Hoàng Xuân Thảo

TRUYỀN THOẠI TRIỀU ĐẠI HỒ CHÍ MINH

 

           *53

 

TA LẶNG NGẮM GIANG SAN TA ĐỔI MỚI

BẢO ĐẠI: VỊ VUA CUỐI CÙNG NHÀ NGUYỄN

 

Vua Bảo Đại: tên gọi là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, Thân Phụ: Vua Khải Định, Thân Mẫu: Từ Cung Hoàng Thái Hậu.

          Ông sinh ngày 22.10.1913 tại cố đô Huế, mất ngày 31.7.1997 tại Paris, Pháp, là vị vua thứ 13 của triều đại nhà Nguyễn, cũng là vị vua cuối cùng trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam.

          Ngày 28.4.1922, khi lên 9 tuổi Vĩnh Thụy được tấn phong làm Đông Cung Hoàng Thái Tử. Năm 1922 ông được vua cha Khải Định đưa đi cùng trong chuyến công du sang Pháp dự hội chợ thuộc địa Marseille, được vợ chồng cựu Khâm sứ Trung Kỳ Jean François Eugène Charles nhận làm con nuôi và bắt đầu quá tŕnh học tập theo chương tŕnh giáo dục Pháp.

 

Bảo Đại lên ngôi vua

          Ngày 6.11.1925 vua cha Khải Định qua đời tại Huế, ngày 8.1.1926 Đông Cung Hoàng Thái Tử Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy chính thức lên nối ngôi vua cha, lấy niên hiệu là Bảo Đại. Vừa mới lên ngôi ông lại tiếp tục qua Pháp vào tháng 3.1926 để theo học tại trường Sciences Poliiques, công việc trong nước giao lại cho các đại thần phụ trách.

          Sau mười năm theo học tại Pháp, vua Bảo Đại về nước vào ngày 16.8.1932, trị v́ Việt Nam tại Huế cho đến tháng 8 năm 1945.

 

Cuộc đời và t́nh sử Vua Bảo Đại - 02

Hoàng tử Vĩnh Thụy tại Pháp 1922

 

Vua Bảo Đại đă có những cải cách trong triều như sắp xếp lại việc nội chính, hành chính. Ông đă cho bỏ một số phong tục như thần dân trong nước không phải quỳ lạy mà có thể ngước nh́n vua khi lễ giá tới, mỗi khi vào chầu các quan Tây không phải chắp tay xá lạy mà chỉ bắt tay vua, các quan ta cũng không phải quỳ lạy mà chỉ đứng vái.

Cuộc đời và t́nh sử Vua Bảo Đại - 03

Vua Bảo Đại ngồi trên ngai vàng trong Điện Thái Ḥa.

         

 

          Ngày 8.4.1932, Bảo Đại đă ban hành một đạo dụ cải tổ nội các, quyết định tự ḿnh chấp chính và sắc phong thêm 5 thượng thư mới xuất thân từ giới học giả và hành chính là Ngô Đình Diệm, Lại bộ thượng thư- Phạm Quỳnh, bộ Học -Thái Văn Toản, bộ công tác, Mỹ thuật và Lễ nghi - Hồ Đắc Khải, bộ Tài Chính, Cứu tế và Xã hội - Bùi Bằng Đoàn, bộ Tư pháp nhằm thay thế các thượng thư già yếu hoặc kém năng lực như Nguyễn Hữu Bài, Tôn Thất Đàn, Phạm Liệu, Vơ Liêm, Vương Tứ Đại. Dân chúng Huế ghi lại câu chuyện năm ông bị về vườn này bằng câu thơ, “ Năm trụ khi không rớt cái ình...”

          Nhà vua còn thành lập Viện Dân biểu để tŕnh bày nguyện vọng lên nhà vua và quan chức bảo hộ Pháp và cho phép Hội đồng tư vấn Bắc Kỳ được thay mặt Nam triều trong việc hợp tác với chính quyền bảo hộ.

          Thời gian này ông Ngô Đình Diệm cũng được bầu làm Tổng thư kư Ủy ban Cải cách Hành chính. Ông đề xướng hai điểm cần tu chính với chính quyền bảo hộ Pháp: một là thống nhất TrungBắc Kỳ theo Ḥa ước Giáp Thân 1884, hai là cho Viện dân biểu Trung Kỳ được quyền tự do thảo luận các vấn đề kể cả chính trị. Việc thống nhất chủ yếu nhằm buộc chính quyền Bảo hộ Pháp băi bỏ khâm sứ Trung Kỳthống sứ Bắc Kỳ và thu về thành một viên Thống sứ (résident général) ở Huế mà thôi. Việc thứ hai là để canh tân lối cai trị cũ . V́ các đề xướng không được chấp nhận, ông từ chức Thượng thư Bộ Lại ngày 12.7.1933, chỉ sau 3 tháng nhậm chức. Ngô Đ́nh Diệm lên án Hoàng đế Bảo Đại "chỉ là công cụ trong tay người Pháp". Thượng thư Thái Quang Toản được vua Bảo Đại chỉ định thay thế Ngô Đình Diệm trong bộ Lại và ông làm cho tới khi về hưu năm 1942 thì Phạm Quỳnh thay thế. Tháng 12.1933, Vua Bảo Đại ra Bắc kỳ thăm dân cho biết sự tình.

          Bảo Đại được biết đến là một người yêu thích và hâm mộ nhiều môn thể thao thời thượng, đặc biệt thích chơi tennis. V́ vậy sau khi về nước ông đă cho xây dựng một sân quần vợt “tiêu chuẩn quốc tế” ngay tại kinh thành Huế, khiến nhiều du khách hiện nay tới thăm di tích Cố đô Huế vẫn nghĩ đó là một công tŕnh hiện đại được xây sau này!

          Giai đoạn này tuy làm Vua nhưng ông hầu như không nắm thực quyền, mọi quyền hành lúc này đều do chính phủ bảo hộ Pháp nắm giữ. Điều này làm ông chán nản hay t́m đến thú vui săn bắn, vào năm 1939 trong một chuyến đi săn ở Đà Lạt ông bị sập hầm găy chân, do vết thương nặng nên ông được đưa sang Pháp điều trị.

Tuy nhiên có tác giả khác lại cho không phải như vậy mà là có lần lên Đà Lạt thăm thú cô nhân t́nh da trắng mắt xanh, Bảo Đại bị ông chồng Tây của nàng nổi cơn ghen, vác súng đuổi bắn gẫy chân khiến cho Toàn quyền Đông Dương là Jean Decoux vội cho máy bay chở vua về Sài G̣n chữa trị và nói là vua đi săn, bị vấp ngă xuống hố bẫy cọp. V́ chuyện này mà một viên quan về hưu đă làm bài thơ trào phúng, trong đó có câu: " Bà đầm chuộng lạ cần gia vị / Hoàng thượng ăn quen hẳn bén mùi /Thôi Chữ ngày xưa c̣n thí mạng / Nữa là chỉ mất tư xương thôi ".

Quốc Trưởng Đế Quốc Việt Nam

          Sau khi Nhật đảo chính Pháp và tuyên bố trao trả độc lập cho Việt Nam, ngày 11.3.1945, Bảo Đại ra đạo dụ “Tuyên cáo Việt Nam độc lập”, tuyên bố hủy bỏ Ḥa ước Patenôtre kư với Pháp năm 1884, khôi phục chủ quyền Việt Nam, thống nhất Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Ngày 7.4.1945, Bảo Đại kư đạo dụ số 5 chuẩn y thành phần nội các Trần Trọng Kim và ngày 12.5 giải thể Viện Dân biểu Trung Kỳ. Tháng 6.1945, chính phủ Trần Trọng Kim đặt quốc hiệu là Đế quốc Việt Nam. Ngày 16.8.1945, Trần Trọng Kim tuyên bố bảo vệ “độc lập” và cộng tác với các nước trên thế giới. Bảo Đại gửi thông điệp cho Tổng thống Hoa Kỳ Truman, vua nước Anh, Thống chế Tưởng Giới Thạch Trung Hoa, Tướng de Gaulle của Pháp đề nghị công nhận độc lập của Việt Nam.

Vua Bảo Đại thoái vị

          Từ tháng 3.1945, Việt Nam rơi vào một khoảng trống về quyền lực chính trị quá lớn: chính quyền Pháp đã bị Nhật lật đổ, người Nhật đang lo chống đỡ các cuộc phản công của quân đội đồng minh, chính phủ Trần Trọng Kim mới thành lập chưa nắm vững mọi vấn đề, chưa củng cố được quyền lực nhất là không đủ lực lượng quân sự để kiểm soát t́nh h́nh. Chiến tranh đă làm kiệt quệ nền kinh tế, nước Nhật cạn kiệt nguyên liệu nên quân Nhật chiếm lấy lúa gạo và các sản phẩm khác, bắt dân phá lúa trồng đay để phục vụ chiến tranh, cộng thêm thiên tai, nạn đói năm 1945 xảy ra tại Bắc kỳ và Trung kỳ. Người ta ước tính rằng đă có khoảng hai triệu người chết v́ nạn đói này.

          Tháng 8.1945, Cách mạng tháng Tám do Việt Minh khởi xướng thành công một cách dễ dàng và Việt Minh yêu cầu chính quyền Đế quốc Việt Nam giao quyền lực cho họ. Trước t́nh thế đó, Bảo Đại quyết định thoái vị. Bảo Đại không rơ phải liên lạc với ai ở Hà Nội, nên gửi một điện tín tới “Ủy ban Nhân dân Cứu quốc” ở Hà Nội:

          “Đáp ứng lời kêu gọi của Ủy ban, tôi sẵn sàng thoái vị. Trước giờ quyết định này của lịch sử quốc gia, đoàn kết là sống, chia rẽ là chết. Tôi sẵn sàng hy sinh tất cả mọi quyền lợi, để cho sự đoàn kết được thành tựu, và yêu cầu đại diện của Ủy ban sớm tới Huế, để nhận bàn giao.

vua-bao-dai-thoai-vi

Vua Bảo Đại đứng trước điện Kiến Trung

          Sáng ngày 23.8.1945, Trần Huy Liệu và ông Cù Huy Cận đại diện chính phủ tạm thời VNDCCH và Nguyễn Lương Bằng đại diện Việt Minh đến Huế yết kiến Bảo Đại.

           Theo lời yêu cầu của phái đoàn, chiều ngày 25.8.1945, Bảo Đại đă đọc Tuyên ngôn Thoái vị trước hàng ngàn người tụ họp trước cửa Ngọ Môn và sau đó trao ấn tín, quốc bảo của hoàng triều cho ông Trần Huy Liệu. Ông trở thành “công dân Vĩnh Thụy”. Trong bản Tuyên ngôn Thoái vị, ông có câu nói nổi tiếng Trẫm thà được làm dân một nước tự do còn hơn làm Vua một nước nô lệ.

Trong tuyên ngôn thoái vị của vua Bảo Đại có đoạn “Trẫm yêu cầu tân chính phủ phải giữ ǵn lăng tẩm và miếu mạo của hoàng gia.”

Cố vấn tối cao cho chính phủ Việt Nam dân chủ cộng ḥa

          Tháng 9.1945, Công dân Vĩnh Thụy được Chủ tịch Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là Hồ Chí Minh mời ra Hà Nội nhận chức “Cố vấn tối cao Chính phủ Lâm thời Việt Nam”, và mời ông là một trong 7 thành viên của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Đến ngày 6.1.1946, ông được bầu làm đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa dù ông không ứng cử.

 

 

Ho-chi-minh-va-vinh-thuy

Cố vấn Vĩnh Thụy và chủ tịch Hồ Chí Minh dự “Ngày tiễu trừ nạn đói” 11.10.1945

Cuộc đời và t́nh sử Vua Bảo Đại - 07

Cố vấn Vĩnh Thụy cùng Hồ Chí Minh (Ảnh: T. Do Khac).

          Ngày 16.3.1946, cố vấn Vĩnh Thụy tham gia phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa sang Trùng Khánh thăm viếng Trung Hoa, nhưng ông không trở về nước, mà từ Côn Minh sang Hương Cảng.

Tại Côn Minh, ông đă tiếp xúc với nhiều giới chính trị, trong đó có người Mỹ là Đại tướng George Marshall, đại diện Hoa Kỳ. Bảo Đại sau đó viết thư về nước xin từ chức “Cố vấn tối cao” trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa.

Đàm phán với chính phủ Pháp

          Đầu năm 1947, D’Argenlieu bị triệu hồi về nước và Bollaert thay thế làm Cao Ủy. Trước áp lực của các đảng phái cánh tả Pháp như Đảng Cộng sản Pháp và Đảng Xă hội Pháp, Thủ tướng Ramadier – một đại biểu đảng xă hội thông báo rằng chính phủ của ông ủng hộ Việt Nam: “Độc lập trong Liên hiệp Pháp và Liên bang của ba nước An Nam, nếu người dân An Nam mong muốn nó” và Pháp sẵn sàng đàm phán ḥa giải với những đại diện chân chính của Việt Nam.

          Để hậu thuẫn cho Bảo Đại đàm phán với Pháp về nền độc lập của Việt Nam, các lực lượng chính trị bao gồm Cao Đài, Hoà Hảo, Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội, Đại Việt Quốc dân đảng và Việt Nam Quốc dân Đảng liên kết thành lập Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp. Ngay sau đó, Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp quyết định sẽ ủng hộ Bảo Đại đàm phán với Pháp về nền độc lập của Việt Nam. Tháng 5.1947, Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp cử phái đoàn đến Hồng Kông gặp Bảo Đại để thuyết phục ông này thành lập một Chính phủ Trung ương và đàm phán với Pháp về nền độc lập của Việt Nam. 

          Năm 1947, Léon Pignon, cố vấn chính trị Cao Uỷ, cùng Cousseau cựu Thanh tra mật thám ở Đông Dương đă tiếp xúc với Bảo Đại tại Hồng Kông, ngỏ ư mời ông về nước nắm quyền, h́nh thành nên “giải pháp Bảo Đại”. Có ư kiến cho rằng giải pháp Bảo Đại được đưa ra nhằm phản ứng với xu hướng quốc tế trao trả độc lập cho các thuộc địa đồng thời nhằm chống lại sự mở rộng ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản tại Đông Dương, cụ thể là Việt Minh.

          Mỹ ủng hộ nguyện vọng độc lập dân tộc tại Đông Nam Á trong đó có Việt Nam, nhưng với điều kiện lănh đạo của những nhà nước mới “không phải là người cộng sản. Theo thuyết Domino, Mỹ hỗ trợ những quốc gia đồng minh tại Đông Nam Á v́ không hài ḷng với điều mà họ cho là “lực lượng cộng sản muốn thống trị Châu Á dưới chiêu bài dân tộc. Bằng viện trợ, Mỹ ép Pháp phải nhượng bộ chủ nghĩa dân tộc tại Việt Nam. Chính sách của Mỹ là hỗ trợ người Pháp chiến thắng trong cuộc chiến chống Việt Minh cộng sản, sau đó sẽ ép người Pháp rút lui khỏi Đông Dương. 

           Ngày 7.12.1947, tại cuộc hội kiến trên tàu chiến Pháp ở Vịnh Hạ Long, Bảo Đại và Pháp đàm phán rồi kư kết Hiệp ước Vịnh Hạ Long. Hiệp ước thể hiện sự đồng thuận của hai bên về việc thành lập Quốc gia Việt Nam trên cơ sở nguyên tắc độc lập và thống nhất của Việt Nam trong Liên hiệp Pháp.

           Sự độc lập của Quốc gia Việt Nam được quy định trong Hiệp ước Vịnh Hạ Long thiếu rõ ràng nên hiệp ước này bị Ngô Đ́nh Diệm và cả những chính trị gia trong Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp chỉ trích nên Bảo Đại chấm dứt đàm phán với Pháp và đi vòng quanh Châu Âu trong 4 tháng. Người Pháp cử các nhà ngoại giao theo Bảo Đại để thuyết phục ông tiếp tục đàm phán và thành lập Chính phủ.

          Tháng 1.1948, Cao ủy Pháp tại Đông Dương E. Bollaert t́m gặp Bảo Đại ở Genève, Thụy Sĩ thuyết phục ông về Việt Nam để tiếp tục đàm phán và thành lập Chính phủ. Bảo Đại tuyên bố nếu Hiệp ước Vịnh Hạ Long không được bổ sung ông sẽ không quay về Việt Nam.

Thành lập Quốc gia Việt Nam

          Ngày 24.4.1948, thiếu tướng Nguyễn Văn Xuân và Trần Văn Hữu cng bay tới Hồng Kông để gặp Bảo Đại xin thành lập Chính phủ Lâm thời cho Việt Nam.

          Ngày 15.5, Bảo Đại gửi thông điệp cho tướng Xuân, tán thành sự thành lập Chính phủ Trung ương Lâm thời Việt Nam do tướng Xuân điều khiển “để giải quyết vấn đề Việt Nam đối với Pháp và dư luận Quốc tế”.

          Ngày 5.6.1948, Bảo Đại gặp gỡ Cao ủy Pháp Bollaert ở vịnh Hạ Long, trên chiến hạm Duguay Trouin, để đàm phán về nền độc lập và thống nhất của Việt Nam.

          Tháng 1.1949, Bản tuyên ngôn Việt – Pháp được công bố, theo đó nước Pháp công nhận nền độc lập và thống nhất của Việt Nam trong khuôn khổ của khối Liên hiệp Pháp.       Sau đó Bảo Đại tạm ngưng các hoạt động chính trị và đi Châu Âu một lần nữa.       Ngày 25.8.1948, từ Saint Germain Bảo Đại báo cho E. Bollaert biết ông sẽ không về Việt Nam nếu Pháp không hủy bỏ chế độ thuộc địa tại Nam Kỳ và trao trả Nam Kỳ lại cho Quốc gia Việt Nam cũng như nếu ông không nhận được sự đảm bảo của Pháp cho Việt Nam độc lập.

          Ngày 8.3.1949, Tổng thống Pháp Vincent Auriol và Cựu hoàng Bảo Đại kư Hiệp ước Elysée, thành lập một chính quyền Việt Nam trong khối Liên hiệp Pháp, gọi là Quốc gia Việt Nam, đứng đầu là Bảo Đại. Bảo Đại yêu cầu Pháp phải trao trả Nam Kỳ cho Việt Nam và Pháp đă chấp nhận yêu cầu này.

          Ngày 24.4.1949, Bảo Đại về nước tham khảo ý kiến các chính khách.

          Ngày 14.6. Bảo Đại tuyên bố tạm cầm quyền cho đến khi tổ chức được tổng tuyển cử để có một địa vị quốc tế hợp pháp.

          Ngày 20.6.1949, thủ tướng Nguyễn Văn Xuân đệ đơn từ chức, Chính phủ Lâm thời Nam phần tuyên bố giải tán.

           Ngày 21.6 thỏa ước Elyseé được công bố.

 

Thành lập Chính phủ Quốc gia Việt Nam

          Ngày 1.7.1949, Chính phủ Lâm thời Quốc gia Việt Nam được thành lập theo sắc lệnh số 1-CP của thủ tướng, tấn phong Bảo Đại là Quốc trưởng, trung tướng Nguyễn Văn Xuân làm Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc pḥng.

          Tháng 1.1950, Bảo Đại chỉ định Nguyễn Phan Long làm Thủ tướng.

          Ngày 27.4.1950, Bảo Đại giải tán chính phủ Nguyễn Phan Long và ủy nhiệm Thủ hiến Trần Văn Hữu thành lập chính phủ mới.

          Tính đến đầu năm 1950, có 35 quốc gia công nhận Quốc gia Việt Nam.

          Từ tháng 6 cho đến tháng 10.1950, Quốc gia Việt Nam và Pháp họp tại Pau (Pháp) và kết quả tất cả các chức năng liên hệ tới chính quyền đă được Pháp chuyển giao cho Quốc gia Việt Nam. Thủ tướng Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu sau khi kư thỏa thuận với Pháp đă tuyên bố: “Nền độc lập của chúng tôi hiện nay thật tuyệt vời “. Các quan chức Pháp phàn nàn về Bảo Đại: “Ông ấy tập trung quá mức vào việc lấy lại từ chúng tôi những ǵ có thể thay v́ t́m kiếm sự ủng hộ từ nhân dân… Lịch sử sẽ phán xét ông ấy v́ quá chú tâm vào chuyện này “.

          Ngày 8.12.1950, Quốc gia Việt Nam và Pháp kư Hiệp định quân sự thành lập Quân đội Quốc gia Việt Nam bằng cách đặt một số đơn vị quân đội của Pháp tại Việt Nam dưới quyền chỉ huy của Quốc gia Việt Nam. Dự kiến quân đội này sẽ bao gồm 120.000 quân và 4.000 sĩ quan, tất cả đều phải là người Việt. Pháp có trách nhiệm hỗ trợ Quốc gia Việt Nam thành lập những đơn vị mới do sĩ quan Việt Nam chỉ huy và đào tạo sĩ quan người Việt thay thế dần những sĩ quan Pháp đang hiện diện trong Quân đội Quốc gia Việt Nam.

          Chính phủ do Trần Văn Hữu làm Thủ tướng đến ngày 6.6.1952 th́ nhường cho Nguyễn Văn Tâm lên thay thế với câu đầu tiên tuyên bố khi nhậm chức:Tôi đánh giặc.

          Ngày 20.11.1953, hoàng thân Bửu Lộc từ Pháp về Sài G̣n lập chính phủ thay thế chính phủ Nguyễn Văn Tâm nhưng đến ngày 16. 6.1954, Bửu Lộc từ chức. Thời gian này, Quốc trưởng Bảo Đại sống và làm việc tại biệt điện ở Đà Lạt.

           

           Quốc trưởng Bảo Đại mời Ngô Đ́nh Diệm về nước, và ngày 7 tháng 7, thường được gọi là ngày Song Thất, Ngô Đ́nh Diệm thành lập chính phủ mới.

Bảo Đại btruất phế

          Tháng 9 năm 1954, tướng Nguyễn Văn Hinh, Tư lệnh Quân đội Quốc gia Việt Nam không chịu dưới quyền chỉ huy của Ngô Đ́nh Diệm nên một mặt đánh điện sang Pháp nhờ Bảo Đại can thiệp, một mặt âm thầm tổ chức đảo chánh. Tướng Hinh rất khinh xuất khi tuyên bố với báo chí, “ Tôi chỉ nhấc điện thoại lên là mọi chuyện sẽ đâu vào đấy.”

          Bảo Đại điện về Sài G̣n triệu tập Diệm sang Cannes  để bàn luận việc sắp xếp nhân sự nhưng Diệm lấy cớ tình hình bất ổn không cho phép ông rời khỏi nước. Thật ra thì lúc đó Mỹ đã tham khảo và được sự đồng ý của Pháp là truất phế Bảo Đại một cách hợp pháp.

          Một Hội đồng Cách mạng đã được thành lập với chủ chốt là lực lượng Cao Đài của hai tướng Nguyễn Thành Phương và Trịnh Minh Thế vì trước đó Cao Đài đã ủng hộ Ngô Đình Diệm, đại diện cho Việt Nam Phục  Quốc Hôị của Cường Để. Hội đồng đòi truất phế ngay Bảo Đại và cử Ngô Đình Diệm làm thủ tướng tạm thời với trách nhiệm soạn thảo Hiến pháp và tổ chức bầu cử. Tuy nhiên Hoa Kỳ không đồng ý vì như vậy chính phủ mới Ngô Đình Diệm sẽ không có tính chất hợp pháp vì chỉ do một hội đồng đề cử, kết quả là ngày 4.10.1955, một cuộc trưng cầu dân ư đã tổ chức để truất phế Bảo Đại một cách hợp pháp và đưa Thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm lên làm Quốc trưởng từ ngày 1.11.1955 mở đầu cho nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng hòa.

 

Cuộc sống lưu vong tại nước Pháp

          Cựu hoàng sống tại Cannes, sau đó chuyển đến vùng Alsace. Bị cơ quan thuế vụ để mắt tới, lại không c̣n tiền tài trợ của chính phủ Pháp, ông phải bán dần tài sản của ḿnh. Theo Karnow tiền tải trợ hàng năm vào năm 1952 là 4 triệu Mỹ kim. Năm 1963, Nam Phương hoàng hậu qua đời ở Chabrignac. Năm 1972, khi đă tiêu pha hết tiền bạc, của cải trong đó có việc bán đấu giá tại Thụy sĩ chiếc đồng hồ vàng Rolex được 5 triệu Mỹ kim, Bảo Đại sống với Monique Baudot, một phụ nữ Pháp kém Bảo Đại hơn 30 tuổi (Monique Baudot sinh năm 1946), đến năm 1982 th́ kết hôn. Bảo Đại nhập đạo Công giáo lấy tên thánh là Jean-Robert.

          Trong thời gian này, mặc dầu đã bị truất phế, ảnh hưởng của Bảo Đại tại các tỉnh miền Trung nhất là các khu vực như Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế vẫn c̣n rất lớn. Chính v́ vậy phía Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa (VNDCCH) tức Việt Cộng đă phái các đại diện sang Pháp nhằm thuyết phục Bảo Đại tham gia một chính phủ liên hiệp nhằm thống nhất Việt Nam, nhờ đó thông qua Bảo Đại th́ miền Bắc có thể thu hút thêm những người ủng hộ tại các địa phương mà Bảo Đại có ảnh hưởng. Dưới ảnh hưởng của các cuộc gặp mặt này, trong những buổi phát biểu công khai Bảo Đại đă thể hiện lập trường chống lại sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam năm 1972 kêu gọi thành lập một chính phủ liên hiệp tự do, trung lập và ḥa b́nh tại Việt Nam theo chủ trương của De Gaulle trước kia.

cuu-hoang-bao-dai

Cựu hoàng Bảo Đại những năm cuối đời

 

          Năm 1982, nhân khai trương Hội Hoàng tộc ở hải ngoại, Bảo Đại lần đầu tiên sang thăm Mỹ với tư cách cá nhân cùng với bà vợ người Pháp.

          Tại thủ đô Sacramento của tiểu bang California, ông được tặng chiếc ch́a khóa vàngtượng trưng cho thị trấn này. Ông cũng được bà thị trưởng thành phố Westminster, California tặng danh hiệu “công dân danh dự” của thành phố.

          Ông cũng thăm viếng và dự các buổi lễ của cộng đồng Phật giáo và Đạo Cao đài người Việt ở California cùng các cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở Texas. Bảo Đại cũng nhân dịp này thăm ḍ ư kiến của các cộng đồng người Việt sống ở Hoa Kỳ về giải pháp cho việc ḥa giải dân tộc.

Bảo Đại Qua Đời

          Cựu hoàng Bảo Đại là vị vua thọ nhất nhà Nguyễn. Ông qua đời vào 5 giờ sáng ngày 31.7.1997 tại Quân y viện Val-de-Grâce, hưởng thọ 85 tuổi. Đám tang Bảo Đại được tổ chức vào lúc 11 giờ ngày 6.8.1997 tại nhà thờ Saint-Pierre de Chaillot, số 35 đại lộ Marceau, quận 16 Paris và linh cữu được mai táng tại nghĩa địa Passy trên đồi Trocadero.

 

          Chương cuối cuốn Bảo Đại hay những ngày cuối cùng của vương quốc An Nam (BAO DAI ou les derniers jours de l'empire d'Annam) của Daniel Grand Clément miêu tả đám tang vị hoàng đễ cuối cùng của vương quốc An Nam như sau:

Trời mưa. Mưa gió mùa, nóng và nặng hạt làm ướt những khách bộ hành lẻ loi. Nhà thờ Saint-Pierre de Chaillot, 35 Đại lộ Marceau gần quảng trường Étoile (Ngôi sao), quận 16, thủ đô Paris, xem ra quá lớn cho buổi lễ tang như thế nầy. Vào ngày 6 tháng 8 năm 1997, cựu hoàng Bảo Đại đă ra đi vào cơi vĩnh hằng được năm ngày rồi. Ông mất v́ ứ nước màng năo, xuất huyết nội tạng thận và ung thư tuỵ tại bệnh viện quân đội Val-de-Grâce. Mấy anh nhà báo đi đi lại lại trong khoảnh sân rộng trước cửa nhà thờ.

Lúc đầu họ chưa được phép vào trong gian giữa nhà thờ. Bà hoàng Monique - hay c̣n gọi là Hoàng hậu Thái Phương - Hoàng hậu Phương Tây, tước hiệu tự đặt của bà goá Bảo Đại - lúc đầu c̣n cấm đám nhà báo vào. Sau đó lệnh cấm đă được hoăn thi hành, và khoảng một chục đại diện các hăng thông tấn, hai nhà quay phim truyền h́nh đă được phép đến gần linh cữu.

Trong lúc đợi giờ cử hành tang lễ, cha xứ nói chuyện với một cựu quân nhân ngực đeo đầy huân chương. Sự có mặt của người như của hàng chục đại biểu cho một tổ chức hùng mạnh, đem lại sự ngạc nhiên cho mọi người có mặt trong buổi sáng hôm ấy.

Cuối đời, ông Bảo Đại thỉnh thoảng c̣n ăn tối với mấy cựu quân nhân Pháp đă chiến đấu ở Đông Dương. Có lẽ họ tâm đầu ư hợp lắm. Cho nên theo di chúc, một trong số nầy đă được chọn để đọc bài điếu.

Ông vua cuối cùng của triều Nguyễn đă quy y công giáo và làm lễ rửa tội tại nhà thờ nầy năm 1988. Ông đă mang một tên mới theo lệ công giáo là Jean-Robert.

Chính Giáo hội đă dùng tên nầy mỗi khi nói về ông, về cuộc đời và về đức tin dù đă muộn của ông. Ông Bảo Đại thường xuyên đến nhà thờ Saint-Pierre de Chaillot để cầu nguyện trước tượng Chúa. Ông tham dự vào các sinh hoạt của Nhà Thờ, đă lên tận quảng trường Champs - Elysées, tay vác thánh giá nặng bằng gỗ cùng với mấy bạn đồng hương khác của ông.

Chính ông, con người đa nghi và lạnh lùng đă đến rạp đầu trước Đức mẹ Đồng trinh, như trước đây các thần dân đă cúi rạp ḿnh trước ngai vàng của ông.

Cha chánh xứ kể rằng từ năm 1984, ông đă viết thư cho Giáo hoàng Pie XI để giải thích vai tṛ mà ông muốn đóng ở châu Á. Và hôm nay một Giáo hoàng khác, Jean Paul II đă gửi điện chia buồn.

Phủ Tổng thống Pháp đă cử một đại diện đến, cũng như ông thị trưởng Paris cũng chỉ cử người thay mặt đến dự. Toàn bộ phe cánh Bảo Đại đều có mặt: các cựu quân nhân, những người đứng đầu giáo phái, cựu bộ trưởng, đại diện cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ.

Cử toạ tỏ ra ngạc nhiên về tước vị Hoàng hậu mà bà Monique tự phong, thỉnh thoảng c̣n cười mỉm.

Một thông cáo của Chính phủ Cộng hoà xă hội chủ nghĩa Việt Nam công bố tại Hà Nội, đă nhắc lại rằng: vị Hoàng đế ham chơi đă vất bỏ cành ô-liu của chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra. Có lẽ đó là cơ hội duy nhất trong lịch sử để có thể có một cử chỉ độ lượng như thế. Tiếc rằng ông ta chỉ đáp lại một cách tích cực thái độ thiện chí ấy trong một thời gian ngắn.

Tuy nhiên một chiếc xe của Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp đă đem đến một ṿng hoa trắng, trên tấm băng tang có ghi ḍng chữ bằng tiếng Việt: "Mặt trận Tổ quốc kính viếng".

Lễ tang đă diễn ra tốt đẹp theo đúng nghi thức công giáo với bài Tụng Chúa của Đức mẹ theo yêu cầu của người quá cố mấy tiếng trước khi nhắm mắt. Một phần cử toạ cảm thấy ngượng nghịu khi số người Việt Nam có mặt quá ít. Không một chút ǵ gợi lại h́nh ảnh những đám đông thần dân Huế xưa kia với sự ngưỡng mộ đối với con người đang nằm ở giữa lối đi trong nhà thờ hôm nay.

Cha xứ không một lời nào nói đến gia đ́nh người quá cố. Người châu Âu có mặt trong gian chính lại đông hơn người châu Á. H́nh như có một cú điện thoại cảnh báo rằng những thành viên c̣n sót lại của triều đ́nh có thể sẽ không được hoan nghênh khi đến dự lễ tang. Đa số, do đó đă lựa chọn như từ 40 năm nay một thái độ kín đáo.

Phu nhân người quá cố ngồi riêng một chỗ, xa những ghế dành cho gia đ́nh có tang, ngang hàng với vị đại diện Tổng thống Pháp. Lời phát biểu của cha xứ chính là nhằm vào bà ta.

C̣n Bảo Long, người đă được tấn phong kế vị ngai vàng từ năm 1936 đứng ở bên linh cữu. Nhưng khi tang lễ kết thúc, trong lúc tiếng đàn ống lớn của nhà thờ vang lên, ông không đi theo cùng đoàn tang như truyền thống đ̣i hỏi, mà chỉ có "Hoàng hậu Thái Phương" đi sau linh cữu.

Trong nhà thờ người Việt Nam ít ỏi lặng lẽ như nín thở chờ một cử chỉ, một dấu hiệu tỏ ra đế chế An Nam không hoàn toàn mất đi, mặc dù các cuộc chiến tranh đă lùi xa về quá khứ và sự im lặng đă kéo dài bốn mươi năm qua rồi, một ông Nguyễn có thể nhóm lại ngọn đuốc. Nhưng Bảo Long, gần như không muốn mọi người nh́n thấy, kín đáo bước ra khỏi nhà thờ bằng một cửa ngách. Cộng đồng người ở Paris không biết ǵ mấy về một ông hoàng bí ẩn, giữ kẽ. Con người đă không thay đổi ǵ kể từ khi rời khỏi đơn vị thiết giáp của Quân đội lê dương Pháp.

Đám đông từ từ ra khỏi nhà thờ và lặng lẽ chia tay, mỗi người mỗi ngả. Họ chăm chú lắng nghe vài tin đồn đâu đó có thể đem lại hy vọng rằng trời xanh không nghiệt ngă và có lẽ một ngày kia những chiếc cổng đồ sộ của Đại Nội Huế sẽ lại mở cửa đón Hoàng đế.                                          
(Theo Minh Phương)

 

Lời Bàn của Nguyễn Thượng Vũ

Cuộc đời của Hoàng Đế Bảo Đại là một cuộc đời buồn của một người không hề có khả năng làm Quốc Trưởng mà hoàn cảnh lịch sử đưa đẩy ông phải lănh vai tṛ cực kỳ khó khăn này.

        Ông quả là một người không có tài, không có tham vọng, chỉ thích uống Champagne, đánh tennis, đi săn bắn và làm tình với đàn bà đẹp.

        Cũng như nhiều ông vua khác của các quốc gia thuộc địa Anh hay Pháp sau Đệ Nhị Thế Chiến, số mạng ông ta đă an bài, dù ông ta có tài giỏi đến đâu cũng không cưỡng lại được.

        Hoàn cảnh Việt Nam vào thời điểm sau Thế Chiến th́ c̣n khó khăn hơn các nước cựu thuộc địa khác nhiều v́ Đệ Tam và Đệ Tứ Quốc Tế đă có mặt và hoạt động tích cực từ giai đoạn trước đó.

Chính phủ Thuộc Địa không biết sửa soạn cho tinh h́nh chính trị mới, mà chỉ lo làm theo áp lực của giới tài phiệt Pháp, chỉ muốn bảo vệ quyền lợi đă có sẵn của họ mà thôi

Thât đáng thương cho vị vua bất tài này.

 

Cuộc đời và t́nh sử Vua Bảo Đại - 09

Paris Match - Số tháng 9.1953

mo-vua-bao-dai

Mộ vua Bảo Đại ở nghĩa trang Passy, Paris, Pháp

 

CHÚ GIẢI

-Việc 5 ông thượng thư Bài, bộ Lại- Đàn bộ Hình- Liệu bộ Binh - Liêm bộ Lễ và Đại bộ Học được Hoài Nam Nguyễn Trọng Cẩn ghi trong một bài thơ như sau:

Năm trụ khi không rớt cái ́nh,

Đất trời sấm dậy thảy đều kinh.

Bài không đeo nữa đem dâng Lại,

Đàn nỏ ai nghe khéo dấu H́nh.

Liệu thế không xong Binh chẳng được,

Liêm đằng giữ tiếng Lễ đừng rinh.

Công danh thôi thế là hưu hỉ,

Đại sự xin nhường lớp hậu sinh.

-Lễ Hưng Quốc Khánh Niệm tức Lễ Quốc Khánh triều Nguyễn

Như chúng ta đă biết, dưới triều Nguyễn hằng năm có nhiều lễ lược, nhưng không có ngày lễ độc lập. Đến triều Khải Định (1916-1925), nhà vua chịu ảnh hưởng của văn minh văn hóa Tây phương, ông đă chọn ngày 2-5 âm lịch – ngày vua Gia Long tổ chức mừng công thống nhất sơn hà (2-5 Ất sửu - 1805) làm ngày Hưng Quốc Khánh Niệm tức ngày Quốc Khánh dưới triều Nguyễn. Đây là ngày vui của triều đ́nh, của bá quan văn vơ, Tôn thất nhà Nguyễn và bá tánh. Có lễ đại triều ở điện Thái Ḥa, các quan được đăi yến, xem hát ở Duyệt Thị Đường, ngoài xă hội, treo đèn kết hoa, ăn mừng rất vui vẻ. Đặc biệt trên sông Hương có kết một chiếc bằng Khánh niệm rất uy nghi.

http://www.gactholoc.com/upload/image/nghiencuu/hungquockhanhniem.jpg

Chiếc bằng Khánh Niệm trên sông Hương thời Khải Định. Ảnh TL của NĐX

 

Đến mùa hè năm 1945, mừng vừa được Nhật trao quyền, ngày 2-5 Ất dậu (nhằm ngày 11-6-1045) vua Bảo Đại cho tổ chức ngày Hưng Quốc Khánh Niệm rất lớn ở cả ba nơi Huế, Sài G̣n, Hà Nội. Ở Huế, ngoài những lễ lược đă có trước đó, nhà vua c̣n cho tổ chức các giải thể thao như đua xe đạp, chạy bộ, đua trải rất sôi nổi. Và đây cũng là ngày Hưng Quốc Khánh Niệm cuối cùng của triều Nguyễn ở Huế. Nhân lễ Hưng Quốc Khánh Niệm, nhân sĩ trí thức, văn nghệ sĩ Huế tổ chức một cuộc mít-tinh lớn tại Thương Bạc thành phố Huế để truy điệu các anh hùng nghĩa sĩ đă xả thân v́ nước. Trước bàn thờ Tổ Quốc, cụ Xuân-Viên Ngô-Phương-Thảo đă đọc một bài văn tế rất thống thiết.

Mở đầu bài văn:

“Hỡi anh em, đồng bào ta ơi! Bừng con mắt nh́n xem nước mới, “Việt Nam độc lập”, khắp ba kỳ chung một ngọn cờ vàng. 

Chạnh tấm ḷng chạnh nhớ ngày xưa, “Chí sĩ hy sinh”, dưới chín suối biết bao người mệnh bạc.

Hồn Tổ quốc bơ vơ trong trời đất, trở về đây mà nghe tiếng hoan hô,

Khí anh hùng un đúc giữa non sông, quây quần lại mà nếm mùi cộng lạc”.

 

Mở đầu trang sử cứu nước từ “Giống Bách Việt, trải Đinh, Lê qua Lư Trần, cho đến Hậu Lê, Quang Trung vv...

Chủ yếu bài văn truy điệu các anh hùng nghĩa sĩ chống Pháp. Nhắc đến Phan Thanh Giản, Nguyễn Tri Phương, Tổng đốc Hoàng Diệu, Phan Đ́nh Phùng (ứng nghĩa Cần Vương), Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Nguyễn Thượng Hiền, Phạm Hồng Thái, Trần Quư Cáp, Phan Châu Trinh.v.v.

 

Kết thúc bài văn là lời kêu gọi:

“Chữ đồng bào gẩm lại vẫn đinh ninh, chẳng lựa là anh, là em, là cha, là mẹ, là cố cựu, thân bằng, chung một giống con Hồng, cháu Lạc.

Ḷng ái quốc, kẻ mất c̣n cũng vậy, gọi chung bạn trở về cố quận, dắt d́u nhau hợp lực đồng tâm;

Khí tự cường, người sống thác cũng là, khuyên anh, em bước tới tiền đồ, gắng gổ lấy đồng lao cộng tác. Thượng hưởng!”

 

Bài văn tế ấy do Hoài Nam Nguyễn Trọng Cẩn soạn thảo. Lời văn hùng hồn, sâu sắc, khiến cho đồng bào ta có mặt trong buổi lễ phải cảm động đến rơi nước mắt. 

 

Thật ra lễ Hưng quốc Khánh niệm năm 1945 chưa phải hẳn là lần tổ chức cuối cùng vì năm 1954, chính phủ quốc gia Việt Nam cũng tổ chức rầm rộ ngày lễ này tại Hà Nội nhằm ngày 5.2. Âm lịch với sự hiện diện của quốc trưởng Bảo Đại.

Hôm đó cũng có duyệt binh, bắn súng đại bác chào mừng, khắp phố phường treo đèn kết hoa, tối có đốt pháo bông và Bảo Đại đãi tiệc các thân hào nhân sĩ và các sĩ quan tại Hà Thành.

                       

        

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*54

 

CỦA TIN CÒN MỘT CHÚT NÀY LÀM GHI

ẤN KIẾM TRIỀU ĐẠI NHÀ NGUYỄN

 

         

          Theo nhiều tài liệu lịch sử, báo chí, và hồi kư của Phạm Khắc Ḥe, Tổng lý Ngự tiền Văn pḥng của vua Bảo Đại, chúng ta được biết vào tháng 12.1946, trong thời gian chuẩn bị cuộc kháng chiến chống Pháp, chính phủ Việt Minh đã cho chuyển nhiều tài liệu quan trọng, các bảo vật của nhà nước lên An-Toàn-Khu tại Thái Nguyên, hoặc chôn giấu ở Hà Nội.

           Cuối năm 1946, trong lúc đào đất xây dựng công tŕnh quân sự ở ngoại thành Hà Nội, lính Pháp tình cờ t́m thấy một cái thùng dầu hỏa bằng sắt, bên trong đựng một cái ấn và một cái kiếm bị bẻ găy làm đôi, sau được biết ra đó chính là ấn kiếm vua Bảo Đại đã trao cho phái đoàn Việt Minh do Trần Huy Liệu cầm đầu với Nguyễn Lương Bằng và Cù Huy Cận.

          Ngày 8.3.1952, người Pháp tổ chức lễ trao lại ấn kiếm cho cựu hoàng Bảo Đại. Sự kiện này được báo Paris Match dành một số đặc biệt đăng bài tường thuật, có nhiều h́nh ảnh minh họa là tư liệu lịch sử vô cùng quư giá.

           Khi thành lập “Chính phủ quốc gia” do Bảo Đại đứng đầu, người Pháp long trọng tổ chức lễ trả lại ấn kiếm nhằm gây tác động tâm lư đối với nhân dân với hàm ư “vua đi rồi vua lại về dựa theo sấm Trạng Trình. Vua Bảo Đại thoái vị ngày 30.8.1945, ra đi khỏi nước nay cựu hoàng Đại đă trở về lại làm Quốc trưởng.

Lễ trao ấn kiếm lại cho vua Bảo Đại

          Bà Mộng Điệp, thứ phi của vua Bảo Đại kể với Nguyễn Đắc Xuân năm 1996 tại Pháp về chuyện châu về hợp phố như sau:

          ...Chính tay tôi đă lau chùi cặp ấn kiếm khi ông Lê Thanh Cảnh đi tàu bay từ Hà Nội đem lên Ban-- Thuột giao cho tôi. Cái kiếm bị găy làm đôi. Tôi nhờ hai người hầu cận là anh Tứ Lang và anh Thừa Tể đi hàn lại. Hai anh đem cái kiếm đi hàn rồi nhờ người ta mài để không c̣n thấy dấu vết găy. C̣n cái ấn bằng vàng, chính tay tôi cân nặng 12,9 kg.

          Họ trả lại ấn kiếm cho nhà Nguyễn nhưng ông Bảo Đại lúc ấy đang nghỉ mát ở bên Tây, không ai đủ tư cách để nhận lại cả. Ông Lê Thanh Cảnh làm việc cho Pháp thấy thế gọi dây nói lên Buôn-- Thuột gặp tôi. Nhưng tôi chưa thấy những báu vật ấy bao giờ, không biết có đúng hai cái ấn và kiếm mà ông Bảo Đại đă trao cho ông Trần Huy Liệu năm 1945 hay không? Tôi phân vân nên đă mời Đức Từ Cung ở Huế đi tàu bay lên. 

          Hôm đón ấn kiếm, Đức Từ Cung bắt phải đặt lên một cái bàn ở sân bay Buôn-- Thuột, phủ khăn đỏ, lạy ấn và kiếm năm lạy rồi mới được phép đưa về Dinh. Sau đó ông Bảo Đại về, tôi nói: “Ấn kiếm Ngài đă trao cho phái đoàn ông Trần Huy Liệu, không hiểu sao lại rơi vào tay người Pháp. Vừa rồi họ gọi trả lại cho Ngài”. Ông Bảo Đại đến giật cái khăn đỏ ra và bảo:

           “Ờ! Đúng rồi. Ngày xưa những thứ nầy ra đi nó cứu mạng anh. Bây giờ tự nhiên nó lại về có lẽ ḿnh sắp chết rồi!”. Tôi nói:

          Sao lại chết? Đáng lẽ Ngài mừng mới phải chứ?” Ông nói đùa với tôi:

          “Mừng v́ nó gần 13 kư lô vàng chứ ǵ? Bởi thế em mới cho người canh gác cẩn thận!”.

           Để khỏi sợ mất một lần nữa, ông Bảo Đại giao cho Nguyễn Duy Trinh (em ruột Nguyễn Duy Quang) ở Sài G̣n đóng một cái cốp sắt đem lên để giữ hai báu vật nầy và một cái mũ của vua Gia Long do Đức Từ Cung mang từ Huế lên. Cái mũ nầy bện bằng tóc, có kết chín con rồng tí tí bằng vàng.

           Năm 1953, chiến tranh trở nên ác liệt, không ai nghĩ dám đem cặp ấn kiếm về Huế. Cuối cùng ông Bảo Đại viết giấy giao cho tôi mang sang Pháp cùng với một số tư trang. Sau đó tôi giao hai báu vật ấy lại cho Hoàng hậu Nam Phương và Hoàng tử Bảo Long. Khi tôi đem sang giao có mặt các ông Nguyễn Đệ, Nguyễn Duy Quang, Nguyễn Tiến Lăng, Phạm Bích (con ông Phạm Quỳnh). Bốn người bưng hai cái ấn kiếm lên và giúp bà Nam Phương đưa vào tủ sắt”.   

          Chiếc ấn được vua Bảo Đại trao cho đại diện Chính phủ VNDCCH vào ngày 25.8.1945 tại Huế là một trong hàng chục ngọc tỷ và bửu ấn của triều Nguyễn. Theo các công tŕnh nghiên cứu về ấn chương, bửu tỷ, triều Nguyễn có 24 kim tỷ và ngọc tỷ (ấn bằng vàng và bằng ngọc), được xếp vào loại Quốc bảo. Mỗi ấn được sử dụng cho một loại văn bản nhất định.

          Theo ông Paul Boudet - người đă được ông Phạm Quỳnh, với sự đồng ư của vua Bảo Đại, cho xem các tỷ, ấn của các vua Nguyễn được bảo quản trong điện Càn Thành, th́ các vua Nguyễn có đến 46 chiếc tỷ, ấn mà phần lớn được chế tạo sau thời Minh Mạng cho đến thời Khải Định.

          Sau Cách mạng tháng 8.1945 những bảo vật này được bàn giao cho Chính phủ Việt Nam DCCH. Người nhận bàn giao là ông Lê Văn Hiến, nguyên Bộ trưởng bộ Tài Chính.

          Hiện tại phần lớn kim tỷ và ngọc tỷ triều Nguyễn đang được bảo quản tại viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Cặp ấn kiếm do vua Bảo Đại trao cho chính quyền Dân chủ Cộng hoà trong ngày đầu cách mạng được quan tâm đặc biệt là v́ giá trị lịch sử của nó.

          Cũng theo bà Mộng Điệp, sau khi Hoàng hậu Nam Phương qua đời (1963), cặp ấn kiếm lịch sử đó nằm trong tay Thái tử Bảo Long. Năm 1980, Bảo Đại xuất bản tập hồi kư Le Dragon d’ Annam (Con rồng An Nam), ông muốn dùng cái ấn lịch sử đó để đóng dấu vào cuối các chương hồi kư nhưng Bảo Long không cho mượn. Bảo Đại hết sức bực ḿnh nhưng không làm ǵ lay chuyển được Bảo Long. Cuối cùng Bảo Đại phải dùng con dấu “Việt Nam ngự tiền văn pḥng” của ông Nguyễn Đệ thay cho khuôn dấu của vị Hoàng đế nước Nam.

          Theo các tác phẩm “Qua Pháp t́m Huế xưa” và “Hỏi chuyện đời bà thứ phi Mộng Điệp với cựu hoàng Bảo Đại” của Nguyễn Đắc Xuân, th́ cặp ấn kiếm Bảo Long giữ được gửi vào tủ sắt của Liên hiệp Ngân hàng Âu châu (Union des banques européennes).

           Sau ngày xuất bản cuốn Le Dragon d’ Annam (1980) và sau ngày Bảo Đại làm giấy hôn thú với bà Monique Baudot (1982), Bảo Đại làm đơn kiện con trai Bảo Long đ̣i lại cặp ấn kiếm. Toà xử Bảo Long được giữ cây kiếm và giao lại chiếc ấn cho Bảo Đại. Đó chính là chiếc ấn lịch sử mà cả dân tộc Việt Nam đă và đang quan tâm. 

          Theo BS Lê Văn Lân, tác giả cuốn “Chiếc bảo ấn cuối cùng của Hoàng đế Việt Nam” (xuất bản tại Hoa Kỳ năm 1998) th́ chiếc ấn nặng 280 lượng 9 chỉ 2 phân vàng mười tuổi = 10,534 kg vàng. Chiếc ấn lịch sử ấy có tên là Hoàng đế chi bửu, h́nh vuông, mỗi cạnh dài 12 cm; dày 2 cm; cuốn núm h́nh con rồng lượn cong. Ấn Hoàng đế chi bảo đúc năm Minh Mạng thứ tư (1823); được đóng lên các bản cáo dụ quan trọng ban xuống. 

          C̣n chiếc kiếm, cũng theo tài liệu của Lê Văn Lân, trên vỏ có khắc ḍng chữ “Khải Định niên chế” tức là chiếc kiếm ra đời trong khoảng các năm từ 1916-1925. Chuôi kiếm nạm ngọc. H́nh dáng chung của kiếm rất đẹp. Giá trị vật chất cũng như niên đại của cây bảo kiếm không bao nhiêu, nhưng nó được xem là quốc bảo v́ giá trị lịch sử. Sau 70 năm kể từ ngày cặp ấn kiếm của triều Nguyễn được trao cho chính quyền dân chủ cộng hoà tức Việt Minh, cặp quốc bảo này hiện giờ vẫn đang lưu lạc ở trời Tây.

 Đại Việt Nguyễn Chúa Vĩnh Trấn Chi Bảo

         

          Thời điểm chiếc ấn được đúc, xứ Đàng Trong đă trải qua 6 đời chúa Nguyễn trị v́, trở thành vùng đất thái b́nh thịnh trị. Sở dĩ ấn không có h́nh rồng mà thay thế bằng sư tử v́ nhà Lê vẫn là chủ thiên hạ (tồn tại từ 1427-1789), dù chiến tranh Nam - Bắc triều đă chia đôi đất nước thành hai xứ Đàng Ngoài và Đàng Trong.

          Trước đó khi Đoan quận công Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, vua Lê đă ban cho ông chức vụ chính danh là Tổng trấn tướng quân, trao trấn tiết, ấn tín riêng. Chiếc ấn Tổng trấn tướng quân được dùng để đóng lên các văn bản cao nhất thời bấy giờ của xứ Đàng Trong. Trải qua 5 đời chúa Nguyễn từ Nguyễn Hoàng đến Nguyễn Phúc Trân lập vương phủ vẫn dùng ấn tín vua Lê ban.

          Đến thời chúa Nguyễn Phúc Chu, ông là người tài văn vơ lược, cầu hiền tài, nuôi chí lớn. Nắm quyền khi mới 17 tuổi và trị v́ suốt 34 năm, Quốc Chúa có ư thức mở rộng đất đai, muốn lập nên một quốc gia có chủ quyền riêng nên đă cho người sang cầu phong với nhà Thanh. Việc không thành v́ c̣n có nhà Lê ở phía Bắc, nhà Thanh cũng lo sợ sự lớn mạnh của vùng đất phương Nam sẽ có họa lớn sau này.

          Năm 1709, chúa sai người đúc chiếc ấn Đại Việt quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bảo, nghĩa là Bảo vật của chúa Nguyễn nước Đại Việt trấn giữ lâu dài, cho thấy chí lớn của người đứng đầu xứ Đàng Trong. Chiếc ấn đúc xong th́ các đời chúa Nguyễn sau này đều lấy làm quốc bảo.

          Năm 1775 nổ ra cuộc phân tranh cuối cùng giữa hai nhà Trịnh - Nguyễn, chấm dứt hơn 200 năm chia cắt nước Đại Việt thành hai xứ Đàng Trong, Đàng Ngoài. Bị quân Trịnh và quân Tây Sơn giáp công hai phía, Định vương Nguyễn Phúc Thuần phải mang gia quyến chạy vào Nam. Ông mang theo chiếc ấn vàng, sau để lại cho Nguyễn vương Nguyễn Phúc Ánh (tức Nguyễn Ánh).

          Năm 1777, gần như toàn bộ gia tộc chúa Nguyễn bị quân Tây Sơn bắt giết, Nguyễn Ánh thoát nạn phải trốn chạy khắp nơi, bắt đầu cuộc chiến kéo dài 25 năm gây dựng lại cơ nghiệp của ḍng tộc. Sau nhiều lần thất bại phải cầu viện quân Xiêm La và sự giúp đỡ của người Pháp, ông giữ được Nam Hà, lật đổ nhà Tây Sơn khi triều đại này suy yếu, thống nhất đất nước và lên ngôi ở Phú Xuân năm 1802.

          Trong 25 năm ấy, chiếc ấn vàng theo Nguyễn Ánh lưu lạc khắp nơi, qua nhiều binh biến, từng vượt biển tới tận Thái Lan, nhiều lần mất đi rồi lại t́m thấy. Có lần quân Tây Sơn đánh Gia Định, Nguyễn Ánh phải chạy ra đảo Phú Quốc. Tùy tùng là Ngô Công Quư mang ấn theo sau bị lạc. Đến khi thuộc hạ phá được quân Tây Sơn, rước Nguyễn Ánh về th́ người tùy tùng kia cũng mang chiếc ấn về dâng lên.

Đến chiến dịch Ba Lai, thế quân Tây Sơn mạnh, những người theo Nguyễn Ánh tháo chạy, qua sông th́ làm rơi chiếc ấn báu nhưng may mắn ṃ lại được. Khi ông lánh nạn ở đảo Thổ Chu có mang theo gia quyến. Vua Xiêm sai tùy tùng đến đón, v́ chưa biết được ḷng dạ quân Xiêm nên Nguyễn Ánh bảo người đem chiếc ấn đi giấu.

          Năm 1802, khi Nguyễn Ánh lên ngôi lấy niên hiệu Gia Long, kim bảo này trở thành báu vật truyền ngôi chính thức, cũng là bảo ấn truyền quốc qua các đời vua Nguyễn sau này.

          Có lần, vua Gia Long căn dặn Hoàng thái tử Nguyễn Phúc Đảm, tức vua Minh Mạng rằng "Ấn báu này các đời truyền nhau, ngày xưa đă trải nhiều phen binh lửa, người chẳng chắc c̣n, mà ấn này vẫn cứ giữ trọn trước sau... Ấn này quan hệ với quốc gia không nhỏ, thực là ngôi báu trời cho vẫn có quỷ thần giúp đỡ... Từ nay về sau nên lấy ấn này làm vật báu truyền ngôi. Con cháu ta phải đời đời để lại cho nhau, đừng làm mất đi mà truyền đến ức muôn năm dài lâu măi măi".

          Chiếc ấn truyền quốc được lưu giữ cẩn trọng. Sách Đại Nam thực lục có đoạn chép khi vua Minh Mạng lên ngôi đă tự tay phong kín chiếc ấn cất đi. Nhiều năm sau này, vua mới mở xem một lần, viết chữ son niêm lại rồi cất như cũ.

          Trải qua 143 năm tồn tại, nhà Nguyễn để lại số kim bảo ngọc tỷ lớn nhất so với các triều đại phong kiến trước. V́ chiến tranh, loạn lạc, một số ấn quư lưu lạc tại nước ngoài, trôi nổi trong dân chúng. Ấn vàng Đại Việt Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bảo hiện do Bảo tàng Lịch sử quốc gia lưu giữ, lần đầu tiên trưng bày vào ngày 10.1 vừa qua. Chiếc ấn được công nhận bảo vật quốc gia hồi tháng 12.2016. (Theo Minh Phương)

         

chiec-an-vang-truyen-quoc-cua-trieu-nguyen 

 

Đại Việt Quốc Nguyễn Chúa Vĩnh Trấn Chi Bảo

 

chiec-an-vang-truyen-quoc-cua-trieu-nguyen-2

 

 

 

 

 

CHÚ GIẢI:

 

-Dưới chế độ quân chủ, ấn kiếm thường là những vật tượng trưng cho quyền lực tối thượng của vua chúa. trong đó ấn là vật bảo chứng cho sự hiện diện và quyền lực tối thượng của nhà vua nên vai tṛ càng quan trọng. Ấn của vua vốn có nhiều loại, đúc bằng vàng, bằng ngọc, và gọi chung là bảo (bửu) tỷ.

Theo ghi chép, Triều Nguyễn có đến 24 chiếc bảo tỷ bằng vàng và bằng ngọc được xếp vào loại Quốc bảo. Nếu căn cứ theo bản Dụ năm 1847 của vua Thiệu Trị, nhà Minh có 24 bửu tỷ, nhà Thanh có 25 bửu tỷ, th́ số lượng bảo tỷ của triều Nguyễn cũng tương đương với các triều đại trên của Trung Quốc. Trong 20 chiếc bảo tỷ đúc đầu thời Nguyễn, có 6 chiếc đúc thời Gia Long và 14 chiếc đúc dưới thời Minh Mạng.

-Các kim ngọc bửu tỷ đều được cất ở Trung Ḥa Điện trong Càn Thành. Mỗi khi Nội các dùng đến bưu tỷ nào th́ do Cung giám phụng đưa các bửu tỷ ấy ra. Mỗi lần đóng Ngự tiền chi bửu, Văn lư mật sát bửu và Sắc mệnh chi bửu, quan Nội các hiệp đồng với Bộ quan đang trực, thiết án giữa Tả Vu của Điện Cần Chánh để hầu bửu.

Khi dùng đến những bửu tỷ khác quan trọng hơn phải theo một thủ tục riêng. Trước hết, cơ quan có trách nhiệm làm phiến tâu tŕnh lên hoàng đế để xin phép định ngày "hầu bửu". Đúng ngày định kỳ đă được phê duyệt, án được thiết lập tại Điện Cần Chánh. Quan Nội hầu thỉnh tráp đựng ấn ra, vệ binh cầm kiếm tuốt khỏi vỏ đứng hầu ở hai bên đàn. Quan Nội các và bộ quan đang trực mặc phẩm phục, bước vào chiếu, mở tráp ấn ra để đóng dấu. Khi ấn được đóng xong, Bửu tỷ được đặt lại vào tráp. Quan Nội Các niêm phong rồi Nội Thần nhận thỉnh vào cất. Mỗi lần đóng ấn về việc ǵ, hội đồng phải lập biên bản và ghi vào sổ.

-Gần đây, trong một dịp họp gia tộc, người ta đã cho lưu hành nội bộ một tài liệu có tựa là Tôn Nhơn Tộc Sử liệu Hậu duệ hiếu biên, người biên soạn là cụ Tôn Thất Tương. Cụ Tương năm nay đă 87 tuổi. Trước Cách mạng tháng 8 cụ phục vụ tại Thái Miếu ở Đại Nội Huế, dưới quyền của chú ruột là cụ Tôn Thất Am, Đội trưởng Đội Từ Tế Hữu Ty, hàm Thất phẩm; sau đó được chuyển sang phục vụ tại Ngự Tiền Văn pḥng, dưới quyền của người bác ruột là cụ Tôn Thất Thứ, Phó Đổng lư Ngự tiền văn pḥng mà bấy giờ cụ Phạm Khắc Ḥe làm Đổng lư. Trong tập tài liệu này, cụ Tương chép rằng cụ đă có mặt trên Lễ đài cùng với người chú và người bác để tham dự Lễ tuyên bố thoái vị của vua Bảo Đại, qua đó cụ đă kể lại khá chi tiết về diễn biến của nghi thức trao ấn kiếm giữa nhà vua và đại diện Việt Minh như sau:

 

Buổi chiều ngày hoàng thượng tuyên chiếu thoái vị, tôi thấy:

Hoàng thượng đứng chính giữa lầu Ngọ Môn, bận áo vàng, đầu chít khăn vàng, đi hài vàng rất nghi phong.

Tầng cấp trước nền lầu thấp xuống một bậc và bên trái là 2 ông Cù Huy Cận và Trần Huy Liệu, bận toàn y phục trắng. Cũng tầng cấp ấy bên phải là ông Bộ trưởng của Hoàng thượng tên Nguyễn Duy Quang đứng, cũng bận âu phục trắng.

Cụ Phạn Khắc Ḥe th́ đứng bên phải ngài và lui ra sau một bước. Một số cụ bưng khay đựng chiếu thoái vị; chiếu bà con gia tộc. Kiếm vàng, ấn vàng đều có bọc khăn thêu rồng vàng, trong đó có bác tôi (tức cụ TT Thứ- Phó Ngự tiền VP) đứng cạnh cụ Ḥe.

Góc bên phải lầu Ngọ Môn có các cụ khác ở Đại Nội, trong đó có chú tôi. Tôi cũng ḷ ṭ leo lên đến đây, đứng sau lưng chú tôi.

Sau mấy phát lệnh tại chân cột cờ nổ làm hiệu lệnh; cụ Ḥe dâng khay đựng chiếu thoái vị lên hoàng thượng. Ngài cầm lấy và tuyên đọc…

Rồi ông Phạm Khắc Ḥe dâng khay để đựng tờ chiếu ấy lên, hoàng thượng để tờ tuyên chiếu lên khay. Ông Ḥe bưng khay chiếu chuyển về. Bác tôi dâng khay đựng ấn vàng lên Hoàng thượng. Ngài tiếp bằng cách đặt tay lên, rồi bác trao cho ông Nguyễn Duy Quang, ông Quang tiếp ấn vàng, trao lại cho người đại diện Việt Minh thứ nhất.

Tiếp đến, ông Ḥe dâng khay đựng kiếm vàng lên hoàng thượng, ngài đặt tay lên kiếm xong, kiếm được chuyển đến ông Quang, ông Quang cầm kiếm trao lại cho người đại diện Việt Minh thứ hai. Rồi bác tôi tiến lên dâng khay đựng tờ chiếu cho bà con hoàng tộc, hoàng thượng tiếp lấy và đọc lời ban chiếu

Xong, hoàng thượng quay gót hồi loan. Đi sau lưng là ông Bộ trưởng Nguyễn Duy Quang. C̣n 2 vị đại diện Việt Minh người bưng ấn, người cầm kiếm xuống lầu Ngọ Môn và bước ra phía cổng trước. Bên này, ông Ḥe, bác tôi và các cụ ở Ngự tiền Văn pḥng lục tục bước xuống bên sau cửa Ngọ Môn, trở về Đại Nội…”

 

- Ông Nguyễn Hồng Trân nguyên là Giám đốc thư viện Khoa học Huế đă nghỉ hưu. Năm 1945, ông đang học lớp Nh́ tiểu học và được theo mẹ đến tham dự buổi lễ hôm đó. Khi được hỏi về chi tiết của buổi lễ, ông nói rằng: “Buổi lễ rất đông người, đứng xa th́ không thấy được, chỉ một số người đứng cận kề với lễ đài mới có thể nhận thấy…”

Tuy nhiên, ông cũng nói thêm: “Tôi cảm thấy nội dung trong quyển Hồi kư của cụ Phạm Khắc Ḥe đă nêu sai sự thật một vài chỗ về buổi lễ thoái vị của Bảo Đại. Điều này thực tế không riêng ǵ tôi biết mà đă có một số vị có mặt trong buổi lễ đó đă biết chính xác. Ví dụ cụ thể là cụ Ḥe viết “… 21 phát súng bắn chào…” sự thực chỉ có 7 phát súng lệnh. Hoặc cụ Ḥe viết: “… ông Nguyễn Lương Bằng gắn huy hiệu cờ đỏ sao vàng cho công dân Vĩnh Thụy…”. Thực ra là ông Cù Huy Cận gắn huy hiệu…”(Những nhận định này đă được ông gởi đăng trên tạp chí Xưa&Nay số 337 tháng 8/2009 với tựa bài “Lịch sử cần chính xác”).

-Ngày 23/4, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đă trưng bày chiếc kim ấn nặng gần 9kg được dúc bằng vàng ṛng nguyên khối, dưới thời vua Minh Mạng (1827). Chiếc ấn được nhà vua dùng đóng trên các văn bản để khuyến cáo dân chúng hoặc bằng khen tặng các nhân vật hiếu nghĩa và những người tiết nghĩa.

 

-Triển lăm c̣n trưng bày kim sách triều Nguyễn vốn là một loại thư tịch cổ đặc biệt, được chế tác bằng vàng hoặc bạc, dùng để ghi lại việc chính sự, lễ nghi triều đ́nh như sự kiện hoàng đế lên ngôi, lập thái tử, hoàng hậu, hoặc ghi công phong tước và dâng, ban tôn hiệu cho hoàng thân, quốc thích… Lời sách do đích thân hoàng đế hoặc các đại thần biên soạn.

 

lan-dau-sau-70-nam-kim-an-trieu-nguyen-tro-ve-co-do

Chiếc kim ấn nặng gần 9kg, chế tác bằng vàng dưới thời vua Minh Mạng (1827) được trưng bày tại triển lăm. Ảnh: Đắc Đức.

 

-Ông Nguyễn Phước Hải Trung, Phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cho biết, sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, ấn tín và sách vàng được đưa ra khỏi hoàng cung Huế.

"Sau hơn 70 năm, số bảo vật vô giá này mới được đưa về lại Huế để trưng bày, phục vụ khách tham quan. Đây được xem là bước khởi động cho một cuộc trưng bày Bảo vật hoàng cung sẽ tổ chức vào tháng 9 năm nay", ông Trung nói và cho hay xung quanh những kim ấn, sách vàng, có nhiều câu chuyện đặc biệt về hoàng cung triều Nguyễn xưa.

 

lan-dau-sau-70-nam-kim-an-trieu-nguyen-tro-ve-co-do-1

 

Những cuốn kim sách được biên soạn dưới thời vua Gia Long, Minh Mạng.

Ảnh: Đắc Đức.

 

Những bảo vật quyền uy

-Các nhà nghiên cứu lịch sử nh́n nhận, dưới thời nhà Nguyễn, các thợ thủ công giỏi được tuyển chọn từ khắp mọi miền về kinh thành. Nhờ sớm học hỏi kỹ thuật của phương Tây, các loại ấn, trang phục của vua chúa (từ quần áo cho đến mũ), các đồ ngự dụng... đều được làm vô cùng tinh xảo, bài bản. Trong số những bảo vật được giới thiệu tới công chúng, đáng chú ư có chiếc mũ B́nh thiên và mũ Thường triều. Mũ B́nh thiên được nhà vua đội trong các lễ đăng cơ, lễ tế giao, c̣n mũ Thường triều vua dùng trong các buổi thiết triều điều hành chính sự.

 

Tại triển lăm, công chúng được chiêm ngưỡng chiếc ấn ngọc Đại Nam thụ thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỷ được xem là bảo vật số 1 trong những đồ làm bằng ngọc trong triều Nguyễn. Khối ngọc chế tác ấn là ngọc do người dân Ḥa Điền, tỉnh Quảng Nam t́m thấy và dâng lên vua Thiệu Trị.

Rồng trên ấn được chạm khắc kiểu ḿnh uốn khúc, đầu ngẩng cao. Triển lăm cũng giới thiệu ấn Hoàng thái hậu chi bảo (bằng bạc mạ vàng) đúc tháng 4 năm Tự Đức thứ 3 (1849); ấn Hoàng thái tử chi bảo (bằng bạc mạ vàng) đúc ngày 17.1 năm Bảo Đại thứ 14 (1939); ấn Quốc gia tín bảo thuộc niên hiệu Gia Long 1802 - 1820

Ngoài ra c̣n có bảo kiếm chuôi nạm vàng, đồi mồi, ngọc và Kim sách Đế hệ thi thời Minh Mạng (năm thứ 4, 1823). Sách bằng vàng, gồm 12 trang khắc chữ Hán, ghi lời tựa cùng các bài Đế hệ thi của vua Minh Mạng. Đế hệ thi là bài thơ dùng để đặt tên và chữ lót cho con cháu thuộc ḍng trực hệ của nhà vua.

 

Theo ông Nguyễn Phước Hải Trung, Phó giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế, dưới thời nhà Nguyễn có hai cuốn Kim sách về Đế hệ thi, gồm cuốn thời Minh Mạng, về sau đến đời vua Thiệu Trị có bổ sung thêm và làm thành một cuốn mới.

 

Ngoài việc quy định chữ lót cho con cháu trực hệ, Đế hệ thi c̣n quy định cách đặt tên húy, từ thời Thái tổ (tức Nguyễn Kim) và các phái trước là công họ Nguyễn Hựu đều lấy tên húy là chữ Thủy. Đến Thế Tông Hiếu vũ hoàng đế (tức chúa Nguyễn Phúc Khoát) truyền đến Hoàng Khảo (chỉ Gia Long) trở về sau đều lấy bộ Nhật (chữ Hán) cho từng vị vua.

 

Trong lần trưng bày tại bảo tàng vào năm 1961, đă xảy ra vụ mất chiếc ấn bạc mạ vàng của Nam Phương hoàng hậu. V́ thế số bảo vật lại được niêm phong, chuyển vào trong kho Ngân hàng Nhà nước VN. Sau gần nửa thế kỷ, tới năm 2007 Bảo tàng Lịch sử quốc gia mới được tiếp nhận lại các bảo vật trên.

 

Lời Bàn Của Nguyễn Thượng Vũ

Năm 1952 khi một người phu lục lộ làm đường tại ngoại ô Hà Nội đào được thanh kiếm và ấn tỷ bằng vàng th́ cả Hà Nội vui mừng xôn xao lên, báo chí Hà Nội chụp h́nh và đưa lên trang đầu.

Ngay cả những thiếu niên thế hệ tôi cũng thích thú, tất cả coi đây là điềm lành cho Nhà Nguyễn.

Tôi nhớ người phu lục lộ đó được thưởng 5000 dồng Việt Nam. (hồi đó lương công chức bậc trung th́ chỉ vào khoảng 3000$ một tháng mà thôi. Lẽ dĩ nhiên tôi có thể nhớ sai).

Cách đây vào khoảng 3-4 năm, Viện Bảo Tàng Guimet có tổ chức tŕnh bầy các ấn vàng của Triều Đại Nhà Nguyễn th́ tôi có đi coi, thấy đẹp lắm.

Tôi có mua cuốn sách Viện Bảo Tàng in h́nh mầu với tất cả các đồ cổ quư giá này và có tặng anh chi BS Đặng Vũ Báy 1 cuốn v́ chị Báy là thuộc ḍng Hoàng Tộc tại Huế.

Thật tinh ra, các ấn tỷ bằng vàng này nặng trên 10 kg, rất giá trị. Tuy nhiên, nếu tôi được cái trống đồng Đông Sơn cũng được tŕnh bầy thường xuyên tại Musee Guimet th́ tôi lại thích hơn nhiều.

Đàn anh của tôi là BS Đoàn Bá Trí (cùng lớp BS Hoàng Ngọc Khôi aka Hoàng Xuân Thảo) có người con gái làm curateur của Viện Bảo Tàng Guimet tên là Loan.

Loan có tổ chức nhiều cuộc triển lăm có giá trị về đồ cổ Việt Nam tại Musee Guimet này, và tôi có đi coi vài lần. Tôi thích nhất cuộc triển lăm tranh vẽ trên lụa của thế hệ đầu Mỹ Thuật Hà Nội hơn là coi các ấn tỷ bằng vàng nặng nề và kồng kềnh.

Loan cũng có 1 collection tranh lụa mua lại được của BS Huard, con trai của GS Pierre Huard, cựu Khoa Trưởng Đại Học Y Nha Dược Khoa Hà Nội. Tôi rất mê (và quư hơn Ấn tỷ bằng vàng) mấy bức tranh của Nguyễn Phan Chánh trong collection này.

 

Kim ấn, ngọc tỷ triều Nguyễn trở lại cố cung - ảnh 1Ấn triều Nguyễn

    

Ấn triều Nguyễn

 

          Ấn tín Gia Long                                               Ấn tín Minh Mạng