Từ ngày Tổ quốc đau thương, hàng triệu người Việt lưu lạc khắp nơi trên Thế giới. Sau những ngày lạc lơng bơ vơ, v́ bản năng sinh tồn, v́ tinh thần tương thân tương ái và nhu cầu đoàn kết, nhiều hội đoàn, hội ái hữu đă được thành lập. Trong y giới, các tổ chức như Hội Y-sĩ Thế Giới Tự Do, Hội Y Nha Dược Sĩ Thế Giới, Hội Y-Sĩ Việt Nam tại Hoa Kỳ, Hội Y-Sĩ Việt Nam tai Pháp quốc... đă hoạt động hữu hiệu từ bao nhiêu năm qua. Tuy sinh sau đẻ muộn, Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y Hiện Dịch cùng trang báo điện tử "svqy.org" với những bài vở chuyên môn thực dụng và hữu ích cho các Y- sĩ đang hành nghề, những nhận xét tinh tế của các thức giả về những vấn đề văn hoá, chính trị, xă hội; và những trang văn nghệ lăng mạn đă thu hút sự chú ư và thưởng thức của nhiều độc giả và khuyến khích của các thân hữu. Nhu cầu về một cuộc họp mặt để ôn lại những kỷ niệm "ôi êm ái là thời gian cắp sách" của những "...vui tươi khi tuổi hăy c̣n thơ ;" và để hoàn thiện con đường đang đi tới, đưa đến quyết định:
Hội Ngộ Sinh Viên Quân Y ngày 15 tháng 4 năm 2012 tại miền Nam California
Từ nhiều tháng trước, ban tổ chức đă lo t́m địa điểm, kế hoạch về kinh phí... Mọi thứ thật chu đáo không làm thất vọng sự hưởng ứng nhiệt t́nh của những người ghi tên tham dự không quản ngại đường xa như Trần Trung Hoà, Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Đ́nh Lộc từ Úc Đại Lợi, Đặng Đ́nh Cương từ Paris, Pháp Quốc, Lê Thành Ư, Nguyễn Mạnh Khải, Vũ Văn Dũng... từ Gia nă đại… Nguyễn Trác Hiếu, Vũ Quốc Cường, Cao Tấn Phương, Trần Minh Vân từ Florida; Phạm Hiếu Liêm từ Arkansas; Phan Ngọc Hà từ thành phố gió Chicago; Phạm Hồng Hải, Trần Đ́nh Thủy từ Texas,
…Sau vài ngày mưa và u ám, ngày cuối tuần của trung tuần tháng 4, trời California trở lại quang đăng, như để chào đón những người từ phương xa về đây thăm viếng và mua sắm. Tiệm bán huy chương và trang phục của QLVNCH (Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà) mở cửa, trưng bày các bộ quần áo, mũ béret và những tấm nhung mang alpha với những bông mai hay những vạch vàng của các SVQY từng mang trên cầu vai. Bolsa và chợ Phước Lộc Thọ như nhộn nhịp hơn. Từ ngày hôm trước từng nhóm nhỏ của từng khoá đă có những buổi gặp gỡ đâu đó trong các nhà hàng hay tư gia của Quận Cam.
Khoá 18, buổi sơ ngộ được tổ chức ở Quán Sài-g̣n Xưa..., Khoá 20 ở tư gia BS Nguyễn Sanh Liêu...
Buổi sơ ngộ của khoá 21 được Giải Phẫu Gia Bạch Thế Thức và Phu nhân Nguyễn Thúy San tổ chức ở quán Ánh Hồng. Đúng hẹn khoảng 20 SVQY khoá 21 cùng gia d́nh tề tựu. Leader Thức điểm danh từng người hiện diện: Vũ Quốc Cường, Phan Ngọc Hà, Phạm Hồng Hải, Trần Trung Hoà, Lê Văn Cẩm, Vũ Quốc Phong, Nguyễn Phan Khuê, Phạm Anh Dũng, Nguyễn Văn Tân, Lư Văn Quư và sau cùng người sẽ có mặt vào ngày mai với vai tṛ một ca-sĩ trong Ca-đoàn Áo Trắng: Nguyễn thị Lan Hương, đương kiêm Bộ Trưởng Bộ Hoà B́nh của lớp Y-Khoa Sài G̣n 67-74 đến cùng với phu quân.
Bạch Thế Thức loan tin Nguyễn Văn Chí v́ lư do sức khoẻ không thể tự lái xe đường xa nên chỉ có thể đến vào ngày mai; c̣n phi cơ của Chu Kỳ Đức đáp trễ vào lúc nửa đêm. Mai Thanh Hồng v́ lỡ chuyến du hành phương xa, Nguyễn Chí Vỹ bận việc không kém quan trọng khác, Phạm Văn Hạnh bận chuyện gia đ́nh vào giờ chót, Nguyễn Tài Mai v́ quá bận rộn, và Nguyễn Văn Liêm chưa thu xếp được việc nhà nên không về hội ngộ kỳ này.
Có lẽ chương tŕnh hấp dẫn và nhu cầu gặp lại bạn cũ, chiến hữu cũ, cấp chỉ huy cũ, thầy cũ nên chưa đến giờ khai mạc băi đậu xe đă hết chỗ.
Trưởng ban tổ chức, BS Phạm Gia Cổn bận túi bụi để nhắc nhở và rà soát từng tiểu ban để tránh những sơ xuất vẫn thường xuyên ra vào bàn tiếp tân để hướng dẫn quan khách. Oai vệ trong bộ tiểu lễ phục với một hàng huy chương , dây biểu chương màu tam hợp, hai bằng Dù Việt Mỹ, Caducée và dĩ nhiên với chiếc béret của các "Thiên Thần Mũ Đỏ," chiếc huy hiệu màu đỏ của Trường Quân Y bên dưới cầu vai phải; Khi Giáo sư Đỗ Khắc Nhuận ṭ ṃ về dây biểu chương và huy chương trên áo anh, một cựu SVQY chỉ tay vào hàng huy chương hỏi chiếc nào từ Dakto, chiếc nào từ Tân Cảnh? Anh trả lời rằng không nhớ hết. Vâng, làm sao anh nhớ hết. Áo hoa dù và giày trận đă từng xông xáo khắp mọi miền đất nước và kỷ niệm xưa đă bám bụi thời gian từ mấy chục năm trời; trên mái tóc đă phủ đầy sương tuyết; c̣n nhớ chăng là kỷ niệm về chiếc Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu; đêm nào cùng hợp tấu trọn vẹn khúc khải hoàn với Hoàng Cơ Trường dưới chân cổ thành Quảng-trị.
Dược sĩ Năng "già" hối những người đến sau nhanh chóng t́m chỗ ngồi v́ đă đến giờ khai mạc.
Đúng 11 giờ xướng ngôn viên Vũ Quốc Phong, người điều khiển chương tŕnh yêu cầu mọi người vào vị trí để Bác sĩ Ngô Thế Khanh, sĩ quan nghi lễ bắt đầu cho lễ rước Quốc và Quân kỳ. Toán Hầu kỳ đă được chọn từ những cựu Sinh Viên Quân Y có tầm thước trong những toán hầu kỳ năm xưa. Lần này chiếc Alpha màu huyết dụ với hai bông mai của SVQY Nguyễn Trác Hiếu Khoá 18 Hiện Dịch (HD ), Nha sĩ Phạm Đ́nh Tuân với alpha màu tím và hai bông mai vàng của khoá 17 HD, và alpha màu tím với hai bông mai vàng của SV Quân Nha Lư Văn Quư, 21 HD, được tăng cường thêm chiếc Alpha màu hoa phượng của Nguyễn Thành Tài (Trường Vơ Bị Quốc Gia Việt Nam) và Alpha màu đen của Ngô Thế Phú (Liên Trường Vơ Khoa Thủ Đức).
Từ bên cánh trái của sảnh đường ban hầu kỳ đă đếm bước, tiến vào trước sân khấu. The Star-Bangled Banner (Nhạc Thiều Quốc Ca Hoa Kỳ) và Quốc ca Việt Nam Cộng Ḥa đă được tấu lên. Các cựu SVQY trong những bộ quân phục và các cựu SVQY với chiếc mũ béret màu tím than mang huy hiệu Trường Quân Y đă nghiêm chỉnh chào tay theo đúng cơ bản thao diễn. Phút Mặc niệm, tiếng kèn của nghệ sĩ Phạm Gia Cổn nghe thật cảm động.
Phần chào cờ và lễ nghi quân cách hoàn tất, BS Khanh tiến về cuối sảnh đường, trầm tư, không biết người sĩ quan kỷ luật năm xưa c̣n nhớ h́nh phạt anh đă dành cho tân SVQY niên khoá 69-70 chạy mấy ṿng sân sau bữa cơm trưa, dưới trời nắng đổ lửa v́ tội khua chén đũa lớn quá trong khi ăn, làm mất tác phong nho nhă của một sĩ quan. Hồi ấy người ta nghĩ rằng các sinh viên đàn anh chỉ "phịa" lư do này nọ để phạt các đàn em v́ muốn các đàn em có thêm tính nhẫn nại và thể lực nhưng sau này nghĩ lại chuyện tập tành để làm người lịch sự có thể là lư do chính đáng trong việc xây dựng tính tự trọng trong yếu tố danh dự của phương châm Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm của mỗi sĩ quan... Một việc lớn phải bắt đầu từ những chi tiết nhỏ; tấm h́nh treo trong hội quán Sinh Viên, chụp các SVQY trong một tư thế bắt súng chào thật ngay ngắn, hoàn hảo với câu phụ đề: Netteté de l'Attitude; Netteté de l'Uniforme conditionnent Netteté de la Pensée chắc cũng không ngoài mục đích ấy.
Theo chương tŕnh hoạch định từ trước th́ một cựu Chỉ Huy Trưởng, một người có công lớn trong việc cải tổ, xây dựng và bênh vực cho Trường Quân-Y với danh xưng và tiêu chuẩn của một Trường Đại Học Quân-Y làm mẫu mực cho một Trường Đại Học Quân Y Đông Nam Á sẽ đọc diễn văn khai mạc. Nhưng lại giống như năm xưa, ư nguyện chưa thành v́ một khúc quanh của lịch sử; lần hội ngộ này của một Sinh viên khoá I với các Sinh viên đàn em cũng không thành v́ luật vô thường của trời đất mà con người không thể tránh được. Bác sĩ Hoàng Văn Đức đă sớm ra đi trước một bước trong niềm tiếc nuối của các Sinh viên đàn em.
BS Phạm Gia Cổn tuyên bố lư do, ứng khẩu kể vài nét về sự h́nh thành diễn đàn SVQY HD và trang báo điện tử svqy.org do phần lớn công lao của Phạm Anh Dũng, Lư Văn Quư và sự hợp tác đóng góp xây dựng giúp đỡ của tất cả các thành viên về mọi mặt; v́ nhu cầu gặp gỡ để hàn huyên thăm hỏi, ôn bao kỷ niệm cùng t́nh chiến hữu của các Quân Y-sĩ với các đơn vị khắp 4 vùng chiến thuật với các quân binh chủng mà sự hiện diện của các lá quân kỳ trong hội trường là những h́nh ảnh tượng trưng; sau cùng nhắc nhở đến lư tưởng QUÊN M̀NH CỨU NGƯỜI và phương châmTỔ QUỐC-DANH DỰ -TRÁCH NHIỆM của mỗi sĩ quan QY.
Người điều khiển chương tŕnh (MC) BS Vũ Quốc Phong đọc lá thư gửi từ Pháp Quốc của vị chỉ huy trưởng sau cùng, Y-sĩ Đại -tá Hoàng Cơ Lân kể lại quăng đời phục vụ từ lúc là một Y-sĩ Trung-uư trong Tiểu-đoàn QY/ SĐ Nhẩy dù đến những việc làm cho SVQY lúc làm Chỉ Huy Trưởng TQY
Trong bài nói chuyện 15 phút về Lịch sử Trường Quân Y (TQY ) Việt Nam, Bác-sĩ Nguyễn Ngọc Khôi thuộc Khoá 16 Hiện dịch (K 16 HD) đă đề cập đến TQY Hoa Kỳ, Trường Quân Y Pháp và TQY Nga trước khi nói về TQY VN. TQY Hoa Kỳ mới thành lập từ năm 1971, là một TQY hiếm hoi khi Hoa Kỳ có đến hàng trăm Trường Đai học có ngành Y khoa. V́ chút mặc cảm sai lầm trong chiến tranh VN,người Mỹ vẫn chưa dám nh́n nhận những thiếu sót trong chiến cuộc. TQY Pháp từ lúc thành lập ở Strasbourg vùng Alsace Lorraine, Trường Lyon-Bron và sau cùng sự sáp nhập của TQY Hải Quân Bordeaux vào Trường Lyon với một tên mới l'École de Santé des Armées (ESA) đă nói lên nhu cầu cần thiết của Quân y sĩ ngoài chiến trận.
Diễn giả chia sự thành lập và phát triển của TQY thành những thời kỳ mà thời kỳ hoàng kim vào thời Bác sĩ Hoàng Văn Đức làm chỉ huy trưởng. Uy tín của Sinh Viên Quân Y (SVQY) được nâng cao với những sinh hoạt chuyên môn, kể cả những học hỏi về Nghệ thuật, Văn hoá, Xă hội và Quân sự nữa; sang thời kỳ của những người b́nh thường làm những việc b́nh thường; và thời kỳ sau cùng tạm gọi là thời kỳ Phục Hưng khi Y-sĩ Đại-tá Hoàng Cơ Lân về làm Chỉ Huy trưởng: tất cả SVQY phải vào ở nội trú , đi học với bộ ka-ki vàng cổ Dalton và đặc biệt thư viện TQY được cung cấp những bộ sách mới Guyton, Harrisson mà cả Thế giới thèm muốn. TQY VN xứng đáng với danh xưng Đại Học khi đă cung cấp cho các trường Đại Học Y-Dược những vị Giáo sư Khoa trưởng Đào Hữu Anh, Tô Đồng... (chưa kể các cựu SVQY khác đă trở thành Giáo sư hay hàng Giáo sư [range de professeur ] tại một Quốc gia có nền y khoa tân tiến nhất Thế giới như Nguyễn Ngọc Khôi, Phạm Gia Cổn, Phạm Hiếu Liêm, Nguyễn Phan Khuê, Phạm văn Hạnh, Nguyễn Văn Quốc, Bạch Thế Thức…-[ diễn dịch thêm của người viết] ). Anh dừng lại ở tấm ảnh của BS Vũ Đức Giang (BS Giang là một người rất nghệ sĩ và nhiều tài năng đă ra đi trong niềm thương tiếc cuả các bạn đồng khoá và những huyền thoại từ những cảm mến của các đồng nghiệp đàn anh) với những ngậm ngùi thương cảm một người đàn em c̣n trẻ tuổi đă tuẫn tiết ở Ái Tử, nơi mà diễn giả đă từng in dấu giày trận trên những bước đường hành quân.Lấp lánh trên cổ áo ngôi sao đồng của chiếc Anh Dũng Bội tinh, đại diện cho ngôi sao bạc và ngôi sao đồng khác của anh nhắc anh nhớ vùng trời kỷ niệm năm xưa gợi niềm xúc động này chăng! BS Khôi vinh danh những người kẹt lại ở quê hương sau ngày 30/4/1975 mà đại diện là niên trưởng Trần Tấn Phát phải chịu đựng những nhọc nhằn do Cộng-sản gây nên.
Bài nói chuyện của Tiến sĩ Uwe Siemon-Netto gây nhiều chú ư của khán giả, ông kể lại những kỷ niệm thật dễ thương khi ông làm phóng viên chiến trường tại Việt Nam, từ chiếc xe cổ lỗ sĩ Citroen với đám trẻ bụi đời cho đến những lần dấn thân theo các đơn vị tác chiến Việt Nam Cộng Ḥa để lấy tin chiến sự; lần phi cơ của ông bị trúng đạn, được các Bác sĩ Hoa kỳ chữa trị (ông đánh giá cao ḷng can đảm và khả năng nghề nghiệp của các bạn Hoa kỳ, Việt nam, Úc -đại-lợi, và Đại-hàn); lần ông theo đơn vị tác chiến, bắt và cứu giúp một tù binh với chiến lợi phẩm là chiếc nón cối mà ông giữ ǵn suốt mấy mươi năm trong pḥng làm việc cho đến ngày ông tặng lại cho vợ chồng Nha-sĩ Quư-Châu. V́ có dịp chứng kiến tại chỗ những sự việc xảy ra, những bài tường thuật của ông rất trung thực và giá trị khi ông kể những vụ tàn sát của Cộng quân mà các nhà báo khác cố t́nh làm ngơ, cố t́nh bóp méo sự thực gây sự hiểu lầm của dân Mỹ và Thế giới về chiến tranh Việt Nam. Chính Tổng thống Nixon đă trích đăng những bài viết của ông trong tác phẩm Cuộc Chiến Thật Sự (The Real War).
Giáo sư Đào Hữu Anh (QYHD-5) kể lại vài kỷ niệm cũ, nhắc đến Giáo sư Trần Văn Bảng với chuyện gặp gỡ của Giáo sư Lemaire và cố Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm, mở ra cơ hội phát triển Y-khoa Đại Học Đường Saigon, và việc tuyển chọn các nhân viên giảng huấn trẻ; kỷ niệm khi được tăng cường cho các đơn vị tác chiến trong cuộc binh biến trong thời kỳ đầu của nền Đệ Nhất Cộng Hoà với các lực lượng chống đối B́nh Xuyên, Ba Cụt. Thầy vẫn khiêm tốn với cấp bực Y-sĩ Trung-uư từ mấy chục năm nay,cấp bực thấp nhất của các Quân Y sĩ.
Giáo sư Nguyễn Khắc Minh kể những kỷ niệm khi đi du học, v́ ghét tiếng Anh nên được trường Đại học Mỹ gửi sang Gia-nă-đại học những năm đầu trước khi trở lại Mỹ hoàn tất chương tŕnh chuyên môn. Rất hiếm khi được nghe Giáo sư Minh kể những câu chuyện vui như chuyện gọi nước uống "cô-ca cô-la" và những câu chuyện "học khôn" với Giáo sư Đào Hữu Anh, người có điểm cao nhất trong kỳ thi tuyển chọn Nhân viên Giảng huấn năm ấy.
Giáo sư Trần Ngọc Ninh nói lư do không có danh xưng Đại Học cho Trường Quân Y. Các Giáo sư trong hội đồng khoa của Y-khoa Đại Học Đường Sài G̣n không muốn văn bằng tốt nghiệp của một trường Đại Học Y khoa ở miền Nam không được Quốc tế (Pháp, Mỹ,...) công nhận như họ đă công nhận giá trị của văn bằng tốt nghiệp ở Y-Khoa Đại Học Đường Sài G̣n.
Sau phần nói chuyện ngắn gọn của BS Bùi Xuân Dương, do BS Vũ Quang Bân điều hợp, về một dược phẩm mới trong chương tŕnh CME, Bác Sĩ Pham Ngọc Đức kể lại cuộc giải phẫu đặc biệt, mổ lấy quả đạn M 79 trên mặt thương binh mà y sĩ trực hôm đó đă từ chối. Đây không phải là lần đầu tiên các Bác sĩ Quân y Việt- nam đứng trước một thử thách hiểm nguy đến tính mạng. Sau lần thành công của BS Humphrey ở BV Chợ Rẫy, BS Lê Thành Ư cũng đă mổ lấy đầu đạn M79 tại một pḥng mổ rất dă chiến ở tiền đồn Pleime mà phương tiện an toàn kém thua điều kiện an toàn của tướng Quân Y Hoa kỳ rất nhiều. Thật sự các anh Lê Thành Ư, Phạm Văn Đức đă sống những giờ phút thật sự "QUÊN M̀NH CỨU NGƯỜI," và trong những trận giao tranh ác liệt, biết bao Quân Y-sĩ tiền tuyến đă quên nguy hiểm cho chính bản thân ḿnh, xông vào lửa đạn để kéo thương binh ra chỗ an toàn; có người đă gục ngă ngay trận địa.
Những tấm ảnh lưu niệm mà theo lời của MC duyên dáng Vũ Quốc Phong sẽ trở thành vô giá sau 5, 10 năm nữa được một đội ngũ hùng hậu nhiếp ảnh gia thu vào ống kính với các ống kính đủ loại, đủ cỡ. Những tấm ảnh chụp chung tất cả các SVQY, rồi từng khoá lên sân khấu như một lần điểm danh... Khoá 15, Khoá 16,... Khoá 18: Anh Cổn, Minh, Dũng, Dậu đặc biệt anh Báy và Phạm Đăng Hương oai vệ trong bộ quần áo hoa Dù (Không biết anh Hương có c̣n nhớ khi c̣n là SVQY đă được đặc cách mang cấp hiệu Y-sĩ Đại -úy dẫn Đại-đội SVQY diễn hành qua đường Thống nhất trong ngày Quân lực năm 1971?). Khoá 20: Phạm Hiếu Liêm, Nguyễn Sanh Liêu, Bùi Hữu Phước...
Khoá 21, "leader " Bạch Thế Thức đọc nho nhỏ tên các bạn đồng khoá vắng mặt hôm nay: QY Dù N.V. Liêm c̣n lận đận ở Texas, Châu Hữu Hầu, Trần Duy Thanh, Nguyễn Văn Thịnh đang ở Đồng Tháp hay Kiên Giang, Huỳnh Thắng Toàn SĐ 7, Nguyễn Văn Đơ SĐ 9 c̣n ở VN. Nhắc đến Nguyễn Đ́nh Ngọc với kỷ niệm sâu đậm t́nh bạn khi Ngọc từ SĐ I t́m về Đà-nẵng cùng nhau đến bến tàu t́m đường di tản, cặp mắt chàng đăm chiêu, hồi ức thật khó quên; và nhiều nữa những những người bạn đồng khoá về Thủy Quân Lục Chiến quá vất vả trong những ngày tháng thương đau: Nguyễn Văn Châu, Bá Linh, Huỳnh Đ́nh Đại, Trương Ngọc Hiền "xoắn," Hồ Đ́nh Dư, ngậm ngùi trong cuộc chia tay của Nguyễn Tiến Dũng với Vũ Đức Giang trên Phá Tam Giang, bên cầu Ái -tử.
DS Nguyễn Đức Năng đă đọc những bài thơ của các QYHD Lê Văn Vinh, Lê Văn Lân và Vĩnh Lộc v́ mắc bận không đến dự Hội Ngộ nhưng vẫn gởi lời thăm hỏi chiến hữu qua những vần thơ thật cảm động.
Chương tŕnh thêm sôi động khi các bài hát "Một Ngày Mũ Đỏ, Một Đời Mũ Đỏ,"... "Người Ở Lại Charlie" được các ca sĩ Đăng, Phạm Gia Cổn, Vũ Quang Bân tŕnh bày với tất cả ḷng cảm khoái say sưa. Cánh tay chào và bàn tay vẫy của BS Bân bày tỏ ḷng ngưỡng mộ Anh Hùng Nguyễn Đ́nh Bảo và một lần đưa tiễn anh linh những chiến sĩ quả cảm.
Lễ Truy Điệu thật trang nghiêm và cảm động với tiếng kèn của nghệ sĩ Phạm Gia Cổn vang lên bi khúc Chiến Sĩ Vô Danh. Tên của các Quân Y-sĩ đă hy sinh v́ nước gây niềm xúc động dạt dào.
Chương tŕnh văn nghệ buổi chiều có phần hấp dẫn hơn với sự xuất hiện của ca đoàn Áo Trắng.
Ḥa âm hùng tráng và du dương của Ca đoàn trưởng Hà Thúc Như Hỷ vang lên với giọng hát ngọt ngào của các ca sĩ trí thức thanh lịch Vương Đức Hậu Phạm Quang Tố, Vũ Quốc Phong, Lan Hương,... sau những lời giới thiệu muợt mà chải chuốt của Vũ Quốc Phong và Vũ Mai Khanh... "nét tư duy rực rỡ mặt trống đồng, vần thơ Nôm tiếng mẹ giữ trong ḷng, ôi ca dao một gịng Hương chảy, luân lưu t́nh tự non sông..." trong liên khúc Hùng ca Dân tộc Việt: Việt Nam Quê Hương Mến Yêu của Dương Thiệu Tước, Gửi Người Ra Đi của Phạm Duy và Việt Nam Chiến Đấu Ca của Phạm Đ́nh Chương.
Những màn Văn Nghệ "Cây Nhà Lá Vườn" khá "sum sê “của các cựu SVQY tự nó đă có những hấp dẫn, những phụ hoạ của thân hữu và các ca sĩ chuyên nghiệp giúp cho chương tŕnh càng thêm phong phú và nhiều sắc thái. Tiếng kèn của BS Cổn lúc nào nghe cũng rộn ră bởi làn hơi phong phú của một Vơ sư, tiếng khẩu cầm của DS Trần Minh Vân mang về nét tươi trẻ thời xa xưa của những "Cánh Bướm Vườn Xuân" (Cerisier Rose et Pommier Blanc ), tiếng hát ấm áp của niên trưởng Trương Minh Cường trong Bản Dạ Quỳnh Hương chắc sẽ giúp quảng bá những bản Quỳnh Ca của Nhạc sĩ Phạm Anh Dũng. Ca-sĩ Trung Chỉnh trong bộ ka-ki vàng gợi nhớ những đêm văn nghệ trong sân khấu TQY đă hơn 40 năm qua. Khi giới thiệu phu nhân của BS Khải lên sân khấu anh đă không quên đệm thêm biệt danh từ thuở xa xưa đă cho SVQY Nguyễn Mạnh Khải đạt được tước vị "cậu ông trời ." Nha-sĩ Lư Văn Quư trông vẫn thật trẻ trung, vừa đàn vừa hát Lời Cuối Cho Em, kẹp chiếc béret trên cầu vai cho cảm tưởng như thời gian đă ngừng lại gần 39 năm, rơ mặt h́nh bóng chàng SV Nha-khoa miên man trong tiếng hát tán tỉnh "Cô Hàng Chè Xanh" trên sân khấu lộ thiên trong khu nội trú TQY nhân buổi đón Xuân cùng ban nhạc của Ngụy Thanh Quang, Nguyễn Mạnh Tiến, Huỳnh Thắng Toàn, NS Long,…
Hồi ấy Lê Khắc B́nh "Đưa Em T́m Động Hoa Vàng" dưới sự dẫn dắt chương tŕnh của Phạm Hiếu Liêm. Bài biểu diễn Tango tung người lên không trung An-sơn Bá tước Phạm Văn Minh và phu nhân chắc chắn phải dày công tập luyện lắm mới có thể thực hiện bởi những tay chơi trên sáu bó. Phạm Hiếu Liêm đang đứng Bên Bờ Đại Dương, hát không cần nh́n khán giả, say sưa đưa cả tâm t́nh vào lời ca ư nhạc; BS Cao Tấn Phương, người mà trong hai mùa hè Quân sự ở Thủ Đức chỉ thích mang máy truyền tin AN/PRC 25 mà không lănh Garant hay M16 ngân lời ca Chiến Hữu Mất Tích (Compagnon Disparu ) chắc đang tưởng nhớ Cao Phú Quốc, Trịnh Văn Dư hay các đàn em Đoàn Trung Bửu, Thái Văn Châu, Nguyễn Trọng Nghĩa,... Ca sĩ Trung Chỉnh hát Thư Của Lính và vội vă Tạ từ Trong Đêm để lôi kéo mọi người ra sàn nhảy trong khi Phu nhân của BS Đặng Ngọc Minh đưa lời Sài G̣n Vĩnh Biệt.
BS Đặng Vũ Báy quá mong chờ mùa Thu nên hóa ra Hoài Cảm
Có lẽ một trong những tiết mục độc đáo nhất là việc trao Bằng Tưởng Lục, các chiến hữu Phạm Anh Dũng, Lư Văn Quư và Hà Thúc Như Hỷ nhận phần thưởng quư giá lần này chắc không c̣n cơ hội để chạy điểm lên lon v́ không c̣n đơn vị để tuyên dương công trạng, nhưng giá trị tinh thần của tấm bằng chắc rất cao; mọi người đang ghi nhận công lao của các anh.
Thời gian có vẻ ít quá, nhiều người hối tiếc măi ham vui chưa đến tŕnh diện đế làm quen các niên trưởng khả kính Bùi Thiều, Nguyễn Phúc Bửu Tập, Tô Đồng, Nguyễn Ngọc Kỳ, Nguyễn Đức Liên,.. hay thưởng thức những tấm ảnh nghệ thuật mà các anh Trần Xuân Dũng, Trần Văn Cương, Ngọc Diệp, Nguyễn Xuân Thế, Lư văn Quư đă khổ công săn t́m và gửi về từ phương xa.
Hợp tan là lẽ b́nh thường; ngày vui nào rồi cũng qua, nhưng điều khác nhau có lẽ là dư âm, dư vị: dư âm của t́nh bạn học và t́nh chiến hữu. T́nh bạn đă được hâm nóng lại với bao kỷ niệm êm đềm thời cắp sách, một sự lưu trữ hữu ích như khi "An-sơn Bá Tước” Lê Thành Ư đàm luận về chữ "archive "với Giáo Sư Nguyễn Khắc Minh trong câu chuyện ngoài lề khi đi lấy thức ăn trưa. Vẫn chuyện cùng nhau nhắc nhở không sống trong tháp ngà như bức h́nh nghệ thuật chụp tại chiến trường mấy cứu cấp viên đang khiêng một thương binh bị trọng thương; câu phụ đề như để nhắc nhở từng SVQY mỗi khi bước chân vào Hội quán: "Every day there are more than one soldier who died for me. Let me be worthy to this soldier."
Ngày cũ và tuổi xanh đă qua như ai đó đă viết trong mấy vần thơ mà ít nhiều quư vị cựu SVQY đă có:
Trải tuổi thanh xuân trong quân ngũ;
Nếm vị khổ đau chốn ngục tù,
Vọng tưởng kiếm cung ngày tháng cũ,
Thương mảnh gương xưa bám bụi mờ.
Bụi mờ của những mảnh gương xưa chắc phải lau sạch nhờ những lần hội ngộ: lần này và những lần sau nữa.Chiến cuộc xưa đă qua, nhưng nhiệm vụ của các Quân-Y sĩ của Quân Lực VNCH sẽ không bao giờ chấm dứt; đôi khi chúng ta có đơn độc trên chiến trường mới, lần hội ngộ này của các cựu Sinh Viên Quân Y ít nhiều giúp chúng ta có thêm ư chí để sống đúng phương châm Quên Ḿnh Cứu Người và niềm tin tưởng Tổ Quốc-Danh Dự-Trách Nhiệm giữ trọn lời thề năm xưa dưới bóng Quốc-Quân Kỳ.
Phan Bảo Thư