Tìm Kiếm Bài Đã Đăng
Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y
© 2022
Y SĨ KHÔNG BIÊN GIỚI (MEDECINS SANS FRONTIÈRES)
TỪ UYÊN
Một năm trước khi bước vào thập niên 1990-2000, một tổ chức nhân đạo nổi tiếng trên thế giới đã được giải Nobel: Tổ chức Y sĩ không biên giới.
Tổ chức này do y sĩ, y tá và một số chuyên viên khác đã không quản gian khổ khó khăn, đã tới khắp mọi nơi đang cần cứu trợ khẩn cấp đã vinh dự đoạt giải Nobel năm 1999 và mang danh dự cho toàn y giới và các thiện nguyện viên bỏ công đóng góp.
Tổ chức Y sĩ không biên giới đã thực hiện các công cuộc nhân đạo trên khắp mọi nơi trên thế giới. Các nhân viên đã hoạt động tại trên 80 nước và đã cứu nhiều triệu nạn nhân. Ngoài việc cứu trợ, tổ chức còn được biết tới công lao : < Tố cáo những bạo lực và những bất công trong thế giới >
Trước công trạng ấy hầu hết y giới đều cảm thấy vinh hạnh và tìm hiểu nguồn gốc của tổ chức khả kính này.
Ta cũng nên tìm hiểu lý do ra đời và thành tích của tổ chức < Khôi nguyên giải Nobel > ra sao.
Năm 1967, xứ Biafra thuộc Nigeria ly khai và ngay lập tức Nigeria đàn áp và cô lập ngay và tạo nên cảnh chết đói vô cùng bi thảm. Hồng thập tự không được phép vào can thiệp vì đây là phạm vi một nước. Các nước khác trên quốc tế cũng làm ngơ. Phi cơ chở đầy thực phẩm ở ngay đảo Fernado trước mặt bị cấm bay vào trước thảm cảnh đói và bệnh của dân Biafra.
Trước thảm trạng đó một số y sĩ người Pháp đã đồng ý thành lập một tổ chức phi chính phủ có thể giúp đỡ tất cả những người đang đau khổ vì chiến tranh và tật bệnh nhưng không được nhận cứu trợ từ Hồng thập tự vì lý do chủ quyền quốc gia ngăn cấm. Tổ chức đó mang tên là Y sĩ không biên giới sẽ không ràng buộc với một chính quyền nào và sẽ đem lại những trợ giúp cho người đau khổ không phân biệt chủng tộc hay chính kiến.
Thành lập từ năm 1971 tổ chức này ra đời và đã là một tổ chức từ thiện chỉ nhận người thiện nguyện và chỉ nhận tài trợ của tư nhân nên không thiên vị một chính quyền nào.
Hoạt động của Y sĩ không biên giới đã giải quyết nổi nhiều nỗi đau thương của một số lớn nhân dân trong trên 80 nước với nhân viên hiện nay lên tới 30.000 và ngân sách tới 1,6 tỷ dollars. Chủ tịch đương kim là BS Johane Liu, bác sĩ nhi khoa tại Canada.
Tổ chức YSKBG được nổi danh trong các cơn biến động lớn như hoạt động tích cực trong tình trạng chiến tranh diệt chủng tại Rwanda, cũng như những hoạt động ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm như Viêm gan C tại Cambodge, HIV ở Phi châu, như dịch Eola tại Congo. Tổ chức này còn là cố vấn cho uỷ ban kinh tế xã hội của Liên hiệp quốc.
Năm 1978 tổ chức YSKBG đang thực hiện tại Thái lan và cứu giúp nạn nhân Cambodge trốn chạy Pol Pot và thực đáng kính, nhưng chưa đồng ý đóng góp vào việc cứu thuyền nhân Việt Nam lúc này ào ạt không kể nguy hiểm đang dùng đủ mọi loại thuyền phần lớn nhỏ bé và số người chết trên đường tìm tự do đã khiến thế giới rung động. Vì vậy tới đầu năm 1979 những thuyền nhân Việt Nam phần đông không ai nghe biết có tổ chức < Y sĩ không biên giới > để mong chờ cứu giúp khi họ đang gần cái chết trên biển cả, trước gian nguy vì bão tố, vì thiếu thực phẩm và nước ngọt lại thêm lo sợ nạn hải tặc và nhửng người tị nạn sau này qua cơn khổ cực tới được nước tạm trú và số phận do các nuớc Mã lai, Phi luật Tân hay Nam dương tự ý quyết định cho vào bến cho sống hay đuổi ra biển cả chờ chết. Cao ủy tị nạn chỉ ra đời vào tháng 12 năm 1979.
Trước tình trạng đó Bác sĩ Bernard Koucher cưu chủ tịch tổ chức Y sĩ không biên giới tới 1977 đã cùng BS Nguyễn Duy Cung (ở lại Việt Nam mổ bệnh nhân tại BV Nguyễn Văn Học tới 30 tháng tư 1975 sau đó bị tống xuất ngay khi VC vào tới BV), đã cố tìm ra giải pháp.
Khi thấy cả trăm ngàn thuyền nhân Việt nam dang lâm vào cảnh bi đát, bác sĩ người Pháp Bernard Kouchener đề nghị hội < Y sĩ không biên giới> tổ chức thành lập một con tàu vớt người vượt biển nhưng Bác sĩ Claude Malhuret chủ tịch năm đó và một số y sĩ khác trong ban quản trị không chấp thuận.
Bernard Kochener và một số bạn như Alain Deloche, Patrick Aebenhard Jacques Beres, Pierre Fyot, Monique Donabidian rút lui khỏi tổ chức và bầu Giáo sư Paul Milliez làm Chủ tịch danh dự và thành lập một Tổ chức khác mang tên « Medecin du monde » và vận động mọi giới tại Pháp để đưa ra ý kiến vớt người vượt biển đang lâm nạn qua chương trình
“ Un bateau pour le Viet Nam” và đặt tên tàu là “ Ile de Lumière”.
Bernard Kouchener đã đánh động lương tâm mước Pháp và các phe phái chống nhau như Jean Paul Sartre và Raymond Aron cùng hòa giải và được một số nghệ sĩ như Simone Signoret, Yves Montan. André Glucksmann ủng hộ. Các báo như La Croix, Minute ủng hộ và truyền thông liên tiếp lên tiếng. Chính phủ Pháp cũng chú ý tới dự án này.
Và từ Noumea Caledonia một chủ hãng thương thuyền là ông Michel Cordier đã cho mướn và giúp cho một con tàu chở hàng để thuyền trưởng Francois Herbelin và thủy thủ đoàn biến cải thành con tàu bệnh viện 80 giường có đủ y sĩ, các khoa và có cả phòng mổ và máy điện tuyến. Công việc tiến hành trong bí mật vì tại Caledonie trước đây có một số người Việt làm công nhân cho Pháp, nay thân Cộng sản Việt Nam nên cũng không có thiện cảm với công tác nhân đạo này.
Dầu vậy tất cả công việc được Thuyền trưởng và thủy thủ thực hiện trong 1 tháng và tàu ra khơi tới Singapore vào tháng Mars 1979 và đem theo trên đường di chuyển một số thuyền nhân đang lênh đênh trên biển cả.
Được phóng viên quốc tế loan tin, các con thuyền vượt biên khác đã bám sát và được cứu giúp. Tới 18 Avril 1979 tàu Ile de Lumière tới Poulo Bidong và nơi đây có tới 25.000 dân tị nạn tạm trú và đầy đói khát và tật bệnh. Tàu Ile de Lumière lúc này mang lại lương thực và y tế cho đảo. Bác sĩ Nguyễn Sơ Đông làm trưởng trại đã kể lại trong nhiều cuộc phỏng vấn và trên báo chí và đều ca tụng công đức của Bernard Kouchener và phái đoàn y tế gồm Eric Cheysson, Vladan Radoman, Patrik Laburthe, Pierre Bonniaud, Jean Claude Senechal và cô Ghislaine Martin. Tàu đã khám bệnh cho 1927 người, giải phẫu 151 trường hợp và đỡ cho 18 em bé chào đời. Tổng Lãnh sự Pháp ông Jean Blattes cũng tới và cấp thông hành ngay cho những ai muốn định cư tại Pháp.
Ngáy 5 tháng 07 năm 1979 tàu rời Poulo Bidong và để lại cho trại tị nạn này toàn bộ y cụ nhờ đó đảo có 1 Bệnh viện 65 giường đủ tiện nghi và sau này được Cao ủy tị nạn tiếp tay tới ngày trại đóng cửa.
Tàu Ile de Lumière tiếp tục hải trình cứu thuyền nhân và tới tháng Janvier 1980 trở lại và hoàn trả cho chủ hãng. Tuy nhiên nhờ tiền quyên tàu Ile de Lumière 2 tiếp tục công tác nhân đạo.
Ban nhạc của Gold cũng nhân dịp này tung ra một bài ca rất thịnh hành:
Les capitaines abandonnés
Ils sont partis pour gagner
Ils ne sont jamais rentrés
Les rugissants de Pacifique
Les remous des torrents d’Afrique
Ont brisé le rêve magique
Où ils sont tombés
Vous que l’océan secret
Le vent les a emportés
Ils ont retrouvé la lumière
ou la liberté
Ohé, Ohé capitaine abandonné
Mets des ailes à ton voilier
Sonnez les sirènes au vent salé
Sonnez sonnez les dernières traversées
Sau khi tàu Ile de Lumière hiện diện, hai nhà từ thiện Ông Rupert và bà Chistel Neudeck từ Đức đã thành lập tổ chức Cap Anamur với những con tàu mang tên này và các con tàu kế tiếp. Các tàu này đã cứu 10.315 thuyền nhân và chữa trị cho 35.000 trưòng hợp. Tàu Mary cũng trong hệ thống này nhưng trưng bảng Medecins sans frontières trên đó có BS Nguyễn Thượng Vũ và Trang Châu đã cứu được BS Phùng Văn Hạnh vào tháng 3 năm 1986. Xin coi lời kể của Bác sĩ Hạnh liền sau phần này.
Sau khi liên lạc và được Bác sĩ Hạnh cho biết trường hợp của ông chúng tôi mới tin rằng sau ngày Bernard Kouchener rời tổ chức và tàu Ile de Lumière sáng tỏ trong việc cứu thuyền nhân, tổ chức Y sĩ không biên giới cũng dùng các con tàu Cap Anamur và Mary mang nhãn hiệu MSF để vớt thuyền nhân tới bến như trường hợp gia đình Bác sĩ Hạnh và từ đó chúng tôi mới thực sự cảm phục tổ chức này và khôi nguyên giải Nobel năm 1999 trao tặng thật xứng đáng.
Lời Bác sĩ Phùng văn Hạnh:
Tôi ra tù tháng giêng 1988 sau 12 năm cải tạo lao động. Cuối tháng ba năm ấy tôi vượt biên. Chuyến đi xuất phát từ sông Saigon trong đêm, mọi sự êm xuôi, chỉ có một sơ xuất nặng nề là tàu tiếp tế lương thực và nước uống không tới kịp giờ. Ra khơi ngày đầu phải cặp một tàu đánh cá Việt nam để mua thực phẩm. Rất may tàu này chịu bán với giá cắt cổ, bao nhiêu tiền Việt Nam và một số chỉ vàng đáng kể.
Ngày thứ hai phải cặp tàu đánh cá khác để xin mua nước và thực phẩm. Lại gần mới thấy là tàu Thái Lan. Hoảng hốt các phụ nữ trên thuyền đều chui xuống hầm May là tàu đánh cá Thái lan lương thiện có một tượng Phật lớn dưới sàn tàu. Tôi nói tiếng Anh với họ và họ vui vẻ giáp sát tàu chúng tôi. Rất hào sảng họ cho không nước uống và dư trữ cơm nóng, cá kho và hai bao gạo.
Tối hôm ấy tôi thấy một tàu to xa xa chạy song song với chúng tôi. Tàu to có đèn vàng trên boong. Sáng ra tàu ấy lại gần và có mang tên Medecins Sans Frontières cứu người biển đông. Mọi người chúng tôi reo to SOS. Tài công bẻ lái về hướng tàu MSF. Trên tàu đã thấy lố nhố các thủy thủ ra dấu cho thuyền cập vào thành tàu và có một nơi thả dây dàu và lưới xuống. Thế là người lớn lần luợt leo lên tàu. Thủy thủ xuống bế trẻ em và giúp người già leo lên. Vưà bước lên boong tôi gặp Bác sĩ Trang Châu, hai anh em ôm nhau trong thắm thiết, Thủy thủ trên tàu thả ca-nô kéo thuyền trống ra xa và đốt cháy.
Tàu MSF là một tàu chở hàng có một số phòng cho thủy thủ trong đó có phòng B.S Châu. Tất cả độc nhất có một phòng chứa hàng 25m x 75 m và cao 15 m.
Từ boong xuống là một câu thang dài. Căn phòng lót gỗ và được phủ bằng các tấm drap hoặc chiếu chứa được 300 người. Gia đình tôi gồm 2 vợ chồng và 4 con cùng nằm trên một tấm drap và có chiếu đắp.
Tàu đi thêm 3 tuần và cứu thêm được tất cả 280 người và cặp bến Puerto Princess thuộc đảo Palawan Phi luật tân.