CHƯƠNG XVIII

CANADA: ĐẤT HỨA CỦA CÁC NGƯỜI TỨ XỨ

 

CÁC DI DÂN NGƯỜI ÂU CHÂU

 

Câu “ Tứ hải giai huynh đệ ” thật rất đúng trong trường hợp Canada là nước mà hầu hết các người dân đều có tổ tiên hoặc chính bản thân họ từ tứ xứ trên địa cầu tới đây chung sống, hoà đồng và tạo thành nước Canada ngày nay.

 

Thoạt đầu là các người từ lục địa Á châu qua eo Béring tiến sang Bắc Mỹ mà ngày nay gọi là người Tiên Quốc, tới các người từ Âu châu sang trước nhất là người Pháp rồi người Anh tới định cư cùng với các người Ireland, Scotland thành lập nên Dominion of Canada. Tiếp đó các đợt di dân liên tục hàng năm gồm đủ các sắc dân của năm châu Mỹ, Âu, Á, Phi, Úc tới vùng Đất Hứa đã dần dần biến đổi sau một cuộc hoà đồng và thăng hoa để trở thành nước Canada hiện đại.

 

Tuy các di dân sống hoà đồng bên nhau nhưng thật sự mỗi cộng đồng đều có nếp sống khác biệt cho nên người dân Canada  thông cảm rằng trong cuộc sống chung tuy đại đồng nhưng vẫn tiểu dị. Chúng ta hãy ngược dòng thời gian đi theo vết chân của những người di dân trước đây để vừa tìm hiểu lịch sử xứ cờ Lá phong, vừa để rút ra những bài học qúy báu, nhiều khi rất đắt giá để soi đường cho tương lai.

 

Bảng kiểm tra dân số năm 1871 tại Dominion of Canada gồm bốn tỉnh bang Ontario, Quebec, New Brunswick và Nova Scotia:

 

Nguồn gốc

Dân số

Tỷ lệ    

Âu châu

3,433,315

98.5%

     Anh

706,369

20.3%

     Irish

846,414

24.3%

     Scotch

549,946

15.8%

     Welsh

7,773

0.2%

Gốc Anh tổng cộng

2,110,502

60.6%

    Pháp

1,082,940

31.1%

    Hoà Lan

29,662

0.9%

    Đức

202,991

5.8%

    

1,035

0.0%

    Nga

607

0.0%

    Thụy điển

1,623

0.0%

    Thụy sĩ

2,962

0.1%

    Sắc dân khác

53,441

1.5%

     Do Thái

125

-

     Tiên quốc & Inuit

23,037

0.7%

     Da đen

21,496

0.6%

  Tổng cộng

3,485,761

100%

 

 

CÁC DI DÂN NGƯỜI PHÁP

 

Những thập niên sau cuộc nổi dậy của Quebec 1837-1838 tỉnh bang bắt đầu có một sự thay đổi về xã hội và kinh tế một cách khoan thai nhưng kiên trì.

 

          Trước tiên là sự di dân từ thôn quê ra thành thị.

 

Trong khoảng thời gian 1759 tới 1840 sự gia tăng dân số tại các vùng thôn quê khiến cho nhiều người không kiếm được việc làm vì khi đó hãy còn chế độ lãnh chúa, nắm quyền sở hữu các đất đai khiến người dân quê không có ruộng vườn. Đói thì đầu gối phải bò, cho nên dân quê bỏ ra tỉnh thành đang phát triển về kỹ nghệ, vì vậy có cả hàng chục ngàn người Quebec di cư tới New England để xin vào làm các hãng xưởng. Tới 1854 chế độ lãnh chúa tại Quebec mới bị bãi bỏ, các tá điền bắt đầu có đất riêng để trồng trọt nhưng những hậu qủa kinh tế của nó cần phải một thời gian khá lâu mới thấy được.

 

Một sự kiện khác nữa là việc thương mại về lông thú bị suy giảm trong khi việc làm rừng lại gia tăng cho nên lại xảy ra hiện tượng người dân đổ dồn về các địa phương có kỹ nghệ đồ gỗ. Hiện tượng từ nông thôn đổ ra thành thị trong thời đại kỹ nghệ xảy ra không riêng gì cho Quebec mà trên hầu hết các nước đang kỹ nghệ hóa nhưng người ta nhận thấy sự chuyển biến từ xã hội nông nghiệp sang công nghiệp tại Quebec đã xảy ra một cách êm ả, từ từ, dần dà không mãnh liệt giống các nước khác như Anh, Pháp, Đức và Ý vv...và vì vậy không có cách mạng xảy ra.

 

         

 

          Sự tranh chấp giữa thế quyền và giáo quyền

 

Nhưng Quebec cũng có những căng thẳng trong thời kỳ này chứ không phải tuyệt nhiên không có. Sự trưởng thành của các tầng lớp trung lưu trưởng giả mới phát sinh từ nền kỹ nghệ, nhất là tại thành phố Quebec và Montréal đã gặp sự đối kháng của Nhà Chung. Tầng lớp trung lưu mới này bao gồm các phần tử cấp tiến như luật sư, bác sĩ, giáo chức và thương gia có nhiều ý tưởng và thái độ tự do phóng khoáng không hợp với Nhà Chung.

 

Từ khi có đạo luật Union Act quy hợp Canada Thượng và Hạ thành một tỉnh có một quy chế hành chính, tư pháp và lập pháp thì tại Quebec khối French Canadian Block vẫn là tổ chức chính trị có ảnh hưởng nhất tại đây, nhưng từ khi lãnh tụ nổi loạn Louis Joseph Papineau được tự do và về lại Quebec thì những phần tử ái quốc cực đoan và khuynh tả lãnh đạo bởi hai anh em Antoine-Aimé và Jean Baptiste Étienne tách ra, thành lập Party Rouge đối lập với những người chủ trương ôn hoà còn lại thành Party Bleu.

Đảng Party Rouge muốn có những cải cách theo mẫu cách mạng Pháp 1848 và cách mạng Hoa Kỳ với ý nghĩ là nếu Quebec trở thành một tiểu bang của Hoa Kỳ thì người Quebec được hưởng nhiều quyền tự do hơn là với người Anh.

 

Tại Montréal hồi đó chưa có trường đại học nên họ thành lập Institut Canadien tại Montréal như là một diễn đàn để các người trí thức tới tranh luận về các vấn đề quốc kế dân sinh, đồng thời họ xuất bản tờ báo L’ Avenir làm diễn đàn. Party Rouge chủ trương phổ thông đầu phiếu, các chức vụ thống đốc, thẩm phán, hội đồng lập pháp đều phải do bầu cử, bãi bỏ chế độ lãnh chúa và cả Union Act, tách biệt Nhà Chung ra khỏi Thế quyền.

 

Nhà Chung thời đó đang có trong tay nhiều quyền lực , đặc biệt là trong thời kỳ 1840-1896 số người đi nhà thờ tăng lên mạnh mẽ từ 40% lên 98%, các dòng tu cũng gia tăng, và riêng trong thời kỳ thành lập liên bang số tu sĩ tại Quebec tăng lên tới 800%.

Nhà Chung tất nhiên chống đối Party Rouge và liên kết với Party Bleu; Tổng giám mục Montréal còn tuyên bố truất phép thông công những ai tham gia Institut Canadien khiến Institut vắng dần người tới rồi đóng cửa năm 1880.

Thật sự Nhà Chung đã chủ động hầu hết các công cuộc cứu tế, từ thiện và xã hội cũng như giáo dục, y tế và đã đầu tư vào đó rất nhiều cả về công sức lẫn tài chánh mà chính phủ khỏi tốn một xu nào, những công trình này đáng lẽ cần phải xiển dương nhiều hơn.

Các người trong Party Rouge thấy chủ trương cực đoan không được lòng dân, làm dịu dần các đòi hỏi, hướng về thỏa hiệp nên sau đó liên kết với nhóm Clear Grits hợp thành đảng Liberal, nhưng vẫn giữ màu đỏ là màu của đảng. Quebec đã nêu gương cho thế giới là không cần phải làm cách mạng, không cần phải dùng bạo lực, không cần phải đổ máu mà xã hội vẫn có thể thăng hoa một cách tốt đẹp trong thỏa hiệp và hoà bình.

 

Ước sao các chính trị gia Việt Nam cũng nghĩ và làm như thế cho đất nước vẫn giữ được độc lập chân chính và người dân được tự do, hạnh phúc thật sự.

 

          Cộng đồng người Pháp tại vùng đông duyên hải

 

Tại Canada ngoài Quebec còn có một cộng đồng người Pháp khác tại miền đông duyên hải, đó là các tỉnh Nova Scotia, New Brunswick, Prince Edward Island và Newfoundland mà người ta thường gọi là người Acadian hay Acadien. Họ đã tới định cư tại vùng này từ khi thành lập Port Royal tại Nova Scotia năm 1607.

 

Người Acadian vào năm 1713 đang là người thuộc Tân Pháp bỗng do hiệp ước Utrecht trở thành thuộc dân Anh như ta đã biết trong các chương viết trên.

Tới 1755 mặc dầu họ không nổi loạn, không có nguy cơ gì về hoạt động chính trị hay quân sự nhưng họ cũng bị lệnh trục xuất khỏi Nova Scotia, New Brunswick và Prince Edward Islands mà không được mang theo tài sản gì cả, nói chi tới vườn ruộng, đất đai. Thế giới đã có một thời chỉ trích Pol Pot với những hành động tương tự, chỉ khác là với chính đồng bào của mình trong khi người acadian cũng cùng chịu một số phận tương tự nhưng thời ấy không ai lên tiếng bênh vực họ cả. Lệnh trục xuất này được ban ra bởi Charles Lawrence, thống đốc tại Halifax suốt trong chiến tranh bảy năm. Nguyên do sâu xa là thống đốc Lawrence đã nghe theo lời các người Anh tại Boston, New England đang nhòm ngó vùng đất phì nhiêu này và kết quả là ngay sau khi các người Acadian ra đi tay không thì những người Anh từ New England dọn tới. Có một số người trốn vào rừng, võ trang chống lại do Joseph Beausoleil Brossard lãnh đạo nhưng chỉ được ít lâu.

 

Số người Acadian bị trục xuất ra khỏi mảnh đất sinh trưởng của mình ước lượng vài chục ngàn người, họ một số bị đẩy đi Quebec, một số bị đem sang Úc và Anh, một số trở về Pháp, một số tới Louisiana và trở thành cộng đồng Cajun tại đây, một số trốn vào rừng, một số tứ tán thập phương. Trong cuộc chạy trốn, lưu vong tỷ lệ người bị thiệt mạng khá cao, như trong năm 1758 trong số 3,100 người bị trục xuất có tới 1,649 người bị chết, như vậy tỷ số người thiệt mạng lên cao tới 53%.

Nhà thơ Longfellow đã cảm kích viết bài thơ Evangeline tả cảnh một người Acadian bị lang thang, cô độc cả một cuộc đời. Lệnh trục xuất dã man này bị bãi bỏ năm 1764 và từ đó tới năm 1820 người Acadian lục tục trở về nhưng lần này họ di cư tới P.E.I., miền đông bắc New Brunswick và mũi Breton.

Thế kỷ XIX đối với người Acadian thường được gọi là thời kỳ Phục hưng của người Acadian, họ hài lòng với số mạng, chăm chỉ xây dựng lại cuộc sống mới, các gia đình thường rất là đông đúc gồm vợ chồng với khoảng trên dưới 10 đưá con và tiếp tục sinh con đẻ cái tới năm 1900 thì dân số đã gia tăng lên khoảng 140,000.

 

Các thế hệ sau đó bắt đầu hoạt động chính tri, ứng cử vào các chức vụ dân cử để bảo vệ quyền lợi của cộng đồng. Nhà Chung cũng đắc thủ những quyền lực tương tự như tại Quebec nhưng bớt độc đóan hơn. Năm 1864 Nhà Chung cũng mở trường Cao đẳng đầu tiên tại đây, Collège Saint Joseph trước trường đại học Moncton.

Năm 1880 sau khi họp hội nghị tại Quebec để thành lập Dominion of Canada, phái đoàn người Acadian New Brunswick rất hân hoan gia nhập nhưng vẫn giữ một chỗ đứng riêng cho mình, chọn quốc ca riêng và quốc kỳ riêng là lá cờ tam tài của Pháp với một ngôi sao vàng trên nền xanh tượng trưng cho Mary, vị thánh bảo trợ cho những người đi biển và Giáo hoàng. Những người Acadian đã nêu một tấm gương nhẫn nhục, cần cù, thăng tiến trong cộng đồng nhưng vẫn giữ những bản sắc riêng biệt của dân tộc.

 

Diagram

Description automatically generated

                   

A high angle view of people working on a house

Description automatically generated with low confidence  A group of people holding flags

Description automatically generated

 Hành tŕnh tị nạn của người Acadian            Cờ của người Acadian

 

          Tỷ số người Pháp tại Canada

 

Trong bảng kiểm kê năm 1871, người Pháp đông hơn tất cả các sắc dân khác kể cả sắc tộc Anh, Irish và Scottist, tuy nhiên đến năm 2016, trên bản tổng kiểm tra số dân Pháp vào khoảng 13.5 triệu, chiếm tỷ số dân 13.5% tụt xuống hàng thứ ba sau Anh, 18.3 triệu, tỷ số dân 18.3% và Scot, 14 triệu, tỷ số dân 14%. Lý do chính là hầu hết các di dân chọn các tỉnh bang nói tiếng Anh nhiều hơn tỉng bang Quebec nói tiếng Pháp.

 

 

 

CÁC DI DÂN NGƯỜI ANH

 

Các di dân người Anh chiếm tỷ số cao nhất trên toàn thể dân số Canada nhưng lại không nổi lên thành một cộng đồng rõ ràng, đậm nét như các cộng đồng khác mà hầu như hoà đồng vào với cộng đồng Canada là một.

Khác với các cộng đồng Pháp, Irish, Scot và nhiều cộng đồng di dân khác, người Anh tại Canada không có những ngày lễ riêng biệt như St. Jean Baptiste, St. Patrick hay Robbie Burns; họ cũng không tổ chức kỷ niệm những biến cố lịch sử hay những ngày hội hè đặc biệt ngọại trừ Ngày Victoria, ngày sinh nhật của nữ hoàng Victoria cũng là ngày quốc lễ mặc dầu họ hiện diện khắp mọi nơi.

Nguyên do chính của các sự kiện trên có lẽ vì họ là thành phần cốt lõi, đông đảo và nền văn hóa Canada cũng như các phong tục tập quán hầu như đều bắt nguồn và giống như nước Anh và họ cảm thấy Canada chính là nước Anh của họ rồi.

 

          Lịch sử di dân

 

Những người mang nền văn hóa cổ truyền của Anh tới Canada đã di dân tới đây theo nhiều đợt, nhưng đợt đầu tiên tạo thành cộng đồng Anh tại Canada lại không phải đã tới từ Anh mà từ Hoa Kỳ. Nguyên do là sau cuộc cách mạng giành độc lập tại Mỹ, những người thuộc khuynh hướng Bảo hoàng (Loyalist ) đã ùn ùn Bắc tiến và lập nghiệp tại New Brunswick, Prince Edward Island, Ontario và miền đông Quebec. Trên thực tế chính là người Mỹ đã tạo ra Canada cùng với người Pháp nhưng những di dân này không muốn nhận mình là người Mỹ nữa đồng thời muốn chứng tỏ mình vẫn là thần dân của vương quốc Anh cho nên cố tình làm giảm ảnh hưởng của Hoa Kỳ đối với Canada.

 

Đợt di dân thứ hai đáng kể cũng từ Hoa Kỳ trước cuộc chiến tranh Anh-Mỹ 1812 xảy ra khi Canada có chương trình tặng không đất đai cho những người muốn tới lập nghiệp, nhất là làm nông trại tại miền nam Ontario.

Cuộc chiến đã tạm chặn đứng các cuộc di dân từ Hoa Kỳ cho nên trong ba thập niên liền sau đó, các đợi di dân mới thật sự tới từ Anh một cách ồ ạt, đông đảo và định cư tại vùng duyên hải Đại Tây Dương mà lịch sử gọi là cuộc Di dân Vĩ đại.

 

Từ sau 1830, cuộc di dân đợt thứ ba này của người từ Anh lại mang một bộ mặt khác, thường là do các công ty tư nhân chủ động, quan trọng nhất là Canada Company mộ người tới miền tây Ontario để làm nông trại. Những di dân này thường là người Scot, nhiều nhất là Irish lại không sành sỏi về nông nghiệp nên thu hoạch kém, kết quả phần lớn lại bỏ đi tìm việc tại các thành phố đang kỹ nghệ hóa, nhiều nhất là tại Hoa Kỳ.

Một chuyện trớ trêu là cũng trong thời kỳ này, các người Mỹ lại ào ạt di cư sang Canada để được chia đất đai làm nông trại miễn phí.

 

Trong cuối thập niên 1850 những di dân Anh đợt thứ tư tới Canada gồm những thành phần khác hơn, họ có sẵn tay nghề nên dễ tìm vịêc và hoà đồng với cuộc sống mới.

Năm 1831 tại Ontario có khoảng 93,000 dân gốc Anh nhưng những người gốc Scotland và Ireland qua các đợt di cư liên tiếp, đông đảo khiến những người sinh tại Anh vào năm 1871 chỉ chiếm 22% dân số Canada.

 

Một lọai di dân đặc biệt từ nước Anh thuộc đợt năm bao gồm các trẻ mồ côi hoặc con nhà nghèo bị cha mẹ tống đi, những thiếu niên này được các cơ quan từ thiện, có tới trên 50 và quan trọng nhất là Bernado Home, tới đưa sang Canada làm con nuôi với hi vọng có cuộc sống khả quan hơn tại nhà. Các cuộc di dân này khởi đầu từ cuối thập niên 1860 kéo dài tới thập niên 1930. Về lý thuyết việc nhận con nuôi là tốt nhưng trên thực tế sự lạm dụng cũng đã xảy ra trong nhiều trường hợp.

Canada đúng là một môi trường hoà đồng của tất cả các sắc dân tứ xứ vì khi bước ra khỏi nhà ta không thể biết người nào từ đâu đến nếu không kể về màu da và ta khó phân biệt người gốc Anh với người Canada thuộc các gốc dân khác.

 

 

CÁC DI DÂN NGƯỜI IRISH

 

Trong bảng kiểm kê năm 1871 người Irish là sắc tộc đông thứ hai tại Canada, chỉ sau Pháp, tới bảng tổng kiểm tra 1816 thì tụt xuống hàng thứ tư sau Anh, Scot và Pháp.

 

Trong giai đoạn 1760-1812, phần lớn các di dân tới từ Hoa Kỳ trong và sau cuộc cách mạng, đó là những người gốc Anh, thường gọi là Bảo hoàng (Loyalist) vẫn trung thành với vương quốc Anh nên đã di cư sang Canada cả hàng mấy chục ngàn người và định cư phần lớn tại các tỉnh duyên hải Đại Tây Dương. Tại đây trước đó đã có nhiều người Irish tới sinh sống từ năm 1675. Người được lịch sử ghi nhớ là Tec Cornelius Aubrenon đã định cư tại Tân Pháp từ 1661 và mất năm 1687.

 

Trong thập niên 1830, người Irish lại đổ tới Canada rất nhiều, đa số là người đạo Công giáo và đã chán với nghề nông nên định cư phần lớn tại các đô thị. Halifax do đó vào giữa thập niên 1840 có đa số dân thuộc gốc Irish.

 

Từ 1845 Ireland bị thiên tai sáu năm liên tiếp Người Irish có thực phẩm chính là khoai nên mỗi năm họ trồng hai muà, tất cả đều bị sâu bọ hủy hoại nên nạn đói bắt đầu xảy ra. Chính phủ Anh thoạt đầu nhập cảng một số giới hạn ngô thay cho khoai, mặt khác cưỡng bách người Irish làm các việc lao động khổ cực để kiếm sống, nhưng kế hoạch nàu tốn kém nên bị bãi bỏ vào năm 1847 và trên ba triệu người Irish phải sống ăn cháo qua ngày nhưng số người chết vẫn gia tăng khủng khiếp nên chương trình ăn cháo qua ngày lại bị hủy bỏ và thay thế bằng một chương trình giao cho các điạ phương phụ trách gọi là Poor Laws. Theo chương trình này những người Irish phải từ bỏ các nông trại để vào sống trong các trại bố thí do các trại chủ chịu trách nhiệm nuôi ăn. Cả ngàn người vẫn lăn ra chết vì đói, vì các bện và dịch truyền nhiễm như bệnh kiết lỵ, thổ tả, đậu mùa, cảm cúm và sốt chấy rận trong khi các trại chủ vẫn chuyên chở lương thực sang Anh bán rồi từ Anh bán đi khắp Âu châu.

Người được giao phó trách nhiệm chống với nạn đói là Tổng giám đốc Ngân khố Sir Charles Trevelyan còn tuyên bố, “ Nạn nhân mãn Irish ta không giải quyết được nên đã có bàn tay của Thượng đế nhúng vào trực tiếp.” Charles Trevelyan sau khi đã bỏ chết đói cả triệu người Irish một cách dửng dưng sau đó lại được chính phủ đền công và phong tước Hiệp sĩ và trở thành Sir.

Một số các trại chủ cũng tàn nhẫn không kém, thuê tàu chở tống đi như đóng hộp nên còn gọi là tàu quan tài, những người Irish tới khắp nơi trên thế giới với lời hưá hẹn chẳng hạn như sang tới Canada sẽ có người đưa rước tới chỗ ăn ở và cấp phát quần áo đàng hoàng và kiếm cho công ăn việc làm.

 

Vì vậy các tàu quan tài liên tiếp chở người di dân Irish và vào đầu tháng 6.1847 số người Irish đến Quebec lên tới khoảng 14,000 và các tàu nối đuôi nhau dài cả trên hai dặm trên sông Lawrence đợi cặp đảo Grosse làm thủ tục kiểm dịch.

Những người di dân Irish này đã phải trải qua một hành trình có thể gọi là kinh hoàng, thời gian trên tàu trung bình 2-3 tháng, chỗ nằm ngồi như cá hộp, thiêú hết các tiên nghi vệ sinh, đi cầu còn phải dùng bô, dưới hầm tàu tối tăm u ám nên tỷ số hành khách chết bị quăng xuống biển vào khoảng 30% - 40%. Lấy một thí dụ là tàu Virginius rời bến Liverpool năm 1847 với 476 hành khách, 158 người kể cả 9 thủy thủ đã chết trên tàu, khi tới trại kiểm dịch Grosse thì thêm 106 bị bệnh dịch. Trại bệnh tại đây cũng không đủ tiện nghi săn sóc và kết quả trên 5,000 người bỏ mạng khi vừa đặt chân lên Đất Hứa. Các nhân viên y tế hầu hết bị kiệt lực rồi cũng bị lây bệnh tới nỗi người ta phải lấy các tù nhân tới thay thế cho nên số người bị nhiễm bệnh vẫn được đưa lên tàu chở đi Montréal để lại lăn ra chết cả hàng ngàn. Thảm cảnh vẫn chưa chấm dứt vì các trại tiếp cư tại Montréal quá tải nên các di dân, bệnh hay không lại được tiếp tục chở đi Kingston, Toronto với các trại tiếp cư tạm thời nằm dọc suốt ven hồ Ontario. Trong số những người may mắn sống sót thì qúa nửa tìm đường sang Mỹ nhưng số phận cũng chẳng may mắn gì hơn tại Canada vì ở cả hai nước những người Irish theo đạo Công giáo đều bị kỳ thị và khinh khi. Tại nhiều nơi người ta thấy treo bảng, “ Tại đây cần người nhưng người Irish thì miễn.”

 

Tại Canada đa số các người Irish đều ngán nông nghiệp vì đã từng trải qua nạn đói nên thường tập trung tại các đô thị như Montreal, Quebec, Kingston và Toronto. Tại đây chỉ cần một chút học thức, một chút khéo léo là họ có thể kiếm việc làm trong các nhà máy, hãng cưa và công ty xây cất.

 

Theo bản tổng kiểm tra 2016 ngườ di dân Irish có khoảng 4.627,000, chiếm tỷ lệ 13% toàn dân số Canada và đông nhất là tại Toronto gồm 2.095,000.

Nói tóm lại các nhóm di dân Irish là đã trải qua một cuộc hành trình tới Đất Hứa gay go, cam khổ nhất, có nhiều trường hợp còn hơn cả các thuyền nhân sau này nhưng với quyết tâm xây dựng cuộc đời mới họ đã vượt qua mọi trở ngại để hoà nhập vào xã hội mới một cách thành công đáng kể.

Chúng ta, những kẻ đến sau, được sống trong xứ cờ lá phong với cuộc sống nhiều năm được xếp hạng cao là tốt đẹp nhất trên thế giới, tưởng cũng nên cảm phục và ghi ơn họ.

Trên thực tế nhiều khía cạnh của cuộc sống Canada đã bị ảnh hưởng của tinh thần Irish khá nhiều

 

Về chính trị, người Irish đã cung cấp William Warren Baldwin, Edward Blake, Sir Guy Carleton, Benjamin Cronyn, Sir Francis Hincks, John Jasepl Lynch, d’ Alton MacCarthy, Thomas d’Arcy McGee, Sir Jon Thompson, Daniel Johnson và Brian Mulroney.

Những bộ mặt danh tiếng khác còn có doanh nhân Timothy Eaton và Eugene O’ Keefe, nhà văn Morley Callghan, hài gia Catherine O’H và Mary Walshara, nhạc sĩ Stompin Tom Connors và phóng viên Nellie McClung.

 

A picture containing outdoor, person, old, black

Description automatically generated   A picture containing outdoor, boat, old

Description automatically generated

 

 

CÁC DI DÂN NGƯỜI SCOT

 

Theo bảng kiểm kê dân số năm 1871 Người Scot với số di dân 4.799,005 và tỷ lệ dân số 14%  trên toàn Canada, đứng nhiều thứ ba sau người Irish và người Anh trong số người từ tứ xứ tới Canada, còn nếu kể cả người Pháp thì đứng thứ tư, nhưng theo các sử gia thì họ là người đã vẽ những nét đậm sắc nhất cho bức tranh toàn thể Canada.

Đợt người Scot đầu tiên tới Canada là do Sir William Alexander tới Scotland tuyên truyền và tuyển mộ người tới vùng duyên hải Đại Tây Dương  từ năm 1622 và xây dựng nên thuộc địa Nova Scotia cho vua James. Từ năm 1720 thành lập công ty Hudson ‘s Bay người Scot kéo tới miền Tây lập nghiệp. Sau cuộc chiến tranh bảy năm đưa tới Anh thay Pháp làm chủ quyền Canada, những quân nhân gốc Scotland trong quân đội Anh phần lớn chọn Canada làm quê hương.

 

Trong thời kỳ 1770-1815: Số người Scot di dân tới Canada khoảng 15,000, đa số nói tiếng gaelic, định cư tại Prince Edward Island, Nova Scotia, Canada-Thượng. Ngoài ra còn một số nh được nam tước Selkirk đưa tới đinh cư tại lưu vực Red River, Alberta.

Thời kỳ 1815-1871: Có thêm 170,000 di cư tới Ontario và Quebec.

Thời kỳ 1871-1901: 81,000. Riêng năm 1901: 240,000

Thời kỳ 1919-1930: 200,000

Thời kỳ 1946-1960: 147,000

 

Trong các thập niên thành lập liên bang các người Scot đã có vai trò chủ yếu trong việc hình thành các định chế, nền văn hóa cơ bản và bản tính dân tộc. Người Scot cung cấp nhiều thủ tướng nhất cho Canada, sáng tạo ra hai công ty thương mại về lông thú Hudson Bay và North West, thành lập ra nhiêu trường đại học, để lại nhiều dấu ấn trong việc thành lập quân đội Canada, đã nắm vai trò chủ chốt trong các ngành y, luật, kỹ thuật, thương mại, văn nghệ. Sao vậy? Nhiều người hỏi.

 

Để trả lời, các sử gia đã đi ngược dòng thời gian trở lại thế kỷ XVIII và tìm ra tác nhân chính là phong trào Scottish Enlightment đã ảnh hưởng tới và phản chiếu trong các định chế của Canada hiện nay. Phong trào Scottish Enlightment bắt nguồn từ các trường đại học tại Scotland vào giữa TK XVIII với phương châm là học hỏi và kiến thức. Với tinh thần khai phóng các trường đại học thảo luận hàng loạt các vấn đề thuộc mọi lãnh vực triết học, kinh tế, điạ lý, nghệ thuật, y học, kiến trúc, luật pháp, kỹ thuật và khảo cổ học.

Trước đó tại đại học thường là một giáo sư hướng dẫn các sinh viên về mọi đề mục đã được đổi ra là một giáo sư chỉ hướng dẫn các sinh viên một đề mục thuộc phạm vi chuyên môn của mình thôi. Scotland không những đã chuyên môn hoá giáo dục mà còn nhằm khuếch trương giáo dục tới mọi từng lớp nhất là lớp thanh thiếu niên nên đã mở nhiều trường đaị học hơn gấp đôi cả nước Anh, đồng thời trở thành nước có tỷ lệ học thức cao nhất thế giới thời đó. Những thế hệ Scot sau đó vẫn giữ gìn truyền thống hiếu học và khám phá đó, tin tưởng rằng với nền giáo dục thăng hoa trong đó con người không ngừng tìm hiểu, xã hội sẽ ngày một tốt đẹp hơn.

 

Nhưng trên thực tế, ngay tại Scotland sự phân chia giai cấp và tài sản vẫn còn là một khía cạnh đen tối. Trong thời kỳ thành lập liên bang thì tại Scotland phân nửa các đất đai thuộc quyền sở hữu của 68 gia đình.

Hình ảnh người Scot đội mũ len, mặc váy len, ôm kèn vừa thổi vừa bước đi chững chạc là một hình ảnh như trong mơ của các nông dân luôn luôn đổ mồ hôi lấy bánh mì sống ngay nào hay ngày nấy cho nên việc nhập ngũ cũng là một cứu cánh để sinh sống.

Có một thời kỳ các điền chủ tống xuất các tá điền ra khỏi nông trại để lấy chỗ nuôi cừu lấy thịt và lông bán có lời hơn, các biện pháp quyết liệt hơn là đốt luôn cả chỗ ở của tá điền, rồi cũng thêm nạn mất mùa khoai tuy không trầm trọng bằng ở Ireland nhưng cũng khiến người nông dân lâm cảnh đói rét và tìm đường đi tới các đô thị như Glasgow, Edinburg, Bắc Anh và cả hàng ngàn đã tìm tới Đất Hứa Canada, nhưng những người di dân lớp sau này định cư tại Ontario và miền Tây  nhiều hơn là các tỉnh duyên hải, đa số theo đạo Presbyterian và nói được tiếng Anh, một số nhỏ theo công giáo và nói tiếng Gaelic, tiếng này vào thời kỳ thành lập liên bang là ngôn ngữ được nhiều người nói thứ ba sau tiếng Anh và tiếng Pháp.

 

          Trong lãnh vực kinh tế

 

Người Scot rất năng động trong lãnh vực kinh doanh như buôn bán lông thú, làm rừng, quản tri đường hỏa xa, lập ngân hàng. Năm 1779 tại Montreal các doanh nhân Simon McTavish, Isaac Todd và James McGill thành lập công ty NorthWest để cạnh tranh với Hudson’ s Bay về buôn bán lông thú.

Về vua làm rừng có James MacLaren tại Ottawa. Ngân hàng Bank of Montreal và Canadian Pacific Railway đều khai sáng bởi người Scot. Trong thập niên 1880 gần 50% các kỹ nghệ gia hàng đầu cũng là người Scot. Canada có hai thủ tướng gốc Scot là Sir John A. Macdonald và Alexander Mackenzie.

Ngoài ra còn có nhiều nhân vật tên tuổi gốc Scot như: Sir Alexander Tilloch Galt, Jamea Bruce tức Lord Elgin, Donald Alexander Smith tức Lord Strathcona, William Lyon Mackenzie, Harold Adam Innis, Sir Hugh Allan, George Stephen Mawell Aitken tức Lord Beaverbrook, Alaxander Begg, William Lewis Morton, BLair Fraser, Norman Bethune, Farlwy  Mowat, Charled William Gordon với bút hiệu Ralph Connor, Douglas Campbell, James Glennie, John Neilson, John Strachan vv...

 

          Trong lãnh vực giáo dục

 

Khi doanh nhân James McGill mất ông để lại bất động sản và 10,000 bảng Anh để thành lập trường đại học McGill.

Nhiều nhà từ thiện Scot khác tại Montreal gồm Peter Redpath, Lord Straycona, Sir William Christopher Macdonald, John  Molson Jr, và William Molson.

Tại miền duyên hải trường đại học Dalhousie tại Halifax được thành lập bởi George Ramsay năm 1818. Trường ĐH St. Francis Xavier tại Antigosh được thành lập bởi Giám mục Colin Francis Mackinnon năm 1853. Trường ĐH Queen ở Kingston được thành lập năm 1841 bởi Nhà Thờ Scotland.

 

          Trong lãnh vực xã hội và văn hoá

 

Người Scot có nhiều tổ chức khắp nơi như về thể thao thì có Beaver club, về bảo trợ hỗ tương có St. Andrew Society of Montreal , về bán quân sự có Royal Highland Regiment tham dự các cuộc diễn hành với ban nhạc thổi kèn bagpipe bởi ban nhạc đàn ông mặc váy. Hàng năm vào ngày 25.1 họ tổ chức lễ hội kỷ niệm ngày sinh nhật của nhà thơ Robert Burn, tác giả của bản quốc ca Scot không chính thức “ Scots Wha Hae” thường gọi là Robbie Burns Day.

Nói tóm lại người Scot đã đem lại cho Canada một cá tính bắt nguồn từ phong trào Scottish Enlightment như: sự duy lý thực tế, sự can đảm đòi hỏi, nhu cầu tiến bộ, đề cao nhân vị.

 

Tuy nhiên nói cho cùng thì ba sắc dân chính không kể Scot là Pháp, Anh, Irish cũng có những đức tính tương tự và tất cả đã tạo thành một xứ cờ lá phong tươi đẹp như hiện nay và mỗi ngày mỗi thăng hoa thêm do sự góp tay của các sắc dân tới sau cũng như của các thổ dân tới trước.

 

A group of men playing instruments

Description automatically generated with medium confidence         A picture containing text, fabric, scoreboard

Description automatically generated

Bagpipe                                                          Robbie Burn’s Day

A group of people dancing

Description automatically generated        A group of people dancing

Description automatically generated with medium confidence

Scottish Dance

 

 

CÁC DI DÂN ÂU CHÂU

 

Mặc dầu các di dân Tứ Xứ: Pháp, Anh, Irish và Scot thường được coi là thành phần Tứ Trụ đã xây dựng nên xứ cờ Lá phong hiện nay nhưng từ thuở khai sinh lập quốc Dominion of Canada các sắc dân khác đã đóng góp một phần quan trọng vào gia sản văn hóa nước này. Dưới đây là các cộng đoàn sắc tộc có tỷ số dân trên 1%.

 

·      CÁC DI DÂN NGƯỜI ĐỨC

 

Người Đức đã nhập cư Canada  từ 1760 và định cư tại Quebec, tiếp theo đó là các nhà truyền giáo tới truyền đạo tại Labrador. Ngoài ra trong số những người thuộc phe Bảo hoàng từ Mỹ bỏ sang Canada, người Đức chiếm tỷ số 15%.

Vào đầu thế kỷ XIX nhiều nhóm người Đức kéo tới Nova Scotia lập nghiệp.

Trong những thập niên thành lập liên bang sự di cư tới Canada của người Đức gia tăng mạnh mẽ tại Ontario, đặc biệt là từ Pennsylvania chuyển tới vùng Kitchener, họ là những người Mennonite tới đây để được tự do tín ngưỡng. Khi đường xe lửa chạy qua Kitchener, một đợt di cư lớn cuả người Đức từ Âu châu ồ ạt tới đây nhưng lần này hầu hết là người Lutherian hoặc công giáo.

Kitchener khởi đầu có tên là Ebytown lấy tên từ dòng họ Eby là một trong những dòng họ đầu tiên cùng với các dòng họ khác như Erb, Weber, Schneider vv...Năm 1833 Ebytown đổi tên thành Berlin với số dân khoảng 400 hầu hết là người Đức. Số dân này tăng lên 3,000 vào năm 1869. Trong TC I người dân Canada nhìn Berlin với ít nhiều ác cảm khiến thành phố năm 1916 phải đổi tên ra là Kitchener là tên một thống chế Anh Herbert Kitchener bị tử thương trong thế chiến.

 

Theo thống kê năm 2011 thì dân số Kitchener là 233,222 và người khai là gốc Đức chỉ còn chiếm trên 25% dân số còn hầu hết đã hoà đồng thành người Canada thực thụ. Các tập quán như các lễ hội Đức vẫn được duy trì tại đây và hàng năm lễ hội Oktoberfest trong đó quan trọng nhất là giới thiệu các loại beer trên thế giới và thi uống beer, nhậu sausage rất nồng nhiệt, lôi cuốn khoảng 700,000 du khách tới dự hội để cùng nhau say sưa thả dàn mấy ngày cho tạm quên nỗi lo âu hàng ngày. Lễ hội Oktoberfeist tại Kitchener là lễ hội lớn nhất của người Đức tại Canada, lớn thứ hai trên thế giới sau Munich, thường được mở đầu bằng một cuộc diễn hành xe hoa với các bộ y phục cổ truyền.

 

A group of people posing for a photo with drinks

Description automatically generated with low confidence

 

·      CÁC DI DÂN NGƯỜI Ý

 

Người Ý đầu tiên tới Canada không ai khác ngoài nhà thám hiểm Giovanni Caboto tức John Cabot năm 1497 Trên thực tế những người tới định cư trước nhất là những người lính tình nguyện vào trung đoàn Pháp Carignan-Salières năm 1665, tiếp theo đó những người Ỵ gia nhập quân đội Anh trong các trung đoàn Meuron và Watteville trong cuộc chiến tranh 1812 giữa Anh và Hoa Kỳ. Sau chiến tranh đa số chọn ở lại Đất Hứa tại Ontario và phía đông Quebec.

Cuộc di dân thật sự đợt I bắt đầu từ năm 1870 cho tới TC I vì lúc đó Canada cần những nông dân khai hoang lập trại đồng thời các thợ khéo léo làm trong các hầm mỏ, các công ty xây cất nhà cửa và làm đường xá lẫn đường hỏa xa, nhưng từ các thập niên đầu thế kỷ XX các di dân Ý gồm đủ các thành phần: nông dân, thương gia, kỹ thuật gia và thành lập nhiều Tiểu Italia tại Montréal và Toronto. Những người di dân Ý này lúc đó thường tới Canada qua ngả New York City. Trong thời gian 1901-1911 số người Ý tới Canada chỉ chừng 60,000 trong khi số người sang Mỹ lên tới gần 2 triệu người.

Thời kỳ 1924-1947 chính phủ Mussolini cấm xuất cư ra nước ngoài  trong khi Canada cũng hạn chế người Ý nhập cư vì lý do chính trị, chưa kể vào năm 1940 hơn 700 thanh niên Ý bị tập trung tại trại Petawawa ngay cả những người đã có quốc tịch Anh, còn một số lớn những người Ý tuy không bị bắt giam nhưng phải trình diện theo thủ tục quản thúc vì bị nghi ngờ có liên hệ với chế độ phát-xít.

Đợt di dân thứ II xảy ra trong những năm sau TC II cho tới giữa thập niên 1970 sau khi đạo luật Các thù địch ngoại quốc bị bãi bỏ năm 1947 và phần lớn những di dân mới này thuộc miền Nam Ý, được bảo lãnh bởi thân nhân, tới cảng Halifax trước khi phân tán đi khắp nơi, thường là tại các thành phố lớn.

Thời kỳ 1951-1970 số di dân qúa đông, dân số Ý đang từ 150,000 nhảy vọt lên 450,000 gần như tạo ra một khủng hoảng về tỷ lệ sắc tộc vì trong suốt thập niên 1950, trung bình mỗi năm có hơn 20,000 di dân gốc Ý, tuy sau đó có giảm dần. Người ta ước lượng trong thời gian 1946-1983 có thêm khoảng nửa triệu người Ý tới xứ cờ lá phong lập nghiệp.

 

Người di dân gốc Ý hiện nay có khoảng trên 1.5 triệu, chiếm tỷ lệ 4.6% dân số toàn Canada. Số người Ý được phân phối 60% tại Ontario, 25% tại Quebec và 10% tại BC. Họ thường sống tập trung vào mấy khu phố được gọi là Little Italy.

Để bảo toàn di sản của mình, người Ý thành lập nhiều Câu lạc bộ Ý để làm chỗ hội họp, tổ chức các ngày lễ hội và tại Toronto các câu lạc bộ đông người Ý lui tới là tại Davenport Rd và Dufferin Avenue. Năm 1976 cộng đồng người Ý xây cất một nhà dưỡng lão gọi là Villa Colombo, một trung tâm cộng đồng là Columbus Centre. Về chính tri họ thành lập National Congress of Italian Canadians năm 1974.

 

Cộng đồng người ý rất quan tâm tới thành kiến người Ý thường có mặt trong các tổ chức tội phạm như mafia nên tìm cách làm xóa mờ những ác cảm Italophobia qua công việc làm ăn cần cù nhất là trong địa hạt xây cất và công kỹ nghệ, đồng thời giáo dục con em họ trong việc tuân thủ luật pháp.

Cho tới giữa thập niên 1980 tại Toronto có tới bốn tổ chức và tại Montreal có ba gia đình cha truyền con nối làm mafia. Theo bản báo cáo của Bộ Tư pháp thì riêng năm 1984 các tổ chức Mafia đã thu $10 tỷ về buôn bán ma túy và $10 tỷ qua các hành động phạm pháp.

 

          Ảnh hưởng của người di dân Ý tới đời sống người Canada.

 

Người Ý đã thay đổi nêp sống của người Canada về ăn uống, thời trang, kiến trúc và giải trí đồng thời góp phần quan trọng vào lãnh vực nghệ thuật. Mario Bernardi tại hồ Kirkland, Ontario đã là nhạc trưởng đầu tiên của dàn nhạc quốc gia tại Ottawa năm 1968 và nâng cao lên tầm vóc quốc tế. Những bức tranh của Guido Molinaru, Montreal được trưng bầy khắp các phòng triển lãm tranh. Bruno Gerussi, một kịch sĩ trong các vở kịch Shakespear, sau là một nhân vật nổi tiếng trong truyền thanh và truyền hình. Trong các nhà văn Ý phải kể J.R.Colombo và Nino Ricci từng được giải của Toàn quyền Canada. Về chính trị, năm 1993 quốc hội Canada có 15 người gốc Ý, chiếm tỷ lệ 5% tổng số dân biểu và năm 2012 có 14 dân biểu.

 

A picture containing horse, outdoor, carriage, drawn

Description automatically generated

The Ward

A picture containing outdoor

Description automatically generated

 

 

         

 

·      CÁC DI DÂN NGƯỜI UKRAINE

 

Theo bảng tổng kiểm tra 2016, tổng số người Canada gốc Ukraine là 1.359,655, chiếm tỷ lệ 3.8% toàn dân số Canada, xếp thứ 11 trong các sắc dân đông nhất tại Canada. Canada cũng là nước có số người Ukraine đông thứ ba trên địa cầu sau nước Ukraine và nước Nga. Người Ukraine là người thuộc chủng tộc Slave đông thứ nhì Âu châu sau nước Nga. Tại Canada, hơn nửa tổng số người Ukraine sống tại ba tỉnh miền thảo nguyên Saskatchewan, Manitoba và Alberta bởi vì đa số sinh sống trong nông nghiệp.

 

          Các danh nhân người Ukraine tại Canada

 

Người Ukraine đã góp phần đáng kể vào việc tạo ra bộ mặt Canada trong mọi phương diện văn hóa, kinh tế, chính trị và thể thao.

Trong các danh nhân Canada gốc Ukraine, ta có thể kể một số ít người như Roberta Bondar, người phụ nữ đầu tiên Canada đi ngoài không gian, các cầu thủ nổi tiếng về Hockey như Johnny Bucyk, Wayne Gretzky, Dale Hawerchuk và Mike Bossy. Wayne Gretzky được vinh danh là The Great One vì được coi là một cầu thủ Hockey thành công nhất.

Về chính trị có Ramon Hnatyshyn vào năm 1990 là toàn quyền Canada thứ hai không thuộc gốc Anh hay Pháp, Stephen Worobetz và Sylvia Fedoruk  là đại diện Nữ hoàng tại Saskatchewan 1970-76, và 1988-93, Peter Liba cũng vậy  tại Manitoba 1999-2004. Các thủ tướng tỉnh bang gồm Roy Romanov, Saskatchewan 1991-2001, Gary Filmon, Manitoba 1988-99, Ernest Eves, Ontario 2002-03, Ed Stelmach, Alberta 2006-2011. Ngoài ra là Mary John Batten, người phụ nữ làm quan tòa đầu tiên tại Saskatchewan, người phụ nữ thứ hai làm quan toà liên bang và mới đây Chrystia Freeland, bộ trưởng ngọau giao trong chính phủ Justin Trudeau từ tháng 1.2017.

 

          Lịch sử di cư tới Canada của người Ukraine

 

Người Ukraine lẻ tẻ tới Canada có lẽ là những người tình nguyện gia nhập quân đội tình nguyện trong cuộc chiến 1812 giữa Anh và Hoa Kỳ, một số tham dự cuộc thám hiểm bờ biển Tây Canada tron đoàn người Nga, một số khác di cư theo người Đức vào thập niên 1870 và một số còn lái đã từ Mỹ di cư sang.

 

Đợt di cư đông đảo đầu tiên là thời kỳ 1891-1914 gồm chừng 170,000 người đến từ vùng Galicia và Bukovina  lúc đó còn thuộc đế quốc Áo-Hung và là những nông dân nghèo khổ đi tìm Đất Hứa do Canada vào năm 1896 đang có chương trình tặng đất cho các người muốn tới vùng thảo nguyên lập nông trại. Người ta còn giữ được tên họ hai người đầu tiên trong đám di dân này là Ivan Pylypiw và Wasyl Eleniak tới vào năm 1891.

Khi Thế chiến I bùng nổ, mặc dầu có tới 10,000 người Ukraine gia nhập quân đội Canada, khoảng hơn 80,000 người di dân Ukraine thuộc hai vùng thuộc Áo-Hung bị coi là kẻ thù địch và bị quản thúc tại gia trong khi chừng 5,000 bị bắt vào trại tập trung trong những điều kiện vô cùng thiếu thốn về mọi mặt, còn bị cưỡng bách lao động để xây công viên Quốc gia Banff trong số đó nhiều người bị bệnh hoặc tai nạn và chết. Ngày 22.8.2014 Cộng đồng Ukraine và chính phủ Canada đã cho dựng 100 tấm bia tưởng niệm hàng ngàn người chết oan ức trong TCI tại Canada vì chính sách kỳ thị.

Đợt di cư  thứ hai là giữa hai thế chiến gồm khoảng 70,000 với thành phần đủ lọai chứ không giống đợt đầu gồm toàn nông dân.

Đợt thứ ba giữa 1947 và 1954 gồm chừng 34,000 cũng thuộc đủ mọi thành phần xã hội do hậu quả của chiến tranh phải tha phương cầu thực. 

Trong khi hai đợt đầu tới định cư tại vùng thảo nguyên thì đợt thứ ba tới lập nghiệp phần lớn tại Ontario.

Đợt thứ tư vào thập niên 1970 và 1980 có tới 10,000 người Ukraine trong đó có nhiều người Do Thái di cư sang Canada.

Đợt sau cùng sau khi Ukraine lấy lại được nền độc lập từ 1991, xảy ra giưã 2001-2016, có thêm hơn 40,000 người Ukraine tìm sang Canada lập nghiệp vì hoàn cảnh chính trị và kinh tế khả quan tại đây hơn là quê nhà.

Trong TK XX, người Ukraine sống tập trung nhiều tại vùng thảo nguyên. Bảng Tổng kiểm tra 2016 cho biết tại ba thành phố Edmonton, Winnipeg cà Saskatoon người gốc Ukraine chiếm khoảng 12% - 16% trong khi tại Toronto là 2.5%. Cũng theo bảng kiểm tra này, tỷ lệ người gốc Ukraine cư ngụ tại các tỉnh bang vùng thảo nguyên là 51%, tại Ontario là 27.7%, tại BC 16.8% và tại Quebec chỉ có 3% tên tổng số toàn quốc là 1.359,655 người gốc Ukraine.

 

          Đời sống kinh tế xã hội

 

Người Ukraine sinh sống như thế nào? Phần lớn khi họ tới Canada trong các đợt đầu chọn nông nghiệp nhưng về sau số người sống về nghề nông giảm dần, nay chỉ còn vào khỏang 11.2% tuy vẫn cao hơn các giống dân khác. Họ cũng có khuynh hướng lập nghiệp tại các thành thị ngày một nhiều hơn nhưng cũng không có khả năng chuyên môn cao nên đàn ông thường làm thợ cầy, thợ mỏ, thợ hoả xa hay làm rừng còn đàn bà thường làm chiêu đãi viên, người giúp việc nhà hay tại các khách sạn, tuy nhiên từ thập niên1920 họ nhập ngành giáo chức rất đông đảo cùng nhiều ngành chuyên môn khác. Các người di dân Ukraine vẫn tổ chức hàng năm các lễ hội để duy trì gia sản của tiền nhân, được biết tới nhiều nhất và náo nhiệt nhất là lễ hội tại Dauphin, Manitoba liên tiếp từ 50 qua.

 

A group of women holding a sign

Description automatically generated with medium confidenceA picture containing dancer, sport, colorful, clothing

Description automatically generated

 

         

 

·      CÁC DI DÂN NGƯỜI H̉A LAN

 

Các di dân người Hoà-Lan theo bảng Tổng kiểm tra 2016 là khoảng 1. 112,000, chiếm tỷ lệ 3.25% toàn thể dân số Canada.

Những người Ḥa Lan đầu tiên tới Canada có thể là những người thuộc phái bảo hoàng chạy từ Mỹ sang tỵ nạn trong cuộc cách mạng Hoa Kỳ. Cuộc di cư chính thức gồm ba đợt:

Đợt I từ cuối thập niên 1880 tới 1914, phần lớn là từ Mỹ qua tới miền Tây Canada vì đất rộng người thưa, lại có chhương trình tặng không đất đai để làm nông trại. Một số nhỏ định cư tại các thị trấn Edmonton, Calgary và Winnipeg, thành phố đông người Hoà-Lan nhất trước TC I. Họ cũng tạo ra các thị trấn mới như New Nijverdal, nay là Monarch thuộc Alberta, Neerlandia thuộc Alberta và Edam thuộc Saskatchewan.

Đợt II xảy ra trong thời kỳ 1920-1929 vì nhu cầu nhân lực trong các công cuộc khai hoang, xây cất, mở mang kỹ nghệ nên người Hoà- Lan chụp lấy cơ hội tại Đất Hứa nhất là tại vùng nam và tây nam Ontario với Totonto. Người ta ước lượng khoảng 25,000 người Hoà-Lan đã di cư tớ Canada trong thời kỳ 1890-1930.

Đặc biệt trong TC II Canada là nơi tỵ nạn của hoàng gia Hòa-Lan sau khi Đức quốc xã chiếm đóng Hoà-Lan vào tháng 6.1940 và đã lưu tại đây cho tới hết chiến tranh. Canada còn ưu ái tới nỗi khi công chúa Juliana sinh con gái thứ ba là công chúa Margriet Francisca tại Ottawa Civic Hospital ngày 19.1.1943 còn làm luật công nhận phòng sinh là lãnh thổ ngoài Canada để công chúa có quốc tịch duy nhất Hoà-Lan do đó có thể làm nữ hoàng Hòa-Lan sau này. Juliana sau trở thành nữ hoàng Hoà-Lan, truyền ngôi cho thái tử tức vua Willem-Alexander hiện nay. Một mối liên hệ khắng khít giữa hai nước nữa là quân đội Canada đã giải phóng Hoà-Lan khỏi Đức Quốc xã vào tháng 3.1945 và tiếp nhận sự đầu hàng của Đức Quốc xã tháng 5.1945 sau khi bị thương vong chừng 6,300 binh sĩ. Dân chúng các đô thị đã hoan hô nồng nhiệt khi quân đội Canada tiến vào các thành phố The Hague, Rotterdam và Amtersdam. Kể từ đó mỗi năm Hoà-Lan lại gửi tặng Canada 20,000 củ tulip để mở lễ hội Tulip tại thủ đô Ottawa vào tháng 5. Trong thời kỳ lễ hội thường có khoảng 250,000 cây tulip đủ các màu sắc được phô bày cho khoảng 500,000 du khách tới thưởng ngọan tại bốn địa điểm tại Ottawa: Hồ Dows, công viên Landsdown, Garden Promenade và  Byward Market. Ngược lại mỗi năm các đơn vị Canada đều tham dự cuộc diễu binh quốc tế bốn ngày tại Nijmegen.

Đợt III cũng là đợt đông đảo nhất cả hàng chục ngàn khởi đầu từ 1947, gồm các nông dân sẽ tới lập nghiệp tại vùng thảo nguyên, các chuyên gia tới Ontario và các đô thị lớn tại miền tây. Trong số di dân này, chính phủ trả hết mọi chi phí cho chừng 2,000 cô dâu Hoà-Lan và trẻ em có chồng và bố Canada.

A group of people in a garden

Description automatically generated with medium confidence

          Các danh nhân

Nhiều di dân gốc Hoà-Lan đã nổi tiếng vì các công trình nghệ thuật như hoạ sĩ Cornelius Krieghoff, nhạc sĩ Allard de Ridder, nhiếp ảnh gia John Vanderpant và Kryn Taconis, đạo diễn Patricia Rozema, tài tử Sonja Smits, tác giả Aritha Van Herk.Nhiều người khác đóng vai trò quan trọng trong giáo dục như Egerson Ryerson, Sir William Cornelius Van Horne, hành chánh như Samuel Holland,, chính trị như Bill Vander Zalm, Simon de Jong, Rick Dykstra, John Van Dongen và Elizabeth Witmer, nhân quyền như Roméo Dallaire, thể thao như Joe Mieuwendyk, Trevor linden, Greg de Vries, Jeff Beukeboom và Steve Yzerman vv...

·      CÁC DI DÂN NGƯỜI BA LAN

Người Ba Lan tới Canada rất sớm trong các trường hợp lẻ tẻ dưới đây:

Năm 1752: đã có người Ba Lan tại Canada

Năm 1776: Hai y sĩ Ba Lan phục vụ trong quân đội Anh tại Bắc Mỹ là August Globenski và Leveright Pinze.

Năm 1802: đại úy Aleksander Kierzkowski, kỹ sư trong quân đội Anh.

Năm 1812: Trong trung đoàn Swiss của quân đội Anh có khoảng 12 binh sĩ gốc Ba Lan.

Năm 1842: kỹ sư Sir Casimir Gzowski phục vụ tại kênh đào Welland, công viên Niagara, được phong tước hiệp sĩ. Cũng trong thời kỳ này còn có Isaak Helmuth tới từ Warsaw, là một trong những sáng lập viên ra trường Đại học University of Western Ontario.

Cuộc di dân chính thức có thể chia ra làm 6 giai đoạn:

. Giai đoạn 1854-1901

. Giai đọan 1902-1915

Trong 2 giai đoạn di dân này, phần lớn người Ba Lan tới từ các vùng bị Áo chiếm đóng, tới làm hầm mỏ, đường hỏa xa, làm nông trại tại ba tỉnh thảo nguyên Manitoba, Saskatchewan và Alberta.

. Giai đoạn 1916-1939 : Thời kỳ này Ba Lan đã giành được độc lập nhưng người Ba Lan di cư tới các vùng thảo nguyên để được phát đất đai khai thác. Tỉnh Winnipeg lúc này có đông ngườ Ba Lan nhất.

. Giai đoạn 1944-1956: Các di dân đa số là các cưụ chiến binh từng chiến đấu trong hàng ngũ đồng minh hoặc những người muốn trốn tránh chế độ nazi và cộng sản.

. Giai đoạn 1957-1979: Các di dân tới thẳng từ Ba Lan vì lý do kinh tế và chính trị.

. Giai đọan 1980-1993: Các di dân tiếp tục đi tìm Đất Hứa. Trên 50% định cư tại Toronto.

Theo bảng kiểm kê 2006 số người gốc Ba Lan tại Canada là 984,565, chiếm tỷ lệ 3.21% toàn thể dân số Canada, được phân tán tại các thành thị như sau: Toronto 21%, Edmonton, Vancouver và Winnipeg mỗi nơi 6%, Calgary, Montreal 4%, Hamilton, Ottawa, Kitchener, London 2-3%, ngoài ra còn tới khá đông tại Ste. Catharine, Saskatoon, Windsor, Oshawa, Regina, Victoria, Thunder Bay, Sudbury.

Thành phần di dân Thế hệ I thường sinh sống về các nghề tay chân như làm đường, làm rừng hay phu mỏ nên tập trung nhiều tại vùng thảo nguyên. Thế hệ II hay các di dân tới sau TC II thường là các kỹ thuật gia, các chuyên viên nên tập trung nhiều tại các thành phố kể trên.

          Các danh nhân

Các danh nhân  gốc Ba Lan gồm các vị làm trong ngành giáo dục, tư pháp, dân biểu và nghị sĩ trong đó ta có thể kể Donald Mazankowski là phó thủ tướng cho Brian Mulroney, Sir Casimir Gzowski làm quyền toàn quyền Ontario 1896-97, Isaac Hellmuth sáng lập viên đại học Western University of Ontario, Bonnie Crombie, thị trưởng Mississauga 2014 tới nay và Wayne Gretzky, thần tượng Hockey vv...

Gretzky sinh tại Brandford, Ontario trong cuộc đời thể thao đã đánh banh vào gôn tất cả 894 lần. Hình ông được ghi trong đồng tiền $1 năm 1983 và ông được vinh danh là The Great One.

A large group of people holding a sign

Description automatically generated with low confidenceA picture containing dancer, person, sport, people

Description automatically generated

 

Các di dân trong thập niên 2006-2016

 

Dân số Canada cho tới hiện nay vẫn quá thấp so với diện tích cho nên hàng năm vẫn tiếp tục tiếp nhận di dân từ tứ xứ tới, trung bình dân số cứ khoảng 5 năm lại tăng lên 5%.

Sau đây là 10 sắc dân tới nhiều nhất trong thập niên nói trên:

1.       Philippines              188,825

2.       Ấn Độ                     147,190                 

3.       Trung quốc             129,020

4.       Iran                        42,070

5.       Pakistan                  41,480

6.       Hoa Kỳ                    33,060

7.       Syria                       29,945

8.       Anh                        24,445

9.       Pháp                       24,155

10.     Đại Hàn                  21,710

 

SƠ KẾT

 

Căn cứ theo bảng tổng kiểm tra trên, người Anh kể cả Irish và Scot vẫn chiếm đa số là 45% cho nên bộ mặt Canada, không kể Quebec giữ nhiều bản chất Pháp hơn,  vẫn đậm nét Anh quốc nhất.

 

Trong hai năm vừa qua, chính phủ Trudeau, với bộ trưởng di trú là người thuộc đạo Hồi, cho nhập cư tất cả những di dân lậu bị Hoa Kỳ chê bỏ và rất nhiều người từ các xứ Hồi giáo cho nên thành phần dân số trong cuộc kiểm tra tới vào năm 2021 chắc sẽ có nhiều thay đổi. Cộng đồng Hồi giáo không có vẻ tha thiết với việc hoà nhập với đời sống vùng đất mới, và hơn thế nữa họ lại tỏ ý các cộng đồng đã hiện diện trước họ tại Canada phải hoà nhập vào tập tục và văn hóa, tôn giáo của chính họ. Tại nhiều trường học họ đòi hỏi không được dọn món thịt heo cho học sinh, khi đi khám bệnh họ không muốn bác sĩ chạm tới thân thể người phụ nữ, khi đi tắm piscine công cộng đàn bà mặc nguyên cả váy áo để lội xuống hồ bơi, khi có việc vào các công sở họ giữ nguyên khăn bịt mặt. Các người Hồi vẫn giữ nguyên tập tục đa thê và đàn bà chỉ có bổn phận ở nhà nuôi con chứ không được đi làm hay họat động ngoài xã hội. Nhiều lãnh tụ Hồi còn tuyên bố rằng bằng chiến lược sinh con đẻ cháu cho thật nhiều, chẳng cần phải dùng tới võ khí họ cũng vẫn sẽ theo thời gian làm chủ được lần lượt các quốc gia chưa công nhận đạo Hồi là quốc giáo. Đặc biệt chính phủ Trudeau còn ra luật cấm kỳ thị Hồi Giáo, ai vi phạm sẽ bị tội hình sự!

 

Tham luận của Từ Uyên

 

Tỉnh bang Quebec chưa hết ngạc nhiên khi đảng CAQ (Coalition pour l’Avenir du Quebec) thành lập năm 2006 và do Francois Legault lănh đạo đă thắng cử với đa số tuyệt đối 74/125. Hai đảng từ 50 năm nay chia nhau lănh đạo Quebec đêu thảm bại. Đồng thời một đảng nhỏ nhưng khuynh tả xuất hiện từ 2012 do Françoise David (con Bác sĩ Paul David nổi tiếng về bệnh tim mạch trước đây tại Quebec) thành lập và nay có lănh tụ là Manon Massé. Đảng này đă chiếm 10 ghế dân biểu khiến đảng Parti Québecois chủ trương tách rời Quebec và đă từ 1976 tới 2014 nhiều lần thắng đảng Liberal du Quebec (đảng này chủ trương Quebec tuy là xă hội cá biệt nhưng không tách rời Canada) và cùng đảng Liberal đă thảm bại.

Ngày nay hai đảng lớn thua và c̣n cần tái tạo vài năm nữa mới có khả năng tranh cử trở lại và như vậy Quebec đang đi vào khúc quanh mới. Không c̣n e ngại tư tưởng tách rời khỏi Canada và như vậy xă hội Quebec từ dân chính gốc Pháp, dân gốc Anh và tới các dân di trú phải có cuộc đổi thay mọi thái độ và hoạt động.

 

Nh́n lại lịch sử Quebec từ sau thế chiến thứ hai nhiều biến động đă diễn ra. Quebec từ năm 1944 dưới quyền thủ tuớng tỉnh bang là Maurice Duplessis đă đưa tỉnh bang này vào một nhịp sống mới và đă trở nên một nơi được nhiều nước khác nhất là Âu châu chú ư. Từ sau thế chiến nền kinh tế Canada bắt đầu phát triển mạnh và nhờ kinh nghiệm phải giải quyết các khó khăn xảy ra qua thời kỳ khủng hoảng những năm 1930, lần này các chính phủ từ Trung ương tới các tỉnh bang đă đồng thuận h́nh thức nhà nước phúc lợi can thiệp cứu trợ người dân khỏi lo thất nghiệp và đều có hưu bổng, đồng thời phụ nữ cũng được bảo vệ và có quyền bỏ phiếu từ 1940 và nền giáo dục cần cải tổ và tiếng Pháp phải có chỗ đứng vững hơn. Kết quả này do tiền nhiệm của Duplessis là Adelate Godbout thực hiện trong nhiệm kỳ 1939-1944.

 

Và Québec sau đó đảng Union Nationale lại nắm quyền và Maurice Duplessis với sự hỗ trợ của giáo hội đă cai trị tỉnh này một cách rất bảo thủ. Ông trở lại làm Thủ tướng lần thứ hai từ 1944 tới 1959. Ông đ̣i cho Quebec được thu thuế và nhờ đó chính phû tỉnh bang có ngân sách riêng chi thu ngoải việc kiểm soát của Trung ương do đó người dân đô thị có đời sống khả quan và bắt đầu tận hưởng các tiện nghi mới.

Tuy nhiên ông không chú ư tới công nhân và những dân sống nhờ nông nghiệp, giáo dục cũng không phát triển.  Ông cùng giáo hội áp dụng một biện pháp tới nay c̣n gây oán hận. Nhà chung và ông đă tập trung các trẻ sinh không cha vào trường mang danh Trường Mồ côi để giáo hoá nhưng mục đích sử dụng như lao động rẻ và đôi khi c̣n có áp đặt t́nh dục.

 

Trước cách cai trị đó, dân chúng phản đối và năm 1959 ông qua đời và đảng ông thua tuyển cử năm 1962 và Jean Lesage thuộc đảng Liberal lên cầm quyền và tạo nên cuộc “Cách mạng thầm lặng “ Cải tổ giáo dục, nâng đỡ nông dân và công nhân bắt đầu nghĩ tới kỹ nghệ hoá và phát khởi chương tŕnh thủy điện.

Trước các cuộc cải cách mạnh và dân chủ, Quebec từ sau 1960 trở nên một xứ cả thế giới biết tiếng. Di dân tới đông thêm và các trường Đại học đă được sinh viên nhiều nước tới theo học. Du học sinh Việt Nam bắt đầu tới học tại Quebec qua Chương tŕnh học bổng Colombo. Quebec và Montreal c̣n thành lập xe điện ngầm năm 1966 và Hội chợ Expo 67 năm 1967 qui tụ trên 80 nước tại địa điểm Terre des Hommes.

Thế nhưng một biến động lớn phân chia người dân Quebec. Tướng De Gaulle nhân thăm Hội chợ đă trên bao lơn toà Đô chánh Montreal hô vang “Vive le Quebec libre” khiến tư tưởng tách rời Canada của một số nhỏ người Quebec chính gốc phát triển mạnh hơn. Thủ tướng Canada khi đó phải mời De Gaulle về Pháp nhưng từ đó các tổ chức nhằm tách rời Quebec và đảng Parti Quebecois ra đời rồi thắng cử năm 1976 khiến t́nh trạng bất ổn và chia rẽ xảy ra giữa người gốc Pháp với người gốc Anh.

Việc tranh chấp này qua hai lần trưng cầu dân ư không thành công nhưng luôn luôn đe doạ mỗi khi có tuyển cử và khi Parti Quebecois mỗi lần tranh cử c̣n mang trong chương tŕnh việc trưng cầu dân ư là một lần dân chúng bỏ phiếu thận trọng và đông đủ như đang có trưng cầu dân ư.

Đặc biệt kỳ tuyển cử này đảng Parti Quebecois không đưa vấn đề trưng cầu dân ư ra nưă và kết quả thoát lưỡi gươm “Trưng cầu dân ư” trên cổ nhân dân bỏ phiếu tùy hứng và số người đi bầu rất ít 66% và kết quả đă khiến hai đảng chính Liberal và Parti Quebecois thảm bại.

Đảng mới CAQ (Coalition Amelioration Quebec) lên nắm quyền h́nh như tạo một cuộc cách mạng mới nhưng khuynh hữu nên các phản ứng chưa biết rơ.

 

Chúng tôi xin tŕnh bày một số cộng đồng da trắng quan trọng và có nhân vật quan trọng sinh hoạt trong xă hội Quebec từ Chính trị, kinh tế, giáo dục để coi các cộng đồng này sẽ phản ứng ra sao. Người da trắng tại Quebec chiếm 63% dân số gồm cả người Anh và người Pháp chính gốc. Số c̣n lại là dân di trú từ các nuớc Âu châu tới hoặc do v́ mưu sinh hay v́ bị ngược đăi về chính trị hay tôn giáo. Và tùy theo tỷ lệ dân số thái độ các sắc dân di trú khác nhau. Các cộng đồng nhỏ Bắc Âu như Finlandais, Norvegien Danois Suedois Lithuanien, Lettonien rất ít và sống b́nh thường ít tham gia vào đại sự.

Các cộng đồng Đông Âu như Polonais, Hongrois, Tcheque nạn nhân của cộng sản nay cũng sống b́nh yên v́ không c̣n chế độ cộng sản. Họ đóng góp trong thể thao và nghệ thuật. Cộng đồng Ukrainien mạnh ở miền Saskaschewan nhưng tại Quebec họ không có vai tṛ nào đặc biệt ngoài các đấu thủ danh tiếng môn hockey. Cộng đồng Đức lớn mạnh tại Ontario nhưng tại Quebec chỉ nổi danh về Lễ hội rượu bière.

 

Chúng tôi nói nhiều hơn về ba cộng đồng da trắng nặng t́nh với Quebec.

 

·        Cộng đồng Irish hay Irlandais

 

Người gốc Irlandais tới Canada và Quebec qua nhiều giai đoạn khác nhau nhưng phần lớn đều do áp bức v́ tôn giáo hay v́ bạc đăi trong cuộc sống,

Tuy nhiên khi tới Canada ban đầu họ nhận làm tất cả mọi việc và đạt được nhiều chỗ đứng khả quan trong xă hội và trong chính trường. Họ luôn luôn đứng về phiá người Pháp không mong tách rời ra khỏi Canada và có mặt trong nhiều giới. Xa xôi nhất phải kể Dr Timothy Sullivan đổi tên qua Thimostee Sylvain và chính là cha của bà Margaret d’Youville ngành soeur grise năm 1737.

Tới cuộc chiến tranh Anh Pháp tại Quebec Thống đốc Carlton gốc Irlandais đă nhân nhượng người gốc Pháp khi đề nghị bản Acte du Quebec giúp người Pháp thua trận nhưng vẫn giữ được luật pháp cũ cũng như vẫn giữ được đạo Thiên chuá không phải đổi đạo. Luật sư Lewis Thomas Drummond O’ Callagan là người bênh vực đạo luật này hết ḿnh và ông cũng biện hộ cho nhóm Patriote khi nổi loạn tại Bas Canada.

Trên phương diện văn hoá David Ross Mc Cord đă lập ra bảo tàng mang tên Mc Cord.

Các ông Louis Hippolite Lafontaine, Auguste Norbert Morin và Geoge Eloise Carter gốc Irlandais luôn luôn tranh đấu cạnh người Pháp. Louis Riel (lai Irlandais) và Honoré Mercier cũng được Charle Filpatrick bênh vực và trong chính trường năm 1919 Charles Doherty nhân danh Canada kư thỏa ước Versailles.

Edmund James Flynn đă là Thủ tướng năm 1896-1897. Từ 1867 tới 1978 có tới 57 người gốc Irlandais được bầu làm dân biểu tỉnh bang Quebec.

Tại Quebec đă có Daniel Johnson và hai con là Daniel junior và Max Johnson vào ba đảng khác nhau nhưng cùng giữ chức Thủ tường tỉnh bang. Sau đó là Jean Charest cũng nhu Claude Ryan là chủ báo Le Devoir và lănh đạo đảng Liberal khi Robert Bourrassa tạm nghỉ. Mulroney cũng làm Thủ tướng Canada

Về Y Tế Cộng đồng Irlandais đă xây bệnh viện Sainte Marie tại khu Côte des neiges

Như vậy chứng tỏ từ khi hiện diện tại Canada và Quebec người gốc Irlandais đă đóng góp và trả ơn đất nước này quá đầy đủ v́ vậy mỗi năm ngày diễn hành Irlande đều được đủ các nhân sĩ ủng hộ.

 

·      Cộng đồng Italien hay cộng đồng Ư

 

Cộng đồng người Italien có mặt tại Canada và Quebec từ lâu và có một vị trí kinh tế xă hội rất quan trọng. Họ tới từ sớm từ 1497 dưới tên Venitian Jean Cabot rồi sau đó 1524 Giovanni de Verrazzono thám hiểm miền Đại tây dương. Tới 1640 Francisco Giuseppe Bressani truyền giáo. Rồi sau này trong hàng ngũ của quân Đô đốc Carlton có một số lính gốc Ư chọn ở lại Canada sinh sống.

Sau này dân Italien tới qua nhiều đợt từ lánh nạn chính trị tới tim cuộc sống thịnh vượng hơn nên thành phần khác nhau. Có người nghệ sĩ mang nghệ thuật âm nhạc qua, có người lao động qua để t́m việc làm tốt hơn và có cả các người tới từ thôn quê và các đảo nổi tiếng hung dữ như Sicile hay Calabre.

Tại Montreal họ sống ban đầu tại Petite Italie quanh khu Jean Talon Est và sau này họ tiến xa hơn và vùng Montreal Nord là vùng đông nhất. Người Italien chuyên xây cất, mở quán ăn, các câu lạc bộ và vài người vào chánh trường như dân biểu John Ciacia thời Robert Bourassa và Rene De Santis trong chính phủ Couillard và đều trong đảng Liberal. Trên phương diện y tế họ lập bệnh viện Santa Cabrini, trên phương diên thể thao gia đ́nh Saputo đă thành lập đội bóng đá và xây một sân cỏ thiên nhiên dành cho môn thể thao này. Tuy nhiên cộng đồng này cũng mang tiếng xa gần liên hệ với các nhóm Mafia nên cũng bị nghi ngại, nhất là khi nhiều người gốc sắc dân này dính líu vào các cuộc hối lộ và hối mại quyền thế khiến một số chính khách và hai thị trưởng thành phố lớn phải từ chức hoăc nhận án tù.

 

·        Cộng đồng Do thái

 

Người Do Thái tới Canada qua nhiều đợt. Nổi tiếng nhất là Trung úy Aaron Hart trong đạo quân của Amherst sau chiến tranh Anh- Pháp năm 1760 đă ở lại và con ông là EZEKIEL HART đă chọn Bas-Canada và tạo thành cộng đồng Do thái tại Montreal.  Năm 1802, ông đă trúng cử dân biểu Canada. Bạn ông là Henry Judah cũng trúng cử vào quốc hội Québec.

 

Tuy nhiên người gốc Do Thái năm 1850 tại Canada chỉ gồm 450 người. Nhưng sau đó họ phải gặp nhiều vất cả và nguy khốn Họ phải trốn tránh người Nga từ năm 1890 và 150.000 đă qua được Canada. Họ bắt đầu tập hợp và thành lập các tổ chức nhỏ giúp nhau khỏi nghèo đói và họ chuyên bán lẻ và bán buôn lông thú và vải sợi lúc ban đầu nhưng sau lớn hơn và các tiệm buôn phát đạt hơn.

 

Họ cũng gặp nhiều kỳ thị và trước thế chiến có lúc cả Hoa kỳ và Canada đều cấm họ tới di trú. Nhờ Samuel Bronfman một tỷ phú xin với Thủ tướng Mc Kenzie King nên số người Do thái được du nhập them. Để trả ơn, 20.000 người đă gia nhập quân đội mong giúp bè bạn được di trú dễ dàng.

 

Sau cùng đợt di trú đau thương nhất khi thoát nạn tuyệt chủng Holocauste đă tới được Canada và trước đây giàu sang, sau khi bị Đức Quốc xă giam giữ họ đă mất hết, nhưng họ cũng cố xây dựng lại cuộc đời.

Người Do Thái có mặt trong đủ mọi lănh vực và thành công trong ngành thực phẩm như gia đ́nh Steinberg nổi danh một thời, gia đ́nh Bronfman thành công trong hăng rượu Seagram.

 

Ngựi Do Thái chỉ được chính thức công nhận như dân Canada từ năm 1971 khi Thủ tướng Pierre Trudeau công bố chính sách đa văn hoá và từ đó có mặt trong chính giới vào hàng ngũ ngựi chống ư kiến tách rời khỏi Canada. Cộng đồng Do thái tại Montreal chọn chỗ cư ngụ từ vô cùng sang trọng tới trung b́nh. Khu sang nhất là Hamstead, tới Wesmount rồi Ville Mont Royal và đôi người c̣n ở khu quanh Van Horne giữa Outremont và Côte des Neiges.

 

Đẻ đóng góp với Quebec, người Do thái đă tạo dựng Hôpital Juif từ một Bệnh viện nhỏ năm 1934 là nơi sinh viên Y khoa gốc Do Thái v́ bị kỳ thị không bệnh viện nào cho tới thực tập nay trở thành một bịnh viện lớn và được Hệ thống Mc Gill nh́n nhận là nơi sinh viên thực tập. Bệnh viện mang tên Sir David Mortimer một nhà giàu tâm huyết giúp đỡ nhân dân không phân biệt sắc tôc.

Ngoài ra trên phương diện thể thao, nhân hội chợ quốc tế Montreal 67, gia đ́nh Bronfman đă thành lập đội Base Ball Expo de Montreal nhưng sau đội này bán lại cho Washington DC.

 

Trong chính trựng những tên tuổi như Lawrence Bergman, Alan B Gold. Max Gold, Yozne Golstein, Lionel Perez được nhiều người nhớ như trước đây các bộ trưởng Victor Goldblom, Herbert Max và Nghị sĩ Sheila Finestone.

Chúng tôi tin rằng cùng với nhân dân thuộc sắc dân khác, ba cộng đồng lớn da trắng vưà kể sẽ có những thái độ và phản ứng thích hợp với t́nh thế mới tại Quebec.