CHƯƠNG XIX

CANADA ĐẤT HỘI TỤ CỦA NHỮNG NGƯỜI THẬP PHƯƠNG

CÁC DI DÂN NGƯỜI Á PHI – THUYỀN NHÂN VIỆT NAM

 

 

CÁC DI DÂN NGƯỜI TRUNG HOA

 

Trong các nước Á Phi theo bản Tổng kiểm tra 2016, số di dân người Trung Hoa đông đảo nhất vào khoảng 1.769,195, chiếm tỷ lệ 5.1% toàn thể dân số Canada.

 

Đợt đầu tiên các di dân người Trung Hoa tới Canada đáng kể là vào thập niên 1850. Trước hết là do vụ tìm ra vàng tại California năm 1850 trong số 300,000 người tới đây đào vàng thì có khoảng 50,000 người Tàu. Đùng một cái vàng lại tìm thấy tại ven sông Fraser, Yukon khiến một cơn sốt vì vàng lại bùng lên năm 1858 và từ đó có tới hơn 7,000 người Tàu, phần lớn từ lục điạ, phần còn lại từ Mỹ qua với ước mộng tìm ra núi vàng Kim Sơn. Tới 1879 đã có tới hơn 4,000 người Tàu cư trú tại BC, trong số đó một nửa tụ tập thành Chinatown ở Victoria.

 

Đợt nhập cư thứ hai còn mãnh liệt hơn là khi chính phủ Canada làm con đường hỏa xa đoạn từ dãy núi Thạch Sơn/ Rocky Mountains tới bờ Thái Bình Dương trong khoảng 1880-1885 nên đã cần tới nguồn nhân lực là 15,000 người di dân từ Tàu sang với tiền lương rất rẻ 1 dollar một ngày mà còn phải trừ thêm tiền ăn ở. Công việc rất nặng nhọc mà còn rất nguy hiểm, leo núi trèo đèo, lội suối băng rừng với lam sơn chướng khí vừa gây ra đủ các thứ bệnh hoạn vừa gây ra biết bao tai nạn. Công ty Hỏa xa ước lượng cứ mỗi mile đường sắt được hoàn thành thì là giá của 4 tới 5 sinh mạng người Tàu, tổng cộng khoảng hơn 600 mạng theo thống kê chính thức nhưng người ta ước đoán con số chết chóc còn cao hơn thế nhiều.

Do lương trả cho phu Tàu thường ít hơn một nửa trả cho phu da trắng và người ta ước tính chính phủ do thuê phu Tàu đã bớt đi được 3 triệu rưởi dollar chi phí và sự hoàn thành cũng sớm hơn 5 năm.

Những người công nhân này tất nhiên vẫn cố gắng dành dụm để gửi tiền về Tàu giúp gia đình, chuyện này làm người Canada bất mãn vì người Tàu đã đem tài sản Canada chuyển đi chỗ khác chứ không lấy ra để làm cho nền kinh tế Canada tiến triển. Một số đông khác nghĩ tới chuyện đem gia đình và thân nhân sang cùng với họ và trước viễn ảnh cả triệu người Tàu có thể di cư sang, dân chúng lo âu vì sợ bị cạnh tranh trong công ăn việc làm nên chính phủ Canada phải tìm các biện pháp hạn chế.

 

          Chương trình hạn chế người di dân Trung Hoa

 

Hạn chế trước tiên là ra luật cho các tàu chở hàng tới Canada thì cứ 50 tấn hàng hóa chỉ được chở theo một người Tàu, trung bình một chiếc tàu lớn mỗi chuyến chỉ chở được 60-75 hành khách Tàu. Thế cũng chưa đủ trút nỗi lo âu, chính phủ phải dùng tới biện pháp hạn chế theo sắc tộc và ra luật đánh thuế di dân trên mỗi đầu người Tàu tới Canada là $50 kể từ năm 1885.

 

Khi đó Canada và thế giới lại đang gặp thời kỳ kinh tế suy thoái nên nhiều biện pháp đã được đề ra để điều chỉnh dân số, chủ yếu là nhằm vào người Tàu vì tính kỳ thị chủng tộc. Sau đó, các nghiệp đoàn, các chính khách muốn lấy lòng cử tri vẫn hô hào phải giới hạn hơn nữa số di dân Tàu nên chính phủ Canada vào ngày 1.6.1902 lại phải tăng thuế nhập cư của riêng người Tàu lên gấp đôi, nghĩa là $100 một đầu người. Mặc dầu vậy, số người Tàu nhập cư cũng không hề giảm và giữ mức trung bình khoảng 2,000 người mỗi năm vì số lương kiếm được tại Canada thời đó là khoảng $20 trong khi ở quê nhà chỉ tối đa là $2 mà thôi. Vẫn chưa xong, năm 1903 thuế đánh vào người Tàu di dân lại tăng lên tới một mức không thể tưởng tượng nổi là $500, tương đương với hai năm lương của một người da trắng. Trong thời gian 1885-1923 số tiền thu được qua thuế di dân đánh vào người Tàu ước khoảng $23 triệu.

 

Thế vẫn chưa đủ, ngày  1.7.1923 quốc hội lại đưa ra một đạo luật về sự nhập cư của người Tàu, tuy đã bãi bỏ thuế di dân nhưng lại nghiêm ngặt chỉ cho phép nhập cư Canada các nhà ngoại giao, các người sinh ra tại Canada, các sinh viên, các thương gia đặc biệt làm các nghề như giặt ủỉ, bán lẻ và mở tiệm ăn. Tuy nhiên do sự phản đối quyết liệt và kiên trì của các cộng đồng người Hoa, đạo luật đã phải hủy bỏ năm 1947.

Sự kỳ thị rõ ràng nhất là tại BC là nơi người Tàu tập trung đông nhất,  tại đây luật không cho người Tàu được quyền đầu phiếu, được sở hữu đất đai, được làm công chức, được làm một số nghề như kế tóan, dược sĩ vv...cho nên một số tìm đường sinh sống tại các tỉnh bang khác như Calgary, Regina, Winnipeg , Toronto và Montreal và tới đâu họ lại thành lập Chinatown tại đó chứ không chịu hoà nhập với dân bản xứ.

 

Tới năm 1911 số người Tàu tại Canada vào khoảng 28,000 trong đó 71% sống tại BC, 10% tại Ontario còn 6% tại Alberta và Quebec.

Năm 1921 số người Tàu tăng lên vào khoảng 40,000 trong đó 60% sống tại BC.

Năm 2016 như ta biết theo bảng tổng kiểm kê, số người Tàu là 1.769,195 chiếm tỷ lệ 5.1% toàn dân số Canada.

 

Tóm lại người Tàu di cư tới xứ cờ Lá Phong, trải qua các giai đoạn cực kỳ khó khăn cũng đã để lại ba di sản rất đáng giá:

. Có công lớn trong việc hoàn thành đường hỏa xa xuyên Canada.

. Có công lớn trong việc tạo lập tỉnh bang British Columbia. Có sử gia còn nói nếu không có người Tàu, tỉnh bang BC bây giờ có thể đang treo cờ hoa chớ không phải cờ lá.

. Có công lớn trong việc thành lập các China Town hầu như trên khắp nẻo đường Canada, một thực thể thuận tiện và làm phát đạt nền thương mại.

 

A group of people standing on train tracks

Description automatically generated with low confidenceA picture containing outdoor, transport, military vehicle

Description automatically generated

                            Phu Tàu làm đường xe lửa tại miền tây Canada

 

 

CÁC DI DÂN NGƯỜI ẤN ĐỘ

 

Số người di dân Ấn Độ đứng thứ nhì trong các nước Á Phi với số người khoảng 1.374,710, chiếm tỷ lệ 4% trên toàn thể dân số Canada theo thống kê 2016.

 

Theo hồ sơ của sở di trú Canada, những người Ấn Độ đầu tiên tới nước này là những người Sikh tới cư ngụ tại Vancouver năm 1904 trong thời kỳ mà luật lệ về di dân còn rất khắt khe đối với những người không từ Âu Châu tới. Mặc dầu vậy mấy ngàn người Ấn này cũng đã hội nhập tương đối dễ dàng, thành công trong việc an cư lạc nghiệp tại đất mới này.

 

          Biện pháp hạn chế người di dân Ấn Độ

 

Tuy nhiên chỉ vài năm sau đó, luật di trú mới đặt ra hai yêu cầu khiến cuộc di dân của người Ấn phải dừng lại trong mấy thập niên. Một đạo luật đòi hỏi người di dân Ấn phải mang theo tiền mặt $200 trong khi người tới từ Âu châu chỉ cần có $25. Luật thứ hai đòi hỏi người di dân Ấn phải tới qua một hành trình thẳng suốt từ Ấn tới, điều này rất khó thực hiện trong thời buổi chưa có hàng không dân sự.

Tuy nhiên vào giữa thập niên 1960 với chính sách đa văn hóa không có sự kỳ thị chủng tộc trong việc di dân, chỉ trong thời gian vài năm dân số người Ấn tại Canada đã tăng lên gấp hơn 20 lần và từ đó mỗi năm trung bình có thêm 30,000 người Ấn thuộc đủ các địa hạt, tôn giáo, ngôn ngữ tới định cư tại Canada không kể cả hàng chục ngàn người Ấn khác tới thăm viếng, học hành và làm việc.

Chỉ riêng năm 2013, có 33,000 người Ấn có thẻ xanh thường trực, 14,000 học sinh và sinh viên tới học, 130,000 tới thăm viếng.

 

          Cộng đồng Ấn Độ

 

Người Ấn hầu như có mặt tại khắp các thành phố và thị trấn, nhiều nhất là tại Ontario và BC. Riêng Toronto đã là nhà của 600,000 người Ấn. Cộng đồng người Ấn đông thứ hai sau người Tàu, không kể các cộng đồng Âu châu, ḥa nhập dễ dàng vào xã hội Canada và cũng nổi trội hơn cả. Đa số khi nhập cư đã sử dụng Anh ngữ lưu loát, có các kiến thức rành rẽ về kỹ thuật, khoa học, y học cho nên họ không gặp trở ngại gì mấy trong việc lập nghiệp và xây dựng cuộc sống mới.

Trong mọi lãnh vực có thể nói cộng đồng người Ấn đã góp phần khá mạnh mẽ để làm bộ mặt Canada sáng tươi trong thế giới.

         

          Các danh nhân

 

Ta có thể kể một số nhân vật quan trọng thuộc sắc tộc Nam Á như Naheed Nenshi, thị trưởng Calgary, Herb Dhaliwal, bộ trưởng đầu tiên gốc Ấn, nhà văn Shauna Singh Baldwin và Ondaantie, Depa Chopra, chủ tịch và Giám đốc Canada Post, Harjit Singh Sajjan, cựu trung tá và hiện là bộ trưởng quốc phòng trong chính phủ Justin Trudeau từ 2017 vv...

         

          Sự cố Komagata Maru

 

Năm 1914 khoảng 300 người Ấn hầu hết là Sikh được một tàu Nhật tên Komagata Maru chở tới Vancouver xin tỵ nạn để tránh sự cai trị của người Anh nhưng không được chấp nhận. Hai tháng sau tàu cập bến Calcutta, binh lính Anh coi những người tỵ nạn này là phản lọan và đã bắn chết 19 người. Thủ tướng Harper khi tới Vancouver đã ngỏ lời xin lỗi về sự cố này nhưng cộng đồng Sikh không chịu, đòi phải công khai xin lỗi trước quốc hội.

Trudeau trong dịp tranh cử, muốn lấy lòng cử tri nên hứa nếu đắc cử sẽ làm theo ý họ. Kết quả là tháng 5.2017 Trudeau lúc này là thủ tướng đã trịnh trọng xin lỗi cộng đồng Ấn Độ trước quốc hội, nhân dịp lễ tân niên Punjabi, chẳng những thế ông còn đội khăn Sikh để lấy lòng các cử tri người Ấn, chưa kể ông còn dành chức bộ trưởng quốc phòng cho một cựu trung tá Canada người Sikh, đứng trên đầu các tướng lãnh Canada.

Trudeau còn lấy lòng các người Hồi, lễ Giáng sinh và Tết tây thì đi tới nghỉ tại nhà tỷ phú Aga Khan, cho một người Hồi làm bộ trưởng di trú để hoạch định chính sách di dân, ngoài ra còn tuyên bố cho nhập cư tất cả những di dân lậu qua lối đường biên giới Mỹ- Canada.

 

A group of people sitting on the floor

Description automatically generated with medium confidenceA group of people wearing matching outfits

Description automatically generated with low confidence

 

 

 

CÁC DI DÂN NGƯỜI DA ĐEN

 

Số di dân da đen theo bản tổng kiểm tra 2016 chiếm tỷ lệ 3.5% trên toàn thể dân số Canada. Tỷ số người da đen tuy không nhiều nhưng sự hiện diện của họ lại rất hiển nhiên, một phần vì màu da, một phần vì họ gây ra nhiều tội phạm nhất, ngồi trong các nhà tù đông nhất nên luôn được nhắc tới trên báo chí, truyền thanh và truyền hình.

 

Trên giấy tờ người da đen đầu tiên tới vùng Tân Pháp như một người nô lệ là vào năm 1629 tuy thật sự chưa từng có trên thực tế chế độ nô lệ tại Quebec, và nếu có thì cũng chỉ là những trường hợp lẻ tẻ các thổ dân bị bắt trong các cuộc xung đột rồi bị đem bán. Một số người da đen khác cũng đã được đem từ Hoa Kỳ sang Quebec vào cuối thế kỷ XVII. Trong và sau cuộc cách mạng Hoa Kỳ, khi các người Anh thuộc phe Bảo Hoàng tỵ nạn sang Canada, họ cũng đem theo luôn các nô lệ, nhưng đa số di dân da đen là các quân nhân, sau khi chiến đấu trong hàng ngũ quân Anh, được phóng thích vào khoảng 2,000 người cũng tìm cách ở lại Canada lập cuộc đời mới trong không khí Tự do.Trong số này, khoảng 500 định cư tại Ontario, 300 lập nghiệp tại miền đông Quebec, và hơn 1,200 kéo tới các tỉnh duyên hải Đại Tây Dương.

 

          Sự bãi bỏ chế độ nô lệ tại Canada

 

Vào thời kỳ thành lập liên bang, chế độ nô lệ được dần dần bãi bỏ từng giai đoạn, trước hết là đạo luật Slave Act năm 1793 tại Canada-Thượng cấm nhập cảng nô lệ, các con những người nô lệ tới 25 tuổi thì được hoàn toàn tự do. Năm 1807, lại có luật cấm buôn bán nô lệ, rồi tới năm 1834 thì mọi hình thức nô lệ đều cấm đoán.

Người da đen nô lệ cuối cùng là ông John Baker, được tự do vào năm 1804. Sau đó ông tình nguyện gia nhập quân đội Anh, bị thương trong trận chiến 1812, tiếp tục chiến đấu trong trận Waterloo rồi giải ngũ sau 45 năm binh nghiệp. Ông về lại Canada, được hưởng lương hưu trí 1 shilling mỗi ngày. Ông mất tại Cornwall, Ontario năm 1871, thọ 104 tuổi. Trong và trước cuộc cách mạng Hoa Kỳ, cả hàng ngàn người da đen đã trốn sang Canada qua đường hầm xe lửa từ năm 1790 và người ta ước lượng ít nhất cũng là 30,000. Tuynhiên sau cách mạng, chế độ nô lệ bị bãi bỏ tại Hoa Kỳ một số lớn những người da đen này trở lại Mỹ để sống cùng gia đình.

 

          Sự kỳ thị người da đen

 

Tuy trên pháp lý không còn chế độ nô lệ nữa nhưng tại Canada sự kỳ thị người da đen không thể một sớm một chiều chấm dứt nên cuộc sống của họ vẫn rất khốn khổ. Họ bị từ chối không được hưởng chế độ gia cư, khó khăn trong công ăn việc làm, không được ưu đãi trong giáo dục cũng như các trợ giúp kinh tế và xã hội, nói chi tới các địa vị trên chốc trong dân sự và quân sự. Họ cũng bị từ chối không được nhận vào các đội cứu hỏa.

Tuy nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ mặc dầu rất hiếm hoi, đó là trường hợp ông William Hall tai Horton, Nova Scotia được tưởng thưởng huy chương Victoria trong một trận chiến tại Ấn Độ khi ông phục vụ trong quân ngũ tại đây năm 1857.

Sự kỳ thị người da đen còn tiếp diễn trong cuộc sống hàng ngày mãi tới giữa TK XX mới lu mờ dần chứ chưa phải là hết hẳn tại Canada và ngay cả tại Hoa Kỳ cho nên trong thập niên 2010 lại nổi lên phong trào Black Lives Matter mặc dầu tại toà Bạch Cung đã có một người da đen ngồi tại đó và trước đó một ông tướng da đen đã làm Chủ tịch bộ Tham mưu hỗn hợp Quân đội Hoa Kỳ.

 

Hàng năm vào những ngày hè nắng ấm đều có cuộc diễn hành xe hoa trong lễ hội Caribbean Carnival thường được gọi là Caribana, rất được khán giả ưa thích đông tới cả mấy trăm ngàn người, nhiều khi còn được sự tham dự của các người đồng chủng từ Hoa Kỳ kéo sang.

Ngoài việc diễn hành tại Toronto cộng đồng da đen còn tổ chức các buổi picnic với trình diễn ca nhạc tại Toronto Central Island trên cả trăm ngàn người tham dự.

 

A picture containing person, sport, outdoor, group

Description automatically generatedA picture containing sport

Description automatically generated

 

CÁC DI DÂN NGƯỜI FILIPINO

 

Theo bảng tổng kiểm tra 2016 thì số ngưới Phi là 837,130 và chiếm tỷ lệ 2.43% trên toàn dân số Canada.

 

Theo hồ sơ sở di trú thì số người Phi di dân tới Canada năm 1965 là 1,467 người, gấp đôi số người Phi di dân tới trong hai thập niên trước chỉ có 800 người.

Sự di cư đông đảo thật sự khởi đầu vào thập niên 1970 nhất là trong thời gian 1982-1991 khi Canada có chương trình di trú LIVE-IN CAREGIVER và tiếp nhận 30,000 người Phi. Tới 1995 đã có hơn 220,000 người Phi tới Canada chọn làm nơi an cư lạc nghiệp. Đa số là đàn bà, tuổi từ 20-34, có học, theo đạo Công giáo, khá giỏi tiếng Anh. Theo thống kê 1972 thì 85% có bằng cấp trên bậc trung học và muốn kiếm công ăn việc làm trong lãnh vực  y tế và công kỹ nghệ.

 

Trong thời gian 2006-2011người Phi đứng đầu số người di cư tới Canada với tỷ lệ là 15.6 % trên tổng số người nhập cư. Riêng năm 2014 số người di dân Phi là trên 40,000 và là nguồn di dân chính của Canada. Tỷ lệ nam nữ là 46/ 54.

Các người di dân Phi vì có học nên thường chọn các thành phố để lập nghiệp. Theo bảng kiểm tra 2016 thì trên tổng số 837,130 trên toàn Canada, tại Ontario có 337,760 và trong số đó 81% định cư tại Toronto. Một số khác chọn Vancouver, 133, 925 hay Winnipeg 77,305, Calgary 75,000, Edmonton 64,275 hoặc Montreal, 35,680. Riêng taị Winnipeg người Phi chiếm 9% toàn thể thị dân.

Người Phi tới Canada làm trong mọi ngành kỹ thuật, bảo trì các máy móc và có rất nhiều chuyên viên trong ngành y tế. Các phụ nữ Phi là chủ lực trong việc săn sóc tại gia các người già và trẻ em cũng như người bệnh tại các bệnh viện, hầu hết theo công giáo và là những tín đồ ngoan đạo. Số tiền người Phi gửi về Philippines mỗi năm vào khoảng 2 tỷ mỹ kim.

Về chính trị, năm 2012 Tobias Enverga Jr là thượng nghị sĩ đầu tiên gốc Philippines, Rey Pagtakhan là dân biểu năm 1998 và là bộ trưởng về Á châu và Thái bình dương nhiệm kỳ 2001-2004.

 

CÁC DI DÂN NGƯỜI NHẬT

 

Theo bảng tổng kiểm tra 2016 thì dân số người Nhật tại Canada rất thấp, chỉ khoảng 93,000 và chiếm tỷ lệ 0.3% toàn dân số Canada vì họ bị hạn chế khá gắt

gao trong việc di cư tới Canada.

 

          Lịch sử di dân

 

Người Nhật đầu tiên tới Canada vào năm 1877 là Manzo Nagano. Ông mở một tiệm bán đồ ăn và đồ kỷ niệm, sau mở một khách sạn nhỏ tại Victoria. Năm 1887 Kuno Gihei tới du lịch Canada sau trở về Wakayama-ken rủ người cùng làng sang lập nghiệp tại Steveston sau trở thành một cộng đồng người Nhật lớn thứ nhì trước TC II.

 

Trong thập niên 1890, các di dân Nhật thường được gọi là Thế Hệ I tới lập nghiệp tại vùng kế cận Hastings Mill, dọc theo đường Powell sau trở thành cộng đồng Nhật lớn nhất tại BC trước TC II. Năm 1904 một số người Nhật tới lập trại trồng dâu tại thung lũng Fraser rất thành công.

 

Di cư đợt I: 1877-1928

 

Những người di cư Nhật này thường còn được gọi là Thế Hệ I gồm hầu hết người trai trẻ. Từ 1908 Canada hạn chế mỗi năm 400 đàn ông cho nên số đàn bà Nhật tới đông hơn. Năm 1928 Canada lại thắt chặt hơn, mỗi năm không cho nhập cư qúa 150 người. Tới 1940 khi Nhật gia nhập khối Trục cùng với Phát xít Ý và Đức Quốc xã thì người Nhật bị cấm hẳn.

 

Mãi tới giữa thập niên 1960 Canada mới cho người Nhật nhập cư lại nhưng chỉ trong trường hợp đoàn tụ gia đình mà thôi. Xem vậy ta thấy Canada rất hạn chế trong việc cho người Nhật nhập cư, còn khó khăn hơn cả người Tàu.

Thế hệ I phần lớn gồm những người trai trẻ, có học, xuất thân từ vùng ngư nghiệp hay nông nghiệp Kyushu và Honshu. Hầu hết định cư tại các Japantown tức Phố Nhật tại ngoại ô Vancouver và Victoria, hay tại các nông trại trong thung lũng Fraser,các nhà máy xay và các làng đánh cá dọc bờ biển Thái Bình Dương. Vài trăm người khác định cư tại các nông trại hay thành phố vùng mỏ thuộc Alberta, gần Lethbridge và Edmonton.

 

Di cư đợt II: từ 1967

 

Đợt II bắt đầu năm 1967 khi luật di trú Canada căn cứ trên hệ thống cho điểm dựa trên nguồn gốc xã hội và kinh tế với ưu tiên cho những di dân có học, có khả năng Anh ngữ hay Pháp ngữ. Cho tới kỳ thống kê toàn quốc 1996 thì có 77,130 người gốc Nhật trong đó hai  phần ba là phụ nữ.

 

          Sự kỳ thị sắc tộc

 

Người Canada gốc Nhật, cả Thế hệ I lẫn Thế hệ II đều bị kỳ thị và chịu sự bất công. Năm 1874 các chính khách BC ra một lô các đạo luật với mục đích nhằm trục xuất người Á châu như luật cấm đi bầu cho người Tàu vào năm 1874 tiếp theo là người Nhật vào năm 1895 rồi người Ấn năm 1907. Luật cũng cấm người Á châu đảm nhiệm các chức vụ hành chính, làm luật sư, kế toán, giáo chức, dược sĩ. Tiền công không được ngang với người da trắng khiến người da màu phải tăng giờ làm việc hay làm việc nặng nhọc hơn thì lại bị các nghiệp đoàn thợ thuyền hô hoán là cạnh tranh bất chính. Nhiều khi các cửa tiệm của những người Á châu bị đập phá và nếu họ chống lại thi cũng bị kêu là có tổ chức đảng phái hay võ trang kín.

 

Trong TC I, ban tuyển mộ quân nhân tại BC không chịu nhận người Á châu, khiến  222 người Thế hệ I phải lén lút tới Alberta đầu quân, trong đó 54 người đã hi sinh tại trận tuyến và 13 được tưởng thưởng anh dũng bội tinh.

 

Tuy vậy sau chiến tranh nạn kỳ thị vẫn tiếp diễn. Mùa cá hồi 1922 giấy phép đánh cá cho người Nhật giảm đi chỉ còn 1/3. Khi nạn kinh tế khủng hoảng xảy ra trong thập niên 1930 chính phủ BC từ chối không cho người Nhật làm rừng, đồng thời chỉ trợ cấp một số tiền qúa nhỏ nhoi so với người da trắng.

Người Nhật đành phải tự đùm bọc lấy nhau, thành lập cho tới năm 1941 hơn 100 tổ chức cứu trợ cho dân số 23,000 trong đó một nửa là trẻ em.

Sau nhiều lần tranh đấu đòi quyền bỏ phiếu, đưa tới cả sang Anh nhưng tòa tối cao Anh tuyên bố BC có toàn quyền quyết định trong việc cho ai được phép đi bầu. Các hội cựu chiến binh đổ xô vào can thiệp kết cục BC chỉ cho những cựu chiến binh Nhật quyền đầu phiếu mà thôi vào năm 1931.

 

Trong TC II, các người thế hệ II bắt chước cha ông cũng tình nguyện gia nhập quân đội hoàng gia Anh nhưng chỉ có 32 người tại Alberta được thâu nhận. Tuy nhiên chính phủ Anh cần người thông dịch nên cho phép người Nhật được nhập ngũ làm thông dịch viên và Canada mới tuyển mộ 119 người và sau cùng một đạo luật 1945 cho phép những người Nhật thành niên cả trong và ngoài quân ngũ được phép đi bầu từ năm 1949.

 

          Lệnh trục xuất và cưỡng bách vào trại tập trung

 

Ngày 25.2.1942, 12 tuần sau khi Nhật tấn công Trân Châu Cảng/ Pearl Harbor và Hong Kong, chính phủ liên bang Canada do đạo luật War Measures Act, ra lệnh trục xuất tất cà người Canada gốc Nhật sống trong vòng 160 km tính từ bờ Thái Bình Dương vì lý do an ninh mặc dầu các cơ quan RCMP và tướng lãnh cao cấp quả quyết là những công dân Canada gốc Nhật này không phải là mối nguy hại cho nền an ninh Canada. Mackenzie King thuộc đảng Tự Do tuyên bố: Đây là khẩu hiệu cuả BC: “Không có Jap từ Thạch Sơn tới biển.”

 

Từ tháng 9.1942, tổng cộng hơn 22,000 đàn ông, đàn bà, trẻ em Nhật trong đó 75% đã là công dân Canada bị trục xuất khỏi nhà họ, nông trại và cơ sở kinh doanh của họ trong vòng 24 tiếng. Khoảng hơn 8,000 bị tống vào các trại giam tại Hastings Park, Vancouver và sống trong các chuồng nuôi súc vật. Các tù nhân khác được tàu chở đi nhốt tại các trại gần Hope, BC và tại Kootenays hoặc đưa tới các trại trồng củ cải tại Alberta, Manitoba và tới các trại lao công làm đường dọc theo xa lộ Hope-Pronceton, xa lộ Yellohead ở BC hoặc tại Schreiber, Ontario. Những người nào dám chống lệnh trục xuất thì bị bắt và đưa tới trại tù binh tại Petawawa và Angler, Ontario. Tất cả các gia đình dù chưa gây tội gì cũng đã bị coi là tội phạm và một sớm một chiều bị phân tán mỗi người một phương trong cảnh oan ức, đau buồn không bút nào tả nổi, đúng là tiếng kêu dậy đất, nỗi oan thấu trời. Cũng trong thời gian này khoảng 660 người Đức và 480 người Ý cũng bị nhốt trong các trại tập trung vì nghi ngờ có liên hệ với chính phủ quốc xã và phát xít.

 

Chính phủ liên bang còn dã man hơn nữa trong việc chuẩn bị hậu chiến các biện pháp cắt đứt người Nhật với vùng BC.

Trong thời gian còn đang chiến tranh, chính phủ liên bang cho phát mại tất cả mọi tài sản cuả người Nhật gồm nhà cửa, vườn ruộng, thuyền bè, cơ sở thương mại, tài sản cá nhân nói là để nuôi những người bị giam giữ.

Năm 1945 khi chiến tranh kết thúc, các người bị giam bị cưỡng bách chọn một trong hai giải pháp là trục xuất về Nhật hay cư trú bắt buộc tại miền đông dẫy Thạch Sơn (Rocky Mountains) và đa số đã chọn ở lại vì nước Nhật bại trận còn đang trong tình trạng dở sống dở chết đâu có cưu mang được họ, hơn nữa các người thế hệ II hầu hết đều không biết nói tiếng Nhật.

 

Tại Hoa Kỳ, vào tháng 12.1945 chính phủ Mỹ đã cho phép những người Nhật cư ngụ tại ven bờ Thái Bình Dương được hồi cư thì chính phủ Canada bất chấp sự phản đối của quốc hội ra lệnh trục xuất 10,000 người Canada gốc Nhật về Nhật. Do quyền Tư do báo chí đã được phục hồi vào tháng 1.1946 dư luận khắp nước lên án đồng thời các cuộc biểu tình xảy ra phản đối sự kỳ thị, chính phủ qua MacKenzie King còn ma mãnh làm thủ tục tố tụng để kéo dài thời gian kịp thời tống xuất chuyến đầu tiên gồm 4,000 người về Nhật, trong đó có 2,000 thuộc Thế hệ I đã bỏ nước ra đi từ lâu, giờ lại cao tuổi, 1,300 trẻ em dưới 16 tuổi không hề biết một tiếng Nhật, còn lại là 700 thanh niên không nỡ bỏ rơi cha ông nay đã già về nước làm sao sinh sống?

 

Tới năm 1948 chính phủ Tự do Liên Bang vẫn tiếp tục thi hành lệnh cấm người Nhật hồi cư không ngờ lần này bị thất cử vì chính sách kỳ thị quá dã man mà vẫn duy trì trong thời bình khiến dân chúng bất mãn bỏ phiếu cho đảng Xã hội CCF đã phản đối chính sách của chính phủ Liên bang là trái với bản Tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hiệp Quốc mới được thành lập và sự trục xuất do kỳ thị sắc tộc là một tội hình sự chống lại Nhân loại. Người ta ước lượng số tài sản mà người Nhật bị cướp đi giá trị không ít hơn $443 triệu thời đó.

 

Ngày 1.4.1949 người Canada gốc Nhật mới lấy lại được quyền tự do di chuyển, tuy vậy chỉ có một số rất it người Nhật hồi cư về lại BC còn đa số không muốn trở lại cái địa ngục trên trần gian ấy nữa và một số lớn đã kéo về Toronto, cư ngụ tại phía đông. Tuy nhiên tại đây sự kỳ thị cũng chưa chấm dứt, chính quyền thành phố không cấp cho người Nhật một môn bài nào. Thế mới rõ câu thơ đầy ý nghĩa: “ Bắt phong trần phải phong trần / Cho thanh cao mới được phần thanh cao.”

 

Mãi tới năm 1988 qua nhiều lần đòi hỏi của cộng đồng Nhật tại BC, chính phủ Canada mới chính thức ngỏ lời xin lỗi, tha bổng các tội phạm vô căn cứ và bồi thường cho những người còn sống sót mỗi người $21,000. Với người Ý họ phải đợi thêm hai năm nữa mới được hưởng các biện pháp tương tự.

 

Japanese Canadians being relocated in British Columbia, 1942.

                    Cảnh người Nhật bị cưỡng bách vào trại tập trung 1942.

          Nhật bản tặng Canada cây Sakura tức cây hoa anh đào

 

Mặc dầu bị Canada đối đãi với công dân Canada gốc Nhật vô cùng thậm tệ, thành phố Tokyo cũng tìm cách xã giao và gửi tặng cho Toronto 2,000 cây sakura tức anh đào trồng tại High Park, Toronto. Chính phủ Nhật còn gửi chuyên viên trồng cây sang để hỗ trợ Park Canada trong thời kỳ đầu tiên. Lễ khánh thành đã được tổ chức long trọng ngày 1.4.1959 bởi đại sứ Nhật Toru Hagiwara và thị trưởng Toronto Nathan Phillips.

Trong diễn văn, đại sứ Nhật nói, “ Sakura là quốc hoa của Nhật Bản, đem hiến tặng cho dân chúng Canada để biết ơn sự chiêu đãi thân tình đối với người Nhật tại Canada và ông mong mỏi tình thân ái giữa hai nước sẽ bền vững và tươi đẹp như hoa sakura mãi mãi.”

Thị trưởng Nathan Phillips tặng lại đại sứ Nhật một cặp khuy cài tay áo.

Nước Nhật sau đó còn tiếp tục gửi cây cherry tới tặng các trường đại học BC, Hamilton, Toronto, Port Dover, các công viên Burlington và Niagara.

Công việc trồng cây anh đào tại High Park được thiết kế bởi một kiến trúc sư Nhật Raymond Moriyama, cũng là người đã vẽ kiểu cho Toronto Reference Library, Ontario Sciences Centre và Bata Shoe Museum.

Công viên High Park, Toronto cứ vào cuối tháng tư hay đầu tháng năm, các cảnh dập d́u tài tử, giai nhân lại xảy ra khi hoa anh đào vào mùa nở hoa và kéo dài chừng hai tuần lễ. Mỗi mùa xuân người ta ước lượng có cả gần triệu du khách tới ngắm hoa và chụp hình cùng hoa, hoa người lẫn hoa thiên nhiên đều ửng ánh hồng tương chiếu. Trong khung cảnh đó, thật khó biết là ta yêu người hay ta yêu hoa?

 

          Các danh nhân

 

Những người Nhật có danh tiếng gồm các nhà văn thơ Kerri Sakamoto, Aki Shimazaki, Michelle Sagara, Hiromi Goto, Kim Moritsugu and Joy Kogawa, Roy Miki và Ken Adachi, các nhà làm điện ảnh Midi Onodera và Linda Ohama, khoa học gia David Suzuki, hoạt động xã hộiThomas Shoyama, các kiến trúc sư Raymond Moriyamavà Bruce Kuwabara, lãnh tụ cộng đồng Art Miki and nhà nông học Zenichi Shimbashi. Các nghệ sĩ gồmTakao Tanabe, Miyuki Tanobe, Roy Kiyooka và Kazuo Nakamura. Các nhạc sĩ có thể kể Jon Kimura Parker và Jamie Parker.

Các chính khách gồm Bev Oda, người Nhật đầu tiên làm dân biểu và bộ trưởng liên bang, bộ trưởng Naomi Yamamoto và cựu bộ trưởng Ontario thuộc đảng PC David Tsubouchi. Các lực sĩ gồm judoka Mas Takahashi và cầu thủ hockey Vicky Sunohara, trong  hội tuyển hockey nữ Canada đã chiếm huy chương bạc (1998) và vàng (2002, 2006) tại Thế vận hội.

 

A stone with a sign on it

Description automatically generated with low confidence

    Bảng kỷ niệm nước Nhật tặng hoa Sakura cho Canada tại High Park, Toronto

 

A group of people at a park

Description automatically generated with medium confidence

 

CÁC DI DÂN NGƯỜI DO THÁI

 

Cộng đồng di dân người Do Thái theo bảng Kiểm kê 2011 là 309,650, chiếm tỷ lệ 1.1% toàn dân số Canada và đứng thứ tư về tổng số dân Do Thái sau nước Israel, Hoa Kỳ và Pháp. Tuy số người tương đối ít ỏi so với các sắc tộc khác nhưng người Do Thái đã giữ hầu hết các địa vị lãnh đạo trong mọi lãnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học, tài chính, kỹ nghệ và thương mại tại Canada.

 

Những người Do Thái tới Canada đầu tiên thường là các nhà buôn lông thú hoặc là các quân nhân trong quân đội Anh trong cuộc chiến tranh bảy năm giữa Anh Pháp. Khi hiệp ước Paris 1763 được ký kết và người Anh làm chủ hết Canada thì những người Do Thái sau khi giải ngũ đã ở lại Canada lập nghiệp, thoạt đầu đông nhất là tại Quebec nhất là Montreal.

 

Khi Canada còn là New France thì chính quyền Pháp không nhận di dân người Do Thái. Có một trường hợp hi hữu là vào năm 1738, cô gái Esther Brandeau trá hình làm con trai sang được Montreal từ Pháp, sau bị lộ và cô cương quyết không chịu cải đạo Do Thái sang Thiên chúa giáo nên bị trả lại về Pháp.

 

Vào năm 1768( 1777?), tuy số người Do Thái tại Montreal chỉ vào khoảng 200 họ cũng cố xây cất được một synagogue tại phố Notre Dame. Thời kỳ đó mọi người vẫn nuôi trong lòng mối ác cảm với đạo Do Thái nên năm 1829 khi tuyên thệ thì phải nhân danh là một tín đồ Thiên chúa giáo, tuy nhiên tới năm 1832 một đạo luật công nhận người Do Thái được hưởng moị quyền chính trị và tự do như những người Thiên chúa giáo.

Vào thập niên 1830, một người Do Thái Đức tên Samuel Liebshitz thành lập một làng Do Thái tại Kitchener là Jewsburg sau đổi thành German Mills.

Tới 1850 tại Canada cũng vẫn chỉ có chừng 450 người Do Thái và đa số sinh sống tại Montreal.

Tại Quebec City, người Do thái bắt đầu tới từ 1767 nhưng mãi tới năm 1892 do số dân tụ tập đông hơn, cộng đồng Do Thái mới xây được một synagogue. Năm 1905 số dân Do Thái tại đây mới đạt được 350 người trên tổng số 68,834..

 

          Sự phát triển của cộng đồng Do Thái: 1850-1939

 

Do những biến động xảy ra tại Nga trong thập niên 1880 và tinh thần bài Do Thái tại các nước đông Âu vào đầu thế kỷ XX, nhiều người Do Thái tìm đường sang bắc Mỹ, đa số tới Hoa Kỳ, một số tới Canada  nên trong thời gian 1880-1930 số dân Do Thái tăng lên trên 155,000. Riêng tại Montreal theo kiểm kê 1901 số dân Do Thái là 6861. Người Do Thái đã mang theo một tập tục rất tốt đẹp là người tới trước phải nâng đỡ người tới sau để cùng chung sức gây dựng một cộng đồng lớn mạnh vì đa số các di dân Do Thái đều nghèo nàn. Từ đó nhiều tổ chức từ thiện ra đời trong đó có uy tín nhất al B’nai B’ rith thành lập năm 1875, nên các di dân mới tới tương đối gặp ít trở ngại hơn các di dân thuộc các nước khác.Về chính trị họ thành lập Canadian Jewish Congress năm 1917 để bênh vực các quyền lợi cho cộng đồng Do Thái.

 

Tới TC I số dân Do Thái vào khoảng 100,000 sinh nhai bằng cách buôn bán, mở các nhà máy tiểu công nghệ đặc biệt là năng động trong ngành dệt vải và may quần áo.

 

Giai đoạn Thế chiến II : 1939-1945

Có tới gần 20,000 thanh niên và phụ nữ Do Thái tình nguyện nhập ngũ chiến đấu trong hàng ngũ Đồng Minh. Tuy vậy khi chiếc tàu MS St. Louis chở 908 người tỵ nạn tới Canada năm 1939 thì bị đuổi trở lại Âu châu kết qủa là 254 người trên tàu bị chết trong các trại tập trung. Trong hai thập niên 1930 và 1940 do tinh thần bài Do Thái vẫn còn nên Canada chỉ nhận chừng 5,000 di dân Do Thái. Người chống Do Thái mạnh nhất tại Quebec là Maurice Duplessis và ông đã trúng cử trên chủ trương này.

Năm 1945 do ảnh hưởng của Liên Xô một số các người Do Thái đã thành lập một đảng khuynh tả United Jewish Peoples’ Order nhưng chỉ tồn tại được vài năm.

 

Giai đọan hậu chiến 1945-1999

Thời hậu chiến Canada nới rộng luật lệ di trú. Khoảng 40,000 người sống sót trong các holocaust tới Canada trong cuối thập niên 1940. Năm 1947 một chương trình đem người Do Thái tới làm việc tại các xưởng may do Kalmen Kaplansky và Moshe Lewis đề xướng với sự bảo trợ của chính phủ.

 

Từ thập niên 1960 một đợt di cư mới, lần này từ Nam Phi, phần lớn lập nghiệp tại Ontario, nhất là Toronto còn một số phân tán đi Hamilton, London và Kingston. Tiếp theo là các người Zimbawea và Ethiopia là những người di dân da đen nhưng theo đạo Do Thái.

 

Theo bản kiểm kê 2001 sự phân phối các người Do Thái tại các thành phố lớn hiện như sau:

Toronto        164,510        Montreal       88,765          Vancouver     17,270

Winnipeg          12,760      Ottawa         11,325          Calgary            6,530

Edmonton           3,980       Hamilton        3,855.

 

Từ đầu thế kỷ XXI cuộc di cư của các người Do Thái tới Canada vẫn tiếp tục nhưng lần này lại là những thành phần mới, đó là các người Do Thái nhưng là công dân Pháp, Bỉ và Argentine di cư vì lý do kinh tế và kỳ thị.

 

          Về học vấn

 

Cộng đồng Do Thái là một trong các cộng đồng có trình độ học vấn cao nhất, do đó họ cũng có vị tri và điạ vị cao trong xã hội, trong công ăn việc làm và có lợi tức cao hơn toàn thể người Canada thuộc các sắc tộc khác.

 

Theo thống kê năm 1991 thì  3/10 người Do Thái nắm các chức vụ quản trị và các vị trí chuyên nghiệp, tại Toronto số bác sĩ và nha sĩ Do Thái là 4/10 còn số sinh viên tốt nghiệp đaị học gấp 4 lần người Canada nói chung. Cứ hai người Do Thái thì ít nhất một người là cựu sinh viên đại học hoặc có bằng cử nhân. Cứ 6 người Do Thái thì có ít nhất một người có bằng MA, MD hay PhD.

Theo thống kê Multicultural Canada thì 43% người Do Thái có bằng cử nhân hay cao hơn trong khi người sắc tộc Anh chỉ đạt tỷ số 19% và người Canada là 16%.

Theo thống kê tuy người Do Thái chỉ có dân số 1% nhưng họ chiếm 35% các thương nghiệp ở Quebec và 10% toàn Canada.

Theo kiểm tra 1986 thì 56% đàn ông Do Thái là thuộc thành phần white-collar so với 43% người gốc Anh trong các địa vị quản trị và điều hành, khoa học tự nhiên, kỹ sư, toán học, xã hội học, giáo dục, y học và y tế, nghệ thuật và giải trí. Phụ nữ Do Thái 47% thuộc thành phần white-collar.

 

          Về Kinh tế

 

Đàn ông Do Thái trung bình mỗi năm kiếm $7,000 hơn các đồng nghiệp Canada, đàn bà số lợi tức chênh lệch là $3,200.

Các dòng họ tỷ phú Do Thái nổi tiếng là Bronfmans, Belzbergs và Reichmanns. 20% những người giàu nhất Canada là Do Thái. Danh sách các nhà tỷ phú trên thế giới của báo Forbes 2011 liệt kê 24 tỷ phú người Canada trong đó có 6 người Do Thái chiếm tỷ lệ 25%. Theo thống kê 8% các công ty lớn nhất Canada là của người Do Thái.

          CÁC DANH NHÂN

Người Do Thái đầu tiên được bầu vào Quốc hội Canada là Henry Nathan năm 1871. Tổng cộng số dân biểu và thượng nghị sĩ Do Thái cho tới nay là hơn 40 và hơn 20. Những chính khách Do Thái đáng kể gồm:

 

 

NGƯỜI DI DÂN VỊÊT NAM

 

Cuộc di dân cuả những người từ Việt Nam tới Canada tương đối mới mẻ qua hai đợt sau cuộc chiến tranh Nam Bắc chấm dứt vào ngày 30.4.1975. Thật ra trước đó đã có những người Việt Nam tới Canada, phần lớn là sinh viên hay nghiên cứu sinh tới học tại các trường Đại học hay tu nghiệp với học bổng của chính phủ do các tổ chức quốc tế tặng, những người này đều thuộc thành phần trí thức, trẻ tuổi, độc thân từ miền Nam tới và cư trú nhiều nhất tại Quebec vì trước đó họ đã trải qua một nền giáo dục tương tự như bên nước Pháp. Khi cộng sản chiếm cứ miền Nam. Đa số không muốn trở về nước nên làm đơn xin tỵ nạn chính trị và tất nhiên họ được chấp thuận dễ dàng. Tổng số lớp người này ước chừng 1,200.

 

Cuộc di cư đợt I:1975-76

 

Đợt đầu này gồm hầu hết những người sinh sống tại miền Nam muốn chọn Tự Do và đã vượt biển Đông tới Mỹ, một số ít tới Hong Kong và từ hai nơi này họ được phái đoàn Canada tới phỏng vấn, khám sức khoẻ rồi làm thủ tục di chuyển tới Canada do chính phủ Canada bảo trợ. Họ được đưa tới Canada bằng máy bay dân sự và sau này người tỵ nạn đã có công ăn việc làm thì phải bồi hoàn tiền vé lại cho chính phủ.

Tổng số di dân đợi I là 5,600

 

Cuộc di cư đợt II gồm hai giai đoạn:

         

          Giai đoạn 1 gồm cả các người trong Nam lẫn ngoài Bắc và những người này dùng các phương tiện tự túc thường là góp tiền đóng những chiếc thuyền nhỏ để vượt biển Đông rồi cập bến các nước Đông Nam Á như Hong Kong, Mã Lai, Nam Dương, Thái Lan, Singapore có khi tận nước Úc. Họ được biết với danh hiệu là Thuyền nhân/ Boat People.

 

Những người trong Nam ra đi vì bị cộng sản đã áp dụng những biện pháp coi họ như quân địch, khinh miệt họ với danh từ Ngụy, bắt cả triệu quân nhân, công chức đi tập trung cải tạo, thực chất là đi tù và cưỡng bách lao động không công sau đó còn đánh tư sản mại bản, tịch thu nhà cửa ruộng đất và các cán bộ tha hồ vơ vét làm giàu trên xương máu của đồng bào mà họ vẫn tuyên truyền là ruột thịt, thương yêu không bờ bến. Biết bao gia đình bị đuổi ra khỏi nhà để tới các vùng đất hoang dại gọi là vùng kinh tế mới để chết dần chết mòn. Các trẻ em bị xét lý lịch ba đời, bới móc mọi thứ chuyện và cấm không được học lên đại học. Tình trạng vượt biên bằng cả đường biển lẫn đường bộ dù thập phần nguy hiểm, nhưng họ vẫn nhất quyết ra đi tìm tự do dù hi sinh cả tính mạng tới nỗi có người nói “ Nếu cái cột đèn mà biết đi, nó cũng đi luôn.”

 

Theo nhiều tài liệu thì trong các cuộc vượt biên cứ 3 người may mắn sống sót thì chết 1 mạng chưa kể những thảm cảnh khác như bị hải tặc Thái Lan hãm hiếp và giết rồi quăng xác xuống biển hay tới Mã Lai rồi bị sua đuổi ra biển trong khi thuyền đã hư hại không chạy được nữa.

Những người ngòai Bắc, hầu hết gốc Tàu, vượt biên sang Hong Kong hay Trung quốc vì bị chính quyền Việt cộng cưỡng ép về Tàu, e sợ họ sẽ là đạo quân thứ năm khi có chiến tranh xảy ra giữa hai nước, thật sự là họ ra đi tương đối thỏai mái, chỉ phải đóng sở hụi mấy cây vàng nhưng tài sản thì cũng như trong Nam bị cán bộ Việt cộng thi nhau tranh cướp hết.

Vào ngày 21 tháng 10 năm 1978, một chiếc tàu tên Hải Hồng chở khoảng 2.500 người tị nạn từ Việt Nam đă thu hút được sự chú ư của dư luận trên toàn Canada và khắp thế giới. “Thuyền nhân” đă liên tục bỏ Việt Nam ra đi kể từ khi Sài G̣n sụp đổ năm 1975, nhưng vụ tàu Hải Hồng đă làm thay đổi phản ứng của Canada trước phong trào tị nạn Đông Dương.

 

Vietnamese boat people

 


Chiếc tàu này không được phép cập bến ở Malaysia, trong khi máy hư, nên tàu đành thả neo đậu ngoài khơi bờ biển Port Klang, và lâm vào t́nh thế giằng co bế tắc với nhà chức trách Malaysia. Chỉ chở 2.500 người, tàu này không phải một vấn nạn quá lớn nếu xét trong phạm vi phong trào tị nạn Đông Dương, nhưng đó là một t́nh thế khẩn cấp đối với những người trên chiếc tàu quá chật chội; họ thiếu đồ ăn, nước uống, phương tiện y tế và điều kiện vệ sinh rất tệ hại.

 

 

Vụ tàu Hải Hồng không đơn giản là một tàu chở người tỵ nạn như nhiều người tưởng mà bên trong còn có những thương vụ kinh tởm ít người biết tới. Nguyên do là một thương gia người Tàu tại Singapore tên Tày Kheng Hồng đã tìm cách thương thuyết và cấu kết với Công An Cộng sản làm một thương vụ có một không hai trên lịch sử tỵ nạn thế giới là xuất cảng người tỵ nạn kiếm lời. Vụ này đã được nhà báo Dara Marcus tường thuật lại trong cuốn The Hai Hong Incident và do đó được giải thưởng Gunn. Bài viết này được dịch ra tiếng Việt bởi Khương An và cho đăng liên tiếp ba kỳ trên báo Thời Mới, Toronto các ngày 15, 22 và 29.4.2015 đồng thời trên Blog. Lên Đông Xuống Đoài.

Tày Kheng Hồng biết rằng bắt đầu từ năm 1978 người Hoa bị Việt Cộng tìm cách trục xuất khỏi Việt Nam, lấy cớ sợ họ sẽ trở thành đạo quân số 5 khi có xung khắc giữa hai nước nhưng thật tình là nhằm chiếm đọat các tài sản của họ, cho nên hết ra luật thuế này lại ra tiếp luật thuế khác để móc hầu bao các chú, xong chưa đủ lòng tham còn cho thi hành ba đợt đánh tư sản mại bản, tịch thu bất động sản và hiện vật, đuổi đi vùng kinh tế mới.

 

Sau đây là lời tuyên bố của Đỗ Mười, người đề xuất và thi hành chính sách đánh tư sản mại bản:

“...Giải phóng Miền Nam, chúng ta có quyền tịch thu tài sản, trưng dụng nhà cửa hăng xưởng, ruộng đất chúng nó. Xe chúng nó ta đi, vợ chúng nó ta lấy, con chúng nó ta bắt làm nô lệ, c̣n chúng nó th́ ta đày đi lao động khổ sai vùng kinh tết mới vào nơi rừng sâu nước độc. Chúng nó sẽ chết lần chết ṃn...”

 Các Hoa kiều cả trong Nam lẫn ngòai Bắc ùn ùn chạy sang Tàu qua các ngả biên giới Việt Hoa. Trung Cộng một mặt phản đối, một mặt đóng cửa biên giới khiến người Hoa chỉ còn có lối chạy Việt Cộng bằng đường thuỷ với những chiếc thuyền nhỏ.

Thật vậy số người vượt biên trong sáu tháng cuối năm lên tới cả hàng chục ngàn người mỗi tháng, riêng tháng 11.1978 số người tỵ nạn đã vào khoảng 21,505.

Tày Kheng Hồng tóm lấy cơ hội ngàn năm một thuở, mua một chiếc thuyền cũ sắp sửa cho đi phế thải tên Southern Cross, đáng lẽ tới Bangkok để chở muối thì hắn cho đến Sài Gòn, ngày 24.8.1978, đón đi 1,250 dân tỵ nạn đã trả tiền cho Công an VC để ra đi chính thức. Dỉ nhiên Hồng được chia chác ṣng phẳng với nhà cầm quyền Cộng sản. Công An áp tải tàu ra khơi, dùng truyền thanh cấp báo với các nước lân cận có thuyền tỵ nạn cần cứu giúp nhưng cả hai nước Mã Lai và Thái Lan đều lờ đi. Tàu Southern Cross sau mấy ngày lênh đênh đã cạn lương thực bèn cập vào một đảo rất có ít người ở, gần như một đảo hoang của Nam Dương một đảo hoang, ít người ở đúng hơn, thông báo cho Cao uỷ Tỵ nạn Liên hiệp quốc, đổ người tỵ nạn xuống và lái tàu đến một xưởng phế thải để bán thành sắt vụn như chương tŕnh giấy tờ, mặc kệ dân tỵ nạn nay đă bị “bán cái trao tay” cho chánh quyền Nam Dương và Phủ Tỵ nạn Liên Hiệp quốc.

Được lời to nên lòng tham của Tày Kheng Hồng lại nổi lên, hắn lại mua một chiếc tàu cũ, giá 125 ngàn dollars, đóng tại Panama năm 1948 để đem về Hong Kong bán như một phế liệu. Hắn đổi tên tàu Golden Hill thành Hải Hồng. Ngày 15.10.1978 TKH làm giấy tờ đưa chiếc Hải Hồng bán sắt vụn cho một xưởng phế thải ở Hong Kong.Thật sự Hải Hồng lái thẳng đến Vũng Tàu. Theo thương thuyết với Cộng Sản Việt Nam, tàu nhận 1200 thuyền nhân tỵ nạn, với giá đă thương thuyết như lần trước.

 

Đúng lúc sắp sửa nhổ neo, Công An Việt Cộng lên tàu, và buộc THK phải nhận thêm 1249 người nữa, không th́ sẽ bắt TKH và tịch thu tàu Hải Hồng. Dĩ nhiên là với số người nhét thêm này TKH không được sơ múi gì nhưng cũng đành phải nhận lời. Thà ăn ít hơn là trắng tay. Thế là các cán bộ cao cấp VC, đỉnh cao trí tuệ loài người đớp ngon và gọn 4 triệu dollars, chia cho nhau để tự thưởng công “giải phóng miền Nam”.

Việt Cộng cũng quen mùi thấy mùi ăn mãi, cho tổ chức nhiều chuyến vượt biên chính thức như vậy, chẳng hạn như  tàu Huey Fong (3.318 người) đến Hồng Kông; tàu Tung An (2.300 người) đến Philippines, tàu Skyluck (3251 người) ghé Philippines rồi đến Hồng Kông, tàu Seng Choeng (1.433 người) đến Hồng Kông. Theo nhận xét quốc tế th́ những chuyến tàu vượt biên chính thức này là một dạng xuất cảng người tỵ nạn lấy lời với sự toa rập của Hoa kiều và nhà chức trách Việt Nam.

 

Theo báo cáo của Sở Cảnh sát Hải quan Hong Kong thì giá tiền lên tàu được chủ tàu và Công an VC quyết định như sau:

          Người lớn: 12-16 lượng vàng  (Thời giá một lượng= $200)

          5-15 tuổi: 1.5 lượng

         Dưới 5 tuổi: 1 lượng

Trong số 16 lượng thì chủ tàu được 6 còn Công an lấy 10.

 

          Hành trình của tàu Hải Hồng

 

Xin trở lại vụ tàu Hải Hồng, tàu này rời bến Vũng Tàu ngày 24.10.1978 có Công an hộ tống với 2,499 hành khách trong đó có 1,260 trẻ em. Cứ xem hình thì ta biết cảnh ăn ở chật chội, nhét người như nêm này, khỏi phải nói tới các tiện nghi vệ sinh thì tất nhiên qúa tồi tệ. Thuyền trưởng thoạt đầu tính đi Hong Kong hi vọng rằng tới với người Anh dù sao cũng ngon lành hơn. Nhưng một trận băo buộc ông đổi hướng tới Nam Dương. Tàu mệt sức, v́ quá tải và bắt đầu trục trặc kỹ thuật,máy tàuquá cũ bị ngưng chạy, một lần, hai lần…  Khó khăn cũng bắt đầu với lương thực cạn kiệt, nước uống thiếu hụt.

Gặp một đảo trong Quần đảo Nam Dương, tàu bỏ neo, xin chánh quyền Nam Dương cho đổ người. Nhưng làm sao cắt nghĩa sự có mặt của 2,500 người tỵ nạn v́ giấy tờ chánh thức là đi “Hong Kong nhập xưởng phế thải.”

Chánh quyền Nam Dương cũng được tin rằng có nhiều nghi vấn trong huyền thoại Hải Hồng bèn ra lệnh tàu phải rởi hải phận Nam Dương. Phần Phủ Tỵ Nạn LHQ họ cũng nắm rơ t́nh trạng Tàu Hải Hồng, rước khách ở Vũng Tàu với sự có mặt của cơ quan cầm quyền Việt Nam ngày 24 tháng 10. Như vậy, Công ước năm 1951 về các người tỵ nạn chánh trị không áp dụng được với các người tỵ nạn Hải Hồng, v́ nhà cầm quyền Việt Nam Cộng Sản TỔ CHỨC tỵ nạn để lấy tiền và do đó các thuyền nhân Hải Hồng là những di dân bất hợp pháp.

Trong tuần báo Le Point ngày 10.11.1978 hai ký giả Frederic Lewino và Gwendoline Dos Santos đã tố cáo “Vụ buôn thịt người (trafic de chair humaine) điều hành bởi chính phủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với chính công dân của mình và qua dịch vụ đó đã vơ được cả hàng trăm triệu mỹ kim.”

Nam Dương đành đuổi Hải Hồng ra hải phận quốc tế, bởi lẽ Nam Dương không muốn nhiều thuyền bè khác kiểu Hải Hồng bắt chước. Úc Châu cũng lên tiếng không nhận. T́nh h́nh càng gay go hơn, với một phụ nữ chết, và hai bé sơ sanh.

Ngày 8 tháng 11, thuyền trưởng báo cho UNHCR rằng tàu sẽ trực chỉ Mă Lai nhưng không đả động gì tới t́nh h́nh y tế, đời sống trên tàu. Nhưng cùng lúc ấy h́nh ảnh và phóng sự bắt đầu tràn nhập các kênh thông tin thế giới.

Ngày 9.11 tàu cập bến Port K’Lang, Kuala Lumpur. Cảnh sát Mă Lai lên xét tàu. Một cảnh tượng thê thảm hiện ra, bệnh hoạn, thiếu ăn, thiếu uống, ghẻ lở, bệnh hoạn. Mă Lai cho tiếp tế lương thực thuốc men, nước, nhiên liệu nhưng buộc tàu rời bến ra hải phận quốc tế. Mã Lai lúc đó đã có 35,000 thuyền nhân mà chưa được nước nào nhận đón đi cả nên cương quyết không chịu nhận thêm và bảo muốn Mã Lai nhận thêm thì phải theo tỷ lệ “ một người đi, một người vào ”. Lương tâm nhân loại bị kích động. Thứ trưởng ngọai giao Pháp tuyên bố ngày 18.11 rằng “Chính phủ Pháp sẵn sàng đón nhận tất cả các người trên tàu Hải Hồng nếu họ muốn tỵ nạn tại Pháp.”

Tại Canada lúc đó từ năm 1975 tới 1978 đã đón nhận 9,060 người tỵ nạn Đông Dương, đa số là Việt Nam và dự trù nhận thêm cho năm 1979 khoảng 5,000 người Đông Dương nữa.

 

Tháng 7.1979 chính phủ Canada mới lên Joe Clark thuộc đảng Bảo Thủ mở rộng lòng nhân đạo, tuyên bố sẵn sàng tiếp nhận cho tới cuối năm 50,000 thuyền nhân từ Đông Dương tới. Tuy nhiên Phủ Tỵ nạn LHQ và Canada sau một hồi thảo luận, đồng ý dành ưu tiên cho các thuyền nhân trên tàu Hải Hồng đang ở tình trạng ngặt nghèo về sức khỏe và điều kiện vệ sinh. Các nước khác lần lượt lên tiếng sẵn sàng đón nhận người trên tàu Hải Hồng như Pháp và Canada, kết cuộc sự tiếp nhận được phân phối như sau: Mỹ 897, Đức 657, Canada 604, Pháp 222, Thụy Sĩ  52, New Zealand 9, Úc 8 người. Tới 24.4.1879 trên tàu còn lại 76 người được chính phủ Mỹ tiếp nhận hết. Trong số hơn 600 người tới Canada thì chính phủ  Quebec nhận bảo trợ 200.

 

Chính phủ thuộc đảng Tự Do trở lại chính quyền tháng 4.1979 lại có chương trình nhận thêm 10,000 người Đông Dương nữa cho tới cuối năm, tổng cộng là 60,000.

Chương trình đón nhận 60,000 người tỵ nạn Đông Dương được phân chia giữa chính phủ với các tổ chưc tư nhân và Nhà Thờ theo tỷ lệ 1/1 nghĩa là cứ một người do chính phủ bảo lãnh thì một người do tư nhân, nhưng các tổ chức tư nhân rất tha thiết và hăng hái trong sự tiếp nhận nên số người di dân do tư nhân bảo lãnh lên tới 34,000 trong khi do chính phủ chỉ có 26,000. Những người trên tàu Hải Hồng được chở tới Canada bằng bốn chuyến bay quân sự, chuyện đầu tiên ngày 26.11.1978 đưa thẳng tới căn cứ quân sự Longue-Pointe rồi từ đó phân tán đi tới các nơi bảo lãnh.

Phái đoàn Canada tới Mã Lai làm thủ tục di trú trước tất cả các nước khác cho người trên tàu là Ian Hamilton và Dick Martin còn Cao ủy tỵ nạn lúc đó là Paul Hartling. Đặc biệt bộ trưởng di trú Atkey vì chủ trương và thi hành chính sách gia tăng số lượng người tỵ nạn Đông Dương nên bị thất cử.

 

          Giai đoạn 2 Đợt II khởi đầu từ 1982 cho tới ngày nay gồm những người còn sót lại tại các trại tạm cư Đông Nam Á, những người ra đi do bảo lãnh gia đình và những di dân theo chương trình Orderly Departure.

Ngày 13.11 do các công trình tiếp cư kể trên, Canada được Cao ủy Tỵ Nạn Liên hiệp quốc tặng huy chương Nansen qua Toàn quyền Jeanne Sauvé.

Trên thực tế theo thống kê thì Canada đứng thứ nhì trong các nước có đông số di dân được tiếp nhận nhưng đứng thứ nhất nếu tính theo dân số mỗi nước.

 

Dưới đây là mấy nước tiếp nhận nhiều nhất người thuyền nhân tỵ nạn: Hoa Kỳ 1.2 triệu, Canada 200,000, Úc 180,000, Pháp 120,000.

Đặc biệt năm 2015 Quốc hội Canada biểu quyết đạo luật Hành trình tới Tự do, do thượng nghị sĩ Ngô Thanh hải đệ trình với tên là Ngày Quốc hận nhưng quốc hội Canada không đồng ý vì ngày đó chỉ liên quan tới cộng đồng Việt Nam mà thôi và chỉ định ngày 30.4 là ngày quốc lễ tưởng niệm hành trình ra đi tìm Tự Do của người Việt Nam.

 

 

Tàu Trường Xuân và tàu Clara Maersk

 

Tàu Trường Xuân, được đóng thành tại Nhật năm 1950 là một trong nhiều tàu của hãng Vishipcoline mà chủ nhân là ông Trần Đình Trường. Thuyền trưởng của Trường Xuân là ông Phạm Ngọc Luỹ, đang điều khiển tàu đi thương vụ thì được tin chiến sự sắp tới hồi kết thúc vội xin chủ tàu lái về Việt Nam và được chấp thuận. Chủ tàu không những đồng ý gác bỏ thương vụ mà còn xin được bộ trưởng nội vụ giấy tờ chính thức cho chở người tỵ nạn và cho ông Lũy toàn quyền về việc này. Sau khi cập bến và sửa soạn mấy ngày, tàu Trường Xuân rời Khánh Hội vào trưa ngày 30.4 với gần 4,000 người tỵ nạn trong đó có nhiều nhân vật tên tuổi như nhạc sĩ Lam Phương, ca sĩ Elvis Phương, nữ kịch sĩ Túy Hồng, đại tá Vòng A Sáng, bác sĩ Trần Văn Kim cùng phu nhân là danh ca Lệ Thanh vv...

Tàu vừa khởi hành là gặp trục trặc kỹ thuật, hệ thống lái đáng lẽ phải đổ dầu thì có người phá hoại đem đổ nước vào nên tàu phải nhờ sà-lan Song-An kéo ra khơi, rồi máy bị chết phải đánh dấu hiệu cấp cứu, may có tàu chở hàng Clara Maerst thuộc Đan Mạch trả lời nhưng chỉ nhận đàn bà và trẻ em mà thôi. Ông Lũy phải mời thuyền trưởng Anton Martin Olsen sang chứng kiến tận mắt cảnh tượng thê thảm của các người tỵ nạn trên tàu nên Olson mủi lòng, chấp thuận ngày 2.5 cho tất cả sang tàu của ông. Tàu Clara Maerst tới Hong Kong tối 2.5 và các người tỵ nạn được đưa tới ba trạm tạm trú rồi sau đó được 14 nước cho người tới làm thủ tục và rước đi.

 

Trong hành trình đi tìm Tự do có hai người tự vận, một cảnh sát và một quân nhân, vì quá phẫn chí và tuyệt vọng, có hai em bé ra chào đời. Tàu Trường Xuân sau đó bỏ mặc lênh đênh trên biển cả và khoảng hai tháng sau một thuyền đánh cá thấy được, kéo về Hong Kong và người ta thấy có thi hài đại tá Vòng A Sáng chắc không đủ sức lúc đó để trèo sang tàu Đan Mạch. Một em bé, là con dược sĩ Bùi sau định cư và mở dươc phòng tại Montreal, tên là Chiêu Anh sau đã tốt nghiệp trường Parkson School of Design và hiện làm việc tại San Francisco.

 

          Tàu Île de Lumière

 

Do các chính sách của cộng sản nhằm chiếm đoạt tài sản, nhà cửa, ruộng vườn của người miền Nam,số người đi tìm Tư do và cuộc sống mới bằng đường biển tăng vọt gấp cả chục lần trong hai năm 1978 và 1979. Các thảm cảnh trên biển Đông đã làm rúng động trái tim nhân loại và tất cả mọi người trên thế giới thấy cần phải làm một việc gì đấy để cứu vớt thuyền nhân.

 

Ngày 21.11.1978 Le Monde, tờ báo uy tín nhứt nước Pháp, đăng một tuyên cáo kêu gọi của “Ủy ban Một Chiếc Tàu cho Việt NamLe Comité Un Bateau pour le Vietnam” để đi t́m rước những người tỵ nạn trên Biển Đông. Không chỉ có dân tỵ nạn tàu Hải Hồng, mà còn có cả ngàn người tỵ nạn khác trên cả ngàn chiếc thuyền mong manh, đầy ắp người chỉ chờ một ngọn sóng mạnh là ch́m nghỉm, chưa kể những nạn hải tặc tại vịnh Thái Lan để cướp của, hãm hiếp và giết người.

 

Từ vượt biên dùng trong bản kêu gọi là“EXODUS” được tất cả các trang nhất các báo chí thế giới truyền đăng. Lời kêu gọi được kư tên bởi Bernard Kouchner, Yves Montand, Raymond Aron, Jean-Paul Sartre, Bernard-Henry Levy … và Brigitte Bardot – những tên tuổi có tiếng tăm  khắp thế giới.

Ông chủ một hãng Hàng hải lớn ở Nouvelle Calédonie, Pháp, là Michel Cordier có vợ người Việt, đề nghị cung cấp chiếc tàu dài 85 thước, tên Đảo Ánh Sáng – Île de Lumière, để đi t́m vớt các boat peopletên boat people được thông dụng từ đấy. Chiếc tàu này vốn là tàu chở hàng, được đóng tại Ḥa-Lan năm 1962 và thường xuyên chạy theo hành trình Nouméa(Nouvelle Calédonia) – Sydney, Úc – Norfolk, New Zealand.

 

Ngày 30.3.1979 tàu này sau một thời gian chuẩn bị và cải biến thành một tàu bệnh viện 100 giường tại Nouméa, với một thuỷ thủ đoàn 17 người dưới quyền chỉ huy của thuyền trưởng Francois Herbelin, một ban Y tế gồm BS Bernard Kouchner, một BS Giải phẫu, một BS Điện tuyến, một nữ y tá trưởng, một điều dưỡng viên, tàu khởi hành, trực chỉ Singapore rồi Poulau Bidong và sau 9 tháng hoạt động, đã cứu vớt được gần 40,000 thuyền nhân, trị bệnh cho 4,500 bệnh nhân.

          Tàu Cap Anamur

Riêng tại Đức, một phóng viên người Đức Rupert Neudeck đă đứng ra quyên góp và thành lập "Ủy ban một con tàu cho Việt Nam" ở Đức (tiếng Đức: Ein Schiff für Vietnam), chỉ sau vài ngày số tiền đă đủ để Ủy ban mướn một con tàu và cho ra khơi thi hành công việc cứu vớt thuyền nhân trên Biển Đông. Cùng phối hợp với Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc, từ năm 1979 đến 1987, Ủy ban lần lượt cho ra khơi ba con tàu, mỗi con tàu đều mang tên Cap Anamur. Danh xưng "Cap Anamur " lấy từ tên một mũi đất ở bờ nam Thổ Nhĩ Kỳ nh́n ra Địa Trung Hải. Nguyên tên Anemurium theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là "mũi lộng gió".

Trong thời gian hoạt động trên Biển Đông, Tổ chức này với ngân sách 22 triệu Mác Đức vớt được 11.300 thuyền nhân trên 226 ghe và đưa họ đến bến bờ an toàn. Đa số được sang định cư ở Tây Đức.

          Tàu Jean Charcot

Tại Hoa Kỳ cộng đồng người Việt tỵ nạn cũng đứng ra thành lập "Ủy ban Báo nguy giúp Người vượt biển" năm 1980 do tiến sĩ Nguyễn Hữu Xương làm chủ tịch để hợp tác với các tổ chức quốc tế khác.

Năm 1985, hợp tác với Hội Y Sĩ Thế Giới, Ủy ban đã bảo trợ con tàu Jean Charcot ra biển Đông cứu vớt thuyền nhân. Chiến dịch này khởi đầu ngày 30/4/1985, đúng 10 năm sau khi cộng sản cưỡng chiếm miến Nam, và đă chấm dứt ngày 7/6/1985, vớt được 520 thuyền nhân. Đa số những người được vớt đă được chinh phủ Pháp cấp chiếu khán để đi định cư tại Pháp. Và trong suốt thời gian hoạt động, Hải Quân Pháp đă cử chiến hạm SCHOELCHER tháp tùng để hỗ trợ và bảo vệ. Đây là công tác đầu tiên, mở đầu cho các chiến dịch Vớt Người Biển Đông sau này.

          Tàu Rose Schiaffino

Năm 1987, 3 tổ chức: Hội Y Sĩ Thế Giới (Pháp), Ủy Ban Cap Anamur (Đức Quốc), và Ủy Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển (Hoa Kỳ), đă gửi con tàu Rose Schiafffino ra Biển Đông, khởi hành hôm 3 tháng 4 năm 1987. Cho đến cuối tháng 6, tàu Rose Schiaffino đă vớt được 906 thuyền nhân, kể cả 1 người đă bị tàu duyên pḥng của cộng sản Việt Nam săn đuổi bắn chết, xác c̣n trên thuyền tỵ nạn. Hải Quân Pháp lần này đă phái 3 chiến hạm hộ tống chiến dịch. Và đây là công tác có sự hiện diện đông đảo của các cơ quan truyền thông và báo chí gồm 12 kư giả của các hăng thông tấn, báo chí và 3 toán chuyên viên thu h́nh đến từ Âu Châu, Nhật Bản và Hoa Kỳ.

Ngày 22 tháng 7 năm 1987, tàu Rose Schiaffino cập bến Rouën, thuộc bờ biển Normandie, Pháp Quốc, đem theo gần 500 thuyền nhân, trong số đó có gần 200 người đă ở quá lâu tại các trại tỵ nạn. Các thuyền nhân nói trên đă được đón tiếp vô cùng trọng thể. Bốn vị Bộ Trưởng của chính phù Pháp đă hiện diện, đọc diễn văn chào mừng các thuyền nhân, và một lần nữa, vinh danh họ là những chiến sĩ của Tự Do.

          Tàu Mary Kingstown

Năm 1988, Ủy Ban hợp tác với Hội Y Sĩ Thế Giới (Ủy Ban Cap Anamur, Đức Quốc không tham gia công tác này), lại gửi một con tàu khác ra khơi, tàu Mary Kingstown. Tàu này đă rời hải cảng Singapore hôm 25 tháng 4 năm 1988, dưới sự hộ tống của Chiến hạm Jeanne D'arc khổng lồ chuyên chở trực thăng và Soái hạm Boudet của Hải Quân Pháp. Bà Vũ Thanh Thủy, một thành viên của Ủy Ban, người được vinh danh là người phụ nữ của thế kỷ 21, đă trực tiếp tham gia công tác này, cùng với các chuyên viên thu h́nh ABC, khởi hành từ Hoa Kỳ. Các h́nh ảnh của chuyến công tác nói trên sau đó đă được chiếu trên khắp lănh thổ Hoa Kỳ, trong chương tŕnh "20/20" hôm 5 tháng 8 năm 1988. Trong khi đó, các vị bác sĩ Y khoa Việt Nam, từ Hoa Kỳ và Canada cũng đă trực tiếp hiện diện trên tàu để cứu giúp thuyền nhân, gồm có Bác sĩ Nguyễn Ngọc Kỳ, Bác sĩ Nguyễn Thượng Vũ, và Bác sĩ Trang Châu. Chiến dịch này đă chính thức chấm dứt hôm 7 tháng 6 năm 1988, với kết quả là 494 thuyền nhân đă được cứu vớt, 43 thuyền nhân khác đă được giúp đỡ và hướng dẫn để tới được Pulau Bidong an toàn; 302 người ở quá lâu tại các trại tỵ nạn tại Hong Kong và Pulau Bidong cũng được can thiệp để được định cư tại Pháp, Áo và Bỉ. Chi phí cho chuyến công tác này vào khoảng 1 triệu Mỹ Kim, và Ủy Ban đă đóng góp được gần 300,000 Mỹ Kim.

          Tàu Akuna II

Vào tháng 6.1981 Uỷ ban Quốc tế chống cướp biển được thành lập bởi BS Bernard Kouchner và Redond Kasler trong tổ chức Terre des Hommes hợp tác cùng Hội Y sĩ Thế giới lại đi kiếm vớt người vượt biển trên con tàu Akuna II trong hai tháng 11-12.1981 tuy đạt được nhiều kết quả nhưng sự ủng hộ không được nồng nhiệt bằng con tàu Ile de Lumière nhưng ngày 6.11.1981 họ đã cưú vớt được một chiếc xuồng nhỏ trên đó chở 86 thuyền nhân và lưu lại trong lòng họ một ấn tượng khó phai mờ. Giữa trùng dương bao la, họ chợt khám phá ra có một chiếc xuồng nhỏ mong manh đóng bằng gỗ, không có động cơ, hình dạng giống như một trái chuối  đã trôi giạt lềnh bềnh 13 ngày trên sóng nước. BS Bernard Kouchner sau khi đón các thuyền nhân lên tàu, quyết định kéo chiếc xuồng theo về Pháp, ngày nay còn được triển lãm tại một viện bảo tàng để nêu tấm gương dũng cảm của người Việt Nam, bất chấp mọi hiểm nguy và gian lao, quyết ra đi tìm Tự Do.

3

          Các danh nhân Việt Nam tại Canada

 

Các di dân Việt Nam tương đối hoà nhập vào cuộc sống mới không mấy khó khăn, và nhiều người đã thành công trong mọi lãnh vực.

Về chính trị ông Ngô Thanh Hải là người Việt đầu tiên được đề cử vào chức vụ Thượng nghị sĩ, bà Eve-Mary Thái Thị Lạc là dân biểu Việt Nam đầu tiên tại địa hạt St Hyacinthe-Bagot, Quebec.

Về văn hóa có Paul Nguyễn làm đạo diễn điện ảnh, có Kim Thúy là tác giả các cuốn tiểu thuyết viết tiếng Pháp là RU, MẪN và VI. Đặc biệt cuốn RU xuất bản năm 2009 đã được dịch ra tiếng Anh bởi Sheila Fischman và 22 thứ tiếng khác và được trao nhiều giải thưởng trong đó có giải thưởng của Toàn quyền Canada 2010 và của đài CBC 2015, chưa kể còn được vào chung kết cùng với ba cuốn sách trong giải thưởng của Hàn lâm vịện Thuỵ Điển năm 2018. Kim Thuý mới đây còn cho ấn hành cuốn Le Secret des Vietnamiennes. Kim Thúy quả là tuổi trẻ, tài cao khi chạy tỵ nạn cộng sản sang Canada mới có 10 tuổi mà nay đã có tên tuổi trên văn đàn quốc tế.

Về thể thao có Carol Huỳnh đã đoạt huy chương vàng tại thế vận hội 2008, Bắc kinh về môn đấu vật phụ nữ và huy chương đồng tại Thế vận hội 2012, London.

PreviousNext

Carol Huỳnh tại Thế vận hội Bắc Kinh

Huynh, Carol

 

UNESCO còn ban danh dự cho Kim Phúc làm đại sứ thiện chí tuy phần lớn những di dân cho là không thích hợp.

Về âm nhạc có Đặng Thái Sơn tại Montreal từng chiếm giải Chopin trước khi di cư sang Canada. Mẹ của Đặng Thái Sơn cũng là một danh cầm tên Thái Thị Liên.

Về kỹ thuật có Trương Công Hiếu, giám đốc kỹ thuật Sở đúc tiền Canada từng sáng chế ra đồng Loonie $2 là loại đồng tiền hai màu đầu tiên trên thế giới.

Một trong những thuyền nhân sau trở thành bác sĩ Nguyễn Hải Thông, phục vụ với tư cách y sĩ trưởng Nội Khoa tại bệnh viện Cựu chiến binh St Anne, Montreal, năm 2012 đã được tưởng thưởng huy chương của Nữ hoàng Elizabeth II về sự tận tụy của ông đối với bệnh nhân cao tuổi.

Các danh nhân người Việt hẳn còn rất nhiều và trong tương lai sẽ ngày một đông thêm để tô điểm cho màu cờ lá phong ngày một thêm tươi thắm.

Theo Thống kê Canada 2016 tổng số di dân gốc Việt Nam là 240,615, chiếm tỷ số 0.70% toàn dân số Canada, và đã tới định cư nhiều nhất tại bốn tỉnh bang Ontario, Quebec, BC và Alberta. Số người lập nghiệp tại đại đô thị Toronto là 73,745, tại đại đô thị Montreal 38,660, tại Vancouver 34,915 và tại Calgary 21,010.

 

          Kinh tế – xã hội

 

Người di dân Việt Nam sinh nhai trong lãnh vực kinh tế  có khuynh hướng nhiều hơn trong các ngành công nghệ và kỹ thuật, những người làm nghề tự do thì mở các tiệm tạp hóa, các tiệm ăn, các phòng mạch, các tiệm thuốc, các salon làm nail và các dịch vụ đủ mọi loại cho cộng đồng. Tại Quebec, thống kê 2011 cho biết trong thị trường nhân lực, 29.2% làm trong ngành thương mại và dịch vụ, 15.1% làm trong doanh thương, tài chính và quản trị, 13.3% làm trong lãnh vực khoa học tự nhiên hay thực dụng, còn 11.3% làm trong ngành y tế. Trung bình một người Việt Nam có lợi tức hàng năm là $33,674 so với người Quebec là $36,352.

 

          PreviousNext

Đời sống văn hoá và tôn giáo

 

Người Việt Nam rất quan tâm tới bảo tồn gia sản của họ nhất là ngôn ngữ, tín ngưỡng và tập quán. Họ có hầu như tại mỗi điạ phương các liên hội, các hội, các nhóm để sinh họat thường xuyên và để tổ chức các ngày kỷ niệm trong lịch sử cùng lễ tết, đặc biệt hai ngày có ý nghiã quan trọng đối với họ là ngày Tết tức ngày 1.1 Âm lịch và ngày 30.4 tức là ngày chính quyền miền Nam bị khai tử khi Việt cộng từ Bắc tiến quân vào chiếm đóng thủ đô miền Nam tức Sài Gòn. Người di dân Việt Nam khắp thế giới thường gọi ngày đó là Ngày Quốc Hận.

Về tín ngưỡng theo cuộc kiểm tra 2011, gần nửa tổng số người Việt tự nhận là theo Phật giáo. Hơn một phần tư tự khai là Thiên chúa giáo và phần tư còn lại khai không thuộc đạo nào. Trên thực tế từ ngày người Việt Nam di cư tới chỗ nào thì chỗ nấy mọc ra rất nhiều chùa chiền còn các tín đồ Thiên chúa giáo thì tới các nhà thờ đã có sẵn nhưng các phiên cử hành thánh lễ thường do các linh muc và mục sư Việt Nam đảm nhiệm.

Về ngôn ngữ, ngay từ thế hệ thứ hai đã lãng quên nhiều tiếng mẹ đẻ vì cuộc sống hàng ngày đòi hỏi họ dùng tiếng Anh hay tiếng Pháp. Cũng theo thống kê thì năm 2016 trên tổng số người Việt là 240,615 chỉ có 166,830 người khai tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ, nhưng số này tăng thêm 13,475 vào năm 2011.

 

 

 

 

 

 

 

BẢNG TỔNG KIỂM TRA 2016:

 

Tổng cộng dân số Canada: 35.151,728 bằng 0.5% dân số toàn thế giới.

 

Sắc tộc

%

Population

Canada

32.32%

7007111359650000000♠11,135,965

Anh

18.34%

7006632008500000000♠6,320,085

Scot

13.93%

7006479901000000000♠4,799,010

Pháp

13.55%

7006467059500000000♠4,670,595

Irish

13.43%

7006462700000000000♠4,627,000

Đức

9.64%

7006332240500000000♠3,322,405

Trung Hoa

5.13%

7006176919500000000♠1,769,195

4.61%

7006158797000000000♠1,587,970

Tiên quốc

4.43%

7006152556500000000♠1,525,565

Đông Ấn

3.99%

7006137471000000000♠1,374,710

Ukraine

3.95%

7006135965500000000♠1,359,655

Hoà Lan

3.23%

7006111165500000000♠1,111,655

Ba Lan

3.21%

7006110658500000000♠1,106,585

Filipino

2.43%

7005837130000000000♠837,130

Caribbean Islands

1.87%

7005644695000000000♠644,695

Nga

1.81%

7005622445000000000♠622,445

Lai Pháp

1.74%

7005600000000000000♠600,000

Bồ

1.40%

7005482610000000000♠482,610

Welsh

1.38%

7005474805000000000♠474,805

Na Uy

1.34%

7005463275000000000♠463,275

Spain

1.15%

7005396460000000000♠396,460

Hoa Kỳ

1.10%

7005377410000000000♠377,410

Thụy Điển

1.02%

7005349640000000000♠349,640

Hung

1.01%

7005348085000000000♠348,085

 

Năm 2018 dân số Canada đã tăng lên trên 37 triệu rưởi. Tổng số người Việt Nam theo nguồn tin không chính thức cũng tăng lên khoảng 300,000.

 

Tham luận của Từ Uyên

 

Anh bạn tôi đă nhắc nhiều tới hành tŕnh khó khăn của một số lớn người di cư tới đất lành Canada này. T́m đường sống qua bao hiểm nguy mới tới đất lành. Đọc phần trên thấy thật khổ cực trăm chiều khi đi t́m  đất sống và tại miền đất mới c̣n phải tranh đấu để mong tồn tại cũng không phải là việc dễ.

Đặc biệt người di cư được vô t́nh hay hữu ư phân ra lọai “ Hiển thị -  minorités visibles” ( khi nh́n thấy là biết ngay là người di trú hay  gốc di trú từ nhiều đời trước), C̣n số người da trắng là majorité và không visible cũng rất đông là dân di trú nhưng khác hơn v́ da trắng nên khó phân biệt..

Người da trắng cả chính gốc Anh, Pháp hay từ nước Âu Châu nào tới di trú chiếm từ 63 tới 65% dân số toàn quốc Canada và như vậy người thiểu số da màu và dân tiền quốc là 27%.

 

Tại Quebec số người thiểu số da mầu gồm như sau:

Pakistan và Ấn dộ                        Nam 44. 510            Nữ 41. 415

Người Trung hoa                          Nam 40.890             Nữ 48.510

Người da đen                              Nam 129.640           Nữ 141.300

Nguời gốc Arabe                          Nam 101.830           Nữ 90.340

Đông Nam Á (Việt Miên Lào)         Nam 2650                 Nữ 29.110

 

Các con số trên đây chỉ nêu lên nơi sinh đẻ lúc nhập cư nhưng trên thực tế khác đi nhiều. Ta cùng t́m hiểu sinh hoạt của mỗi cộng đồng mang tên Hiển thị ra sao tại Quebec

 

          Cộng đồng Trung Hoa

 

Cộng đồng này như phần trên vừa kể họ tới từ ngày đi t́m vàng từ năm 1858 và 1879 với dân số 4000 họ đă thành lập tại vùng British Columbia một vùng Trung Hoa

Sau đó họ nhận việc phu làm đường xe hỏa với lương thấp kém và công việc thật hiểm nguy: mang chất nổ đặc châm ng̣i nổ rồi bỏ chạy cho kịp trước khi chất nổ khai thông quăng đường mới. Tử vong đă nhiều mà ngoài tiền lương thấp c̣n chịu bao áp bức trong cuộc sống công nhân. Sau đó lại phải chịu thuế di dân từ 50$ năm 1885 lên 500$ năm 1902 và c̣n bao nhiêu khó khăn khác nhưng năm 1801 họ đă tạo lập được nghề mới là làm thợ giặt và bán buôn đủ thứ.

 

Theo phóng viên Olivier Pare theo bản kiểm tra dân số người Trung hoa tại Montreal chỉ có một danh tính và h́nh như có theo học tại trường Anh tại St Laurent và ông ta tên là Jos Song Long đă mở tiệm thợ giặt đầu tiên tại số 633 đường St Antoine ngày nay, và khách hàng là nhũng người dân trung b́nh quanh đó. Chủ tiệm giặt làm mỗi tuần 60 giờ và lễ độ nhờ vậy khá giả và sau đó một số người Trung hoa khác cũng tới và cùng mở tiệm giặt. Thời gian sau một người khác tên là Wah bắt đầu mở tiệm ăn đầu tiên.

Rồi từ ngày đó người Trung hoa phát đạt dần nhờ làm ăn chăm chỉ và không kể thời gian.

Hiện nay dân số họ có chừng 90.000 tại Quebec. Họ không có những nơi ở sang trạng lộng lẫy như người Do Thái hay người Ư nhưng chú ư nhiều tới lănh vực kinh tế, thương mại. Họ xây khu phố Trung hoa và thường trú ngụ tại nơi buôn bán, nay khu quanh Saint Laurent là khu Trung Hoa với khu người đi bộ và đầy tiệm ăn rộng lớn. Người Việt hay đặt tiệc cưới v́ các nhà hàng khác không đủ chỗ cho các đám cưới 400 tới 600 thực khách.

Ngoài viêc khai thác các nhà hàng, người Trung hoa cũng tham dự nhiều vào đầu tư về công nghệ và ngân hàng. Nguời Trung Hoa tại Montreal có nhiều sắc tộc khác nhau và thổ âm riêng. Tiếng Quảng đông hay dùng trong các tiệm ăn nhưng sau này bắt đầu có người Trung Hoa từ Bắc Kinh tới và ngày nay nguời Trung hoa đều nói thêm tiếng quan thoại ngôn ngữ Bắc kinh chính thức.

 

Theo Parker Mah và Bernard Or trong cuốn phim “Etre Chinois au Quebec” v́ nhờ đức tính “bon immigrant và esprit d’occupation au travail, có lần năm 2012 chính trị gia Francois Legault hiện nay vừa trúng cử Thủ tướng Quebec đă nói người Hoa trong lănh vực thương măi sẽ bỏ xa người Quebec.

Tuy nhiên cũng không phải không có người Hoa nghèo và lười.

Và về văn hoá người Hoa cũng không đồng nhất. Có nguời theo Đài Loan và có người theo Bắc Kinh nhưng không chống nhau quyết liệt, báo Hoa nay theo chữ Giản thể.

Văn sĩ Jan Wong từng viết cho Globe and Mail. Cathy Wong vưà được bầu làm Chủ tịch Hội đồng thành phố Montreal dưới thời Thị trưởng hiện nay là Valerie Plante.

Đặc biệt các cuộc đầu tư của người Trung Hoa từ Hoa lục qua đây càng ngày càng nhiều.  Từ điạ ốc từ Vancouver tới Toronto và nay Montreal ta thấy sản phẩm từ quần áo tới máy điện tử rất nhiều tại Canada và Quebec và đó là một điều đáng ngại.

         

          Cộng đồng da đen

 

Coi như Đen tất cả mọi sắc dân da màu xậm nhất bất kể họ là người Haitien, Jamaicain thuộc châu Mỹ, hay họ là người Congolais, Malien, Kenian tại Phi châu. Họ đều là người đa den và được cư xử như nhau.

Số người da đen ở Quebec lên tới trên 250.000 và là số dân hiển thị cao nhất tại Quebec. Cũng như những sắc dân khác họ có đầy đủ quyền lợi như mọi công dân Quebec. Học tới trung học miễn phí, đi chung xe chuyên chở học sinh nhưng họ vẫn luôn luôn bị kỳ thị.

 

Sự kỳ thị này không phải tự nhiên nhưng h́nh như lưu cữu trong tâm tư người da trắng. Tại các lớp mẫu giáo và các lớp tiểu học ta thấy học sinh trắng, đen, vàng hay arabe chơi với nhau và nói chuyện với nhau rất hồn nhiên, h́nh như tuổi thơ chưa phân biệt. Nhưng khi cùng đi đón học ta đă thấy đôi chút khác biệt. Cha mẹ da trắng dẫn con lên xe hơi và phần lớn cha mẹ trẻ da đen dẫn con đi bộ tới trạm xe cộng cộng. Điều kiện tài chánh đă khiến nảy sinh kỳ thị và ghen tức. Tuy nhiên v́ người da đen tới từ các nơi khác nhau nên học vấn của họ không cao và không đồng đều.

 

Theo Marie Mc Andrew và Jacques Ledent học sinh trung học da đen không khả quan tại các trường trung học v́ nguồn gốc khác nhau. Giữa gốc từ les Antilles với gốc từ Phi châu so với trẻ sinh ra tại Quebec mức độ thành đạt khác nhau. Thêm vào đó một số dân da trắng kể cả một vị giáo sư truờng Maisonneuve đă tuyên bố “Tất cả những học sinh không nộp bài thi đều là da đen. Câu nói này được báo La Presse ngày 12 Avril 2017 đăng tin và không may ông này lại là cựu dân biểu Bloc Quebecois và chứng minh nét kỳ thị sẵn có.

Và sau này khi đỗ đạt ra làm việc người da đen cũng vẫn bị kỳ thị. Có nhiều hăng xưởng không tuyển nhân công da đen, có hãng lớn trả lương da đen thấp hơn người da trắng cùng bằng cấp.

 

Tuy nhiên người da đen cũng thành công không ít.

-Ông Kala Kotto đă là dân biểu và Tổng trưởng trong chính phủ Pauline Marois.

-Bà Yolane James đă là Tổng trưởng trong Chính phủ Jean Charest

-Bà Juanita Wesmoland Traore đă là thẩm phán Quebec

-Bà Michael Jean đă là Toàn Quyền Quebec,Tổng thư kư Tổ chức Pháp Thoại quốc tế.

-Bà Marlene Jenny đă làm dân biểu liên bang

 

Trong lănh vực thể thao phải kể Donovan Bailey, Bruny Surin vô địch chạy 100m,

Jaroma Ignila về Hockey.

Văn sĩ có Dany Lafreinière vừa được bàu vào Hàn lâm viện Pháp

 

Như vậy người gốc Đen cũng đóng góp nhiều với Canada và Quebec dù c̣n gặp nhiều kỳ thị.

 

          Cộng đồng Nam Á châu. (Ấn độ và Pakistan)

 

Cộng đồng này gồm nhiều nhất là người Sikh. người Ấn, người Pakistan, Bangladesh và Tamoul. Cộng đồng này toàn quốc đông tới 900,000 người phần lớn là người Sikh tới Canada từ 1897 nhân lễ ngân khánh Nữ Hoàng Victoria. Họ rất đông tại hai tỉnh bang British Colombia và Ontario.

 

Nhiều người Sikh đă thành công tại hai tỉnh bang này và ông Harjjit Sajjan đă là Tổng trưởng trong chánh phủ Trudeau.

Tuy nhiên tại Quebec số người gốc Sikh ít và chỉ biết tới khi học sinh mang dao kirpan, một dấu hiệu tôn giáo của sắc dân này và gây nên vài trở ngại.

Ngoài ra vài Cảnh sát đầu quấn khăn cũng khiến lạ mắt. Một số dân đă phản đối các h́nh thức này và tới nay dù có lời khuyến nghị mang tên Bouchard-Taylor khuyên nên tùy trường hợp cho áp dụng, nhưng với chính phủ Francois Legault vừa thắng cử, nhất quyết cấm mọi dấu hiệu tôn giáo nên các cộng đồng mang dấu hiệu tôn giáo sẽ gặp nhiều khó khăn và xă hội Quebec cũng không tránh khỏi bất ổn.

Ngoài Sikh c̣n người Ấn không mang tiếng ǵ xấu trong xă hội nhưng nắm giữ nhiều chức giáo sư đại học rất cao.

 

Người Tamoul chống với chính phủ Sri Lanka và được coi như tị nạn nhưng luôn bị theo dơi v́ nghi với nhóm Tamoul Tigre là nhóm bạo động và khủng bố. Một số khác theo Hồi giáo rất chặt chẽ với phụ nữ của họ. Y sĩ khám bệnh thường được người chồng trả lời kể bệnh thay vợ và khi khám thân thể c̣n có người chồng tham dự và cho phép.

Đó là những kinh nghiệm khi giao thiệp với từng nhóm mang tên chung NAM Á CHÂU.

 

         

          Cộng đồng Phi Luật Tân

 

Người gốc Phi luật tân sống tại Quebec cũng đông nhưng không đạt được những chỗ đứng cao trong xă hội v́ họ mang một nhiệm vụ cao cả. Cả trên 10 triệu người phải ra ngoại quốc để kiếm tiền gửi về cho người trong nước. Không có họ nước Phi luật Tân sẽ không c̣n và các nước Arabie, Emirat d’Arabes và Hong Kong không có công nhân.

Trong khi phần lớn nam nhân Phi luật tân làm tại các hăng tàu buôn, các phụ nữ hành nghề y tá hoặc trông coi mọi việc gia nhân.

 

Dân số Phi luật Tân tại Montreal chừng 27.000 nhưng tập trung vào khu Cộte des Neiges rất đông. Họ tổ chức các cơ sở nhằm t́m việc và gửi tiền về nước. Qua đường Van Horne ta thấy trụ sở của Cộng đồng Philippines rất nguy nga với lá cờ lớn.

Trên tôn giáo họ phần lớn theo Thiên chúa giáo và tiếng nói chính là Tagalog ngoài các thổ âm khác, và họ dùng Anh ngữ để giao dịch.

Không phải là dân tị nạn, người Phi luật tân được nhận vào theo nhiều hệ thống. Ngoài hệ thống tuyển lưạ thường và đoàn tụ gia đ́nh họ được một qui chế riêng PAFR: Programme pour aides familliaux résidents. Chương trình này nhằm kiếm người làm việc giúp đỡ các gia đ́nh, lương không cao và sau ba năm họ thành dân thường trú và sau đó có thể nhập tịch Canada. Phụ nữ khi chọn chương tŕnh này thường phụ giúp các gia đ́nh khá giả người có tài chính cao hơn. C̣n một số phụ nữ khác sẵn nghề y tá họ có thể trở lại nghề dễ hơn. Ta c̣n gặp tại nhiều hãng xưởng nhiều nam công nhân học cao nhưng chưa được thừa nhận bằng cấp họ vừa làm vừa học lại không khác các chuyên viên Việt nam khi mới được nhận vào Canada thời sau 1975.

Nguời di trú gốc Philippines hiền hoà, ít gây khó khăn nên được ưa thích.

 

          Cộng đồng Nhật.

 

H́nh như vắng bóng. Tuy nhiên họ giúp vườn Bách Thảo Montreal một khu vườn Nhật rất đẹp và du khách vô cùng mến chuộng. Món ăn shusi do người Việt nam qua Nhật mang về nay đang đuợc dân Quebec bắt đầu thưởng thức. Đại Nhạc sĩ gốc Nhật Ken Nagano đă là Nhạc trưởng Ban Nhạc giao hưởng danh tiếng Montreal trong nhiều năm.

 

          Cộng Đồng Đại Hàn.

 

Nguời Đại Hàn cũng có mặt tại Quebec nhưng không phải là đại diện các hãng xe hơi hay hăng điện tử nổi tiếng. Họ là chủ nhân các tiệm thưc phẩm đặc biệt và các nhà hàng trung b́nh cũng như vài tiệm tạp hoá. Họ rất nghiêm và kín đáo, ít trả lời ngoài các câu hỏi về thương vụ.

 

          Cộng đồng Việt Nam

 

Cộng đồng người Viẹt tại Quebec ngày nay cũng như tại các tỉnh bang khác gồm ngoài số sinh viên du học từ ngày có Chương tŕnh học bổng Colombo giữa thập niên 1950, c̣n có các sinh viên du học tự túc và các công chức tu nghiệp tới năm 1975 có khoảng chừng trên dưới 250 người và hay di trú quanh đường Edouard Montpetit có thời gọi là đường MIT. Các sinh viên phần lớn học tại Truờng Polytechnique và trường Thương mại tại Montreal. Mươi bạn học tại McGill. Hơn hai chục bạn học trên Laval Quebec và chừng 30 học tại Toronto. Tôi có dịp gặp một số bạn nhân khi được cử đi học trường Santé Publique Internationale do Tổ chức quốc tế mở tại Montreal và tôi ở thành phố này trong một năm từ tháng 9-1966 tới tháng 07 năm 1967.

Cũng v́ lẽ đó biết thêm về lịch sử của tỉnh bang Quebec và vị trí tỉnh bang này đối với nước Canada.

 

Khi tôi ở đây Thị trưởng Montreal là Jean Drapeau, Thủ tướng Quebec là Daniel Johnson cha và Thủ tướng Canada là Lester Pearson.

Lúc này xe điện ngầm vừa xây xong, xa lộ Decarie đang xây cất và cầu Champlain vừa mở đang thu lệ phí 25 xu qua cầu. Thành phố Montreal đang sửa soạn Hội chợ Quốc tế Expo 67 nên vô cùng náo nhiệt. Thêm vào đó một số sinh viên qua Pháp thời Thủ tưóng Nguyễn Khánh cho du học cùng sinh viên từ Thụy sĩ và Bỉ qua đây và đem lại nhiều niềm vui mới. Trong khi ở bên nhà t́nh h́nh chính trị có vẻ sắp ổn định v́ Quốc hội lập hiến bầu lên năm 1966 đang sắp ban bố bản hiến pháp mới và Chính phủ mới ra đời. Montreal vui và yên ổn, các sinh viên đủ lớp tuổi cuối tuần họp nhau ở Centre communautaire Université de Montreal hoặc đánh bóng bàn tại Carrefour trên đường Côte Sainte Catherine với sinh viên các nước khác.

 

Người Quebec cũng luôn luôn tỏ ra vui sống trong hoà b́nh. Thế nhưng năm 1967 lại là khởi điểm của một mối loạn tại Quebec và tại Việt Nam.

Nhân được mời tới thăm Hội chợ Montreal 1967, Tướng De Gaulle lại chọn đường thủy qua Quebec rồi tới Montreal. Tại đây trên bao lơn ṭa Thị Chính ông hô lớn VIVE LE QUEBEC LIBRE khiến dân gốc Pháp vui mừng ca hát trong khi đó Thị trưởng và các thuộc viên gốc Anh ngơ ngác. Liền ngay đó Thủ tướng Pearson đă mời De Gaulle trở về Pháp nhưng t́nh trạng chia rẽ đă từ lâu âm ỷ nay phát khởi mạnh. Phong trào đ̣i Quebec tách rời khỏi Canada đă lớn mạnh hơn.

 

Tại Việt Nam tháng 09-1967 bầu Thượng Hạ viện và Tổng Thống cũng thấy gay go và bất ḥa. Và sau cuộc chiến Tết Mậu Thân tình hình trong nước xôn xao và tuy hoăn giải ngũ quân nhân, nhưng việc cho sinh viên xuất ngoại vẫn c̣n và vẫn cấm đi Pháp, nhân dịp này một số sinh viên người của Việt Cộng đă qua được Canada và bắt đầu len lỏi phá hàng ngũ sinh viên quốc gia. Nguyễn văn Nh.  Tôn nữ thị Ng. bắt đầu đả phá sinh viên quốc gia và đă xây cơ sở tại Beaudry làm nơi tổng hành dinh trong tương lai.

 

Ngày 3-04-1975 đă khiến chừng 150.000 người Việt ra thoát qua đủ mọi phương tiện và ngay ngày 8-05-1975 trên 500 người tị nạn đầu tiên tới Montreal. Họ được sinh viên đi đón tại Dorval về tạm trú tại khách sạn Queen rồi từ đó tự t́m công việc.

 

Nhóm thân cộng tại Beaudry ngay lúc này đă đe dọa người tị nạn qua nhiều h́nh thức v́ lúc đó chưa có đường bưu điện Canada - Viet Nam nên nhóm này tự nhận chuyển thư về Việt Nam. Tuy nhiên người tị nạn cũng không e ngại và một Hội người tị nạn đă thành lập và Ông Nguyễn xuân Khương cùng các bạn sinh viên quốc gia chung sức xây dựng một cộng đồng mới nhằm bảo vệ và t́m cách trở lại cuộc sống b́nh thường.

Các hội đoàn quân nhân, nghề nghiệp cũng thành lập và sau vài năm dần dần trở lại nghề hay có công việc mới.

 

Nhưng từ khi một số người vượt biển từ tàu Hải Hồng tới, Cộng đồng Việt Nam đă thành lập một Ủy ban cứu trợ đặc biệt do ông Vơ văn Nhung liên lạc với chính quyền và các ông Hồ sỹ Hiệp và Nguyễn hữu Thông phụ trách tại chỗ: Trại Longue Pointe nhằm chỉ dẫn những thủ tục cần thiết,  Bác sĩ Nguyễn đ́nh Thắng khi đó đang làm Nội trú tại Hôpital Maisonneuve Rosemont phụ trách Y tế.

Và sau tàu Hải Hồng các đợt vượt biển kế tiếp và Ủy ban cứu người tị nạn ngày càng hoạt động và ngoài việc tiếp cư, c̣n theo các tàu t́m kiếm người tị nạn tới các trại Mă Lai, Nam dương, Thái Lan để trực tiếp giúp đỡ và chỉ dẫn mọi phương tiện. Bác sĩ Lê văn Châu tức nhà văn Trang Châu trên tàu Mary Kingstown đă kiếm được Phùng văn Khải giữa biển khơi. Nhờ vậy người tị nạn tới Canada qua Montreal nay đủ thành phần xă hội và hội nhập mau và thành công khá tốt.

 

Tuy nhiên vẫn c̣n 19% chưa học qua tiểu học và cũng tới 19% bỏ không học hết trung học nhưng phần c̣n lại đều đạt được kết quả rất tốt.

Tại Montreal với một cộng đồng chừng 40.000, ta đă thấy 450 y sĩ đang hành nghề trong khi các y sĩ tới đây trong các đợt đầu nay đă về hưu gần hết. Y giới c̣n tới 250 nha sĩ và chừng 300 dược sĩ chưa kể các chuyên gia nhăn lực, chuyên gia vật lư trị liệu và các khoa khác.

Quebec có chừng cả ngàn kỹ sư điện học và cơ học. Họ làm cho Pratt Whitney Bombardier, CAE, SNC Lavalin và các hãng tư nhân khác không kể các kỹ sư làm cho Bộ Giao thông Quebec và cho thành phố Montreal. Riêng các kỹ sư và chuyên viên về tin học Montreal lại càng đông đảo. Nghề Kế toán cũng không thiếu, ngành Luật cũng có mặt nhưng không đông. Ngành văn chương và truyền thông rất ít nhưng vài vị nổi danh.

 

Cộng đồng cũng c̣n được tiếng là có món ăn ngon miệng và b́nh dân. Dân Quebec lúc này ăn phở cầm đũa rất nhanh cũng như ưa chuộng bánh ḿ Việt Nam xốp nhưng hợp khẩu vị. Tuy món ăn được ưa thích và tiệm ăn khá nhiều và nổi tiếng tới mức độ khách đủ mọi quốc tịch đă sắp hàng cả vài chục phút chờ chỗ, nhưng các tiệm vẫn không có địa điểm nào đủ cho các đại tiệc v́ vậy các nhà hàng Trung Hoa vẫn được dùng trong các tiệc cưới hay cả tiệc gây quỹ cho cộng đồng, thật đáng tiếc.

 

Chúng tôi nghĩ rằng vài hàng tham luận tạm đóng góp với bài khá dài của anh Hoàng ngọc Khôi với nhiều tài liệu đầy đủ.