GS Tiến Sĩ Tô Đồng

Khoa trưởng trường Đại Học Dược Khoa Sài G̣n
1974-1975.


 

Sau khi đậu kỳ thi Vật Lư Đại Cương khóa đầu năm 52-53 tại đại học Khoa Học Hà Nội, th́ một tháng sau, tôi qua được kỳ thi Tập Sự Dược Khoa của đại học Y Dược. Ngay tuần kế tiếp, sẵn kinh nghiệm mới thi xong, tôi đậu kỳ Thi Tuyển vào năm thứ nhất Quân Dược. Thi cùng khóa với tôi c̣n có Đào Hữu Giao, nhưng anh đă từ chối không vô, v́ biết khi ra trường sẽ không được làm thêm nghề tư. Những tháng hè trôi qua rất nhanh, rồi sau khi khám sức khỏe, tôi được nhập học trường Quân Y Trung Ương Việt Nam đầu niên học 53-54. Tuy cùng học cùng thi với bên dân sự, nhưng khoảng năm sáu chục sinh viên quân y chúng tôi thuộc đủ mọi lớp phải ăn ở sinh hoạt trong khuôn viên nhà trường, nguyên là nhà thương Paterson phố hàng Chuối. Quần áo nhà binh, phù hiệu trường quân y đeo bên túi. Lon kiểu Pháp, gắn trên cầu vai có nền nhung đỏ cho bên y, nhung xanh cho bên dược. Ngoài lon cấp bậc chính c̣n có thêm một lon vàng có vân óng ánh tượng trưng cho nhà trường. Y sĩ Trung Tá Nguyễn Đ́nh Hào là Giám Đốc, Y sĩ Đại Úy Nguyễn Th́n là Giám Học. Trường Quân Y có nhiều pḥng lớn nhỏ cho sinh viên. Pḥng rộng nhất năm người. Tôi ở pḥng này, có lan can nh́n ra đường Trần Hưng Đạo. Từ cửa pḥng đi vào bên trái theo chiều dọc là hai giường sắt của Nguyễn Khắc Minh rồi tới tôi, bên phải là ba giường của Phạm Viết Tú, Ngô Văn Nhâm, và Bùi Duy Tâm.

 

 

 

Giữa pḥng có hai bàn viết vuông vắn và năm sáu chiếc ghế. Pḥng nhỏ nhất hai người, dành cho Nguyễn Thế Minh và Nguyễn Mạnh Hùng. Các cửa pḥng đều mở ra một hành lang rộng răi. Cư xá có sân thượng trông xuống hai mặt đường, liền với một căn nhà nhỏ dùng làm pḥng kỷ luật để giam giữ những sinh viên bị trọng cấm, v́ học hành lười biếng hay thái độ cẩu thả. Thư viện ở tầng dưới đầy đủ sách có thể mượn về tham khảo và mỗi tầng đều có pḥng đọc sách nhỏ. Chính giữa sân trường có dựng một cột cờ. Học hành dễ dàng nhưng phải thi liên tục những kỳ khảo hạch tại trường. Ai ít điểm th́ bị phạt không được xuất trại ngày nghỉ, ai dở quá th́ bị giam một hai ngày ở pḥng kỷ luật. Ăn uống được đầy đủ cả về phẩm lẫn lượng, nhà bếp có xe Dodge đi chợ Đồng Xuân mỗi ngày, có một sinh viên sĩ quan đi theo giám thị. Hội đồng ẩm thực gồm sáu người, bên dược có Dương Văn Duy và tôi, bên y có Nguyễn Tấn Chức và ba sinh viên nữa. Mỗi tháng một người lănh trách nhiệm lo kiểm soát biên lai tiền bạc, ngày ngày giao cho đầu bếp khoảng 2500 đồng để đi chợ. Nhưng khó khăn nhất là chọn các món ăn. Mấy anh Bắc th́ không ưa gà xé phay, anh Nam th́ chê gị lụa.

 

Chỉ mấy ngày tết là dễ chịu v́ anh Bắc th́ về ăn tết cùng gia đ́nh, anh Nam ở lại tha hồ quyết định món ăn khoái khẩu với nhà bếp. Nhưng lâu dần th́ vui vẻ cả làng. Bè bạn biết hay thân nhau v́ chỉ trên dưới một vài lớp mà cũng có những môn phải học chung. Mỗi buổi sáng, sinh viên phải tập hợp ở sân trường để điểm danh và chào cờ. Gần lễ Hưng Quốc Khánh Niệm ngày 2 tháng 5 âm lịch, chúng tôi được tập tành mấy buổi để đi điểm binh. Thường th́ có Nguyễn Phú Lịch và Nguyễn Hiệp đứng ra điều khiển, v́ mấy anh đă có ít nhiều kinh nghiệm ở quân đội khi bị gọi động viên Sĩ Quan Thủ Đức. Vào ngày lễ vua Gia Long lên ngôi này, các sinh viên quân y đi diễn hành qua khán đài thiết lập ngay trước Ṭa Thị Chính bên hồ Gươm Hà Nội và được dân chúng đứng hai bên đường hoan hô nhiệt liệt. V́ lễ phục sĩ quan trắng tinh đẹp đẽ, hay v́ đi đứng oai nghiêm. Có lẽ cả hai. Đây là lần đầu và cũng là lần cuối sinh viên quân y tham dự cuộc duyệt binh ở Hà Nội. Rồi thề trung thành với Quốc Trưởng Bảo Đại, dưới sự lănh đạo của Tướng Nguyễn Văn Vận. Hôm đó sinh viên c̣n được vô biệt điện gần vườn Bách Thảo dự cuộc tiếp tân của Quốc Trưởng.

 

 

Tôi nhớ Bùi Nghĩa Bỉnh mặc bộ đồ trận, lúc ra về anh c̣n thủ một chai whiskey trong túi làm vui.

 

Trường quân y có nhiều sinh viên cao ráo đẹp trai như Nguyễn Kiển Ngọc, Nguyễn Tú, Nguyễn Thế Minh, Phạm Văn Biểu, Bùi Quốc Trụ, Dương Quang Hiển, Nguyễn Phú Lịch, Nguyễn Hiệp. To lớn khỏe mạnh có Hoàng Cơ Lân, Trịnh Cao Hải. Hầu hết đều rất tốt tính như Nguyễn Khái, Nguyễn Đức Tiến, Mai Văn Đồng, Chu Tất Đắc, Nguyễn Đ́nh Lợi, Trương Quí Lâm, Bùi Văn Đoàn, Vơ Tam Anh, Nguyễn Phú Duyệt, Nguyễn Quang Đ́nh, Nguyễn Duy Sản, Nguyễn Thanh Giá, Dương Văn Duy, Cao Thiện Chánh và hai anh em họ Dương Minh Quảng, Dương Minh Châu. C̣n nhiều bạn tôi không thể nhớ hết. Mỗi người một vẻ. Thẳng thắn cương trực có Lân, thông minh nhanh nhẹn có Biểu. Hiểu rộng biết nhiều có Nguyễn Đức Hạnh, Nghiêm Xuân Húc. Văn hoa tài tử có Nguyễn Thế Minh, Nguyễn Kiển Ngọc, Vũ Phạm Tiến, Hồ Văn Châm. Hiền lành dễ dàng có Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Đức Tiến, Ngô Yên Quế. Chăm chỉ chịu khó có Nguyễn Đ́nh Phác, Vũ Quí Đài, Nguyễn Khắc Minh. Giao thiệp khéo léo có Nguyễn Phúc Bửu Tập. Biệt lập và can trường có Bùi Duy Tâm. Kể dí dỏm các chuyện tiếu lâm có Trương Quí Lâm. Tôi không biết ǵ nhiều về những sinh viên đàn anh sắp ra trường, nhưng có thể kể Nguyễn Văn Ba, Nguyễn Quang Huấn, Trần Văn Kính, Đặng Trần Lợi, Nguyễn Sơn, Phạm Hà Thanh, Phạm Ngọc Tỏa, Trần Kim Tuyến, Nguyễn Hữu Vị. Những sinh viên này về sau đă có thời đảm nhiệm những trọng trách lớn lao của ngành Quân Y. Cao Thiện Chánh cũng lên tới hàng Dược sĩ Đại Tá. Riêng bác sĩ Trần Kim Tuyến, một nhân vật quan trọng của đệ nhất Cộng Ḥa, không hành nghề y và trở thành Giám Đốc Sở Nghiên Cứu Chính Trị. Cũng một phần nhờ có ông mà các quân y hiện dịch không bị thiệt tḥi so với đồng nghiệp bên ngành trừ bị.

 

Tôi hay cùng Bùi Duy Tâm đi thuyền buồm trên hồ Tây, đi đánh tennis ở sân Septo có các huấn luyện viên Xuân và Tịch chỉ dẫn. Thường thường đi ăn phở sáng, đi dạo chơi với Nguyễn Duy Sản. Chụp ảnh đẹp phải nhờ đến Dương Minh Châu. Cũng có khi xem những phim giải trí cùng Hồ Văn Châm, Vơ Tam Anh, Nguyễn Phú Duyệt. Duyệt c̣n mang bộ bài mạt chược vào trường Quân Y dậy cho tôi cách chơi. Nhiều khi muốn ra phố chúng tôi mặc quần áo dân sự sẵn, rồi khoác ngoài một chiếc áo mưa và đội mũ nhà binh để trốn qua cổng gác. Sinh viên thời đó thường chỉ có xe đạp hay xe gắn máy. Trừ Nguyễn Hiệp và Chu Tất Đắc có Vespa cũng hay chở tôi đi ḷng ṿng đủ mọi chỗ. Buồng tôi có Nguyễn Khắc Minh và Ngô Văn Nhâm là hai kiện tướng đă tập tành Bắp Thịt Trước Đă của Phạm Văn Tươi thật đều đặn và thành công. Tôi quá dở, quyển dậy thể dục giản dị như vậy mà muốn theo cũng không nổi! Tennis vô địch sinh viên có Trần Văn Khoan. Nhưng nhà trường chưa thấy có một đội cầu thủ sáng giá nào, về quần vợt, bóng rổ, bóng truyền hay bóng bàn.

 

Gần kỳ thi cuối năm th́ Y sĩ Thiếu Tá Đinh Văn Thắng lên thay Y sĩ Trung Tá Nguyễn Đ́nh Hào làm Giám Đốc. Ông có dành một buổi nói chuyện với các anh em về t́nh h́nh đất nước. Nhưng ông, Y sĩ Đại Úy Nguyễn Th́n, và một số ít sinh viên quân y đă ở lại không di cư vào Nam.

 

Theo thông lệ, sinh viên quân y phải đi tập quân sự một tháng hè trong hai năm liên tiếp, rồi năm sau mới tới phần tập sự tại các đơn vị liên hệ. Ngày 12 tháng 7 năm 1954, chúng tôi lên máy bay Cosara vô trường Liên quân Đà Lạt EMIAD. Khi ấy, Đại Tá Nguyễn Văn Chuân làm chỉ huy trưởng. Đại Úy Nguyễn Ngọc Khôi phụ trách chương tŕnh huấn luyện cho Quân Y cùng một số sĩ quan Pháp đang dậy quân sự tại đây.

 

 

Có lần chúng tôi được đi du ngọan thác Pongour, và leo lên đỉnh núi Langbian. Ban đêm chúng tôi đeo súng đi men đường rừng và leo đèo. Lại sợ bắn nhầm nhau thay v́ bắn cọp, tuy đă nhắc nhau nhiều lần khi đi đường th́ súng phải cài chốt an toàn mà vẫn có anh quên. Kể khi hiệp định ngày 20 tháng 7 năm 1954 tại Genève kư kết, anh em chúng tôi ai cũng có mối lo nghĩ riêng. Nếu gia đ́nh vô Nam th́ ở đâu? Mà gia đ́nh ở lại Bắc th́ rồi sẽ ra sao? Tôi may có anh Ngô Yên Quế, con cụ Ngô Dự Trương, thường chuyển thư nhà từ Hà Nội gửi vào Nam cho tôi trong mấy tháng trời đầy giao động này. Tại Đà Lạt, vào dịp măn khóa, trường Quân Y phải tổ chức một buổi văn nghệ cho công chúng xem ở một hí viện thành phố. Chúng tôi có dịp tập hát tập kịch nên cũng quên đi phần nào câu chuyện thời sự. Hôm tŕnh diễn, Bùi Quốc Trụ đại diện trường đọc diễn văn và giới thiệu các tiết mục. Ban đồng ca trong có Vũ Quí Đài tŕnh bầy bài T́nh Quê, lời của Hồ Đ́nh Phương, nhạc của Châu Kỳ. Ban kịch tŕnh diễn vở Sang Sông của Hoàng Ngọc Khôi. Khôi về sau trở thành một bác sĩ kiêm nhà văn nhà thơ và định cư ở Canada. Nguyễn Thế Minh trong vai ông đồ đang ngồi ngất ngưởng uống rượu ngâm thơ, để xem hoa nở và chờ trăng lên. Anh xuất sắc trong đủ bộ môn văn nghệ. Nguyễn Khái trong vai bà đồ hiền lành chịu khó. Hồ Văn Châm đóng vai cô gái yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu. Tôi thủ vai một chàng trai vui chơi, đang rượu chè say sưa. Nhưng đến màn cuối, lúc mọi người thức tỉnh th́ tất cả cùng kéo nhau sang sông về Nam. Về miền tự do.

 

 

Hết hè, Nguyễn Văn Chất, Nguyễn Duy Sản và tôi rủ nhau đi thăm Huế. Phải cám ơn hai bạn Hồ Văn Châm và Vơ Tam Anh đă hướng đạo, chỉ dẫn cho chúng tôi thấy sự thơ mộng nơi sông Hương núi Ngự, cùng các nét kiều diễm của giai nhân đất thần kinh này.Những ngày đẹp trời, chúng tôi đi thăm viếng các lăng tẩm nhà Nguyễn, chùa Thiên Mụ, chợ Đông Ba, thôn Vĩ Dạ, khu Gia Hội. Được gập ca sĩ trẻ tuổi nổi danh Kim Tước. Tôi cũng nhân dịp thăm hỏi các bạn Nguyễn Phúc Bửu Tập, Phạm Thị Mộng Thu, Vĩnh Đằng.

 

Hè năm sau khi chúng tôi lên EMIAD để tập quân sự th́ Trung Tá Nguyễn Văn Thiệu làm chỉ huy trưởng. Bạn bè quân y có thêm nhiều người, Phùng Quốc Anh, Chu Bá Bằng, Bùi Thế Cầu, Trịnh Văn Chính, Nguyễn Hùng Tín, Bạch Đ́nh Minh, Phạm Ngọc Tùng, Bạch Toàn Vinh, Tạ Văn Quang, Phạm Kỳ. Toàn những anh hùng hảo hớn, về sau có thời đă đảm nhận các chức vụ chỉ huy quan trọng. Tạ Văn Quang Viện Bào Chế Quân Đội, Phùng Quốc Anh Bệnh Viện Nha Trang, Chu Bá Bằng Bệnh Viện Hồng Bàng, Bạch Đ́nh Minh Bệnh Viện Nguyễn Văn Học, Bùi Thế Cầu Tỉnh Trưởng Gia Định, Trịnh Văn Chính Trung Tâm Tiếp Huyết, Bạch Toàn Vinh Viện Thí Nghiệm Trung Ương. Nhưng v́ không ăn ở cùng như ngoài Bắc, nên ít kỷ niệm về trường để viết hơn.

 

Vào Sài G̣n, cơ sở tạm của trường Quân Y gần cầu chữ Y trong Chợ Lớn không đủ chỗ cho sinh viên mà cũng không có lấy đủ tiện nghi như ở Hà Nội. Lúc này quyền Chỉ Huy Trưởng là giáo sư Y khoa Trần Anh, rồi tiếp đến Y sĩ Thiếu Tá Nguyễn Hữu Thư làm Giám Đốc. Lon được đổi lại theo kiểu Mỹ, hoa mai vàng gắn trên cổ áo. Sinh viên quân y nhiều người có thể về sống với gia đ́nh. Nguyễn Văn Chất và tôi ở trọ học cùng chỗ với Nguyễn Văn Phác, anh của Chất, tại một căn nhà đường Ngô Tùng Châu, trông sang một vườn hoa nhỏ. Anh Phác, một kỹ sư rất giỏi tốt nghiệp Cao Đẳng Công Chánh, mấy tháng sau sang Pháp du học về Khí Tượng. Chúng tôi ngủ trên một căn gác xép, nhà trọ c̣n có Nguyễn Văn Sáu làm kế toán cho Comptoir des Produits Chimiques đường Bonard. Cũng có dạo Nguyễn Hiệp đến đây ở cùng chúng tôi, v́ gia đ́nh anh lúc đó c̣n tính ở lại Hà Nội. Rồi con bà chủ nhà là anh Robert bị thủy đậu. Tôi sợ lây bệnh nên tạm ra ở cùng Bùi Đ́nh Nam trong Khu Lều của sinh viên Đại Học Hà Nội. Những dẫy lều nhà binh thật lớn cất liền sát nhau trên nền khám lớn cũ đường Gia Long. Mỗi lều trong có kê những phản gỗ dài và chừa lối đi ở giữa, có thể chứa chừng 20 sinh viên. Trời nóng nực như thiêu đốt lúc ban ngày, nhưng buổi tối có gió mát từ phía sông Sài G̣n thổi vào. Tôi được gập lại đa số bè bạn từ các phân khoa đại học miền Bắc. Vào khoảng giữa năm 1955, Nam và tôi về ở Đại Học Xá Chợ Lớn mới được xây cất xong cho tiện việc đi lại học hành.