Chắc v́ thế nên Ông Hồ và các vệ sĩ của ông rất cảnh giác...”

- Hôm đó người viết cũng có mặt nhưng tình cờ thôi vì tôi thường hay có thói quen rẽ qua ty Thông tin để đọc báo, trên đường đi tới trường Hàn Thuyên hoặc trở về. Những lời nhận xét về ông Hồ của Nguyễn Đăng Mạnh rất chính xác, chả thế mà hồi đó có bài hát trong đó có câu, “ Ai yêu bác Hồ Chí Minh hơn chúng em nhi đồng? Ai yêu bác Hồ Chí Minh hơn chúng em nhi đồng nữa? Bác chúng em nước da nâu vì sương gió. Bác chúng em thề cương quyết trả thù nhà...” Tôi còn lên Đáp Cầu, cách Bắc Ninh khoảng bốn, năm cây số tới trụ sở của Quốc Dân Đảng để nghe diễn thuyết đả đảo Việt Minh và được phát báo Ngày Nay do Khái Hưng làm chủ bút đem về đọc. Hồi nhỏ đâu có biết sợ hay khủng bố là gì đâu.

 

LỜI BÀN CỦA NGUYỄN THƯỢNG VŨ

Chương này kể lại chuyện cuộc Cách mạng tháng 8 năm 1945 tại các tỉnh nhỏ của Việt Nam thời đó, hầu hết các tỉnh được nhắc tới là các tỉnh nhỏ Miền Bắc và Miền Bắc Trung Phần.

Cuộc cách mạng này din tiến rất ngăn nắp, ḥa b́nh. Đám biểu tinh Việt Minh tới ṭa tỉnh, mang theo các pancarte với khẩu hiệu Việt Minh. Ông tỉnh trưởng (Tổng Đốc hay Tuần Phủ) mở của ṭa Đốc Lư tiếp rước các người này vào tòa tỉnh, không hề có việc phản kháng. Quân đội Nhật bỏ đi, quân đội Pháp chưa trở lại, các đảng phái Quốc Gia trốn tại nhà, chùm chăn giả vờ ngủ. Thế là hết.

Có nhiều người thân Việt Minh thời đó cũng bị giết ngoài các nhân vật lớn như Tạ Thu Thâu. Trong lúc hỗn quan, hỗn quân, chẳng ai bảo được ai, ai xui th́ chết. Các người như Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ, Tướng Nguyễn B́nh th́ phải đợi một thời gian sau mới bị thủ tiêu.

Trong cuộc cách mạng Pháp năm 1789 cũng vậy, rất nhiều người chết oan, c̣n nhiều người chết oan hơn Việt Nam vào năm 1945 nữa.

 

A group of soldiers marching in front of a building

Description automatically generated with medium confidence         

Cách mạng Tháng Tám tại Hà Nội – 19.8.1945

 

 

A picture containing text, outdoor, people, crowd

Description automatically generated

Cách mạng Tháng Tám tại Sài Gòn – 23.8.1945

 

A picture containing outdoor, person, group, crowd

Description automatically generated

Ngày Độc Lập tại Hà Nội – 2.9.1945

 

 

Chương  52

 

 

VÀO LUỒN RA CÚI CÔNG HẦU MÀ CHI

TRẦN HUY LIỆU: MỘT MẪU NGƯỜI “NÓI NHƯ VẸM ” CỦA VIỆT MINH

 

Trần Huy Liệu (5.11.190128.7.1969)

          Thân thế

Trong cuộc Cách mạng tháng Tám 1945, Trần Huy Liệu đã giữ một vai trò vô cùng quan trọng, ông là Phó chủ tịch Uỷ ban Khởi nghĩa, chỉ đứng sau chủ tịch Ủy ban là Hồ Chí Minh. Ông cũng là người viết Quân lệnh số 1 cho Quân đội Giải phóng tức bộ đội Việt Minh. Khi Hồ thành lập chính phủ lâm thời, ông là Bộ trưởng bộ Thông tin và Tuyên truyền, sau đó còn đại diện Chính phủ vô Huế tiếp nhận ấn kiếm của vua Bảo Đại. Đó cũng là thời kỳ tột đỉnh vinh quang mà chính ông cũng tự nhận. Trước khi hoạt động cách mạng ông đã từng là nhà báo, nhà văn có tiếng tăm. Vì những lẽ trên ta không thể bỏ qua cuộc đời của ông cả về phương diện chính trị lẫn văn học và tình cảm.

 

Ông quê ở làng Vân Cát, xă Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Ông có bút danh chính là Nam Kiều và nhiều bút hiệu khác như Đẩu Nam, Hải Khánh, Côi Vị, Ẩm Hân Kiếm Bút. Thuở nhỏ ông học thầy Bùi Tŕnh Khiêm ở Nam Định, Hà Nội. Từ năm 1924, ông vào Nam cộng tác với các báo Nông cổ mín đàm, Rạng đông, làm chủ bút tờ Đông Pháp thời báo. Tháng 6 năm 1927 ông bị Pháp bắt, kết án tù v́ có chân trong các tổ chức yêu nước (Việt Nam Quốc Dân Đảng).

 

Trần Huy Liệu có một người vợ chính thức và bốn người con. Ngoài ra, ông có một bà vợ không chính thức và hai người con nữa. Bà vợ không chính thức dù có con em tham gia bộ đội và ủng hộ rất nhiều cho kháng chiến, bà vẫn bị quy địa chủ tại Cuộc cải cách ruộng đất năm 1954, giam giữ đến gần chết v́ lao phổi. Ngoài ra, Liệu còn đèo bồng thêm một nhân tình và mối tình này trong một buổi họp do Trường Chinh chủ tọa, Liệu bị đảng bắt phải chấm dứt vì sợ làm gương xấu cho những cán bộ khác. Liệu về bề ngoài không có gì hấp dẫn nhưng mồm miệng khéo léo, trơn tru như Sở Khanh nên trở thành một đối tượng sáng giá của phái đẹp. Ngay Bảo Đại trong lần gặp đầu tiên khi Liệu vô Huế nhận ấn kiếm tượng trưng cho sự thay đổ triều đại cũng thất vọng thấy Liệu không có vẻ gì là một bậc trí thức hay có dáng dấp oai phong của một đại diện chính phủ cách mạng. Mà sự thật là vậy, Liệu mắt bị lé, luôn luôn phải đeo kính râm, chân đi lại thọt do bị ngã khi đi lấy tổ yến tại Côn Đảo. Tuy nhiên tại Côn Đảo, các tù nhân rất phục tài ăn nói của ông, vì ông đã có một thời “ làm báo nói láo ăn tiền”. Chắc Hồ nhận ra ưu điểm này nên phong ông làm Bộ trưởng Tuyên truyền vì thuở ban đầu Việt Minh chưa được đồng bào tin tưởng nên cần một người như ông để “ ăn không nói có» rồi “ có ít xít ra nhiều” mà cách mạng thành công không phải vì thực lực mà phần lớn là vì “ nước bọt gột nên hồ ”. Chúng ta không quên Hồ từng căn dặn các cán bộ thời còn trong bí mật là “ Cứ nói sao cho dân tin là thành công một nửa, chẳng cần biết là đúng hay sai, thật hay dối.”

          Các hoạt động chính trị

Năm 1928 ông thành lập Cường học thư xă chuyên xuất bản sách nâng cao dân trí và cũng trong năm này gia nhập Việt Nam Quốc Dân Đảng, được cử làm Bí thư Xứ bộ Nam Kỳ. Bị Pháp bắt vào khoảng tháng 8 năm 1928, ông bị kết án 5 năm tù và đày ra Côn Đảo. Trong tù, v́ tiếp xúc với người cộng sản và bị tuyên truyền ông tuyên bố ly khai Quốc dân đảng, tự nguyện đứng vào hàng ngũ những người cộng sản. Trong tù ông được một tay anh chị tên Nguyễn Phương Thảo sau đổi tên là Nguyễn Bình rất phục tài cao học rộng của ông, thường nhờ ông giải đáp mọi vấn đề, sau đó còn nghe lời ông tuyên truyền đi theo cộng sản.

 

Năm 1935, ông ra tù, bị trục xuất về miền Bắc. Từ năm 1936, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, tích cực hoạt động cho đảng. Tháng 10 năm 1939 ông lại bị bắt đày đi Sơn La, Bá Vân, Nghĩa Lộ. Đến tháng 3 năm 1945, tham gia phá trại giam Nghĩa Lộ, vượt ngục trở về Hà Nội làm công tác cách mạng. Thật ra rất nhiều người tù chính trị không phân biệt đảng phái đã được bộ trưởng Trịnh Đình Thảo trong chính phủ Trần Trọng Kim phóng thích sau khi Nhật đảo chính Pháp ngày 9.3.1945 và Liệu cũng có thể được tha trong dịp này.

 

Tháng 8.1945, ông dự Đại hội Quốc dânTân Trào và được bầu làm Phó chủ tịch Ủy ban dân tộc giải phóng (có vai tṛ như Chính phủ cách mạng lâm thời lúc đó). Ông là người soạn Quân lệnh số 1 phát lệnh Tổng khởi nghĩa toàn quốc dẫn đến Cách mạng Tháng Tám thắng lợi rồi làm Bộ trưởng Bộ Thông tin Tuyên truyền trong Chính phủ lâm thời Hồ Chí Minh. Ngày 25 tháng 8 năm 1945 ông thay mặt Chính phủ cùng với Nguyễn Lương BằngCù Huy Cận vào kinh đô Huế chấp nhận sự thoái vị và nhận ấn tín của vua Bảo Đại. Ông tiếp tục được giữ chức này cho tới tháng 3.1946 thì chuyển sang làm việc tại Quốc Hội bù nhìn vì có lẽ đảng Cộng sản không cần tới ông nữa vì đã nắm vững chính quyền rồi và đảng đã có những cán bộ khác thay thế.

 

          Trần Huy Liệu trong đợt chỉnh huấn 1952

           

Qua đợt chỉnh huấn năm 1952, ông bị phê bình nặng nề về nhiều tội:

 

-Lăng nhăng về tình cảm: Nguyên là trong tù ông đã tán tỉnh qua thư từ cô em họ một nữ hộ sinh tên là Phạm Thị Bách và hai người đã thề non hẹn biển dù ông đã có vợ và bốn con ở quê nhà. Dưới đây là một đoạn viết bởi Trần Chiến, con trai cuả Liệu và bà vợ hai:

“...Hẳn đây là một cuộc hôn nhân xếp đặt, giữa các đấng sinh thành, v́ nhà xa nhau, đều c̣n “trẻ con”, hai người chả làm ǵ có chuyện t́m hiểu, hẹn ḥ. Khỏe mạnh, tần tảo, không ngại việc, bà Nguyễn Thị Tư xứng là con dâu trụ cột trong cái gia đ́nh tiếng cả mà chẳng sang. Tính toán miếng ăn độ nhật, lo giỗ chạp, bà làm đủ việc của nhà nông, sau này buôn nước mắm và nhiều nghề khác đắp đổi qua ngày. Bố tôi làm cách mạng, lấy ở tù làm “nghiệp”, th́ bà, ở ngoài, chắc c̣n vô vàn khổ cực.

Không thỏa măn với người vợ xếp đặt, ông phải yêu, phải đèo ḅng nữa...”

 

Sau khi ra tù Liệu bị trục xuất khỏi Nam Kỳ, nên Liệu và Bách thường hẹn hò nhau tại Huế trong thời ông làm báo phải đi đây đó để lấy tin tức. Chuyện này tất nhiên vỡ lở, vợ ông tìm tới bà Trường Chinh cầu cứu. Bà Trường Chinh sợ đức ông chồng bắt chước nên bảo chồng bắt ông Liệu phải cắt đứt mối tơ duyên.

 

Dưới đây là buổi họp đặc biệt do chính bà Phạm Thị Bách, bút hiệu Thu Tâm kể lại trong hồi ký “Những Ngày Xa Xưa Ấy ”:

... Đó là cuộc họp ở ṭa soạn báo Tin tức 105 phố Henry d’Orlean (Phùng Hưng), Bách gọi là “phiên ṭa đặc biệt”, diễn ra ngay sau ngày cặp uyên ương trở về từ Huế.
Ở tuổi bảy mươi, bà lăo Phạm Thị Bách nhớ lại trong “Những ngày xa xưa ấy”:


… có mặt: Đặng Xuân Khu, Trần Đ́nh Long, Hoàng Quốc Việt, Khuất Duy Tiến, và dĩ nhiên là cả anh Liệu. Chính giữa là một chiếc bàn tṛn, phía trước c̣n chiếc ghế trống, có lẽ để dành cho tôi…

Anh Khu trả lời giọng dịu ngọt:

“Chị không có tội ǵ cả, v́ luật lệ Đảng không cho phép đảng viên có hai vợ, thế thôi!”
Anh Long nói tiếp: “Chị Thu Tâm, chúng tôi thương chị nhiều lắm nhưng có bổn phận phải thương sự nghiệp của anh Liệu nhiều hơn”.

Anh Việt nói thêm: “Chẳng là anh Liệu vốn làm việc ngoài công khai, nếu anh trái luật Đảng lấy vợ hai th́ quần chúng sẽ bất măn không tín nhiệm Đảng nữa, đại cuộc sẽ v́ vậy mà giảm thanh thế đi. Xin chị hăy suy nghĩ cho kỹ mà đừng oán giận chúng tôi”

Anh Khu xích ghế lại gần tôi giọng vuốt ve an ủi:

“Mai sau Việt Nam độc lập, tên anh Liệu ghi vào lịch sử, chị cũng sẽ được tiếng thơm muôn đời!”

 

Bà Bách suy sụp trở về Nam, trách Liệu coi “phu thê như y phục”. Chiến tranh, chia cắt rồi lại chiến tranh. Bằn bặt. Sau năm 1975, nhà sử học Phan Huy Lê vào Đà Lạt, bà Bách t́m gặp, kể sau này số hồng nhan đa truân thêm vài lần nữa “nhưng không ai được như ông Liệu ”. Rồi bà ra Bắc thăm ông, đă nằm dưới đất...

-Lấy con gái địa chủ và con dâu Việt gian

Bà vợ hai của Liệu lại chính là vợ của Phạm Giao, con trai lớn của Phạm Quỳnh. Dưới đây là đọan viết trích trong hồi ký “ Cõi Người ” của Trần Huy Liệu do con trai của Liệu với bà vợ hai là Trần Chiến chấp bút:

...Mẹ tôi tên là Nguyễn Thị Hy, sinh năm Quư Sửu 1913, ở nhà thường gọi là Sửu. Nhiều người bảo bà là “Hoa khôi Hàng Đường ” nhưng trong kư ức, tôi thấy bà có những đường nét hài ḥa tạo nên cái vẻ buồn buồn... Ông ngoại tôi là cụ Nguyễn Văn Ngọc, đốc học tỉnh Hà Đông, soạn những sách Cổ học tinh hoa (chung với cụ Trần Lê Nhân), Nam thi hợp tuyển, Tục ngữ phong dao, Đào nương ca... Chín người con sinh ra không “đậu” cả, mẹ tôi trở thành con gái lớn. Hiệu sách Vĩnh Hưng Long thư quán ở Hàng Đường của ông tôi, nhiều “cậu” thông phán, kư lục, học tṛ trường Bưởi ghé lại mua bút ch́, thước kẻ, cốt nh́n mặt cô Sửu.

Ông ngoại tôi đồng hương Hải Dương, đồng môn trường Thông ngôn với học giả Phạm Quỳnh, bèn gả con cho nhau.

         

Mẹ tôi lấy chồng - Phạm Giao, rất sớm sau nhiều năm được sêu Tết, anh Vinh tôi ra đời khi bà mới mười chín tuổi. Là dâu cả cụ thượng thư, nhà có người hầu, nhưng sáng sáng bà dậy sớm đun nước cho bố mẹ chồng rửa mặt, pha chè. Bà là người an phận, được dạy dỗ theo kiểu cổ điển, không được xem Truyện Kiều và truyện Tự lực văn đoàn lăng mạn, nhưng không đáp ứng được ông chồng “tân tiến”; ông Phạm Giao “lập” bà hai hiện đại, biết đi xe đạp, mặc váy... Sau nhiều đau khổ, tủi phận, măi tới năm 1943, với lư do bố mất (1942) phải trông nom các em, mẹ tôi mới đem anh Phạm Dũng ra Bắc được, c̣n anh Vinh, đích tôn, ở lại Huế với ông bà nội Phạm Quỳnh đến măi sau này.

Năm 1945, như nhiều người dân, mẹ tôi hồ hởi chào đón nền độc lập, biết đến những nhân vật đ́nh đám trong chính trường, trong đó có Trần Huy Liệu. Tuần lễ vàng, bà bế anh Dũng bảy tuổi lên để bỏ vàng vào thùng quyên góp ở g̣ Đống Đa. Ông ngoại tôi đă mất nhưng ngôi nhà ở Thái Hà Ấp vẫn đông đúc. Do xung đột với Quốc dân đảng, cán bộ Việt Minh ban ngày đến trụ sở ngoài phố, tối lui về cơ sở ở ngoại ô tránh nguy hiểm, chỗ Thái Hà Ấp chủ yếu là người của Văn hóa cứu quốc như Xuân Thủy, Nguyễn Đ́nh Thi, Văn Tân... Trần Huy Liệu là Việt Minh gộc đă đành, lại từ Quốc dân đảng “chạy” sang, càng là mục tiêu báo thù.

Đi về nơi đây, ông thấy ḿnh bắt đầu cảm mến người thiếu phụ có vẻ đẹp buồn buồn, chờ buổi tối được bà mang cho bát chè đường nấu kiểu hàng phố. Gia đ́nh là cơ sở tin cậy, ông biết thế. Nhưng bà chủ lại vốn là dâu con ông thượng Nam Triều, ông cũng biết thế. Sự quyến rũ thật khó cưỡng, và hẳn bố tôi phải không ngừng tự cảnh tỉnh hậu quả chữ “đa thê” mà tổ chức từng áp dụng vào ḿnh. C̣n mẹ tôi, an phận và yếu ớt, đâu có lạ ǵ cái vị “chồng chung”.

         

Chiến tranh Pháp - Việt không tránh được. Chị đă chuẩn bị đi đâu chưa”. Một hôm, bố tôi nói thế. Và gửi mẹ tôi mấy bồ sách đem lên chỗ tản cư. Phần ḿnh, ngoài đồ đạc, mẹ tôi có cả bồ tạp chí Thanh Nghị. Cái sự phải đến đă đến ở Lập Thạch, Vĩnh Phúc, nơi ông tôi có cái ấp ở làng Bồ Tỉnh, dưới chân núi Con Voi. Trong vai người tuyên truyền của bộ máy kháng chiến, bố tôi đi nhiều nơi, trong đó có vùng an toàn khu Lập Thạch. Chị Trần Nguyệt Quang ra đời năm 1947, bố tôi gặp khó với tổ chức, đă đành, mẹ tôi phải điều tiếng “con dâu Việt gian dụ dỗ cán bộ”. Đứa con của kháng chiến c̣i cọc, ghẻ lở, lớn lên giữa những chú bộ đội đóng trong nhà. Ông tôi để lại ruộng, mẹ tôi cho cấy rẽ, nhờ tô tức mà không đến nỗi thiếu thốn, đóng góp cho kháng chiến không ít.

Bố tôi, giữa những đợt đi công tác tuyên truyền, lộn qua lộn lại hai bên sườn Tam Đảo, bên Thái Nguyên có cơ quan, gia đ́nh lớn, bên Vĩnh Phúc là vợ con “nhỏ”. Tôi ra đời năm 1951, ba tuổi “tham gia” cải cách ruộng đất.  Mẹ bị cô lập, tôi hô “Đả đảo địa chủ” theo tiếng hô của nông dân bên ngoài. Nhờ sự can thiệp của bố, hai chị em “thoát ly” mẹ lên với họ hàng ở Lạng Sơn. Ấp Bồ Tỉnh c̣n lại “Hoa khôi Hàng Đường”, trơ trọi, tuyệt vọng trong ṿng vây của những người nông dân mà bà chả làm ǵ ác độc, và bệnh lao tàn phá. Năm 1954, nhờ có tiền thoái tô trong Thành gửi lên, bà được thoát, ra Vĩnh Yên bằng cáng rồi về tới Hà Nội...

 

-Liệu dám cả gan chỉ trích Hồ và Trường Chinh đã làm hai việc sai lầm: ký Hiệp ước Sơ bộ cho phép Pháp đem quân ra Bắc và giải tán Đảng Cộng sản Đông Dương.

 

-Liệu đã không đồng ý về thàhh phần địa chủ trong việc CCRĐ.

 

-Nhưng các lỗi lầm bị chỉ trích trên thật ra chỉ là mặt nổi mà cái lý do chính Liệu bị đá văng ra khỏi lãnh vực chính trị là cái gốc to tổ bố Việt Nam Quốc Dân Đảng còn nằm sờ sờ trong hồ sơ lý lịch của ông được khui ra trong lớp học Chỉnh huấn. Cũng vì cái gốc này mà ông dù đã vào đảng Cộng sản từ năm 1936, trước cả Võ Nguyên Giáp lẫn Phạm Văn Đồng mà không bao giờ được bầu vào ban Chấp hành Trung ương.

Suốt trong đợt chỉnh huấn, Liệu rất chán nản về tình đời và “Cõi Người ” nhưng ông còn hai gia đình và một đống con khiến ông phải tìm một con đường thoát thân tường đối thoải mái thay vì cố bám để rồi trước sau sẽ bị lôi ra đấu tố vì trong thời gian đó ông cũng đã được cử đi dự cuộc đấu tố bà Nguyễn Thị Năm nên ông cũng biết thân biết phận.

         

Dưới đây là mấy đoạn trích trong Nhật Ký của Trần Huy Liệu viết trong thời kỳ dự Chỉnh Huấn:

1-10-1952
Số học sinh dự lớp chỉnh Đảng khóa II ở đây đă lên đến 240 người…(Nhật kư q. 444)

Kéo dài từ cuối năm 1952 sang đầu năm 1953, cuộc chỉnh Đảng tạo nên những trạng thái hết sức khác nhau trong con người Liệu. Một mặt, là sự bứt rứt, thấy “không hợp” khi cứ phải kiềm chế từng câu nói, không dám đùa cợt, bồng bột.


…Nghe phổ biến yêu cầu chỉnh Đảng. Viết tự kiểm thảo, xem xét từng chi ly nguồn gốc giai cấp, ư thức, các quan hệ của ḿnh. … Cùng đi với ông thường là Cung, cũng ở Thường trực Quốc hội, người chịu phận rất éo le trong đợt chỉnh huấn.


6-10-1952
Anh bị tổ truy riết v́ anh đă không t́m ra tội lỗi ǵ. Mà không tội lỗi ǵ tức là tự nhận ḿnh đă toàn thiện toàn mĩ, là không thành khẩn trong việc học tập. Kết cục, v́ thấy anh ở ban Thường trực Quốc hội, người ta đưa ra 41 câu hỏi về mọi vấn đề quốc kế, dân sinh, kháng chi
ến, kiến quốc để buộc anh trả lời… Anh đă phải khóc nức nở v́ người ta trút cả trách nhiệm lên đầu anh từ việc bộ đội không được tiếp tế đầy đủ đến những lầm lỗi của một người dân quê. Sáng nay và cả chiều nay, anh vẫn bị truy như thế (Nhật kư quyển 444)

18-5-1953
Nhưng ḿnh không dự hội nghị, mà đi dự cuộc đấu địa chủ Nguyễn Văn Bính tức Tổng Bính tại xă Dân Chủ… Một anh bạn hỏi người ngồi bên th́ y nói: “Tôi đối với ông ấy (chỉ địa chủ Tổng Bính) cũng không có chuyện ǵ”. Ban tổ chức đi gọi người nào có “vấn đề” với địa chủ th́ vào trước. Một số lững thững đi vào. Có người không chịu vào trước, nói: “Tôi có ít thôi, để nói vào cuối cùng”. Nhưng có ai biết được người tố cuối cùng sẽ là ai? … Trước mấy chiếc bàn để dành cho chủ tịch đoàn và ban thư kư, một chiếc bục kê lên cho địa chủ quỳ và đằng sau có những biển quy định chỗ ngồi: “địa chủ ngoan cố”, “địa chủ đă thanh toán”, “phú nông nói láo”, “phú nông chưa thành khẩn” và “những người phú nông”. Số quần chúng đến dự độ 700 trở lại. Có cả một số bộ đội và nhân viên cơ quan ở gần.

… Đến lượt địa chủ vào. Hai tay bị trói quặt ra sau, nhưng vẫn phải ḅ từ ngoài vào, đeo bên ḿnh những gói quần áo. Ngoài tiếng hô đả đảo, những người ngồi gần lối y vào cũng với tay ra đánh tát tơi bời. Không đợi để quỳ lên bục, một người đă túm lấy tóc mà “tố”. Trận vũ băo bắt đầu.

Ḿnh đă đọc hồ sơ của B., biết rơ tội ác của B. B. trước làm lư trưởng rồi phó tổng hồi Pháp thuộc. Sau Cách mạng tháng Tám, B. làm chủ tịch Uỷ ban hành chính kháng chiến xă rồi UBHCKC huyện. B. cũng là đảng viên cộng sản đầu tiên ở đây.

Một số người vào tố đầu tiên buộc tội B. đă làm tay sai cho Cung Đ́nh Vận, tuần phủ Thái Nguyên ngày trước, để lùng bắt Việt Minh và đồng chí Chu Văn Tấn.
Tuy vậy, ngoài một người ra, hầu hết những người khác đều không đem được ra những bằng chứng cụ thể. Có người không nói được rơ cả việc xảy ra ở đâu? ngày tháng nào?

…Một người khác kể tội B. khi dạy học đă dùng thước đánh ḿnh. Nói tóm lại, người ta không c̣n thấy ǵ là tính chất giai cấp đấu tranh của nông dân chống địa chủ nữa.

Nếu ḿnh hôm ấy chỉ là một người xa lạ đến dự th́ sẽ không biết B. có phải là địa chủ cường hào gian ác không và v́ sao phải đem ra đấu tố? Khuyết điểm là chủ tịch đoàn, trước khi đem tố, không giới thiệu tóm tắt những tội trạng của y rồi mọi người đem bằng cớ ra để chứng thực. Những phần tử cốt cán đem ra tố, đă bị bồi dưỡng theo một kiểu cách sai lệch đến lố bịch. Đại đế anh nào chạy ra cũng đầu tiên vỗ ngực bằng một câu hỏi: “Mày có biết tao là ai không?” và “Mày đă dựa vào thế lực nào?”, “Đéo mẹ tiên sư mày, không nhận tao đánh bỏ mẹ bây giờ”, bằng những cử chỉ hùng hổ và quát tháo om ṣm, lại không có lư lẽ ǵ cũng như không đem được ra chứng cứ. …người ta bắt tội nhân phải quỳ trên sàn gỗ tính ra từ 11 giờ đến 4 giở rưỡi chiều. Mỗi khi tội nhân run rẩy gục xuống th́ những tiếng thét từ xung quanh lại vang lên: “Quỳ cao lên!”. Anh du kích đứng sau lưng thỉnh thoảng lại dọi một báng súng mỗi khi thấy phạm nhân quỳ thấp xuống, nghĩa là đặt đít vào hai gót chân.

 …nhục h́nh khôn nạn c̣n diễn ra dưới chính quyền dân chủ nhân dân này!
Hôm ấy, c̣n diễn ra một cảnh tượng nữa là người trong gia đ́nh tên B. cũng được áp giải ra hội trường. Trong đó có một bà cụ già khọm, mẹ của B, và một đứa trẻ độ 3, 4 tháng nằm trên bàn tay vợ của B. …

 

(Nhật kư quyển 447)

Nhật kư ngày 22-5-1953 ghi về cuộc đấu tố địa chủ Cát Hanh Long tức Nguyễn Thị Năm, cũng ở hai xă Đồng Bẩm và Dân Chủ.

Số người tới dự độ 1 vạn trở lại, …Hôm nay cũng như hôm trước, chủ tịch đoàn lại phạm một khuyết điểm là ra lệnh cho quần chúng hễ thấy địa chủ vào là đả đảo kịch liệt. Một việc làm thừa! Nguyễn Thị Năm và hai con Hanh, Công cùng đầy tớ là đội Hàm, Chính, Chiêu vào. Quần chúng hô đả đảo vang dậy và đ̣i phải đứng lên cao quay mặt tứ phía cho ai nấy đều trông thấy mặt để đả đảo. …Những dự cảm lớn dần, trở thành nỗi lo, rồi hiển hiện trước mắt mối nguy hiểm. Nguyễn Thị Năm bị bắn. Đấu tố ngày càng khắc nghiệt. Không ít đội “xâu chuỗi”, “bắt rễ” nhầm, để người ta đem tư thù tị hiềm ra trị nhau. Hệ thống cán bộ ở cơ sở lung lay. Đêm đêm, có những bí thư Cộng sản bị lôi đi kết tội “Quốc dân đảng, vợ con không bao giờ thấy trở về. Không khí làng quê u uất, căng như có quả bom tấn gài vào. Nhức nhối nhất, là khi “lũ” tràn về gia đ́nh thứ hai bên kia Tam Đảo. Dù có ba em, một đă hy sinh – và một con trong quân ngũ, đóng góp thóc gạo cho bộ đội, dù căn nhà thường xuyên nuôi ăn cả tiểu đội, Sửu vẫn bị quy địa chủ v́ mấy chục mẫu ruộng cụ đốc Ngọc mua bằng tiền viết sách trước kia. Bị cô lập thiếu ăn, bà ho lao, thổ ra máu, mà không có tiền chữa chạy.

         

          Các hoạt động văn học

 

Ông biết và linh cảm đã sắp hết thời oanh liệt, chanh đã vắt hết nước giờ là lúc bỏ vỏ, ông biết mình hàng thần lơ láo nên nêu nguyện vọng được chuyển sang chuyên nghiên cứu về sử nước nhà. Đúng ý đảng muốn, ngày 2/12/1953 Tổng bí thư Trường Chinh quyết định thành lập Ban nghiên cứu Văn Sử Địa trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng gồm Trần Huy Liệu, trưởng ban cùng với Minh Tranh, Tôn Quang Phiệt, Hoài Thanh, Trần Quốc Thảo, Vũ Ngọc Phan.

Từ 6 nhân sự ban đầu, cùng với việc thu thập tư liệu, ông theo đường lối “chiêu hiền, đăi sĩ” và đào tạo đội ngũ. Với uy tín sẵn có, ông đă vận động được các nhà sử học như Trần Văn Giàu, Đào Duy Anh, Văn Tân, Trần Văn Giáp, Nguyễn Lương Bích… và các nhà nghiên cứu văn học như Nguyễn Đổng Chi, Trần Thanh Mai, Ngô Quang Miện, Đinh Gia Khánh… tham gia hoạt động của Ban.

Năm 1960, Viện Sử học chính thức được thành lập. Ông được cử giữ chức Viện trưởng. Và ông cũng được bầu làm Chủ tịch đầu tiên của Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, rồi Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học xă hội Việt Nam.

Trong buổi Lễ Kỷ niệm Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7/1969 khi ông đang nói chuyện tại Hội trường Ủy ban Khoa học Xă hội th́ bị đột quỵ và qua đời ngày hôm sau  hưởng thọ 68 tuổi. Ông khi mất không được vinh dự nằm trong nghĩa trang Mai Dịch nhưng khi cải táng, Đảng lại thương tình cho ông vào nằm cạnh các “đồng choé” của mình.

 

CHÚ GIẢI

Câu chuyện anh hùng Lê Văn Tám

-Trong bài viết đăng trên tạp chí Xưa và Nay số ra tháng 10 (năm 2009), giáo sư sử học Phan Huy Lê nói rằng ông đă được ông Trần Huy Liệu, Viện trưởng Viện sử học và cũng là Bộ trưởng Tuyên truyền hồi thập niên 1940 kể cho nghe nhân vật Lê Văn Tám là do ông Liệu dựng lên để cổ vũ tinh thần chiến đấu của người Việt. Ông Phan Huy Lê cũng nói rằng ông Trần Huy Liệu đă nói với ông và hai người khác trong một cuộc gặp: Sau này khi đất nước yên ổn, các anh là nhà sử học, nên nói lại giùm tôi, lỡ khi đó tôi không c̣n nữa.

-Phạm Vinh, cháu đích tôn của Phạm Quỳnh, sinh ngày 21/5/1932, tại nhà số 5 phố Hàng Da, Hà Nội, trụ sở ṭa soạn tạp chí Nam Phong, khi Phạm Quỳnh vẫn c̣n làm chủ nhiệm kiêm chủ bút. Năm 1938, bố mẹ li dị v́ không c̣n hợp nhau nữa, nhưng Phạm Vinh vẫn cùng mẹ và em sống với gia đ́nh Phạm Quỳnh ở Huế, tại biệt thự Hoa Đường. Đến năm 1943, ba mẹ con mới ra Hà Nội sống với bên ngoại. Năm 1945, sau Cách Mạng Tháng Tám, bên nội ly tán, Phạm Vinh mới 13 tuổi đă phải xa cả bố lẫn mẹ. Rồi năm 1946, mới 14 tuổi đă thành nhân viên kế toán cho Công binh xưởng K6 Cục Quân giới, liên khu 11 đến gần hết năm 1947 th́ được về sống cùng với mẹ và các em tại Vĩnh Yên để đi học tiếp đến gần hết năm 1948. Khi trường Lục quân khóa 6 về đóng tại trường học Vĩnh Yên, Phạm Vinh xin nhập ngũ ngày 4/3/1950, công binh khóa 6 trường Lục quân, học tại Trung Quốc. Vào Đảng Cộng sản Đông Dương ngày 20/10/1950, được công nhận là đảng viên chính thức ngày 18/5/1951. Xong khóa học, th́ về nước, được phát hiện “có năng khiếu văn nghệ ”, nên đưa vào đoàn Văn công F.351. Những năm 1951 đến 1953, anh đi biểu diễn phục vụ chiến sĩ các chiến dịch Ḥa B́nh, Tây Bắc, rồi Điện Biên Phủ. Và dự Hội diễn văn công toàn quân ở Việt Bắc (Thái Nguyên). Đến tháng 8/1954 th́ về công tác tại Đoàn Ca múa Tổng cục Chính trị, tham gia tiếp quản tỉnh Nam Định, biểu diễn ở Thái B́nh, Nam Định, Phát Diệm và toàn vùng đồng bằng Bắc Bộ. Dù là học Công Binh nhưng vì là cháu Phạm Quỳnh nên cộng sản chỉ cho làm văn công để giải trí cho cán bộ giống như chú là Phạm Tuyên mà thôi.

- Hồi kư Trần Huy Liệu, NXB Khoa học xă hội 1991) có đoạn: “Trong khi ấy bọn Pháp đă bắt đầu nhẩy dù xuống Huế, tên Pháp vừa nhẩy dù xuống đă hỏi ngay đến Bảo Đại, Phạm Quỳnh. Ta một mặt tước khí giới của tên Pháp, một mặt xử trí thích đáng ngay những kẻ tay trong của Pháp như Ngô Đ́nh Khôi, Phạm Quỳnh, đồng thời cô lập Bảo Đại…” Như vậy ông thẳng thừng coi ông Phạm Quỳnh là “tay trong của Pháp ” và việc “xử lư thích đáng “(tức bắn chết ngay) là việc làm đúng đắn.

 

Nhưng sau này, đă có nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, trong các cuộc hội thảo, đă đưa ra nhiều bằng chứng cho thấy ông chủ báo Nam Phong Phạm Quỳnh có nhiều công hơn tội, không đáng phải chết thảm như vậy. Đó là việc một thời gian dài ông luôn nhiệt thành với việc chấn hưng văn hoá dân tộc, là một người yêu nước bằng tích cực cổ suư nền quốc học. Giáo sư sử học Văn Tạo (từng là một học tṛ của ông Trần Huy Liệu, cũng công tác tại Viện Sử học) đă viết: “Phạm Quỳnh không có hành vi nào tàn ác với nhân dân, không đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân như nhiều quan lại thời Nguyễn, không ra lệnh bắt tù đầy các nhà yêu nước. Nhưng mặt khác, ông lại có công chuyển tải văn hoá Đông-Tây làm phong phú cho ngôn ngữ, văn hoá dân tộc Việt Nam thời đầu thế kỷ XX, công lao đó đáng được ghi nhận.

 

Vậy là, ngay cả đến cuối đời, Trần Huy Liệu vẫn không hiểu đúng về Phạm Quỳnh, đă có những lời viết “bất nhẫn” kể trên. Liệu được cộng sản đề cao là một nhà sử học mà lại có cái nhìn chủ quan đầy ghen ghét, thù hằn như vậy sao?

LỜI BÀN CỦA NGUYỄN THƯỢNG VŨ

Chương 52 cuốn sách của Hoàng Xuân Thảo viết về một nhân vật quan trọng trong thời gian đầu của Đảng Cộng Sản Việt Nam là Trần Huy Liệu.

Trần Huy Liệu tuy không tốt nghiệp Đại Học, không có văn bằng Tiến sĩ, không đi Nga tu nghiệp tại Đại Học Stalin nhưng ông ta có kiến thức cao hơn các người khác nhiều. Ông vẫn giữ nhiều khía cạnh con người tư sản, bourgeois. Ông nói chuyện có duyên, bàn về nhiều vấn đề Sử Học hay Triết Học rất mạch lạc và dễ  hiểu. Ông rất thích đàn bà đẹp và ông tán tỉnh giỏi, tuy nhiên đàn bà cũng là cái nguyên do làm ông không được trọng dụng. Nếu Trần Huy Liệu không yêu đương, không có tình cảm như Hồ Chí Minh, chỉ cần Sex mà thôi th́ ông c̣n làm lớn. Nhưng ông ta tỏ ra c̣n nhiều tinh cảm, đó là di tích của giai cấp bourgeois nên người ta chỉ trích ông và không dùng ông nữa.

Ngưởi vợ thứ 2  của Trần Huy Liệu trước đó là con dâu của Học Giả Phạm Quỳnh và con gái của  học giả Nguyễn Văn Ngọc. Bà là con nhà nho giáo, bà đẹp và tinh tình nết na tuyệt vời. Rất tiếc bà bị cuốn theo cơn gió băo tao loạn của chiến tranh Vô sản.

Lịch sử cuộc khởi nghĩa vô sản cũng là câu  chuyện chồng chất của bao nhiêu con người bị hy sinh oan uổng cho ngọn cờ đỏ sao vàng.

A picture containing text, person

Description automatically generated

Bà Sửu, vợ hai của Trần Huy Liệu và con

A group of people posing for a photo

Description automatically generated

Trần Huy Liệu và vợ cả cùng gia đình