Phật giáo Tiểu Thừa lan xuống miền Bắc Việt Nam từ Trung Hoa vào khoảng thế kỷ thứ 2 sau Công Nguyên (SCN). Đến khoảng thế kỷ thứ 5 SCN, Đại Thừa xâm nhập rồi phát triển mạnh mẽ, trở thành quốc đạo dưới thời nhà Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần.

 

Tại miền Nam, Phật giáo hệ phái Theravada tràn vào từ Nam Ấn và Tích Lan. Ảnh hưởng Theravada duy trì và phát triển sau khi Việt Nam xâm chiếm vương quốc Chàm và Khmer.

 

Trong chùa, ngoài tượng Phật để thờ ở chính điện còn có tượng của các Hộ Pháp và La Hán thường thường được bày trong bái đường và hành lang.

 

HÌNH 1. Tượng Phật đứng Chàm.

Tượng bằng đồng đen, cao 122cm. Đúc vào thế kỷ thứ 5 SCN.

Đây là pho tượng cổ nhất kiếm được ở làng Đông-dương, thị xã Quảng Nam, vốn là kinh đô của vương quốc Chàm thời xưa. Ảnh hưởng của trường phái Amavarati Bắc Ấn thật rõ rệt. Dấu urna trên trán giữa hai mắt cho biết tượng này không xuất phát từ Tích lan vì Tích Lan không dùng dấu này. Hồi Việt Nam Cộng Hòa, tượng được bày tại viện Bảo tàng quốc gia ở Sài Gòn.

 

 

HÌNH 2.  Phật A-di-đà tọa thiền.

Tượng tạc bằng đá xanh nguyên khối, vào khoảng năm 1066 thời Lý thánh Tông. Hiện để thờ tại chùa Phật Tích tỉnh Bắc Ninh.Tượng cao 165cm. Đây có lẽ là pho tượng cổ nhất của nghệ thuật điêu khắc Phật giáo Việt Nam. Đức Phật ngồi thiền trên tòa sen. Kiểu tóc và áo phản ảnh nghệ thuật thời Đường.

 

 

HÌNH 3. Quan Thế Âm Bồ Tát.

 

 

 

Tượng để thờ tại chùa MỘT CỘT là di tích lịch sử danh tiếng nhất Hà Nội và Việt Nam. Chùa còn có tên là Diên Hựu Tự và xây dựng năm 1049 thời vua Lý thái Tông. Trong hơn nghìn năm qua, chùa đã được tu bổ nhiều lần.

 

 

HÌNH 4 &5. Thích ca sơ sinh.

Tượng bằng gỗ sơn son thếp vàng. Thời nhà Trần (thế kỷ thứ 14).

Tượng thứ nhất trưng tại viện Bảo tàng Việt Sử, Hà Nội. Tượng thứ hai thờ ở chùa Bà Đá (Vĩnh Nghiêm), Bắc Giang.

Đây là hai pho tượng Phật cổ rất hiếm và rất quý, ít người biết đến. Tương truyền rằng, khi mới sinh ra, Tất đạt Đa Cồ Đàm đi 7 bước, dưới chân nở ra 7 đóa hoa sen, một tay chỉ xuống đất, một tay chỉ lên trời, miệng nói rằng: "Trên trời dưới đất, ta là tôn quý nhất."

Khi đó có 9 con rồng phun nước tắm cho Phật sơ sinh, do vậy có một tượng gọi là tòa Củu Long, thường đặt ngay sau hương án chính, bên dưới các bộ Tam Tôn.

 

 

HÌNH 6. Quan Âm Thiên thủ Thiên nhãn.

 

Tượng tạc bằng gỗ, sơn son thếp vàng, vào khoảng thời nhà hậu Lê.Hiện để thờ tại chùa Bút Tháp, tỉnh Bắc Ninh.Tượng cao 370 cm, có ghi niên đại năm tạc và tên người tạc: "Tuế thứ Bính Thân niên, thu nguyệt cốc nhật danh tạo, Nam Đông Giao Thọ nam tiên sinh phụng khắc." Tượng gồm cả hai dạng của Quan Âm: 11 đầu và ngàn mắt ngàn tay.

 

HÌNH 7. Tượng Quan Âm, chùa Tây Phương, Hà Nội.

 

 

HÌNH 8. Tượng Quan Âm, chùa Dâu, Bắc Ninh.

 

 

HÌNH 9. Quan Âm Tống Tử. Chùa Tây phưong, Hà Nội.

 

 

HÌNH 10. Quan Âm Thị Kính.

Tượng thờ ở chùa Sùng Nghiêm tỉnh Sơn Tây.

Một kiệt tác của ngành điêu khắc Phật giáo Việt Nam.

 

 

HÌNH 11. Phổ Hiền Bồ Tát cưỡi voi trắng.

HÌNH 12. Văn Thù Bồ tát cưỡi sư tử.

Tượng thờ tại chùa Bút Tháp, tỉnh Bắc Ninh.

 

 

HÌNH 13.

Các vị LA HÁN, chùa Tây Phương, Hà Nội.

 

 

HÌNH 14.

Tượng Ông Thiện, chùa KEO, Thái Bình.

 

HÌNH 15.

Tượng LA HÁN, chùa NÔM, Hưng Yên

 

 

HÌNH 16. Phật Tuyết Sơn, thời Trịnh Nguyễn, chùa Tây Phương.

 

 

HÌNH 17. Phật Tuyết Sơn, thời hậu Lê, chùa Bút Tháp.

 

 

HÌNH 18. Phật tọa thiền. Chùa Nôm, Hưng Yên.

 

Tượng làm bằng đất được sơn phết, không bị hư hại sau nhiều trận lụt khủng khiếp. Chùa Nôm có đến 100 bức tượng cổ bằng đất.

 

 

HÌNH 19. Phật tọa thiền.

 

Tạc bằng gỗ mít không sơn. Hiện thờ tại chùa Đậu, Thường Tín, Hà Nội .

 

 

HÌNH 20. Chùa Thiên Mụ (Linh Mụ)

 

Danh linh thắng cảnh của Huế thơ mộng ,chùa nằm trên đồi Hà Khê và được khởi công xây cất năm 1601 dưới thờì Chúa Nguyễn Hoàng. Trong chùa có thờ Thập điện Minh Vương.

 

HÌNH 21. Chùa Từ Đàm.

 

Đây là trung tâm tinh thần của Phật giáo miền Trung, và có lẽ của cả miền Nam Việt Nam. Chùa được xây cất vào thế kỷ thứ 17 SCN, dưới thời Vua Lê Hy Tông đang bị Chúa Nguyễn trấn áp. Chùa tọa trên đồi Long Sơn giữa thành phố Huế.

 

HÌNH 21 & 22.

Tượng Phật chùa Từ Đàm.

Tôi không rõ xuất sứ và lịch sử hai pho tượng Phật chụp trong hình. Vậy qúy độc giả nào biết chi tiết thì xin làm ơn chỉ giáo. Xin đa tạ trước.

 

HÌNH 23. A-di-đà Tam Tôn.

 

HÌNH 24. Địa Tạng Bồ Tát.

 

 

HÌNH 25. Chùa VĩnhThạnh, MỹTho.

Đây là một chùa khá kỳ cựu và rất nổi tiếng ở miền Nam , được xây cất vào đầu thế kỷ thứ 19. Kiến trúc chịu ảnh hưỏng La Mã trộn với truyền thống Theravada. Trong chùa có thờ rất nhiều tượng bằng gỗ và bằng đồng chịu ảnh hương của Trung Hoa.

Đứng trưóc Phật A-di-đà là tượng Thích Ca sơ sinh.

Tượng Địa Tạng khá độc đáo ngộ nghĩnh, ít khi thấy ở các nơi khác.

 

HÌNH 26. Phật nhập Niết Bàn. Chùa Linh sơn, Nha Trang.

 

HÌNH 27. Phật tọa thiền bằng khối đá ngọc. Chùa Tùng Vân, Vĩnh Phúc.

 

HÌNH 28. Phật A-di-đà, chùa Báí đình, Ninh Bình.

Tượng bằng đồng, nặng 100 tấn.

 

Hình 29&30. Tượng Phật chùa Kh’leang, Sóc Trăng.

 

Đây là ngôi chùa cổ nhất tỉnh Sóc Trăng, xây cất từ năm 1533. Lối kiến trúc cho ta thấy ảnh hưởng văn hóa Khmer và hệ phái Phật giáo Theravada. Tay Phật bắt Địa Xúc Ấn (Aksobhya mudra).

 

KẾT LUẬN

Ngắm các tượng Phật cổ Việt Nam, người ta cảm phục tài năng và tinh thần nghệ thuật của các điêu khắc gia Phật giáo. Tuy chịu ảnh hưởng rất nặng nề của Trung Hoa và Ấn độ, những nghệ sĩ này vẫn bảo vệ và phát huy một cái nhìn sâu sắc tinh tế để trình diễn trên các pho tượng những đặc tính độc đáo của dân tộc Việt.

Chiêm ngưỡng tượng Thích Ca sơ sinh, Phật Tuyết Sơn, Quan Âm Thiên thủ Thiên Nhãn, và nhất là tượng Quan Âm Thị Kính, mọi người đều phải công nhận rằng đây là tượng Phật Việt Nam, chứ không phải là tượng của Ấn độ, Trung Hoa, Triều Tiên hay Nhật Bản. Người Việt Nam đã đóng góp tiếng nói của mình để ca tụng Đức Phật, và đã giúp chúng sinh cảm thấy gần gũi với Ngài hơn.

Những pho tượng Phật hiện đại có vẻ nhắm vào phô trương hơn là hướng về nghệ thuật hay đạo lý. Những pho tượng khổng lồ được chế tạo rập theo một khuôn mẫu gò bó thiếu tự nhiên, khiến cho người ta cảm thấy bị áp chế đè nén, không phát huy được trí tưởng tượng hay lòng cảm hóa có thể dẫn dắt con người đến Giác ngộ.

Người ta mong rằng trong tương lai, những nghệ sĩ Việt Nam sẽ vươn thoát khỏi cái quan niệm chật hẹp khuê trương khuyếch đại, để theo đuổi một đường lối phù hợp với tinh thần khiêm nhường giản dị và thuyết Vô thường của Phật đạo.

 

TÔN KÀN

Đầu Xuân 2012