Sau hơn 30 năm xa
cách, tôi đă...
... trở về
đất Huế-một vùng đất tương
phản thiên thu: Huế, đất của những con
người “tâm sự nhiều mà ít hé trên môi” và
“thường hay sầu giữa lúc thế gian vui” như
thơ của Bích Lan! Và Huế c̣n trứ danh ác liệt qua
nhận xét đầy triết lư của Foulon, nơi mà
“tang tóc ngậm cười và niềm vui năo nuột” (…le
deuil sourit, la joie soupire)!
Ấy vậy mà trong chuyến về thăm lại Huế trong tháng ba vừa qua, vợ chồng người em gái tôi lại rủ tôi viếng thăm một địa điểm với cái tên quái dị là “Thành Phố Ma”!
Nơi đây là làng An Bằng cách cửa Thuận An
khoảng bốn chục cây số. Theo lời giới
thiệu trịnh trọng của người em rể :
Nơi đây linh hồn người chết không ngậm
cười nơi chín suối như người ta
thường nói, mà phải bảo rằng những hồn
ma ở đây reo cười rạng rỡ.
Reo cười là đúng v́ chốn này du khách sẽ bị choáng ngộp v́ những kiến trúc mộ phần, lăng tẩm muôn mầu muôn vẻ tuơi vui… Chùa ở An Bằng. Thế là chiếc xe bao thuê Daihatsu nhỏ nhắn bẩy chỗ ngồi, chúng tôi đi thăm làng An Bằng với một niềm vui háo hức đầy tính chất nghịch lư này.
Dựa trên những dữ kiện lịch sử, địa lư, nhân văn viết về làng này trên những báo chí địa phương, người em gái của tôi ngồi trên xe đă tṛ chuyện dẫn dắt chúng tôi từ ngạc nhiên này qua ngạc nhiên khác: Nói là làng, chứ An Bằng chỉ là một thôn nhỏ của những người chài lưới duyên hải. Thôn An Bằng thuộc xă Vinh An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm cách cửa biển Thuận An về phía nam khoảng 40 cây số.
Thôn An Bằng được mô tả cô lập
như ốc đảo với biển cả và
đầm phá bao quanh: biển ở phía đông, đầm
phá Tam Giang vây khắp phía c̣n lại, nên thôn làng nối
với đất liền chỉ bằng con
đường nhỏ trên bộ chạy dài từ
Thuận An chạy qua con đập đắp qua cửa
Ḥa duân. Địa thế của làng An Bằng khiến tôi
nhớ đến bài thơ Quê hương của Tế
Hanh:
Làng tôi ở, vốn làm nghề chài lưới, Nước bao vây cách biển nửa ngày sông. Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng. Dân trai tráng bơi thuyền đi dánh cá…
Nhà thờ Thánh Tâm ở An Bằng Theo tài liệu địa bạ của tỉnh Thừa Thiên dưới triều Nguyễn, diện tích thôn An Bằng có 1201 mẫu 1 sào toàn là cát trắng! V́ là sống trên vùng toàn là đất cát trắng, nên dân làng chỉ sống chủ yếu về chài lưới. “Trước đây chúng tôi cực lắm – một người dân An Bằng tiết lộ – Làm nghề cá khi gặp mặt trời yên bể lặng th́ đủ ăn. C̣n không th́ ăn cháo xương rồng…” (phóng sự của Hồ Vĩnh: “Xa rồi Thành phố lăng”, Tuyển tập Nhớ Huế số 5, Nhà Xuất bản Trẻ).
Món xương rồng ăn đỡ dạ
th́ không sao, nhưng ăn nhiều th́ mặt phù thũng. Cái
cực khổ này c̣n bi đát hơn với sự kiện
” đến chất đốt sử dụng để
nấu nướng và sưởi ấm mùa đông cũng
chỉ là những nhánh thông èo uột khẳng khiu mà trẻ
mót lượm trên vùng cát trắng miền trung, vốn khô
cằn lũ lụt hằng năm” (theo tài liệu của
Tổng đội Xây lấp Thanh niên Đà Nẵng – tháng
11 năm 2000).
Nhưng rồi bắt đầu vào khoảng năm 1990, qua sự cởi mở của nhà nước, thôn An Bằng nghèo khổ bỗng như nàng Lọ Lem trở thành công chúa . Khi thăm thôn làng này với một tổng thể phong phú của những ngôi lăng mộ nguy nga cất bằng bê tông, nhà du lịch người Pháp tên André Crozeilles phải thốt lên kinh ngạc “Một vùng cát trắng mà trở thành một đô thị người chết!
” *BÀN TAY TA LÀM NÊN TẤT CẢ Do đâu mà làng An Bằng đă thay hồn đổi xác? Câu trả lời là Tiền viết hoa! Vào giai đoạn sau 1975 trong đợt đánh tư sản, có tiền, có vàng là một cái tội bị tù, bị đi vùng Kinh tế mới. Nhưng sau đó th́ hoàn toàn tương phản lại, nhất là giai đoạn mà nhà nước cởi trói đổi mới: Tiền là Tiên, là Phật Là sức bật của ḷ xo. Là thước đo ḷng người, Là nụ cười của tuổi trẻ, Là sức khỏe của người già! Là cái đà danh vọng, Là cai lọng che thân, Là cái cân công lư, Tiền là hết ư! Mà tiền đây không phải là đồng tiền Việt Nam có in h́nh Bác Hồ mà là đồng US Dollars, một đồng ăn 14 ngàn 5 trăm đồng VN. Thậm chí, tiền vàng mă bán ở Việt Nam cũng phải in thành giấy Năm trăm đô la Mỹ mà đốt th́ ông bà mới ngậm cười dưới suối vàng…
Theo ông Hồ Vĩnh, toàn xă Vinh An có 1.800 hộ dân, trong đó thôn An Bằng có khoảng 800 hộ nhưng có đến 75% dân có người thân là Việt Kiều. Theo Nhật báo Lao Động ngày 13 tháng 10 năm 2000, tuy con số hộ dân An Bằng chỉ có khoảng 870 nhưng có đến hơn 1200 ngôi mộ, nhà thờ họ tộc, đ́nh làng mới xây hoặc xây đi xây lại ba bốn lần, chen lẫn trong các khu gia cư. Theo tờ Thế giới mới 31 tháng 8 năm 2000, th́ làng An Bằng có 43 tộc họ “nghĩa là có 43 từ đường được con cháu đóng góp để xây sao cho kềnh càng hoành tráng…
Thấy từ đường họ H. bên
cạnh liên tục tái thiết ba đợt, mỗi
đợi thêm tốt đẹp, họ L. liền cho
đập đi, xây lại từ đường của
ḿnh những bốn lần , mỗi lần cách nhau chỉ
dăm tháng. Mà chi phí cho việc xây mới đâu ít ỏi
ǵ, mỗi lần cả trăm ngàn đô!” Do đó, ta
phải kết luận rằng đồng đô la mỹ
quả là có sức bật kinh khủng của Tiên, của
Phật v́ riêng làng An Bằng và các làng kế cận, đô
la là lăng mộ của người già. Với quan
niệm “sống gửi thác về” và “sống nhờ
mồ nhờ mả, chứ không nhờ cả bát ăn”,
trong số bao nhiêu lăng mộ xây cất ở làng An
Bằng có rất nhiều ngôi sinh phần tráng lệ phá
đi xây lại nhiều lần mà con cháu ở hải
ngoại muốn chí t́nh ôm đô la về để
đền đáp công ơn sinh thành của những bậc
cha mẹ đang c̣n sống mặc dù gia cảnh rất
khiêm tốn, nếu không nói là cơ cực.
Trong bài Lễ hội cầu ngư ở
Thuận An. (trong tập Hỏi đáp về Triều
Nguyễn và Huế xưa – nhà Xuất bản Trẻ), ông
Nguyễn Đắc Xuân không biết có bôi bác không đă ghi
lại rằng: “Các nhà hoạt động xă hội từ
thiện này th́ không thể quên cách đây vài chục năm,
vào những tháng mưa lạnh kéo dài, dân Thuận An không
thể đi biển được , họ phải
thường chống gậy lên Huế xin ăn” (trang 104).
Bấy lâu nay, nhà nước Việt Nam cố t́nh không muốn nhắc tới sự kiện người dân vượt biển! V́ vượt biển là chống đối cách mạng, là “bỏ phiếu bằng chân” t́m tự do mới bỏ xứ ra đi! Vượt biển là cái tội mà công an nếu bắt được th́ bỏ tù dù là trẻ con c̣n đang bú mẹ. Nhưng nay th́ sức mạnh Tiên Phật của đô la làm người cộng sản phải gọi dân Việt kiều trở về là “núm ruột ngoài ngàn dặm” với bó đô la đem về giúp nước.
Cũng trong bài dẫn trên, ông N.Đ.Xuân viết: “Các cơ quan an ninh, sau 1975, đă từng nhức đầu v́ Thuận An có tỷ lệ vượt biển cao nhất ở Việt Nam. Có nhiều hộ có đến năm sáu người bỏ nước ra đi” (trang 104). Có nguồn dư luận như ông Hồ Vĩnh trong bài “Xa rồi Thành phố lăng” nhắc ở trên rằng dân Việt kiều An Bằng phung phí, “không biết tích cóp để giảm bớt kinh phí trong việc “bê tông hóa” lăng mộ th́ An Bằng sẽ có một trường học khang trang nằm cạnh ngôi đ́nh mới xây dựng, nhằm giữ lại nét đẹp của truyền thống văn hóa”.
Ư kiến này rất xây dựng nhưng không phải
dân Việt kiều An Bằng không nghĩ tới như
trong bài “Một ngôi trường cho làng An Bằng” của
Nguyễn Bá Trác trên báo Việt Mercury số 107 ngày 9 tháng 2,
2001 qua ư kiến của hai ông Văn Nhân Đạo và Lê
Thanh Lâm gốc An Bằng trong chuyến về thăm
Việt Nam đă tiếp xúc với Hội Khuyến khích và
Hỗ trợ phát triển giáo dục Việt Nam để
thăm ḍ dự án . Nhưng dự án của hai vị
Việt kiều có tâm huyết có thực thi được
hay không lại là một chuyện khác, tùy theo cái nh́n đa
nghi Tào Tháo của chính quyền địa phương
đối với cái nhiệt tâm của hai ông. Bộ
muốn dùng đô la mà “diễn tiến ḥa b́nh” sao đây!
Vả lại, nói chí
t́nh, lo việc công ích xây cầu, xây chợ, xây
trường là bổn phận của chính quyền
phải lo cho dân kia mà! Sao lại trông nhờ vào tiền
mồ hôi nước mắt của dân Việt kiều làm
việc lam lũ ở hải ngoại đem về! C̣n
về luận điệu trách cứ dân An Bằng nghèo
khổ bỗng nẩy ư xây mộ kiểu vương giả
để báo hiếu cho cha mẹ tổ tiên là quá đáng?
Nếu vậy th́ người ta nghĩ thế nào về
chính quyền Huế v́ ham kiếm chút ngoại tệ,
đă tổ chức tṛ hề cho du khách ngoại quốc
mặc áo hoàng đế, hoàng hậu ngồi trên ngai
chụp ảnh ở nhà Hữu Vu sau điện Thái Ḥa,
hoặc dùng Ngự Thiện (ăn cơm vua) trong cung
nội tôn nghiêm của Hoàng thành? Trên một khía cạnh
nh́n, chuyện xây lăng mộ của người dân An
Bằng và ở các làng ven biển Thuận An Huế là
một dịp mà người dân giă, tuy là do động
lực háo danh, đă vô t́nh phục chế lại những
nét kiến trúc cổ truyền trong các kiểu lăng
mộ vương giả gần như bị thất
truyền từ hồi hết vua chúa năm 1945!
Người cộng sản Việt Nam thường ca
tụng cái lư tưởng: Bàn tay ta làm nên tất cả,
Với sức người, sỏi đá cũng thành
cơm!
Không biết ta có nên sửa lại là
Đồng đô la làm nên tất cả, Với đô la,
dân giă cũng thành vua! Trong chuyến xe từ Thuận An xuôi
về nam dọc theo phá Tam giang cho đến địa
danh An Bằng. Có thể nói mọi chùa chiền, am miếu,
đ́nh làng nhà thờ họ đều được xây
cất trong ṿng vài năm nay. Hồi xưa kia đây
chỉ là những thôn chài nghèo nhà tranh vách lá với vùng
mộ địa cát trắng mênh mông. Cây cối không
đủ sức mọc v́ nước ở đây vừa
lợ lợ vừa lắm phèn. Ngày nay, dài dài theo
đường, tôi thấy phần nhiều nhà cửa
bằng vật liệu nặng, lai rai có nhà hai tầng,
không to lớn ǵ nhưng khang trang tuy có đôi chút “kiểu
cọ”
Không khí ở đây có nhiều nơi nặng mùi cá mắm. Điều làm tôi kinh ngạc là những cổng tam quan to lớn, những trụ biểu khổng lồ có rồng quấn của những nhà thờ họ. Tôi đă bị choáng ngợp trước một ngôi lăng có kiến trúc đặc biệt nằm xoay ra mặt đường: Mặt tiền là lưỡng sư triều đỉnh (cặp sư tử chầu đỉnh đốt trầm), kế đó là bốn cột trụ tam quan lớn chạy rồng ôm không soát một ṿng tay, trên đầu chóp trụ (chapiteau) là hai tầng ḷng đèn (lanterne) với góc mái cong vút với motif ngọn lá, bốn đỉnh trụ là bốn con nghê (kỳ lân). Sau bốn trụ tam quan, là bi đ́nh (nhà bia). Nhà này nền dưới vuông vức có bốn cột nâng một cái mái tṛn có hai tầng, ư hẳn tượng trưng h́nh ảnh vuông tṛn của vũ trụ.
Phần vuông dưới trang trí theo nét Trung Hoa có một bia đá bằng đá granito màu xám đội bởi con rùa vàng và diềm mái chạy hoa sen. Nhưng phần mái tṛn ở bên trông có vẻ chịu ảnh hưởng đậm đà của mỹ thuật Ấn-độ hay Ba-tư, ṿng cung của cửa ṿm là một h́nh tṛn bán nguyệt với hai đầu hơi cúp lại. Nóc ṿm trông giống như cái lọng hay h́nh cái bảo b́nh chứa cốt Phật, nhưng cái lan can lại chạy h́nh hoa huệ của Tây phương thật khó phê phán. Kế đó là hai nhà thạch quách (sarcophage) c̣n gọi là tẩm, chứa hai cái áo quan bên trong theo kiểu song táng, trong quan ngoài quách kiểu như lăng vua Gia long theo ư niệm Càn khôn hiệp đức. Cuối cùng là một bức hậu b́nh phong đồ sộ tô điểm với hai h́nh cuốn thư. Trên bia granito, có khắc một bài thơ bằng chữ quốc ngữ thếp vàng nhũ như sau: Lăng mộ nguy nga Thành tâm sáng lập năm 2000 KHIÊM VĂN BIA BÁO SONG THÂN Ân cha như núi Thái sơn,
Nghĩa mẹ như biển đại dương Thái
b́nh. Cháu con cùng một nguồn sinh, Đời đời
nối dơi chút t́nh báo ân, Nhớ ơn tạo hóa xoay vần,
Miếu lăng xây dựng chia phần đáp ơn.
Diện tiền núi Ngự Trường sơn, Tam giang
phẳng lặng châu thuyền văng lai, Mặn bồi
một dải đất dài, Thái b́nh lănh hải an bài tôn
lăng, Mùa hè Ất sửu khởi công, Khánh thành an vị
đầu xuân, Mậu dần Hai ngàn năm Măo cuối
đông, Ḷng thành con cháu vui mừng tạo bia, Được
nhờ phúc ấm xưa kia, Ngàn năm xây dựng lăng
bia an lành. Đàn con cháu nội ngoại nam nữ từ
hải ngoại.
Lời thơ lục bát nhiều câu gieo lạc vận,
nhưng ư rất chân thành cảm động, phản
ảnh đúng thực tế trước mắt: Mặn
bồi một dải đất dài, Thái b́nh lănh hải an
bài tôn lăng. Nhưng câu Nhớ ơn tạo hóa xoay
vần, Miếu lăng xây dựng chia phần đáp ơn.
Ngẫm nghĩ lại nghe sao mà đúng thế. Nếu
tạo hóa đất trời không xoay vần đổi
ngược, dân chài nghèo khó ven biển đâu có chuyện
vượt biển, họ đâu có trôi dạt qua cái
“xứ Hoa kỳ của cơ hội” để con cái
họ đâu có cơ duyên học hành thành kỹ sư, bác
sĩ, và cuối cùng họ đâu có đem đô la về
xây lăng báo hiếu nhỉ! *THỊ TRẤN CỦA QUÁ
KHỨ LÀ ĐÂY!
Cuối cùng chúng tôi đă tới An Bằng một
địa điểm nhỏ với quá nhiều tên: Thành
phố Ma, Đô thị của Người chết, Thành
phố Lăng và Thị trấn của Quá khứ. Theo
như chúng tôi quan sát, nhà cửa trong vùng xây cất không bao
nhiêu, có lẽ không có nhu cầu cho ít oi người ở
lại, người cư trú cũng không muốn gánh thêm
phiền hà, tốn kém lôi thôi.
Thành ra chữ Hiếu của người tha
phương được tập trung vào việc xây
cất lại mồ mả tổ tiên cho thật khang trang,
càng khang trang, càng vinh dự. Nhưng cũng nhờ chữ
Hiếu của khúc ruột ngàn dặm đă đem lại
công ăn việc làm cho bao nhiêu người trong một
thời gian dài. Nhờ đó mà đường sá từ
Thuận An về lần hồi được chỉnh
trang để chở vật liệu mọi thứ từ
Huế về, kể cả cát v́ ở Thuận An chỉ
có cát trắng mịn chỉ đựng vào b́nh lư
cắm nhang là tốt, c̣n xây cất th́ dùng cát vét từ ḷng
sông Hương chở về. Nền đất ở ven
biển là cát nên mọi xây cất phải dùng bê tông.
Người ta nói rằng mộ chôn đất cát th́ thây người chạy mất, cải táng không thấy xương. Thử nh́n vào báo cáo vật liệu đọc công khai ngày lễ khánh thành ngôi đ́nh làng An Bằng cũng đủ khiếp: 22 tấn xi măng, 14 tấn sắt thép đủ loại…kim phí tổng cộng hơn 1,4 tỷ đồng bạc VN. Nghề xây lăng mộ vương giả, cất đ́nh cất chùa, xây từ đường hầu như không c̣n phát đạt như cái hồi c̣n vua chúa trước 1945. Lớp nghệ nhân cũ thợ ngơa, thợ nề, thợ mộc, thợ chạm theo đường hướng cổ truyền c̣n sót hiện nay cơ hồi lác đác như lá mùa thu sau bao nhiêu chiến tranh.
Đi t́m lại những tay thợ lăo làng – con cháu của lớp nghệ nhân thuộc Nê Ngơa Tượng Cụ của triều đ́nh Huế xưa – c̣n biết cẩn sành, cẩn sứ chạy rồng chạy phượng trên máy hay trên trụ biểu để truyền nghề cho lớp trẻ cũng thiên nan vạn nan, dù rằng đất Huế vốn là đất đông Phật tử nên có thể c̣n nhu cầu xây cất lắm chùa, lắm chiền! Người em rể tôi vốn là giáo sư dạy Đại học Mỹ thuật Huế chỉ cho tôi thấy loại sứ đă dùng để cẩn tường.
Dân An Bằng chắc phải mua loại sứ từ ngoài Bắc thuộc xă Bát Tràng ǵ đó, thứ đồng màu để làm vẩy rồng lông phượng cho thích hợp, công viêc tốn kém đă đành nhưng không phải chóng vánh dễ dàng…
[Theo giáo sư Phan Thuận An - chuyên viên
Huế-học và nghiên cứu của Trung Tâm Bảo tồn
Di tích cố đô Huế, từng qua Bắc kinh du khảo
về di tích kiến trúc cung đ́nh Trung quốc, nói
rằng: "Tôi không thấy bất cứ ở đâu bên
Trung quốc có nghệ thuật ghép sành sứ như
của ta ở lăng Khải Định" khi đáp
cuộc phỏng vấn của Nguyễn Đắc Xuân
trong cuốn Văn Hóa Cố đô - trang 126 - Thuận Hóa
Huế - 1997.] Nh́n công tŕnh xây lăng mộ ở vùng
Thuận An và làng An Bằng, nếu không nói quá đáng là
một kỳ quan, th́ người ta phải khen
người dân ở đây đă tự động
xuất công, xuất của để phục chế
lại nghệ thuật cổ truyền, trong khi nhà
nước Việt Nam đang vận động, năn nỉ
cơ quan UNESCO tài trợ để phục chế lại
cung điện và lăng tẩm cho nhu cầu du lịch.
Nghe nói tờ báo “Tuổi Trẻ” có đề nghị
biến thành phố An Bằng làm khu du lịch…
Nhưng chả bao lâu sau, báo chí khác trên đất Thần
Kinh đă mạnh mẽ mắng cái đám người
muốn công khai hóa “công việc xấu xa” đó cho toàn
thế giới biết sau khi người du khách hỏi do
tiền đâu mà xây dựng ra. *AN BẰNG: NGỌN LỬA
PHỤC CHẾ NGHỆ THUẬT BÙNG LÊN CHO LỊCH SỬ
SANG TRANG. Bước vào địa đầu của xă Vinh
An, tầm mắt chúng tôi bỗng choáng ngợp như đứng
trước một đám nấm kiến trúc khổng
lồ đủ mầu, đủ cỡ mọc lên lố
nhố trùng điệp sau trận mưa rào
Khác với cảnh dọc đường từ xă
Thuận An, âm phần của người chết nơi
đây không nằm riêng biệt trên những sườn
đồi hay nương vườn xanh tốt mà là
trải dài ra trên b́nh diện lẫn với gia cư
dương cơ của người sống. Ở
đây, du khách hoàn toàn không có cảm giác âm khí nặng
nề, buồn hiu như cảnh nghĩa địa Tây
Phương với cảnh ngút ngàn của rừng thánh giá
trắng toát dưới rặng dương.
Trái lại, người ta có một cảm giác vui thú bừng lên như đang nh́n ngắm một bức tranh Tết dân gian vẽ với những màu sắc đầy Việt nam tính: đỏ cánh sen, đỏ cam, vàng ḥe, lục và tím.
Tác giả Pháp Jean Marquet thật lém lỉnh khi
nhận định rằng đám táng Việt Nam “có cái ǵ
vui thú”
(L’enterrement annamite a quelque chose d’amusant!) như trong bài tập đọc Pháp văn Livre Unique của tôi hồi bé. Cái vui thú cho một tâm lư Đông phương về quan niệm “sống gửi thác về” mà dương gian là cơi tạm, âm thế mới thật là nơi vĩnh phúc ngàn thu
Phóng mắt nh́n bao quát, dựa vào những biểu
tượng trên những lăng mộ, tôi thấy nơi
đây Phật Chúa nằm chung: mộ Phật tử hay dân
lương th́ trang hoàng với h́nh chữ Vạn, h́nh bánh
xe Pháp hay ít ra với h́nh chữ Phúc; c̣n con chiên Thiên Chúa th́
nằm yên nghỉ dưới bóng Thánh giá hay cổng
chữ M của mẹ Maria. Vinh quang Chúa cả trên trời,
B́nh An dưới thế cho người thiện tâm! Thôn
làng An Bằng (hay An B́nh) quả đă mang cái tên theo định
mệnh dành cho mối duyên t́nh thiện tâm cho con cái của
Phật và Chúa nằm gần nhau.
Đứng trước một rừng gồm
hơn cả ngàn lăng mộ trước, với một
tâm t́nh khao khát muốn t́m hiểu, tôi bỗng ước ao
có một kiến thức uyên thâm như linh mục Léopold
Cadière, nguyên là bỉnh bút cho Tập san Đô Thành Hiếu
Cổ (Bulletin des Amis du Vieux Huế – viết tắt là BAVH)
hồi đầu thế kỷ 20. Linh mục đă
đặc biệt dựa vào sự khảo sát 317 ngôi
mộ Việt Nam xây trong ṿng chu vi đất Huế từ
bực vương giả cho đến người dân mà
viết ra bài Tombeaux annamites dans les environs de Hué (BAVH năm
1928).
Ngài đă phân loại những h́nh thể, kiểu thức
của các loại mộ xây (nấm tṛn, nấm vuông,
nấm trứng ngỗng, nhà thạch quách hay tẩm v.v…);
những bờ vây quanh gọi là uynh thành (enceinte) đủ
cách tṛn, thuẩn, vuông, chữ nhật…; những cổng
vào có cột vuông, cột trôn ốc, cột h́nh giao long; những
cổng tam quan ṿm cong hay hay hai, ba tầng mái; những h́nh
tay ngai mộ. Ngoài sự phân loại trên, cố Cadière c̣n mô
tả những bức b́nh phong, những bái đ́nh,
những bàn long đ́nh để tế mộ, những nhà
bi đ́nh, những miếu thổ thần bản
địa v.v…
Muốn thưởng thức những
họa tiết trang hoàng hoa lá, bức cuốn thư hay
tranh tứ quí hoặc những kiểu sức trang trí
biểu tượng cho tính ngưỡng Nho Phật Lăo trên
các lăng mộ ở đây, tôi thấy cần phải
t́m đọc lại cuốn L’Art de l’Annam của H. Gourdon
(Paris – 1934) hay L’Art Vietnamien của L. Bezacier (Paris – 1954).
Nhưng muốn chuyên biệt hiểu về cố đô
thần kinh, tôi phải ḍ lại từng chi tiết trong
cuốn L’Art à Huế của linh mục L.Cadière viết
năm 1919 để thẩm định sát về nghĩa
địa của làng An Bằng, xă Vinh An.
Tôi nghĩ nơi đây cơ hồ là một cứ
điểm cuối cùng ở Việt Nam đă tạo
cơ hội phục chế lại đa số những
tàn tích nghệ thuật triều Nguyễn do những tay
thợ – hậu duệ c̣n sống sót của những
nghệ nhân Nê Ngơa tượng cục trong triều đ́nh
Huế ngày xưa. Tôi bỗng dâng lên niềm cảm
phục cho những tay thợ cuối mùa đă tạo
dựng nên Thị trấn Quá khứ An Bằng này qua bàn tay
đa diện đa năng: xây nề cũng họ, đúc
chạm cũng họ, cẩn sành sứ cũng họ, và
tô màu vẽ lá hoa cũng họ.
Đúng như nhận xét của Dr. L. Gaide &
H. Peyssonnaux trong bài khảo sát Tombeau de Kiên Thái Vương
(BAVH 1925): Pour achever, nous dirons qu’en Annam, c’est le même ouvrier qui,
tour à tour, se fait macon, sculpteur, mosaiste et peintre. Và tôi cũng
muốn tạ ơn Trời! Nếu không có hiện
tượng Nhờ ơn tạo hóa xoay vần , Miếu
lăng xây dựng chia phần đáp ơn của dân An
Bằng rủng rỉnh đô la th́ những người
thợ trên đâu có dịp chót thi thố tài năng của
họ trong cuối thế kỷ 20. V́ nh́n lại lịch
sử nửa thế kỷ qua, tôi thấy đúng là
Tạo hóa gây nên cuộc hí trường! Người
Cộng sản V.N hồi nào đă chủ trương
cực đoan đập phá mà họ gọi là “làm cách
mạng”.
Với chiến thuật tiêu thổ kháng chiến năm
1947 nên họ đă không ngần ngại chất rơm thiêu
rụi Điện Cần Chánh, Đại cung môn,
Điện Khôn Thái, lầu Kiến Trung. Người ta nói
rằng quân Pháp lúc tái chiếm Huế mà đổ bộ
trễ hơn th́ cửa Ngọ Môn và Điện Thái Ḥa
cũng bị tiêu hủy luôn. Viên tướng Tư
lệnh quân đội Đức lúc rút quân khỏi Paris
đă không nở thiêu rụi thành phố lịch sử này
cơ mà!
Và ngay cả quân đội Pháp thực dân lúc hành quân ở
vùng Huế ít ra có điểm này đáng khen là họ
bắt gặp những món đồ xưa bị dân chúng
“đổ bộ hôi của” cất dấu th́ lính Pháp
đem về Huế giao trả cho Ủy ban Chấp chánh
lâm thời của Việt Nam thời ông Trần văn Lư.
Đồ giao trả nhiều đến nỗi ông
Trần văn Lư phải lập ra một cơ quan
tiếp nhận và quản lư, giao cho cụ Vơ văn
Nhức, nguyên là Nhất đẳng Thị vệ là
người tiếp nhận và kiểm kê. Người
Cộng sản VN miệng th́ nói Cách Mạng trước
sau như một, nhưng hành động từ cực
đoan này sang cực đoan kia. Họ đă chống
Trời, chống tôn giáo tín ngưỡng, chống thờ
cúng, chống vua chúa, chống phong kiến, chống tư
sản…
Chống đủ thứ rồi lại sửa sai! Trong ṿng thập niên qua, họ hô hào “cởi trói và đổi mới” nên dần dà họ cho phục chế trở lại như xưa. Nếu họ quả là thành thực “hồi tâm” th́ tôi nghĩ là lịch sử dân tộc sắp sang trang. Mong vậy thay! Chúng tôi không có th́ giờ thăm tỉ mỉ toàn khắp ngôi làng. Và cũng không đủ kiến thức nhận định về khía cạnh nghệ thuật của những lăng mộ ở đây. Trong các lăng mộ ở đây, tôi đặc biệt chú ư một vài lăng mô khá tiêu biểu ở đầu làng mà chụp h́nh kỹ lưỡng. Một ngôi mộ theo Phật giáo xây năm 1999 với những h́nh chữ Vạn, h́nh bánh xe Pháp luân đúc trên cổng tam quan, cột chạy rồng cẩn sứ xanh với những họa tiết tứ quí: mai lan cúc trúc.
Muốn lên cổng tam quan này, du khách phải bước lên
năm bậc cấp, hai bên trang trí cặp kỳ lân, ở
chính giữa là một đỉnh trầm màu vàng hoe lớn
cao nửa tầm người; đỉnh đứng trong
một ṿng cung chạy h́nh đúc mây khói. Sau cổng tam quan,
là bia hay bi đ́nh có một tầng mái h́nh lục giác
với góc cong lên, lợp ngói hoàng ly. Đặc
biệt trên từng mái bi đ́nh là một cái tháp tṛn có
tượng Phật ngồi có hai tầng mái trông xa
giống cái bảo b́nh đựng cốt Phật, riềm
mái chạy hoa sen. Trên chót đỉnh bi đ́nh cũng
như trên chót bốn trụ cổng tam quan là h́nh năm
quả bầu, tượng trưng cho bầu Thái cực.
Sau bi đ́nh là những ngôi tẩm chứa những
thạch quách tô điểm với họa tiết chữ
Vạn và hoa sen.
Cuối lăng là một cổng sau với ba
tầng mái với lưỡng long triều nguyệt.
Nhưng điều làm tôi chú ư nhất và cho là có ư nghĩa
minh giải nhất là đôi câu đối bằng chữ
nho tô màu cánh sen trên hai cột cổng tam quan: Tiền Tây Nam
chiếu sa bồi Mỹ địa tân. Hậu Đông
Bắc tiếp thủy hải Giang sơn cựu. Mặt
Tây Nam trước mộ chiếu hướng về vùng
cát bồi có nước Mỹ mới. Phía Đông Bắc
sau lăng tiếp giáp biển sông là Quê cũ Việt nam.
Câu này tả vị trí của ngôi mộ nhưng
đồng thời cũng gói ghém tâm t́nh của những
người con cháu lập mộ, tuy rằng trước
mắt có một “quê Mỹ đẹp mới” (Mỹ
địa tân) nhưng vẫn không quên sau lưng t́nh nước
non của quê Việt cũ (giang sơn cựu). ,Phải
chăng là nhờ Tạo hóa xoay vần!
Nếu không th́ người dân thôn chài nghèo khổ sao lại có hai quê hương như vậy. Nhưng họ đă cư xử đầy nghĩa t́nh đôn hậu: có mới nhưng không quên cũ, uống nước nhớ nguồn. Những lăng mộ mà họ bỏ tiền mồ hôi nước mắt cho ông bà cha mẹ – không những là một h́nh thức để báo đền ân nghĩa – mà c̣n là một cơ hội để họ thực thi lại cái đẹp khuôn sáo ước lệ cổ kính của dân tộc mà bấy lâu bị cấm đoán hay mơ ước mà không thể thực hiện được v́ thiếu tài chánh. Những kiểu thức, họa tiết đầy ước lệ trên những ngôi mộ trong mắt họ vẫn là những kư hiệu để người dân chất phác t́m thấy sức mạnh truyền đạt những ước mơ, khát vọng về một niềm hạnh phúc của người dân trong ḷng một xă hội an lạc, đất nước thái b́nh, hơn là tin theo những khẩu hiệu tuyên truyền của Nhà nước về một lư tưởng chế độ xă hội chủ nghĩa.
Ngôi lăng thứ hai tiêu biểu mà tôi chụp
là của những người dân An Bằng theo Thiên Chúa.
Cổng tam quan của lăng theo những người
thợ đang xây nói kinh phí xây cũng khoảng 30 ngàn
đô. Cổng này nh́n đại thể cũng giống bên
lương với cột chạy rồng với hai
tầng mái lợp ngói lưu ly vàng. Nếu con số 3
của cổng theo Phật giáo là Tam bảo: Phật Pháp –
Tăng, nhưng hiểu linh động với quan niệm
Thiên Chúa giáo là Chúa Ba Ngôi.
Nhưng những điểm khác biệt mà tôi nhận xét trên cổng tam quan Thiên chúa giáo như sau: -trên cổng giữa h́nh ṿng cung có chén Ḿnh Thánh Chúa tỏa hào quang -những chót cột trụ h́nh nhọn hoắt theo kiểu Gothic vút lên cao -các họa tiết trên hai cột giữa hay các hộc vuông dưới diềm mái là h́nh thánh tâm, quả tim quấn ṿng gai rướm máu và các h́nh ảnh trích từ Kinh thánh Tân ước h́nh Chúa giảng trên núi về tám mối phúc thật, h́nh Chúa trên biển hồ Ga-li-lê… -màu xanh của Đức mẹ Maria được dùng ưu thế để tô bốn cái cột tam quan hay tranh vẽ họa tiết. Sau cổng tam quan là những tẩm chứa quan tài của những người quá cố.
Cuối lăng là kiến trúc một bàn thờ với h́nh Thánh giá mầu xanh và h́nh chim bồ câu Thánh linh màu trắng. Trên đường xe trở về thành phố Huế, sau khi thăm lăng mộ vùng Thuận An và làng An Bằng xă Vinh An, tuy rằng mệt nhoài nhưng riêng tôi cảm thấy lời của người em rể là ư vị: Người chết ở đây đang reo cười dưới những mộ phần.
BS Lê Văn Lân