Loading
Site map
Tìm Kiếm Bài Đã Đăng
Kinh T‰ Cäm nghï vŠ bài vi‰t

Nguồn trích dẫn: <https://baochivn.com/topic/857-can-dola-vien-anh-mo-mit>

Bài này dựa vào bài phân tích của David Dapice với tựa đề "Here we go again: Vietnam's spiral of credit and devaluation" (tháng 3/2011) hiện đang lan truyền trên Internet và được đặng trên một số diễn đàn như:

-East Asia Forum:
<https://www.eastasiaforum.org/2011/03/10/here-we-go-again-vietnams-spiral-of-credit-and-devaluation/>

-Globserver.com:
<https://www.globserver.com/en/press/here-we-go-again-vietnam%E2%80%99s-spiral-credit-and-devaluation>

-Wordpress v.v... Chúng ta “Google” cái tựa sẽ ra các trang mạng đang đăng bài này.

Bài này được dịch ra tiếng Việt và cũng đang được phổ biến trên mạng Internet một cách rộng rãi, nhất là những trang mạng của người Việt hải ngoại.

Nhận xét về tác giả David Dapice:

Theo bản lý lịch đăng trên website của trường Tufts:
<https://ase.tufts.edu/econ/faculty/cv/dapice.pdf>

-Tác giả đậu bằng MA và Ph.D về kinh tế của trường Harvard.
-Hiện là "Chief Economist, Vietnam Program, Center for Business and Government, John F. Kennedy School of Government, Harvard University."
-Đồng thời là "Associate Professor (1980) and Chair (1986-1989) Economics Department, Tufts University."
-Đã từng là: "Faculty Associate & Chief Economist, Indochina Program, HIID, Harvard University."
-Đặc biệt là tác giả đã làm việc một thời gian dài với nhà cầm quyền Việt Nam qua những chương trình như "Fulbright" (học bổng cho sinh viên VN du học hậu đại học tại Mỹ), những chương trình nghiên cứu về kinh tế Đông Nam Á và Việt Nam khác...

David Dapice có lẽ chưa có "tenure professor” của trường Harvard nhưng bài viết của ông lấy tư cách là một kinh tế gia của Harvard. Điều này khiến cho báo chí VN cho ông là "Giáo sư Đại Học Harvard." Nhưng thiết nghĩ đây là một chi tiết nhỏ thôi.

Có thể tóm tắt David Dapice là một chuyên viên giỏi về kinh tế Việt Nam và những lời nhận xét phê bình của ông chắc chắn có một ảnh hưởng quan trọng trong giới kinh tế chính trị thế giới.


Cảm nghĩ về sự nhận định của GS David Dapice

Các nhận xét của tác giả rất chính xác về hiện tình kinh tế Việt Nam:

-Nói về sự phá giá của đồng tiền VN (so với đô la). Chính sách tiền tệ của VN dùng USD làm bản vị để buôn bán với bên ngoài và nhà cầm quyền ấn định lãi suất để ổn định hối đoái. Hầu hết các quốc gia đang phát triển (kể cả Trung cộng) đều áp dụng chính sách này nhằm ổn định phát triển kinh tế. Biện pháp này sở dĩ thực hiện được nhờ một khối dự trữ đô la phong phú, sẵn sàng tung ra để giữ giá đồng tiền nội địa.

Ví dụ, vì lạm phát, đồng VN bị mất giá so với USD (tốn nhiều VNĐ hơn để mua USD) thì nhà cầm quyền VN tung đô la ra bán với "giá rẻ" để giữ giá đồng VN. Nếu đồng tiền VN lên giá quá (so với USD), có nguy cơ làm hại xuất cảng thì nhà cầm quyền thu mua đô la với giá cao hơn thị trường để hạ giá tiền VN xuống. Thí dụ cụ thể hơn:

Hối suất tối ưu mong muốn: USD:VND = 20,000
Ngoài thị trường, tiền VN mất giá thành thử USD:VND = 22,000
Nhà cầm quyền bán USD ra với giá 20,000 ai cần mua đô la thoải mái. Dĩ nhiên sẽ đẩy giá thị trường trở về hối suất tối ưu.
Ngược lại, nếu tiền VN lên giá, (có khả năng hại xuất khẩu), hối suất thị trường thành USD:VND = 18,000
Nhà cầm quyền sẽ thu mua đô la với giá cao hơn là 20,000 dĩ nhiên là mọi người sẽ bán cho nhà nước và hoấi suất trở lại thành USD:VND = 20,000

Việt Nam hiện ở trong trường hợp đầu tiên, nguy cơ cạn đô la dự trữ đã gần kề nên nhà cầm quyền buộc lòng đành phải chính thức phá giá đồng VN.

Tác giả có nhận xét thêm là vì lãi suất gởi tiền VN trong ngân hàng chỉ có 15%, trong khi tiền VN mất giá khoảng 30% so với đô la thì người dân sẽ cất giấu đô la thay vì bỏ vào nhà băng, do đó làm giảm tiềm lực vốn đầu tư một cách đáng kể (số tiền giấy đô la bị cất giấu không còn khả năng tạo ra lợi nhuận thông qua làm ăn nữa). Đó là chưa kể nhà cầm quyền không nắm được lượng đô la cất giấu này.

-Tác giả báo động quỹ dự trữ ngoại tệ của VN chỉ còn đủ sáu tuần để chi trả nhập cảng. Nếu đúng sự thật thì dây là một nguy cơ đáng ngại vì hiện nay VN nhập nhiều hơn xuất cảng hàng hoá (theo báo cáo của EIU số tháng 3/2011), chuyện gì sẽ xảy ra nếu VN không trả nổi tiền nhập cảng hàng hoá?: quịt trả như Vinashin đã từng quịt nợ lãi trên món tiền $600 triệu đã vay khiến Standard & Poor's và Moody's hạ uy tín công phố phiếu (bond) của VN xuống loại "junk bond" (xuống B1 từ Ba3 và BB- từ BB). Những loại bond bị đáng giá BB trở xuống phải trả lãi suất thật cao mới thu hút được người mua tư nước ngoài.

Đó là chưa kể VN sẽ hết khả năng để giữ giá đồng VN. Nếu lạm phát tiếp tục lên cao, tiền VN sẽ mất giá "rơi tự do" (free fall) và nền kinh tế sẽ đi vào tình trạng lạm phát phi mã hết đường cứu vãn.

Đó là những lý do tại sao nhà cầm quyền VN buộc lòng phải phá giá chính thức tiền VN và ra lệnh cấm sử dụng đô la và vàng trong dân chúng, một hình thức "tạm mượn" tài sản dân chúng vì các tài sản đô la và vàng trong ngân hàng bị phong tỏa, chỉ được giải quyết theo từng sự việc, lại thêm điều kiện cho nạn tham nhũng hoành hành.

-Những nguyên nhân tác giả đưa ra khá rõ, trong đó có:

1. Sự tồn tại của các tập hợp kinh tế quốc doanh, chỉ đóng góp được 1/4 tăng triển kinh tế (output growth) mà sử đụng đến 1/2 tăng triển vốn doanh nghiệp (enterprise capital increases.)

2. Những công trình xây dựng hạ tầng cơ sở quá lãng phí, không hợp thời, quá tốn kém và không cần thiết.

Hậu quả đưa đến là phần lớn trao đổi buôn bán tại VN bây giờ xoay quanh địa ốc, mua đi bán lại và đẩy giá cả đất đai, nhà cửa lên những mức độ không thể duy trì được. Bong bóng địa ốc sẽ có ngày bị vỡ và kinh tế VN sẽ phải chịu một cơn thiệt hại nặng nề sắp tới đây.

Để kết luận thì có thể nói đây là một tiếng chuông "báo tử" cho chế độ CS VN. Tuy nhiên liệu kinh tế thảm hại có đưa đến một sự thay đổi về chính trị hay không? Cái này còn phải chờ đợi phản ứng của người dân VN và sự liêm sỉ của đảng CS VN, có chịu nhường lại nhiệm vụ phát triển đất nước cho những thành phần có khả năng hơn hay không?

Chúng ta đã thấy trong thập niên 80, đảng CS VN đã từng chấp nhận để kinh tế đất nước "trở về thời kỳ đồ đá" mà vẫn không buông lơi "chuyên chính vô sản!"

Một ý kiến riêng về tình trạng chảy máu ngoại tệ nữa là hiện nay các cán bộ CS, đồng thời với những người làm ăn tư thành công (dù nhờ móc nối với cán bộ CS hay không) đều tìm cách tẩu tán tài sản ra ngoại quốc, nhất là qua Mỹ bằng cách mua nhà cửa, cơ sở làm ăn và đưa con em qua du học. Nói nôm na là sau khi "hút máu mủ" dân trong nước bằng tham nhũng hay làm giàu qua buôn bán (lương thiện cũng như bất lương), tài sản trong nước bị mang qua ngoại quốc khiến lợi nhuận không được tái đầu tư trong nước. Tình trạng này sẽ kéo dài cho đến khi tài sản đất nước bị kiệt quệ, đất đai, tài nguyên bị bán sạch cho ngoại quốc. Lúc đó, đám "sâu bọ" sẽ chuyển "địa chỉ" ra ngoại quốc, để lại một đất nuớc VN đã khốn khổ lại còn điêu tàn hơn gấp bội...

Lý Văn Quý
04/04/2011
Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y
© 2010
Giáo Sư David Dapice

Giáo Sư David Dapice