Tìm Kiếm Bài Đã Đăng
Nguyễn Tiến Cảnh
Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế là một khu thương mại gồm 7 tòa cao ốc nằm ở phía Nam Manhattan của thành phố Nữu Ước, thuộc tiểu bang Nữu Ước, Hoa Kỳ, chiếm một khoảng đất rộng 16 mẫu (65,000 m2). Trung Tâm được thiết kế vẽ kiểu bởi kiến trúc sư Minoru Yamasaki là người Mỹ gốc Nhật và được đặt móng khởi công xây cất ngày 5-8-1966.
Tháp Bắc/North Tower (1) hoàn thành tháng 12 năm 1972, cao 1,368 bộ (417m), trên đỉnh có đặt một dây vô tuyến viễn thông (antenna) cao 360 bộ (110m) đưa tòa nhà lên cao 1,728 bộ (527m) và Tháp Nam/South Tower (2) hoàn thành vào tháng 7 năm 1973, có một đài quan sát ở trong tầng 107 và một đài ở tầng 110 trên nóc sân thượng gọi là Top of the World Observation deck đưa cao ốc lên cao 1,377 bộ (420m). Hai tháp này gọi chung là Tháp Đôi (Twin Towers) là những cao ốc cao nhất thế giới, qua mặt cả cao ốc The Empire State cũng ở Manhattan, nhưng 2 năm sau thì thua Tháp Sears (Sears Tower) ở Chicago. Khu này nằm ngay giữa downtown, trung tâm tài chánh của thành phố New York, chiếm khoảng 1 mẫu (43,560 bộ vuông) trong số 16 mẫu (65,000m2) của toàn khu trung tâm.và 13.4 triệu bộ vuông (1.24 triệu m2) diện tích làm văn phòng, mỗi tháp có 110 tầng.
Tửu lầu Windows on The World nằm ở tầng 106 và 107 của Tháp Bắc, Đài Quan Sát Top of The World Observation deck nằm ở tầng 107 và 110 của Tháp Nam. Những trung tâm thương mại khác gồm cao ốc Marriot World Trade Center (3), World Trade Center (4), World Trade Center (5), World Trade Center (6). Những trung tâm này được xây trong khoảng từ năm 1975 tới 1981. Cao ốc cuối cùng là World Trade Center (7) được xây năm 1985.
Trong số 110 tầng thì 8 tầng dùng làm cơ sở bảo trì máy móc kỹ thuật, phần còn lại dùng làm văn phòng; mỗi tháp có 3.8 triệu bộ vuông (350,000m2) văn phòng. Tổng cộng diện tích văn phòng của toàn thể 7 trung tâm là 11.2 triệu bộ vuông (1.40 km2). Để di chuyển được nhanh chóng và tránh ứ kẹt, người ta đã phải thiết kế 95 cái thang máy loại tốc hành và bình thường cho tất cả các trung tâm. Năng lượng điện phục vụ trung tâm được cung cấp bởi Consolidated Edison với 13,800 volts. Ngoài ra còn có những máy phát điện dự phòng khẩn cấp nằm ở mỗi tháp và trên nóc sân thượng của Tháp (5). Khi Trung tâm Tháp Đôi hoàn thành thì Porth Authority đã phải chi mất 900 triệu Mỹ kim.
Tổ chức sinh hoạt của Trung Tâm
Những năm đầu, những công ty và tổ chức có liên hệ trực tiếp với trung tâm như các cơ quan của chính phủ, của tiểu bang Nữu Ước…được ưu tiên thuê nhượng, nhưng thất bại vì không hấp dẫn đủ để lôi cuốn khách hàng. Cho tới thập niện 1980 thì tình trạng tài chánh của thành phố đỡ hơn vì có nhiều công ty tư nhân đến thuê, nhất là các công ty tài chánh liên hệ với tổ chức đầu tư chứng khoán Wall Street. Trong thập niên 1990 thì đã có 500 công ty đặt văn phòng tại đây như các công ty tài chánh Morgan Stanley, Aon Corporation, Salomon Brothers và cả Port Authority. Nơi hội tụ khách hàng ở từng trệt của trung tâm là Thương Xá (Mall) và Ga tàu điện Port Authority Trans-Hudson (PATH), lúc nào cũng có người nhôn nhịp suốt ngày đêm. Tháp Bắc (1) lúc đó đã trở thành trụ sở chính của công ty Cantor Fitzgerald và của Port Authority của New York và New Jersey.
Tầng 110 của Tháp (1) có đài phát thanh và vô tuyến truyền hình; trên nóc của tháp có cả một mạng lưới phát tuyến (antenna) trong đó có cột phát tuyến chính cao 360 bộ (110m), được tái thiết năm 1999 bởi công ty Dielectric inc. để điều chỉnh DTV. Cột chính này phát ra những tín hiệu vô tuyến truyền hình cho hầu hết các đài truyền hình ở Nữu Ước. Nó cũng có 4 đài phát thanh FM của thành phố Nữu Ước. Muốn lên nóc sân thượng của tháp phải qua sự kiểm soát của trung tâm điều hành đặt tại tầng trệt B1 của Tháp Nam (2).
Đài Quan Sát Thế Giới/Top of the World observation deck nằm ở Tháp Nam (2) có 2 phần, phần trong và phần ngoài nằm ở tầng 107 và 110. Khán giả muốn lên coi phải qua trạm kiểm soát an ninh vì năm 1993 đã xẩy ra vụ đặt bom. Cái hấp dẫn của đài quan sát là đi trực thăng giả làm người ta có cảm giác mình đang ở trên máy bay trực thăng bay lượn chung quanh thành phố Nữu Ước. Nếu thời tiết cho phép, khách có thể được đi hai lượt thang tự động từ lầu 107 lên tới lầu 110 ở cao độ 1,377 bộ (420m) để quan sát và ngắm cảnh trời nước. Nếu trời quang mây đãng, ta có thể nhìn tứ phía xa tới 50 miles (80 km). Một hàng rào được xây nhô ra xa để phòng ngừa có người nhảy lầu tự vận, trên đó có khoảng đứng để ngắm cảnh với một hàng tay vịn bình thường nên tầm mắt nhìn hoàn toàn thoải mái không bị cản trở, khác hẳn với sàn quan sát ở bên cao ốc Empire State.
Tháp Bắc (1) có một tửu lầu nằm ở tầng 106 và 107 gọi là Cửa Sổ Nhìn Ra Thế Giới / Windows on the World khai trương vào tháng 4 năm 1976. Tửu lầu do Joe Baum làm chủ, phí tổn thiết lập mất 17 triệu mỹ kim. Ngoài tửu lầu chính còn có 2 nhà hàng phụ ở trên sân thượng của tháp. Nhà hàng có quầy rượu và lớp huấn luyện thưởng thức các loại rượu vang do Kevin Zraly điều khiển. Tửu làu đã có lần đóng cửa vì vụ đặt bom năm 1993. Sau này vào năm 1996 nhà hàng mở cửa trở lại; thực đơn khai vị và quầy rượu được thay thế bởi “Greatest Bar on Earth” và “Wild Blue”. Năm 2000, Tửu lầu Windows on The World bá cáo lợi tức hàng năm thu được là 37 triệu Mỹ kim. Đây là một nhà hàng có lợi tức cao nhất ở Hoa Kỳ và cũng cao nhất thế giới
Năm cao ốc khác nằm vòng quanh trên khu đất 16 mẫu là World Trade Center 3,4,5,6,7. Cao ốc 3 là khách sạn Vista Hotel có 22 tầng, khai trương năm 1981, sau này năm 1995 đổi thành Marriott World Trade Center nằm ở phía Tây Nam của trung tâm. Ba cao ốc thấp hơn là 4,5,6 có cùng một kiến trúc cũng nằm chung quanh khu thương mại. Trung tâm 6, ở góc Tây Bắc, dùng làm Sở Quan Thuế và Viện Hối Đoái Hoa Kỳ. Trung Tâm 5 nằm ở góc Đông Bắc, ngay trên nóc nhà ga Port Authority Trans-Hudson (PATH).Trung Tâm 4 thì nằm ở góc Đông Nam. Năm 1987, Trung Tâm 7 là cao ốc 47 tầng mới được xây và nằm ở hướng Bắc. Bên dưới Khu Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế là cả một khu Thương Xá vĩ đại (Mall) nằm ở tầng hầm / basements dưới mặt đất, từ đây có đường nối tiếp với rất nhiểu trạm giao thông khác như hệ thống xe điện đường hầm của Nữu Ước và xe điện của công ty Port Authority Trans-Hudson chạy từ Manhattan đi thành phố Jersey, Hoboken và Newark.
Tại đây cũng là nơi cất giữ vàng lớn nhất thế giới, nằm sâu dưới đất bên dưới Trung Tâm Thương Mại. Chủ nhân số vàng đó là một tổ hợp các ngân hàng thương mại. Vụ đặt bom năm 1993 đã nổ gần kho vàng này. Bảy tuần lễ sau vụ khủng bố ngày 11 tháng 9, người ta đã lấy ra khỏi kho ở dưới hầm của trung tâm 4 một số quí kim trị giá 230 triệu Mỹ Kim, trong đó có 3,800 thoi vàng, mỗi thoi nặng 100 lượng và 30,000 thoi bạc, mỗi thoi nặng 1,000 lượng.
Mỗi ngày trung bình có 50,000 nhân viên đến làm việc trong những tháp đôi, cộng thêm khoảng 200,000 khách du lịch thăm viếng. Trung Tâm rộng đến nỗi có khu bưu chính (Zip code) riêng là 10048. Tháp Đôi có đài quan sát trứ danh, có Tửu Lầu nổi tiếng. Tháp Đôi đã vang danh khắp thế giới ai cũng biết; nó xuất hiện trên nhiều phim ảnh và truyền hình cũng như bưu thiếp và nhiều đồ vật thương mại khác dùng làm kỷ vật như George Willig chuyên viên làm đồ chơi ở Brooklyn đã làm Tháp Đôi thu nhỏ lại, bé xíu nằm gọn trong lòng bàn tay. Nó đã thành biểu tượng của thành phố Nữu Ước giống như cao ốc Empire State, cao ốc Chrysler và tượng Nữ Thần Tự Do.
Diễn viên đi dây kỳ tài người Pháp là Philipe Petit đã từng biểu diễn ở đây, đi trên sợi dây căng thẳng từ Tháp 1 qua Tháp 2 vào năm 1974 như trong phim tài liệu Man on Wire. Năm 1983 ngày lễ kỷ niệm Chiến Sĩ Trận Vong Memorial Day, Dan Goodwin, chuyên viên diễn thuyết về chữa cháy và cứu người ở những cao ốc, đã biểu diễn leo ra bên ngoài Tháp Bắc (1) một cách dễ dàng…Nhưng sự liều lĩnh của ông ta chỉ để chứng tỏ cho mọi người biết rằng không thể cứu được người bị kẹt ở những tầng lầu cao trên hết của những cao ốc chọc trời khi mà hỏa hoạn hay tai biến xẩy ra. Một cuộc tranh tài quốc tế cờ Chess cũng đã được tổ chức tại đây ở lầu 107 của Tháp Nam (2) năm 1995.
Những biến cố xẩy ra ở Trung Tâm
Tháng Giêng năm 1998, một đảng viên Mafia tên Ralph Guarino đã len lỏi vào làm nhân viên bảo trì của Trung Tâm rồi tổ chức một đội 3 tên đã đánh cướp được 2 triệu mỹ kim từ một xe chở tiền của hãng Brinks đang đi giao tiền ở tầng lầu 11 của trung Tâm.
Trung Tâm Thương Mại bị hỏa hoạn ngày 13-2-1975 ở tầng lầu 11 của Tháp Bắc. Lửa đã lan qua tầng 9 và 14 do dây điện thoại xẹt lửa, nhưng đám cháy đã bị dập tắt ngay. Nguồn phát hỏa chính cũng bị khống chế vài giờ sau. Thiệt hại nhiều nhất là lầu 11.
Trung Tâm lại bị đánh bom ngày 26-2-1993 lúc 12:17PM. Một chiếc xe truck hiệu Ryder chở 1,500 pounds (680kg) chất nổ do Ramzi Youset gài đã phát nổ trong nhà đậu xe ở dưới hầm của Tháp Bắc (1). Sức nổ gây ra một lỗ hổng rộng 100 bộ (30m) xuyên qua 5 tầng hầm / basements đậu xe, thiệt hại nặng nhất là ở tầng B1và B2 và đặc biệt cấu trúc chính của tầng B3, khiến 6 người chết, 50,000 nhân viên và khách viếng đang ở Tháp 110 tầng bị ngộp thở. Nhiều người ở Tháp Bắc buộc phải chạy bộ di tản xuống tầng dưới bằng cầu thang tối om không còn điện; có người phải mất 2 tiếng đồng hồ hoặc hơn mới tới được nơi an toàn.
Sau vụ nổ, Yousef đã chạy trốn sang Pakistan, nhưng cũng bị bắt ở Islamabad vào tháng Giêng năm 1995 và bị dẫn độ về Mỹ để ra tòa và bị kết án vào tháng 11 năm 1997, còn Sheika Omar Abdel Rahman bị kết án liên can đến vụ bom nổ và các âm mưu khác năm 1966; bốn tên khác bị kết án vào tháng 5, 1994.
Theo ông chánh án, mục đích của âm mưu vụ đặt bom này là làm cho Tháp Bắc mất thăng bằng mà xụp sẽ đổ nhào lên Tháp Nam, khiến cho Tháp Nam cũng xụp luôn, làm tiêu tan cả hai kỳ công này của Nữu Ước.
Năm 1998 Port Authority của New York và New Jersy quyết định tư nhân hóa trung tâm và nhượng cho công ty Silverstein Properties điều hành vào tháng 7 năm 2001.
Vào sáng ngày 11-9-2001, đám khủng bố không tặc có liên hệ với Al-Qaeda lái hai chiếc máy bay jets 767, một của American Airline (chuyến bay 11), một của United Airline (chuyến bay 175), lần lượt đâm vào Tháp Bắc (1) hồi 08:46 giờ sáng làm tổn hại giữa tầng 93 và 99 và chừng 17 phút sau đâm vào Tháp Nam (2) làm hư hại khoảng giữa tầng 77 và 85. Tháp Nam sau khi phát hỏa bốc cháy chừng 56 phút, thì xụp và chừng nửa giờ sau đến lượt Tháp Bắc cũng đổ luôn. Tháp 1 thiệt hại làm 1,344 người bị kẹt không lối thoát và chết. Tháp 2 bị nhẹ hơn vì máy bay đâm xế bên cạnh sườn của tháp, không trúng trung tâm như bên tháp 1 nên vẫn còn một cầu thang an toàn, nhưng cũng chỉ một số rất nhỏ người thoát khỏi trước khi tháp xụp khiến chừng 700 người chết ngay lập tức hoặc bị kẹt bên trong.
Sau vụ khủng bố đó, báo chí tường thuật là cả chục ngàn người thiệt mạng trong số 50,000 người hiện diện trong hai Tháp Đôi đó. Cuối cùng có 2,752 giấy khai tử được cấp phát liên quan đế vụ khủng bố 9/11 này, trong đó kể cả Felicia Dunn-Jones bị chết 5 tháng sau vì bệnh phổi do hít phải quá nhiều bụi lúc Trung Tâm xụp đổ, bác sĩ Sneha Anne Philip mà người ta thấy trước ngày Trung Tâm bị tấn công nhưng sau đó không thấy bà đâu nữa và Leon Heyward, người bị ung thư phổi / lymphoma chết vào năm 2008 cũng do hít phải quá nhiều bụi bặm khi cao ốc Tháp Đôi xụp đổ. Cantor Fitzgerald L.P., ngân hàng đầu tư ờ từng lầu 101-105 của Trung Tâm đã mất 658 nhân viên, nhiều hơn bất cứ một chủ nhân nào khác, trong khi công ty Marsh & McLennan ở từng lầu 93-101 ngay bên dưới Cantor Fitzgerald, mất 295 nhân viên và tổ hợp Aon Corporation mât 175 người. Ngoài ra có 343 nhân viên chữa cháy của Nữu Ước bị thiệt mạng, 84 nhân viên của Port Authority, trong đó có 37 nhân viên của sở cảnh sát Port Authority và 23 sĩ quan cảnh sát của thành phố Nữu Ước bị thiệt mạng. Trong số những người bị kẹt bên trong trung tâm khi Tháp Đôi xụp đổ chỉ có 20 người được cứu thoát còn sống; trung sĩ John McLoughlin và Williams Jimeno thuộc sở cảnh sát Port Authority là người sống sót số 18 và 19.
Cùng ngày đó Trung Tâm (7) cũng xụp luôn. Các Trung Tâm khác, mặc dù không bị đổ nhưng thiệt hại quá nhiều vô phương sửa chữa, đã buộc phải phá bỏ.
Trước khi Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế bị không tặc khủng bố phá hoại, nó đã là mẫu tượng của nền văn hóa dân gian phổ thông của Nữu Ước và Hoa Kỳ. Các nhà đạo diễn phim ảnh cũng như các TV shows, hình hoạt họa, sách vui khôi hài, trò chơi videos…đã lấy hình ảnh của Trung Tâm đưa vào các tác phẩm của họ rất thành công. Phim GODSPELL đã lấy hình đỉnh của Trung Tâm khi cao ốc gần hoàn thành.
Tiếp theo là phim The Hot Rock của Robert Redford đã được thực hiện vào mùa hè 1971 đã lấy hình một chiếc trực thăng bay chung quanh Tháp Đôi mới hoàn thành có một phần, cho người ta có thể nhìn thấy những người thợ đang làm việc ở bên trong. Quang cảnh cuối cùng của phim King Kong năm 1976 đã lấy hình của Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế thay vì cao ốc The Empire State. Phim Trading Places thực hiện năm 1983 đã được quay chiếu ở bên ngoài trung tâm và Hội Đồng Thương Mại Nữu Ước ở Tháp (4). Cả hai Tháp Đôi đều có hình trong phim Home Alone2:Lost in New York khi Kevin McCallister đi thăm Nam Manhattan.
Năm 1981 phim Escape from New York (đã được dàn cảnh năm 1997 lúc Manhattan là một nhà tù) cho thấy một tên tù lướt chạy trên nóc của Tháp Bắc (1). Trong một màn sau cùng của phim Antz năm 1998, ta thấy Tháp Đôi nổi bật trên nền trời xanh biếc, đúng là những cao ốc chọc trời. Tháp Đôi cũng thấy được xuất hiện trong movie 2001 A.I. Artificial Intelligence, cả hai tháp đều đưa ra một viễn tượng vĩ đại của thập niên năm 2000 tính từ bấy giờ; phim được xuất hiện 3 tháng trước vụ khủng bố 9/11. Giám đốc đạo diễn Steven Spielberg đã quyết định giữ lại những hình ảnh đó trong các DVD sau này.
Hình ảnh những biến cố quanh vụ khủng bố 9/11 cũng đã được đưa vào các phim tài liệu và phim ảnh trình chiếu cho công chúng như những hình ảnh chính, đặc biệt, sống động của năm 2006, chẳng hạn như trong Oliver Stone’s World Trade Center và Paul Greengrass’United 93. Nhiều phim phát hành không xa sau vụ 9/11 đã xóa hình Tháp Đôi khỏi nền trời, như phim Spider Man. Trái lại tính đến năm 2008, đa số các shows trên TV đã quyết định cứ giữ lại hình Tháp Đôi như cũ như trong Friends và trong mỗi đoạn của The Simpsons.
Với một ý nghĩa khác, nhiều hình của Trung Tâm Thương Mại đã bị lấy ra khỏi các chương trình HBO’s Sex and The City và The Sopranos ở những kỳ được thực hiện sau khi trung Tâm bị phá hoại để tỏ niềm nhớ thương và tôn trọng đối với các nạn nhân vụ 9/11.
Nhưng trong chương trình hàng tuần Fringes của đài FOX, người ta vẫn thấy hình Trung Tâm Thương Mại World Trade Center hiện diện cùng với bầu trời thành phố Nữu Ước trên nền phông phía sau các xướng ngôn viên và bình luận gia, khiến khán thính giả có cảm tưởng là vụ tấn công thay vì dánh vào trung Tâm Thương Mại Quốc Tế đã đánh vào Tòa Bạch Ốc và mới được tái thiết lại.
Tái thiết Trung Tâm
Công viêc dọn dẹp và phục hồi Trung Tâm đã phải mất 8 tháng trời làm việc liên tục 24 giờ mỗi ngày mới hoàn tất. Lễ hoàn thành được tổ chức vào ngày 30-5-2002. Cao ốc mới đầu tiên được xây lại trong năm 2002 là Trung Tâm World Trade Center (7) nằm về hướng Bắc của Trung Tâm và đã khai trương mở cửa vào tháng 5 năm 2006. Tháp 7 không phải là phần chính của kế hoạch tái thiết nhưng được ưu tiên thực hiện ngay vì trạm máy điện Consolidated Edison Cos nằm ở tầng dưới của tháp cần phải tu sửa để có điện đủ cho nhu cầu sinh hoạt ở phía Nam Manhattan. Một nhà ga Port Authority-Trans Hudson (PATH) được mở cửa tạm thời tại trung tâm vào tháng 11 năm 2003 và sẽ được thay thế bằng một nhà ga thường xuyên do kiến trúc sư Santiago Calatrava thiết kế.
Kế hoạch tái thiết chung cho toàn thể Trung Tâm, sau khi được góp ý bởi nhiều tổ hợp/công ty khác nhau, tổ hợp The Lower Manhttan Development Corporation do Thống Đốc Nữu Ước Pataki thành lập vào tháng 11 năm 2001 đã được chọn để điều khiển chương trình tái thiết, đã kêu gọi đóng góp ý kiến, cho kế hoạch xây lại các cao ốc và đài kỷ niệm. Cuối cùng kế hoạch của Memory Foundations do Daniel Libeskind vẽ kiểu đã được chọn làm thiết kế chính gồm có Tháp Tự Do cao 1,776 bộ (541m) còn gọi là Trung Tâm (1) và ba Tháp khác dùng làm văn phòng được xây dọc theo đường Church Street và một Đài Kỷ Niệm lấy tên là Reflecting Absence do Michael Arad và Peter Walker vẽ kiểu được chọn vào tháng Giêng năm 2004.
Ngày 13-3-2006 là ngày khởi công làm sạch hiện trường và định giá phí tổn xây cất. Lúc này cũng là lúc chính thức khởi sự xây Bảo Tàng Viện và Đài Tưởng Niệm quốc gia ghi nhớ biến cố 9/11. Việc này cũng gây tranh cãi và ưu tư không ít của nhiều người cũng như của gia đình các nạn nhân. Tháng 4 -2006 hai công ty Port Authority và Larry Silverstein mới đạt được thỏa thuận là Silverstein nhường quyền khai triển Tháp Tự Do và Tháp (5) cho Authority để đổi lấy độc quyền bán Liberty Bonds lấy tiền tài trợ khai triển Tháp (2), (3) và (4); và ngày 27-4-2006 mới chính thức làm lễ đặt móng khởi công xây Tháp Tự Do.
Tháng 5-2006, Richard Rogers và Fumihiko Maki được chính thức chọn là kiến trúc sư của hai Tháp (3) và (4), nhưng tới ngày 7 tháng 9 năm 2006 thiết kế của tháp (2),(3),(4) mới hoàn thành. Tháp (2) tọa lạc tại 200 Greenwich St. sẽ cao 1,254 bộ (382m) cộng thêm chóp đỉnh hình nón 3 chân ở trên nóc cao 96 bộ (29m), sẽ đưa toàn thể cao ốc lên độ cao 1,350 bộ (410m). Tháp (3) ở 175 Greenwich St cao 1,155 bộ (352m) có một cột antenna đã nâng tháp cao tới 1,255 bộ (383m). Tháp (4) ở 150 Greenwich St sẽ có chiều cao 946 bộ (288m). Ngày 22-6-2007 tổ hợp Port Authority của NewYork và New Jersey tuyên bố hãng JP Morgan Chase sẽ xây Tháp (5) cao 42 tầng nằm ở khu 5 hiện đang là cao ốc có nhà băng Đức và Kohn Pedersen Fox đã được chọn là kiến trúc sư thiết kế cao ốc này. Bốn kiến trúc sư cũ là Santiago Calatrava, người thiết kế trục giao thông, David Childs of Skidmore, Owing và Merrill và kiến trúc sư nổi tiếng của Anh là Norman Foster , người đã vẽ kiểu cho Tháp (2) và là bộ óc chính của biểu tượng góc cạnh hột soàn diamond sẽ thiết kế các đường phố cho khu Thương Mại Quốc Tế tái thiết này. Các kế hoạch này hầu hết sẽ được hoàn thành vào khoảng đầu năm 2013 tới giữa năm 2014.
Tính cho đến tháng 3 năm 2010, Tháp (1) đã xây được 58 tầng có tường bằng kính ở tầng 30; Tháp (4) có được 20 tầng và cao ốc nhà băng Đức cũ đang được phá bỏ hoàn toàn và, Porth Authority đang khởi công làm trục trung tâm an toàn xe cộ. Trục Trung Tâm Giao Thông của PATH hầu như đã hoàn thành và Bảo Tàng Viện và Đài Tưởng Niệm 9/11 đang mở một khu buôn bán Plaza để kỷ niệm ngày khủng bố vào ngày 11-9-1011 sắp tới. Tháp (3) và Tháp (2) đã được đặt móng. Tháp (3) dự tính sẽ hoàn tất vào giữa năm 2014 nếu hãng Silverstein Properties thi hành đúng như giao kèo với Porth Authority. Tháp (2) sẽ vượt cao lên khỏi mặt phố, và như vậy tòa nhà chọc trời này sẽ hoàn thành khi nền kinh tế Hoa Kỳ phục hồi. Tuy nhiên viêc xây Tháp (2) có lẽ sẽ được hoàn thành vào năm 2020. Nhiều công ty Hoa Kỳ và Trung Quốc đã rất hăm hở muốn xin thuê / nhượng chỗ tại Trung Tâm này. Nhà xuất bản Giant Conde Nast đã đồng ý chuyển trụ sở chính về Trung Tâm Tháp Bắc (1), và với đà này thì sẽ có nhiều trụ sở của các công ty khác sẽ di chuyển theo.
Việc tái thiết Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế tuy vậy cũng gặp nhiều tranh cãi từ thiết kể vẽ kiểu đến thay cái tên. Người ta thay tên Tháp (1)/Tháp Bắc bằng tên Tháp Tự Do/ Freedom Tower. Thống đốc Nữu Ước G.Pataki cho rằng: “Tháp Tự Do sẽ không thể là cái Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế 1 được, mà nó chỉ là cái Tháp Tự Do thôi” (The Freedom Tower isn’t going to be One World Trade Center, it’s going to be the Freedom Tower). Năm 2005 Donald Trump đả kích kiểu vẽ Tháp Tự Do và gọi thiết kế đó là một thiết kế xấu ơi là xấu, xấu kinh khủng (terrible design).
Ngoài ra một sự kiện gây tranh cãi rất ồn ào là người ta muốn xây một đền thờ Hồi Giáo ngay tại khu Trung Tâm - Ground Zero này. Dự án được Hội Đồng thành phố Nữu Ước chấp nhận, Thị trưởng Nữu Ước và TT Obama cũng đồng ý. Nhưng dư luận quần chúng, báo chí và các gia đình nạn nhân đã phản đối kịch liệt. Xây một đền thờ Hồi Giáo Mosques tại nơi mà ít nhiều, tôn giáo đó có dính dáng đến cái thảm họa đau thương 9/11 mà có lẽ ít dân Hoa Kỳ và cả thế giới, nhất là các gia đình nạn nhân không bao giờ có thể quên được. Dự án cho đến giờ coi như bị xếp đó.
Lời kết: Al-Qaeda và cái chết của Bin Laden
Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế nổi danh nhờ hai tòa cao ốc Tháp Đôi.. Nó là biểu hiệu quyền lực của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ dưới mắt toàn thể thế giới, là biểu tượng của thành phố Nữu Ước phồn vinh, tương tự như cao ốc Empire State và tượng Nữ Thần Tự Do vậy. Ngòai ra Trung Tâm Thương Mại còn là nguồn mạch kinh tế Hoa Kỳ và thế giới. Quân khủng bố đã hơn một lần chủ tâm phá huỷ nơi này, như vụ đặt bom ngày 26-2-1993 nhưng không được thành công như ý. Khi nhắm triệt hạ toà Tháp Đôi này, chúng đã đưa ra một tín hiệu cho Hoa Kỳ và thế giới biết rằng “ta đâu có sợ mà không dám đánh thẳng vào đầu não của Hoa Kỳ và thế giới Tây Phương”. Quả đúng vây, chúng đã làm thiệt hại, về vật chất, ngoài toàn thể khu thương mại, về kinh tế chúng còn làm cho kinh tế Hoa Kỳ liểng xiểng với cả 100 tỷ thiệt hại vật chất và 2 triệu triệu Mỹ Kim mất giá do thị trường chứng khoán ngắn hạn, chưa kể số nạn nhân chết gần 3 ngàn người, chưa kể những tổn thương về chính trị.
Phải chăng đây là lời cảnh báo mà quân khủng bố Al-Qaeda đã nói cho Hoa Kỳ và thế giới biết rằng chiến tranh đã thực sự bắt đầu khơi mào trở lại và nó sẽ ảnh hưởng trên toàn thể nhân loại.
Nhưng ngày 1 tháng 5 năm 2011, Bin Laden thủ lãnh của Al-Qaeda và nhóm khủng bố đã bị giết trong một cuộc đột kích chớp nhoáng vào sào huyệt ở Abbottabad thuộc Pakistan bởi một toán biệt kích người nhái Hoa Kỳ đã gây chấn động thế giới.
Bin Laden đã chết thì khủng bố có chết theo hắn không? Sáu tuần lễ sau khi Bin Laden bị giết thì Abu Muhammad Ayman al-Zawahiri (Người được Chúa chúc phúc), được chỉ định thay thế Bin Laden để lãnh đạo phong trào Al-Qaeda.
Theo Phil Rees, chuyên viên về khủng bố thì al-Zawahiri, người phụ tá của Bin Laden, chính là bộ óc đứng đàng sau phong trào và là người định đoạt trách nhiệm của Al-Qaeda.
Al-Zawahiri cũng chính là người sáng lập phong trào thánh chiến Hồi Giáo ở Ai Cập (Egyptian Islamic Jihad=EIJ) và đã từng bị Hoa Thịnh Đốn tố cáo là đã giết cũng như âm mưu giết hại công dân Hoa Kỳ. Sau vụ ném bom tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Dar-es-Salaam và Nairobi giết hại hơn 200 người thì al-Zawahiri bị cho vào danh sách những tên khủng bố cần phải bắt kể từ ngày 7-8-1988. Sau khi được chỉ định thay thế Bin Laden thì al-Zawahiri cũng giống như Bin Laden được FBI treo giải thưởng 25 triệu Mỹ kim cho ai chỉ điểm bắt được hắn.
Sau khi được chỉ định lãnh đạo phong trào, al-Zawahiri liền tuyên bố tiếp tục cuộc thánh chiến chống lại Hoa Kỳ, Tây Phương và Israel. Al-Zawahiri, trong một tuyên cáo đã khẳng định sẽ tiếp tục chiến đấu chống lại “quân xâm lăng bội giáo” cho đến khi nào quân xâm lăng rời khỏi đất Hồi Giáo.
Phil Rees cũng đã từng nói:
“Ai cũng có thể biết, bất cứ một người nào khi vừa mới nhận môt nhiệm vụ mới thì thường muốn làm một cái gì ðặc biệt ðể nổi bật tên tuổi mình. Al-Qaeda là một đơn vị tổ chức cơ bản có mặt trên khắp thế giới. Osama Bin Laden không ðiều hành trực tiếp bất cứ một ðề án nào cũng như bất cứ một chiến dịch nào cả. Ayman al-Zawahiri rồi cũng sẽ như vậy thôi. Nhưng ông ta là một lý thuyết gia ðứng ðàng sau và tôi nghĩ là ông ta sẽ quyết đi sát những nguyên tắc của cuộc thánh chiến thế giới, và ông ta sẽ thi hành nó. Do ðó, tôi thiết nghĩ mối đe dọa của Al-Qaeda ðối với Hoa Kỳ, Tây Phương, dĩ nhiên cả Nga Sô, vẫn còn ðó.”
Những xáo trộn ở Ai Cập, ở Lybia, Syria, Trung Ðông v.v... trong những tháng gần ðây liệu có thoát khỏi ảnh hưởng của Hồi Giáo quá khích không? Cuộc thánh chiến do Al-Qaeda ðứng đầu sẽ bùng nổ lớn hơn hay giảm đi là tùy vào câu trả lời ‘có’ hay ‘không’ cho câu hỏi trên. Cuộc chiến ở Afghanistan rồi sẽ ra sao? Hoa Kỳ liệu có thắng ðược Al-Qaeda ở Afghanistan không hay lại chịu chung một số phận như Nga-Sô-Viết trước kia? Tất cả ðều là những câu hỏi ðáng nghi ngại.
Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y
© 2010