Tìm Kiếm Bài Đã Đăng
|
Tem kỷ niệm ngày sinh Alexandre de Rhodes thời kỳ Đông Dương thuộc Pháp |
|
|
Tem kỷ niệm ngày sinh Alexandre de Rhodes trước 1975 |
|
|
1 trong những bản đồ đầu tiên về Việt Nam do Alexandre de Rhodes phác họa |
|
Những Tranh Luận Về Cách Viết Quốc Ngữ
Các tranh luận thường dựa vào các yếu tố sau đây:
-Tự điển
Các tác giả tranh luận thường viện dẫn là tự điển này viết theo thế này tựa điển kia viết theo thế kia (ví dụ có tự điển viết theo S, có tự điển viết theo X).
Dựa vào các yếu tố nói ở trên, từ điển không thể dùng làm hậu thuẫn cho đúng sai một cách trắng đen được.
Người viết Tự điển viết theo các yếu tố nội tại có ảnh hưởng di truyền (viết theo cái cốt DNA của ngôn ngữ mẹ đẻ, nơi sinh của tác giả) và sự hiểu biết, học viện (yếu tố ngoại) của tác giả đã học theo môn phái nào, vùng nào. Như thế không thể dùng làm thước đo, làm mẫu mực cho cả ngôn ngữ Bách Việt nhìn tổng thể. Ví dụ như đã nói ở trên các Từ Điển cổ của các giáo sĩ Tây phương cũng chỉ phản ánh ngôn ngữ của những vùng họ tiếp cận được với dân vùng đó.
-Dựa vào các nhà ngôn ngữ học
Việt Nam chưa có hàn lâm viện về ngôn ngữ nên một số tác giả dựa vào các nhà ngôn ngữ học có học vị nổi tiếng.
Nếu dựa vào các từ điển của các nhà ngữ học, thì cũng vấp phải những điều đã nói ở trên.
Còn dựa vào quan điểm, kiến thức academic mà tôi dịch là học viện (có người dùng từ hàn lâm) cũng không xác quyết được.
Kiến thức học viện của các nhà ngôn ngữ học cũng thay đổi theo trường phái.
Các nhà ngữ học miền Nam ngày trước và của Việt Nam hiện nay hiển nhiên khác nhau. Tiếng Việt của Miền Nam ngày trước khác tiếng Việt Miền Bắc. Ngay cả tiếng Việt Miền Bắc ngày trước cũng khác tiếng Việt Nam hiện nay (ảnh hưởng tiếng Trung Quốc). Như thế các qui luật về pháp ngữ (văn phạm) của MỘT, HAI học giả cũng không phải là một mẫu mực CHUNG bằng vàng.
-Dựa vào chữ Nôm.
Chữ nôm có trước chữ quốc ngữ, không dựa vào ngữ pháp chữ quốc ngữ nên cách phát âm của chữ Nôm không theo ngữ pháp của chữ quốc ngữ, không theo qui luật ch, tr, d, gi; l, n; s, x, hỏi ngã...
Như thế tổng quát chữ Nôm không phải là khuôn vàng thước ngọc để làm kim chỉ nam cho cách viết chữ quốc ngữ.
Tuy nhiên hai thứ chữ đều cùng dùng để ký âm tiếng Việt. Chữ Nôm do người Việt và chữ quốc ngữ do người Tây phương nên có ít nhiều khác nhau. Chữ Nôm dựa theo “khuôn” Hán ngữ và chữ quốc ngữ dựa theo “khuôn” Ấn Âu ngữ viết bằng ABC. Như thế ta có thể dùng chữ Nôm để truy tìm các dấu tích ảnh hưởng Tây phương và ngược lại dùng chữ quốc ngữ để tìm dấu tích ảnh hưởng Hán ngữ (điểm này hiển nhiên) nghĩa là có lợi ích trong công cuộc truy tìm ra khuôn mặt đích thực của một từ thuần Việt cổ. Nhưng đây chỉ là những khảo cứu chuyên biệt.
-Dựa vào Hàn Lâm Viện
Rất tiếc Việt Nam chưa có hàn lâm viện về ngôn ngữ.
Chúng ta phải có một Hàn Lâm Viện Ngôn Ngữ Việt Nam để có được một mẫu mực chuẩn cho cách viết chữ quốc ngữ (xem phần cuối).
......
Vậy thì thái độ của chúng ta hiện nay như thế nào?
Tôi chia ra làm mấy trường hợp sau đây:
1. Trong phạm vi học viện (giáo dục, văn học, kinh tế, tài chánh, ngoại giao...), chúng ta phải viết theo ngữ pháp đương thời (nếu ở Việt Nam phải viết theo ngữ pháp hiện nay của Việt Nam). Ở hải ngoại chúng ta “cố” viết theo ngữ pháp vốn có của những người Miền Nam Việt Nam cũ làm “chuẩn”. Trường hợp người Việt hải ngoại bây giờ “tự do” hơn, tất cả là do tự nguyện và tu sửa tùy ý (vì Miền Nam Việt Nam không còn).
2. Viết theo đa số.
Trường hợp không bị ràng buộc bởi phạm vi học viện, chúng ta có thể viết theo “luật của đám đông” để hòa mình với đám đông. Ví dụ một từ đã thành nề nếp đã được đa số chấp thuận dùng làm chuẩn như sắt (iron) ai cũng viết là S, ta phải viết theo S. Trong một phạm vi hạn hẹp như diễn đàn A, tờ báo B đặt ra nguyên tắc triệt để phải viết theo cách họ đề nghị thì ta viết theo họ (nếu ta còn muốn hợp tác với họ).
Đây là theo cái lẽ sống “ở bầu thì tròn ở ống thì dài”.
3. Khi nghiên cứu tiếng cổ Việt ta không nhất thiết phải viết tuân theo triệt để ngữ pháp chữ quốc ngữ hiện nay một cách mù quàng vì người cổ không học chữ quốc ngữ.
4. Viết thoải mái như gió bay.
Nếu không bị ràng buộc bởi bất cứ một cái gì cả như viết cho người thân, bạn bè (không thắc mắc), ở những chỗ cần viết nhanh như ‘text’, trong email... thì viết thoải mái theo “tiếng mẹ” (đẻ ra mình), theo huyết thống của mẹ, theo DNA, theo hơi thở của chính bản thân mình. Viết theo ý thích riêng mình. Không cần để ý, e ngại là có những người cho mình viết đúng hay sai.
Lúc này tôi viết mũi nõ, c...c nõ thay vì mũi lõ, c... c lõ.
Một Hàn Lâm Viện Ngôn Ngữ Việt Nam
Đây là một vấn đề trọng đại và cần thiết. Tôi không phải là một nhà ngữ học, một nhà ngữ pháp học khoa bảng nên chỉ có một vài ý kiến cá nhân có thể không giống ai.
THEO TÔI, hàn lâm viện ngôn ngữ cần phải có những yếu tố sau đây:
-Hàn lâm viện “mở ngỏ”
.Cần phải có một hàn lâm viện ngôn ngữ “mở ngỏ” cho tất cả các nhà ngôn ngữ học hay không ngôn ngữ học trong nước và ngoài nước đóng góp vào. Hàn lâm viện phải có đủ các vị học viện (hàn lâm viện sĩ, viện sĩ) uyên bác về ngôn ngữ loài người, về ngôn ngữ Bách Việt, ngôn ngữ các đại tộc ruột thịt với Việt ngữ như về tiếng thuần Việt cổ, Nam Á ngữ, Tầy Thái ngữ, Nam Đảo ngữ, Hán Việt, Hoa ngữ và nhất là gốc Aryan-Phạn ngữ qua Ấn-Âu ngữ, vân vân...
Mở ngỏ cũng với tính cách là phải cứ tiếp tục tu chính không ngừng cho tới một ngày nào có được một ngữ pháp cho Việt ngữ càng đạt tới mức gần hoàn chỉnh chừng nào hay chừng đó mà người Việt cả ba miền vừa lòng.
-Phải dựa vào những qui luật ngôn ngữ loài người nói chung và của Bách Việt nói riêng.
-Phải chọn một ngôn ngữ thỏa đáng để làm chuẩn.
Như đã biết ngôn ngữ Việt đa tộc, đa dạng. Vậy ta phải chọn âm nói của một tộc ngôn ngữ nào được coi là thỏa đáng nhất để làm chuẩn mà theo. Chọn theo Nam Á? Tầy Thái, Nam Đảo, Hoa ngữ...?
Tôi NGHIÊNG về đại tộc ngôn ngữ có gốc lớn là gốc Aryan-Phạn ngữ. Vì sao? Vì những lý lẽ sau đây.
1. Như đã nói tiếng Việt cổ là một ngôn ngữ tối cổ.
2. Aryan-Phạn ngữ được coi là một ngôn ngữ rất cổ hiện nay. Nó bao trùm một số lớn các đại tộc ngôn ngữ loài người trong đó có các nhóm ngôn ngữ liên hệ với Việt ngữ.
3. Tôi nhận thấy hầu hết các từ thuần Việt (từ Nôm) của cổ Việt là những từ còn có dấu tay DNA của chúng ta, liên hệ ruột thịt với gốc Aryan-Phạn ngữ (Tiếng Việt Huyền Diệu).
4.Các giáo sĩ đặt ra chữ quốc ngữ ABC và các ký hiệu dấu giọng đã có sẵn trong chữ viết Ấn Âu ngữ như thế chữ quốc ngữ dù gì củng đã “đổ khuôn” ít nhiều theo các qui luật chữ viết ABC của Ấn Âu ngữ (có gốc Aryan-Phạn ngữ).
5.Trong các ngôn ngữ liên hệ với Việt ngữ có rất nhiều từ liên hệ với gốc Aryan-Phạn ngữ như Nam Á Môn-Khmer ngữ có rất nhiều Phạn ngữ (chữ Khmer hiện nay viết theo dạng Phạn ngữ), Nam Đảo, hơn năm mươi phần trăm từ ngữ Java liên hệ với Phạn ngữ, Champa có rất nhiều Phạn ngữ (họ có một gốc lớn theo Ấn giáo), Tầy Thái cũng vậy (Thái Lan có chữ viết dạng Phạn ngữ)... ngay cả Hoa ngữ cũng có rất nhiều Phạn ngữ...
Cũng xin nói là có rất nhiều nhà ngôn ngữ học xưa và nay so sánh Việt ngữ với các ngôn ngữ cho là có liên hệ với Việt ngữ, đã vấp phải một lỗi lầm rất lớn là khi lấy một từ của các tộc đó đem so sánh với Việt ngữ mà quên rằng trước hết là phải biết rõ từ đó không liên hệ gì với Phạn ngữ vì nếu nó liên hệ với Phạn ngữ thì đem so sánh với một từ thuần Việt ruột thịt với Phạn ngữ tất nhiên chúng liên hệ với nhau. Trong các từ Nam Đảo của tác giả Bình Nguyên Lộc đem so sánh với Việt ngữ có nhiều từ có gốc liên hệ với Phạn ngữ (Tiếng Việt Huyền Diệu).
Vậy thì thay vì lấy âm của các tộc ngôn ngữ này làm chuẩn ta lấy ngay Phạn ngữ hay tiện lợi hơn ta lấy âm của Ấn Âu ngữ có một gốc lớn Phạn ngữ như Latin, Anh, Pháp, Đức... (vì cùng dùng mẫu tự ABC) làm kim chỉ nam. Trong đó Anh ngữ được coi là có ngữ pháp chuẩn nhất vì hiện đang được dùng để viết các văn kiện quốc tế.
Nói một cách khác ta sẽ chọn viết theo ch với tr, n với l, s với x... theo cách biến âm mẹ con với các ngôn ngữ hiện viết theo ABC ruột thịt với gốc Aryan-Phạn ngữ, trong đó có Anh ngữ, Pháp ngữ, Đức... ngữ làm bó đuốc dẫn đường.
Ở trên qua ba thí dụ ta thấy các từ thuần Việt đều liên hệ với Ấn Âu ngữ. Thí dụ thứ nhất qua biến âm Ch là chàng với Tr là tràng ta thấy âm cổ Ch là âm có biến âm mẹ con với Ấn Âu ngữ là Anh ngữ chain và Pháp ngữ chaine. Thí dụ hai, biến âm D dữa và Gi giữa, ta thấy dữa biến âm máu mủ với Ấn Âu ngữ nhất là Phạn ngữ dva, trong khi Gi không có mặt trong Ấn Âu ngữ và dữa biến âm chị em với âm N nửa, còn Gi thì tôi tìm không thấy biến âm với N. Thí dụ 3 ta thấy rất rõ và rất thuyết phục là âm N là Nõ là âm cổ có nghĩa còn âm L là lõ vô nghĩa.
Nõ là nọc biến âm mẹ con với Anh ngữ nog là cây nọc cài cửa, cây chốt, cây ngạc gỗ, gốc cây chặt sát đất, đóng chốt. Rõ như hai năm là mườinog = nọc. Trong Anh ngữ cũng có biến âm n=l, là nog = log (khúc cây, thân cây).
Bây giờ để trọn vẹn ta lấy thêm một ví dụ nữa về âm S và X. Việt ngữ Sẻ thường có nghĩa là chia (chia sẻ) hàm nghĩa chung, nhường, ... nhưng không hay ít liên hệ với cắt bằng vật sắc nhọn như sẻ cơm, sẻ cháo, sẻ giường, sẻ chiếu. Ta thấy Sẻ biến âm mẹ con với Anh ngữ Share (chia...). Anh ngữ share ở Mỹ đã Việt hóa thành Seruột thịt với Sẻ như se phòng (room share), tôi chưa thấy ai viết xe phòng. Trong khi âm X có nghĩa là chia nhưng nghiêng nhiều về chia cắt bằng vật sắc nhọn như xẻ thịt, xẻ gỗ, cò cưa kéo xẻ, xẻ thân (thân này ví xẻ làm đôi)... Ta thấy Xẻ, xả có một nghĩa là thịt. Thịt có một nghĩa là Xẻ, Xả với nghĩa cắt bằng vật sắc nhọn. Qua từ đôi xẻ thịt, xả thịt ta có xẻ, xả = thịt. Thịt với nghĩa xẻ, xả này có nghĩa là cắt xẻ thân xác con vật làm thịt. Thịt xẻ, xả hàm ý, liên hệ với xác như thấy qua từ đôi xác thịt với xác = thịt.
Ta thấy xẻ, xả biến âm mẹ con với ngôn ngữ ở Barcelona (một phương ngữ gốc Pháp ngữ pha Tây Ban Nha ngữ) xarcuteries, thịt. Pháp ngữcharcuterie, người bán thịt lợn, thịt nguội pha trộn với Tây Ban Nha ngữcarne, thịt thành xarcuteries. Ta thấy rõ x, ch, c biến âm với nhau.
Trong Hy Lạp ngữ X gọi là Chi. Ấn Âu ngữ X biến âm ruột thịt với Ch như Xmas, Giữa Ấn Âu ngữ và Việt ngữ cũng có biến âm ch=x như chef = xếp. Ở đây ta cũng thấy rất rõ xẻ nghiêng về sự phân chia do cắt xẻ bằng vật sắc nhọn qua biến âm xẻ = chẻ (chặt).
Với ch= c=x, ta thấy rất rõ char(cuterie) = car (ne)- = xả = xẻ = xác.
Đây là một ví dụ cho thấy một âm ch (tương đương với Pháp ngữ charcuterie) ở một tộc ngôn ngữ trong Bách Việt, nói thu nhỏ lại trong một vùng, một tộc của Việt Nam (như đã nói ngôn ngữ Việt Nam là một thứ ngôn ngữ thu nhỏ của liên bang Văn Lang) như chặt khi tiếp xúc với một tộc hay một vùng khác có âm cắt (tương đương với Tây Ban Nha ngữ carne) sẽ đẻ ra âm xắt (tương đương với phương ngữ Barcelona).
Điểm này giải thích Việt ngữ là đa tộc và tại sao vùng này nói chặt vùng kia nói cắt, vùng nọ nói xắt và dĩ nhiên cả nước nói cả ba từ.
Ta thấy rõ X nghiêng về chặt, cắt ra. Chúng ta nên chọn viết xắt thịt chứ không viết sắt thịt. Từ sắt nên dành để dùng cho kim loại sắt.
6. Hoa ngữ
Như đã nói ở trên trong Hoa ngữ cũng có nhiều gốc gốc Aryan-Phạn ngữ. Người Hoa gốc từ Trung Á đến vùng Cam Túc, Thiểm Tây hợp văn hóa bản địa (có tác giả cho là Bách Việt) lập ra Hoa Hạ... Ngôn ngữ Trung Á không khỏi liên hệ với gốc Aryan-Phạn ngữ. Hoa ngữ dĩ nhiên lấy nhiều từ của ngôn ngữ Bách Việt mà như tôi nhận thấy các từ thuần Việt, nói rộng ra là các từ Bách Việt (từ Nôm Bách Việt của tác giả Đỗ Ngọc Thành, anh cho là có trước Hán ngữ) liên hệ với Phạn ngữ. Vì thế khi lấy một từ thuần Việt đem so sánh với Hán Việt, Hán ngữ, trước khi cho là từ Hán Việt đẻ ra từ thuần Việt thì trước hết là ta phải xem từ Hán Việt đó có liên hệ với gốc Aryan-Phạn ngữ hay không.
Riêng tôi, về Hoa ngữ, tôi xem thứ yếu. Ta phải độc lập với ngôn ngữ Trung Quốc. Tổ tiên ta đã giữ độc lập bằng cách gạn lọc lấy Hán ngữ chuyển qua Hán Việt.
7. Hàn lâm viện dựa vào các qui luật ngôn ngữ thế giới, các đại tộc ngôn ngữ liên hệ với Việt ngữ và cả trong ngôn ngữ Việt làm kim chỉ nam đặt ra các qui luật viết ch, tr; d; gi; l, n; s, x..., hỏi ngã... để viết chữ quốc ngữ một cách chính chuyên.
Dĩ nhiên có những chọn lựa khó khăn vì phải mất lòng nhiều vùng, nhiều nơi, nhiều người, nhưng khi cần thì dù có phải hy sinh một số lợi ích nhỏ, một số bất đồng nhỏ cũng chấp nhận được.
Hãy lấy ví dụ là Trung Quốc đã thay cách chữ viết trước đây cho là “rườm rà” bằng chữ viết giản thể. Dĩ nhiên chữ giản thể tiện dụng nhưng cũng có những khuyết điểm nhưng thế hệ trẻ học chữ giản thể không trở ngại, không bực bội như một số người 'hoài cổ' và dĩ nhiên giới trẻ không biết đọc chữ cũ.
Một Hàn Lân Viện Ngôn Ngữ Việt Nam tương tự cũng vậy, phải hy sinh những tiện lợi nhỏ cho những điều lợi lớn miễn là nó đạt tới gần mức “lý tưởng” chừng nào hay chứng ấy. Các thế hệ mới sẽ có được một đường lối viết chữ quốc ngữ trong sáng, theo mẫu mực, thống nhất càng ngày càng tiến tới chân thiện mỹ.
Ngữ pháp Anh ngữ ngày nay coi như tuyệt hảo được dùng làm văn kiện quốc tế cũng là hậu quả của những tu sửa những ngữ pháp từ cổ tới giờ.
Ngoài địa hạt học viện, dĩ nhiên các phương ngữ địa phương vẫn cứ để cho trăm hoa đua nở, người địa phương nào muốn viết, muốn nói theo âm nào cũng chẳng sao. Phương ngữ là kho báu của các nhà ngôn ngữ học.
Phải có một hàn lâm viện ngôn ngữ học Việt Nam loại mở ngỏ và tiếp tục tu chính không ngừng.
Ở hải ngoại, nếu chúng ta lập ra được một hàn lâm viện riêng dù là một hàn lân viện loại e hay i cho người Việt hải ngoại thì quá tốt.
Chắc chắn hàn lâm viện ngôn ngữ Việt hải ngoại sẽ giữ được ngôn ngữ Việt có sắc thái Việt không bị đồng hóa bởi ngôn ngữ Trung Quốc.
Đây là ý kiến riêng của cá nhân tôi, có một vị nào đó, không phải là một vị mà mười vị, trăm vị có những ý kiến khác, dựa vào các ngôn ngữ khác để dùng làm chuẩn thì càng hay. Trăm hoa đua nở. Các học viện sĩ càng có nhiều đóng góp để chọn lựa, đúc kết lại.
Nguyễn Xuân Quang
Diễn Đàn Sinh Viên Quân Y
© 2010