Lễ mãn khóa
Trường Quân Y QLVNCH
Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y
© 2012
Tìm Kiếm Bài Đã Đăng
Các Số Cũ
Số Tháng 6/2012
MỤC LỤC
Thư Mời dự Đại Hội Quốc Tế Y Nha Dược Sĩ Việt Nam Tự Do kỳ VIII
Để tiếp tục duy trì truyền thống Đại Hội Quốc Tế Y Nha Dược Sĩ Việt nam Tự Do đã được tổ chức trong 17 năm qua, chúng tôi rất vinh dự kính mời và hân hoan chào đón toàn thể Quý Đồng Nghiệp Y Nha Dược trên toàn Thế Giới Tự Do về tham dự Đại Hội Quốc tế Y Nha Dược Sĩ Việt nam tự Do kỳ VIII cũng là ĐH Quốc tế Y Sĩ Việt nam Tự Do kỳ XII sẽ được tổ chức tại thành phố Melbourne, Victoria, Úc Châu vào các ngày 8, 9 và 10 tháng 8 năm 2014... (Xem tiếp tại đây)
Melbourne "VIRES ACQUIRIT EUNDO" - Tôn Kàn
Hàng chữ La tinh này đập vào mắt tôi khi tôi dừng chân bên đầu cầu bắc ngang sông Yarra, gần bến xe đò ở Melbourne (Yarra bridge). Hàng chữ được ghi dưới một huy hiệu gắn vào một cột trụ. Tò mò, tôi chặn một vài người qua lại và hỏi họ có biết ý nghĩa của câu này không.
Có khoảng độ 10 người đều là dân Úc, người nào cũng ngẩn ngơ xài lắc!
(Xem tiếp tại đây)
Nếu Miền Nam Thắng - Trần Văn Tích
Cuộc chiến quốc-cộng vừa qua đã chấm dứt với sự chiến thắng của Miền Bắc. Có người đặt giả thuyết là nếu Miền Nam chiến thắng thì sẽ ra sao. Chẳng hạn ông Bùi Tín. Trả lời một cuộc phỏng vấn, ông Bùi Tín kể rằng : “Tôi đã gặp một số vị trong chế độ Sài Gòn cũ, có một vị là trung tướng nói với tôi rằng : “Nếu chúng tôi chiến thắng, tức miền Nam thắng miền Bắc, không chắc chính sách của chúng tôi đối với các ông đã hơn gì so với chính sách của các ông đối với chúng tôi. Có khi chúng tôi lại có những trại giam tàn bạo hơn.”
(Xem tiếp tại đây)
Y-Võ-Nhạc và Đời Sống - Phạm Gia Cổn
Sức khỏe của con người đúng theo định nghĩa của WHO-1948 (The World Health Organization) là “Health is a state of complete physical, mental, and social well-being and merely not the absence of disease or infirmity.”
“Ăn ngủ điều độ, tập luyện thường xuyên và giải trí lành mạnh” là câu nói cho thấy mối liên hệ mật thiết, ắt có và đủ, giữa Y-Võ-Nhạc của con người sống trong xã hội từ xưa đến nay.
Vậy, chúng ta thử xét xem vấn đề vận dụng sự liên hợp giữa Y-Võ-Nhạc tích cực, đúng đắn và cụ thể thích ứng vào từng trường hợp lẫn môi sinh khác nhau thì hữu ích cho mục đích phục vụ đời sống con người bây giờ như thế nào? (Xem tiếp tại đây)
Bác Sĩ Margaret Neave, Một Đời Tận Tụy - Nguyễn Trác Hiếu
Bà dáng cao, nhanh nhẹn, tuy ít nói, ít cười nhưng ánh mắt dịu hiền. Bà viết rất nhanh và chữ viết của bà giống như những lằn ngang dài dợn sóng hay những sóng tâm điện đồ rung nhĩ. Chỉ có hai người đọc được chữ viết của bà là cô y tá Bernie và bà. Năm 1971, ở tuổi 51, bà làm việc hăng say, tận tụy ở Trại Nhi Khoa, bệnh viện Dân Y Qui Nhơn. Có lần, sáng tinh mơ, tôi đi trực QYV về ghé lại thăm các bệnh nhân tí hon ở trại nhi đồng, tôi còn thấy bà ở đó băng bột, truyền dịch, chích thuốc cho những bệnh nhân trẻ em của bà. Tôi hỏi bà đêm qua bà có ngủ không, bà mỉm cười đáp, "Có, tôi có ngủ vài tiếng.”
(Xem tiếp tại đây)
Chuyện Nước Pháp - Đông Vân
Dân nghèo ngu dốt và cả những khoa bảng tối dạ đều khoái phe tả vì phe tả lúc nào cũng nhân đạo, rộng rãi, sẵn sàng vay nợ lút đầu để “chia” cho họ, lại cho họ làm việc ít giờ hơn trong tuần và cho họ được “hưu trí non.” Sống mà chỉ có làm việc phất phơ, trợ cấp phủ phê, nghỉ sớm đi rong chơi thì đúng là thiên đàng XHCN rồi, còn muốn gì hơn? Có điều rằng đó chỉ là ảo tưởng, là cái bánh vẽ tuy “cổ điển” nhưng ăn khách, giúp các chính khách bảo vệ ngai vàng. Đến lúc “trời sập lên đầu” có tỉnh ra cũng đã muộn như dân Hy lạp hiện nay. Vả lại ăn không ngồi rồi đâu hẳn là hạnh phúc.
(Xem tiếp tại đây)
Chóng Mặt - Vertigo - Nguyễn Nguyên
Tóm lại, chứng “Chóng mặt” có nhiều nguyên nhân và cần được chẩn đoán phân biệt với những cảm giác tuy cũng được gọi là “Chóng mặt” nhưng không thuộc loại “Chóng mặt” mà Y khoa phân loại là “Vertigo." Các cách điều trị và phòng ngừa chứng “Chóng mặt” (Vertigo) không thể đem dùng cho các cảm giác “chóng mặt” khác. Chỉ có phân biệt và điều trị sớm Vertigo mới giảm được những nguy cơ của biến chứng, dư chứng và tàn phế do “Chóng mặt."
(Xem tiếp tại đây)
Một số hình ảnh vùng Grand Canyon và Sedona tại Arizona - Lý Văn Quý
Đầu tháng 5, 2012 vừa qua, nhân dịp đi công việc với gia đình một người bạn qua Arizona USA, chúng tôi đã có dịp ghé thăm Sedona và Grand Canyon, được xem như là một trong bẩy thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng nhất thế giới:
Sedona cách thành phố Phoenix khoảng 2 tiếng đồng hồ lái xe về hướng Bắc, tuy không nổi tiếng bằng Grand Canyon nhưng cũng là một nơi lý thú để nghỉ ngơi, du lịch với những đồi núi đá đỏ hùng vĩ, tuy có qui mô nhỏ hơn nhưng có vẻ cùng cấu tạo về địa chất và xâm thực như Grand Canyon. (Xem tiếp tại đây)
Tượng Đức Mẹ Đồng Trinh Nổi Tiếng Trên Thế Giới - Tôn Kàn
Ngài là con của ông Joachim và bà Anne. Ngài sinh trưởng ở làng Nazareth thuộc Galilee.Trong khi chờ làm lễ cưới ông Joseph, Ngài được Thiên Thần Gabriel thông báo cho biết là Ngài sẽ thụ thai Đấng Cứu Thế qua ơn phép của Đức Thánh Thần (Annunciation and Immaculate Conception). Sau khi sinh Chúa Giê Su tại hang Bethlehem, Ngài nuôi con cho đến khi trưởng thành. Đây là đề tài của những cảnh Đức Mẹ và Chúa Hài Đồng. (The Madona and Child). Ngài ôm Chúa Giê Su vào lòng khi hạ xác Chúa xuống chân thánh giá.
(Xem tiếp tại đây)
Thi ảnh: Phút Mặc Niệm Ngày Hội Ngộ Quân Y - Nguyễn Trác Hiếu
Bạn đền nợ nước buổi can qua
Thân ta lưu lạc phương trời xa
Ta chưa một lần viếng mộ bạn
Mỗi lần nhớ bạn ta xót xa
(Xem tiếp tại đây)
Thông báo về Đại Hội Y Sĩ Việt Nam tại Hoa Kỳ ngày 3-5 tháng 8 năm 2012 tại Orlando, Florida
The Vietnamese American Medical Association (VAMA) was established in 1987 as a non-profit organization for physicians of Vietnamese heritage who live and practice in the United States. The VAMA serves as a centralized forum for Vietnamese health care professionals, including physicians, dentists, pharmacists, and other allied health professionals, who reside and practice in the United States. (Xem tiếp tại đây)
Nho Y Nguyễn Đình Chiểu (Phần Một) - Trần Văn Tích
Từ trước đến nay có bao nhiêu người nói về ông lang Nguyễn Đình Chiểu? Ngay ở trong nước cũng chưa từng có cuốn sách nào trình bày khía cạnh này của tác giả Lục Vân Tiên. Thế mà giữa cảnh sống lưu vong nơi một quốc gia Tây Âu xa lắc xa lơ, một vị bác sĩ Tây Y ngày ngày bận rộn với những con bệnh dị chủng, lại miệt mài hoàn thành công trình nghiên cứu về một ông lang văn sĩ Việt Nam cách đây trăm rưởi năm...
(Xem tiếp tại đây)
Lại Nhớ Đến Anh - Đỗ Trọng Hùng
Ngày anh bắt đầu học Y khoa thì tôi mới vừa qua bậc Tiểu học. Tôi còn nhớ năm nào cũng thế, cứ mỗi độ hoa phượng nở báo hiệu Hè về, tôi lại thấy anh cùng các bạn ôn bài suốt sáng để chuẩn bị cho kỳ thi lên lớp; anh thường rủ tôi đến trường Y khoa ở đường Trần Quý Cáp để xem bảng “résultat” bằng chiếc xe Vespa cũ rích. Khi biết mình đã đậu, anh chở tôi đi ăn bánh cuốn, đậu đỏ bánh lọc ở ngay trước cổng trường. Từ đó tôi đã có ao ước trở thành sinh viên trường thuốc...
(Xem tiếp tại đây)