Tìm Kiếm Bài Đã Đăng
|
Margaret Neave, MD |
|
Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y
© 2012
Nhật Ký
Washington DC ngày 29 tháng 12 năm 2010
Từ Orlando, Florida tôi về Washington DC nghỉ lễ và thăm cháu ngoại 10 ngày. Đêm qua, tôi vào mạng toàn cầu tìm tin tức của mấy bác sĩ và y tá quen người Tân Tây Lan từng phục vụ ở bệnh viện Đa Khoa Qui Nhơn từ năm 1969 đến năm 1975.
Phải nói ngay là tôi rất vui mừng khi hình ảnh của bác sĩ Margaret Neave (MN) và y tá Bernadette O'Neil (Bernie) hiện lên trên khung ảnh của chiếc laptop tôi mang theo. Phút vui mừng chưa dứt thì tôi lại buồn vì được biết bác sĩ Margaret Neave đã qua đời cách đây 3 năm, năm 2007 ở tuổi 87. Tôi biết tin nầy khi đọc bài viết của phóng viên Diana Dekker của tờ Dominion Post ở Wellington, New Zealand, viết ngày 20 tháng giêng năm 2007 về bác sĩ Margaret Neave. Bài viết bằng Anh ngữ dưới đây của Diana Dekker sẽ giúp các bạn biết thêm về cuộc đời của bác sĩ Margaret Neave, một đời hiến dâng cho trẻ em nghèo khó và bệnh tật.
Tôi muốn viết về bác sĩ MN vì tôi đã cảm phục bà ngay từ ngày đầu gặp gỡ bà ở bệnh viện Dân Y Qui Nhơn khi tôi về phục vụ tại Quân Y Viện Qui Nhơn năm 1971. Tôi cảm phục bà vì bà đã dành cả cuộc đời chăm sóc sức khỏe cho hàng chục ngàn trẻ em bất hạnh, bệnh tật ở nhiều nơi nghèo khổ của thế giới.
Lần chót tôi nhận được thư của bác sĩ Margaret Neave là cuối năm 1979 khi tôi đến Mỹ được nửa năm. Lúc ấy bà đang tình nguyện săn sóc người tị nạn Việt Nam trong các trại tị nạn ở Hong Kong. Sau khi tôi vượt biển thành công đến Mã Lai thì vợ con tôi từ Sài Gòn về Qui Nhơn vượt biển sang Hong Kong tháng 5 năm 1979. Khi ấy bác sĩ MN đã có mặt trong trại tị nạn và đang săn sóc sức khỏe cho thuyền nhân. Bà nhận ra vợ con tôi và dù bận rộn vẫn phúc đáp thư tôi. Bà tiếp tục săn sóc thuyền nhân cho đến năm 1985 mới rời Hong Kong đi làm việc nơi khác.
Bà được sinh ra ở Wellington, New Zealand. Khi tôi được 1 tuổi thì bà tốt nghiệp đại học, trở thành y tá rồi sau đó được huấn luyện ở Anh Quốc để trở thành một bác sĩ Nhi Khoa. Khi tôi vừa bước vào ngưỡng cửa y khoa thì bà đã là bác sĩ, tình nguyện đến đảo Tokelo trong Thái Bình Dương săn sóc trẻ em nghèo bệnh tật thay vì mở phòng mạch tư sinh sống sung túc ở Wellington. Năm 1969, bà là một trong những thành viên của Đoàn Y Tế Tân Tây Lan (New Zealand Medical Team) đến Qui Nhơn săn sóc sức khỏe cho người dân tỉnh Bình Định.
Bà dáng cao, nhanh nhẹn, tuy ít nói, ít cười nhưng ánh mắt dịu hiền. Bà viết rất nhanh và chữ viết của bà giống như những lằn ngang dài dợn sóng hay những sóng tâm điện đồ rung nhĩ. Chỉ có hai người đọc được chữ viết của bà là cô y tá Bernie và bà. Năm 1971, ở tuổi 51, bà làm việc hăng say, tận tụy ở Trại Nhi Khoa, bệnh viện Dân Y Qui Nhơn. Có lần, sáng tinh mơ, tôi đi trực QYV về ghé lại thăm các bệnh nhân tí hon ở trại nhi đồng, tôi còn thấy bà ở đó băng bột, truyền dịch, chích thuốc cho những bệnh nhân trẻ em của bà. Tôi hỏi bà đêm qua bà có ngủ không, bà mỉm cười đáp, "Có, tôi có ngủ vài tiếng.”
Khu nhi đồng bệnh viện Dân Y Qui Nhơn rất chật hẹp, có lúc bệnh nhân không có chỗ nằm. Vậy mà, tuần nào bà cũng cùng người thông dịch lái chiếc LandRovers đi xa ra miền quê Bình Định tìm kiếm những trẻ em bị bệnh nặng đem về bệnh viện Qui Nhơn chữa trị. Quận An Lão thuộc tỉnh Bình Định là vùng xôi đậu xa xôi và nguy hiểm, bà cũng không ngại tới. Chúng tôi nhiều người lo âu cho tính mạng của bà, bà phớt lờ những lời khuyên, tiếp tục đi tìm kiếm trẻ em bệnh tật mang về chữa. Có lần một du kích trẻ, cuồng tín, nghi bà là nhân viên CIA của Mỹ, tính giết bà bằng cách bỏ một trái lựu đạn đã rút chốt an toàn và kíp lựu đạn được cột bằng dây thun, vào bình xăng dự trử của xe bà nhưng may thay người mẹ của người du kích biết được và đã ngăn cản hành động dã man nầy. Bà thoát chết lần đó nhưng vẫn nhắm mắt đi xa hơn nữa vào vùng hiểm nguy. Tôi biết được chuyện nầy là do lời kể của một bệnh nhân của tôi đến từ An Lão. Năm 1972, bà đích thân đến tận nhà tôi chữa sưng phổi cho con gái tôi cho tới khi cháu khỏi bệnh.
Năm 1973, bà xin được viện trợ từ chính phủ Tân Tây Lan để xây lại khu Nhi Khoa rộng và đẹp hơn cho bệnh viện Đa Khoa Qui Nhơn, chứa nhiều bệnh nhân nhi đồng hơn. Phỏng tính ra, trong suốt 6 năm dài phục vụ tại Qui Nhơn, bác sĩ Margaret Neave đã cứu chữa hàng ngàn bệnh nhân nhi đồng thuộc tỉnh Bình Định. Cả 2 đoàn Nội Thương và Giải Phẩu Tân Tây Lan, trong hơn 6 năm, cũng đã cứu chữa hơn nhiều ngàn bệnh nhân người lớn khác. Người dân Bình Định chắc chắn không bao giờ quên ơn các bác sĩ, y tá và nhân viên của 2 Đoàn Y Tế Tân Tây Lan.
Tưởng cũng nên nhắc đến vài người khác nữa trong đoàn y tế Tân Tây Lan. Trưởng đoàn y tế Tân Tây Lan là bác sĩ Jack J.Enwright. Bác sĩ Enwright là một y sĩ giải phẩu nhiều kinh nghiệm, đức độ, trầm tĩnh, điềm đạm. Tôi không bao giờ quên, một đêm trăng, tôi và ông ngồi trước sân bệnh viện DYQN bàn thảo tìm cách cứu một người cháu gái của tôi bị xuất huyết vào tháng chót của thai kỳ và đã được ông giải phẩu. Đức tính trầm tĩnh của ông đã an ủi tôi không ít vào dịp đó.
Tháng 3 năm 1975, rời Qui Nhơn vào Sài Gòn, ông vẫn nấn ná lại Sài Gòn chờ tin chiến sự cho đến phút chót. Ông là một trong những người bước lên trực thăng trên nóc toà đại sứ Mỹ ngày 30 tháng 4 năm 1975. Năm 1978, khi tôi vượt biển đến đảo Pulau Bidong, ngoài khơi West Malaysia, ông biên thư thăm hỏi tôi và khuyên tôi nên đi Mỹ vì điều kiện hành nghề Y Khoa ở New Zealand rất khó khăn. New Zealand năm 1978 chỉ có khoảng 1 triệu dân và đang dư thừa bác sĩ. Tôi đã làm theo lời khuyên của ông.
Theo lời một bác sĩ đương thời của bệnh viện Đa Khoa Qui Nhơn thì một số bệnh nhân được bác sĩ J J Enwright giải phẩu cứu sống đã là chiến binh thuộc các đơn vị Bắc quân trú đóng trong vùng xôi đậu An Lão. Riêng tôi, tôi nghĩ ngày xưa bác sĩ Enwright cũng biết vậy nhưng vẫn ra tay cứu chữa. Bác sĩ Jack J Enwright qua đời năm 2000, mười năm sau khi ông trở lại thăm bệnh viện Qui Nhơn vào năm 1990.
Một người nữa tôi muốn nhắc đến là bà y tá Bernie hiện đang sống ở Wellington, New Zealand. Bernie là y tá nhi khoa. Bà làm việc hăng say, tận tụy, không kể ngày đêm. Có lần tôi ghé thăm trại nhi đồng vào lúc nửa đêm và chứng kiến một bệnh nhân trẻ em đang làm kinh. Tội vội vã chạy tìm dụng cụ cấp cứu và dưỡng khí. Cô y tá trực Việt Nam cũng kịp thời tỉnh giấc tức tốc gọi điện thoại cho Bernie. Bà Bernie đang ngủ trong một trailer trong khu Kiwis gần Gành Ráng nhưng chỉ mấy phút sau đã có mặt ở trại nhi đồng chích thuốc chống kinh giật cho em bé. Tôi hỏi, "Bà bay hay sao mà đến nhanh vậy?" Bernie mỉm cười, "Đường trống, tôi phóng xe bạt mạng, nếu không em bé chết thì tội nghiệp lắm. Cảm ơn bác sĩ đã tình cờ thấy em làm kinh và giúp chúng tôi.”
Lúc rảnh tôi thường ghé trại nhi đồng giúp bác sĩ Neave và bà Bernie. Tôi được nhờ làm những việc nhỏ như băng bó, chích thuốc, chích hút nước tủy sống những em bị nghi là viêm màng não...Nhiều lúc nhìn bà Bernie ôm ru trong tay những em bé gầy guộc, xanh xao, lở lói không chút ngại ngùng như bà đang ru chính con ruột của bà, một niềm xúc cảm dâng lên trong lòng tôi. Tôi thật sự cảm phục những con người xa lạ đã từ một phương trời xa xăm, quên mình, tới đây săn sóc đám trẻ em bệnh tật Việt Nam. Trong khi đó, không xa Qui Nhơn mấy, cuộc chiến tương tàn vẫn tiếp diễn khốc liệt, gây nên không biết bao nhiêu đau thương, khổ lụy cho dân lành và làm tan hoang đất nước.
Tôi còn giữ được hình bà Bernie dạy chúng tôi chơi baseball trên bãi biển Qui Hòa, Bình Định. Khi hôm, vợ tôi nhìn những nếp nhăn hằn sâu trên khuôn mặt nhân ái của bà Bernie, đã thở dài, "Ôi thời gian! Làm sao mình đi thăm được Bernie trước khi bà ấy ra đi như hai bác sĩ Enwright và Neave." Tôi lạc quan hơn vì bà cũng không lớn tuổi hơn chúng tôi bao nhiêu và chúng tôi cũng có ước muốn đi thăm hai nước Úc và Tân Tây Lan. Tôi đã nhờ Hội Y Sĩ Tân Tây Lan tìm hộ tôi địa chỉ, điện thoại và điện chỉ của bà Bernie để liên lạc.
Ngày 28 tháng 3 năm 1975, Bắc quân đe dọa Qui Nhơn. Với kinh nghiệm đau thương của Tết Mậu Thân Huế, trong đó các bác sĩ ngoại quốc giúp đỡ trường y khoa Huế và bệnh viện Huế đều bị Bắc quân tàn sát dã man, chính phủ Tân Tây Lan ra lệnh Đoàn Y Tế của họ rút khỏi Qui Nhơn về nước. Tôi nghe nhân viên bệnh viện kể lại rằng các bác sĩ, y tá, và nhân viên Tân Tây Lan đã gạt lệ ra đi.
Trưa 29 tháng 3 năm 1975, trước khi rời Qui Nhơn cùng với thương binh VNCH, tôi ghé lại trại Nhi Đồng bệnh viện Dân Y Qui Nhơn. Bệnh viện vắng tanh. Trong trại, một số em chân bó bột còn đang được treo lủng lẳng trong nôi. Có em đi được, ôm chầm lấy tôi, ánh mắt lo âu, miệng gọi mẹ cha. Lòng đau như cắt, đến lượt tôi, băng bó cho những trẻ em bị thương tích máu me đầy người, trao các em lại cho vài nhân viên lẻ loi còn ở lại bệnh viện rồi nuốt lệ ra đi theo đơn vị về Tổng Y Viện Cộng Hoà, Sài Gòn.
Năm 1990, hai bác sĩ J J Enwright và Margaret Neave trở lại thăm bệnh viện Đa Khoa Qui Nhơn và tặng bệnh viện nhiều dụng cụ y khoa, thuốc men. Tấm bảng bằng đồng gắn trước Trại Nhi Khoa (được bác sĩ MN xây dựng năm 1973), đã được một nhân viên bệnh viện gỡ xuống và giấu đi khi Bắc quân tràn vào Qui Nhơn. Năm 1990, tấm bảng được moi ra tặng lại cho bác sĩ Neave. Tôi lấy làm lạ về điều nầy. Dù không có tấm bảng gắn trên Trại Nhi Khoa thì người dân Bình Định cũng biết rằng Trại Nhi Khoa được chính phủ Tân Tây Lan viện trợ xây cất qua danh nghĩa của bác sĩ MN và họ cũng không bao giờ quên ơn đoàn thiện nguyện Tân Tây Lan nhân ái đã đến săn sóc sức khỏe họ trong nhiều năm khi chiến tranh đang tiếp diễn khốc liệt.
Đêm qua, tôi cũng được xem tấm ảnh mới chụp cách đây không lâu của 5 cặp vợ chồng, vợ Việt Nam trong áo dài VN, chồng Tân Tây Lan thuộc đoàn Kiwis. Họ lập gia đình trong khoảng năm 1970-1975 tại Qui Nhơn, Bình Định. Hôn nhân của họ vẫn tốt đẹp, hạnh phúc đến hôm nay.
Tôi buồn vì bác sĩ Margaret Neave đã ra người thiên cổ nhưng tôi mừng đã viết được đôi dòng về bà để tỏ lòng biết ơn bà một đời hy sinh cho trẻ em bất hạnh trong đó có nhiều ngàn trẻ em bệnh tật của tỉnh Bình Định nghèo khó và những trẻ em Việt Nam trong các trại tị nạn ở Hong Kong trong đó có các con tôi nay đã thành danh. Tôi mong sao một ngày nào đó chúng tôi sẽ liên lạc được với bà Bernie, thăm viếng bà và bà sẽ giúp chúng tôi đặt một bó hoa lên mộ bác sĩ Margaret Neave và mộ bác sĩ J J Enwright ở Wellington, New Zealand. Nếu chưa qua đời, giờ nầy bác sĩ Margaret Neave đã được 90 tuổi.
Nguyễn Trác Hiếu
Sau đây là bài viết của phóng viên Diana Dekker
Margaret Neave, MD
Paediatrician (24 September 1920 - 7 January 2007)
Dr Margaret Neave saved thousands of the world’s disadvantaged infants in her long, energetic, and unsung career.Children were her life, though none of them were strictly her own.
In one poor country after another-Tokelau, Samoa, Vietnam, New Guinea, Vanuatu, and in refugee camps in Hong Kong-she expended her formidable energy and skill to heal and comfort.Some of her overseas work was done for the Save the Children Fund.
She was also a VSA volunteer, the first New Zealand doctor the organisation sent overseas, and she went to Qui Nhon in 1969 with a New Zealand medical team.
She sidestepped formal honours from her own country and Vietnam, where she considered she spent her most productive working years.She was, though, revered by those who worked with her as a no-nonsense dispenser of practical Christianity.With her familiar stance of crossed arms, one arm of her glasses thoughtfully between her teeth, she wasn’t someone to be argued with.
She’d seen everything an impoverished life could throw at a child.Asked once why she had devoted her life to working in poor and troubled countries rather than building up a rich practice in New Zealand, she replied enigmatically: “It has been so very interesting seeing what the human race can do.”
Dr Neave was born in Wellington, one of two girls.Her mother had trained as a nurse and her father, who died of typhoid fever when she was two, was a barrister.She grew up in a loving extended family and maintained contact with them all her life.At Marsden School, where she was dux in 1937, she first wanted to be a nurse and then a doctor, and the school had to make special arrangements for her to take the science subjects necessary.She graduated from Otago University in 1943, then worked at Wellington and Hutt hospitals before studying advanced paediatrics in Britain.
In her 11 years with the then Health Department, which she joined in the mid-1950s, she participated in Polynesian health surveys that made her familiar with problems of Māori communities and took her to the Tokelau Islands in 1963 as part of a medical team led by Dr Randall Elliott.In 1965 she volunteered to work in village clinics in what was then Western Samoa, where she extended the fledgling paediatric service at Apia Hospital to a full maternal and child health programme.
Then came Vietnam.She worked with New Zealand’s surgical team at the provincial hospital in Qui Nhon, overseeing the establishment of a baby clinic and developing another north of the city.She spent several days a week away from the hospital at Binh Dinh, a medically backward province which, when the New Zealand team had first arrived, had only six doctors for a population of about one million.
Her work in Samoa meant she was not surprised by what she found in Vietnamese children-gastroenteritis, pneumonia, skin diseases, and malnutrition.In 1972 she transferred from the provincial hospital to a children’s home run by the British Save the Children Fund in Qui Nhon so she could focus more intensely on paediatrics.She returned to the surgical team in 1973 and stayed with it, continuing to brave, against all advice, the dangers of the communist-occupied An Lao valley north of Qui Nhon to help sick children.
She was evacuated with the rest of the team in March 1975 in the face of the North Vietnamese occupation of the city.Her efforts had led prime minister Norman Kirk to propose, in 1973, the building of a children’s ward at the hospital in her honour.In 1990 she returned to the hospital with a New Zealand team carrying medical supplies.The brass plaque naming the hospital, hidden by a staff member as the North Vietnamese arrived, was brought out of hiding.Her support for the Vietnamese continued all her life.
After her hasty exit from Vietnam in 1975, she worked in a hospital in the Western Highlands of Papua New Guinea, where she estimated one in 10 babies died in their first year.A New Zealand colleague there remembers her tirelessness.She would work as long into the night as it would take to settle the dozens of sick babies in the large paediatric ward in her charge and then help in the ward next door.She was obliged to work on a shoestring budget and was pragmatic and innovative, making sure there were always large cans of a water, salt, and sugar mixture for the many children with diarrhoea and vomiting.She invented a rudimentary incubator for babies born prematurely, a set-up with a wooden crib overhung with a light bulb in a tin can from which reflected heat.
In Papua New Guinea, as in other primitive societies where she worked, she had to allow for traditional healers.Highland mothers often believed that once their child was ill, it was likely to die and wanted a traditional healer to attend to it.Dr Neave would advise the mother to leave the child in the hospital where she could treat it and bring the faith healer to the child.“I would never see the faith healer,” she said in an interview.
She then worked in Laos followed by 6 years in Hong Kong camps for South Vietnamese refugees which had, she found, more resources than had been available in Vanuatu or Vietnam.In 1985 she returned to New Zealand and worked at the Te Aro Free Clinic in Wellington.
In 1988, when she was in her 60s, she went to malaria-ridden Pentecost Island in Vanuatu as a VSA volunteer.As usual, her aim was not to set up a little Western-style health service.In Vanuatu she found traditional midwives reasonably competent, though some still cut umbilical cords with sharpened bamboo, likely to lead to tetanus.
When she finally gave up the work that had been her life, she lived alone in her Thorndon apartment, latterly with help from close friends and family.
This obituary was written by Diana Dekker and appeared under the heading Doctor who saved poor children in the Dominion Post (Wellington) on 20 January.We are grateful to the Dominion Post for permission to reproduce it here (slightly shortened).
Source: Margaret Neave. The New Zealand Medical Journal (23-March-2007, Vol 120 No 1251)