Kinh Thi, một trong Ngũ kinh của Nho giáo, là một bộ tổng hợp thơ ca do dân gian sáng tác trong ṿng 500 năm, từ thời Tây Chu đến đời Xuân Thu (1046 TCN –403 TCN).
Các bài thơ này được các học giả, trong đó có Mao Hanh và Mao Trường đời Hán, sưu tầm và biên soạn, rồi đến Chu Hy thời nhà Tống b́nh giải. Tương truyền, người ta cũng cho rằng đức Khổng Tử đă chọn lọc và san định để tạo nên bộ Kinh Thi gồm có 305 bài ngày nay.
Theo truyền thống, Kinh Thi được chia làm ba đề tài: Phong (160 bài), Nhă (105 bài), Tụng (40 bài). Những đề tài được diễn tả bằng ba thể văn: Phú, Tỉ, Hứng.
Trong một số bài có viết đến một số súc vật như chim muông, dê trâu, chồn cá, côn trùng v.v... Bài này sưu tầm các súc vật ghi trong Kinh Thi, thứ nhất là để bàn luận về một vài nghi vấn thắc mắc, thứ hai là để t́m hiểu xem những súc vật ấy đă biến chuyển và sống sót ra sao trong hơn ba ngàn năm qua.
Bản Kinh Thi mà tôi tham khảo là cuốn Thi Kinh Quốc Phong do dịch giả nữ sĩ Kim Y Phạm lệ Oanh biên soạn, nhà xuất bản CÀNH NAM phát hành tại Huê Kỳ năm 1997. Trước tiên, xin gửi lời tri ân nữ văn sĩ Phạm lệ Oanh.
Sau đây liệt kê danh sách các súc vật có ghi trong Kinh Thi:
Súc vật Bài Thơ
Thư cưu Quan thư
Thi cưu Thi cưu tại tang
Chim vàng anh Cát đàm
Chim khách Thước sào
Nhạn và Sẻ Yến yến & Thủy vị tước
Trĩ và Gà Hùng trĩ & kê minh
Vịt trời & Ngỗng trời Nhạn & Hồng
Con vạc (hay diệc) Quán tước
Chim Cắt Thần phong hay Thuần
Chim đề (đào hà) (? ? ?) Duy đề tại lương
Chim Quỳch (bá lao) (? ? ?) Thất nguyệt lưu Hủy
Chim cú Chi hiêu
Cá chép & cá mè &cá Tỗn Khởi kỳ thực ngư
Cá Phương & cá Quan Tệ cẩu
Cá chiên & cá Vĩ Hà thủy dương dương
Con giọt sành (con muỗm) Chung tư
Dế mèn Châu chấu cào cào Thảo trùng
Con vờ Phù du
Con Tằm (Tàm) Thất nguyệt lưu Hủy
Con Ve (Điêu) Tú nguyệt tú yêu
Con kiến (điệt) Ngă tồ Đông sơn
Con rán đất (Y uy) -id-
Con nhện (Tiêu sao) -id-
Hồ ly (Hạc) Tứ nguyệt tú yêu
Kỳ lân Lân chi chỉ
Con Hủy Cao cương
Bạch Hổ Sô-ngu
Con Ngựa Cao cương
Con dê Cao dương
Con thỏ Thỏ tư & Thỏ viên
Con chuột Thùy vị thử & Thạc thử
Con lợn (heo) Sô-ngu
Chó sói Lang bạt kỳ hồ
Con chương (Huân hay Lộc) Dă hữu tử huân
THƯ CƯU
Quan thư Bài Dịch
Quan quan thư cưu Băi sông có đôi chim cưu
Tại hà chi châu “Quan quan"cất tiềng thương yêu giao ḥa
Yểu điệu thục nữ Ḱa ai yểu điệu mặn mà
Quân tử hảo cầu Sánh cùng quân tử thật là đẹp đôi!
Dịch giả Kim Y chú giải: “Thư cưu là một giống chim nước, c̣n một tên gọi là vương thư, h́nh giống con le, con hải âu, hiện nay trong khoảng sông Giang, sông Hoài vẫn có. Giống này sinh ra đă có sẵn đôi, không bao giờ lẫn bạn, thường đi chơi với nhau mà không hề xuồng să."
Đây chính là tả chim UYÊN ƯƠNG.
Thế nhưng một số người lại bảo thư cưu là CHIM CUỐC hay CHIM CỐC.
Wikipedia viết: Tên gọi phổ biến của các loài trong họ BỒ CÂU Columbidae là bồ câu, cu, CƯU, gầm ghi.
Tự điển Đào duy Anh định nghĩa thư cưu là chim TU HÚ.
Vậy thư cưu là chim ǵ? Ta nên khảo sát những loài chim nêu trên để xem loài nào hợp ư nhất với bài thơ, là một bài thể Hứng, người con trai nghe cặp chim ứng họa nhau nhân đó bầy tỏ t́nh yêu với người con gái mong cưới nàng làm vợ.
CHIM UYÊN ƯƠNG
Uyên là con trống, ương là con mái.
Danh pháp là Aix Galericulata thuộc họ Anatidae, tên Anh là Mandarin duck.. Đây là một loài vịt đậu cây sống từng đàn nhỏ tại miền Nam Nga sô, Trung Quốc, Nhật Bản, một vài quốc gia bên Âu châu và một số tiểu bang bên Huê Kỳ.
Con trống mỏ đỏ, lông mầu sặc sỡ---xin coi h́nh. Trống mái sinh sản trong các khu vực nhiều cây cối, gần ao, hồ bờ sông và đầm lầy.Chúng ăn rau cỏ và hạt, đặc biệt là qủa sồi.
Chúng làm tổ trên cây gần mặt nước, trống mái chung nhau chăn nuôi đàn con.Chúng làm bạn với nhau măn đời, chim cái kêu “quan quan" gọi con trống. Do vậy, dân gian coi chúng là biểu tượng cho chung thủy và hạnh phúc trong hôn nhân.
Hiện nay, sự sống c̣n của chúng có phần bị đe dọa v́ môi trường bị phá hủy.
CHIM CUỐC
Đây là loại Gà nước (Rallidae) danh pháp là Amaurornis phoenicurus.
Chúng sinh sống tại các đầm lầy tại châu Á, quần đảo Nam Dương và Ấn Độ. Chúng rất ồn ào vào mùa hè với tiếng kêu khá to “cuốc cuốc"và nổi tiếng trong văn học Việt với câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan:
Nhớ nước đau ḷng con cuốc cuốc.
Có người gọi chim này là chim đỗ quyên, v́ liên quan tới điển tích Vọng-đế vua Đỗ Vũ nước Thục sau khi chết hóa thành chim đỗ quyên. Một số người khác th́ lại không chấp nhận chim đỗ quyên là con cuốc, mà là con chim tu hú! Một hệ phái thứ ba th́ khẳng định chim đỗ quyên tên khoa học là Acredula trivirgata (chim bạc má).
Cuộc tranh luận c̣n dài dài và hào hứng!
CHIM CỐC---THI CƯU
Các tên khác là bố cốc, kiết cúc, đới thắng, cốc đế, cồng cộc. Tiếng Anh là Cormorant hay shag. Đây là loại chim biển thuộc họ Phalacrocorax.
Chúng sinh sống trên khắp thế ǵới.Tại Trung quốc, Nhật Bổn và Macedonia, người ta huấn luyện chúng để đi bắt cá. Thi cưu được nhắc tới trong bài Thi cưu tại tang, Kỳ tử thất hề! (Thiên Tào Phong).
Kim Y Phạm lệ Oanh chú thích: "Giống này nuôi con, cứ buổi sáng th́ mớm từ con đầu đàn trở xuống, buổi chiều th́ mớm từ con cuối đàn trở lên, bầy con cùng được nuôi đều như nhau.”
Đời sống loại hải điểu này không thấy có liên quan ǵ đến tinh thần bài thơ Quan thư.
CHIM BỒ CÂU
C̣n gọi là chim cu, chim cưu, chim gầm ghi. Danh pháp là Columbidae, loại chim này sinh sống gần như trên khắp thế giới.
Tại Trung Hoa, chim bồ câu là biểu tượng của mùa Xuân.
Hiện nay, thế giới chấp nhận bồ câu là biểu tượng của Ḥa B́nh.
CHIM TU HÚ
Danh pháp là Eudynamys, loại chim này hiện diện ở Á châu, Úc châu và các bán đảo trong Thái B́nh Dương. Chúng có tiếng kêu to rất đặc biệt và là loại chim đẻ nhờ, đẻ trứng của ḿnh vào tổ của các loại chim dạng sẻ. Có người cho đây là con chim quyên nêu lên trong truyện KIỀU: "Đầu cành quyên nhặt, cuối trời nhạn thưa.”
NHẬN ĐỊNH
Qua sự khảo sát, ta có thể kết luận chim UYÊN ƯƠNG chính là chim THƯ CƯU trong bài Quan Thư. Thật ra, theo đúng nghĩa, thư là con cái, cưu là con đực, không nhất thiết là loại chim ǵ.
Nhưng theo tinh thần bài thơ, lư do thứ nhất, đây là giống chim nước, hợp với câu “Tại Hà chi châu”. Lư do chính là v́ lối sống của chúng, con trống con mái ḥa hợp chung thủy sống với nhau măn đời. Chàng thanh niên nghe cặp chim ứng đối nhau, hứng t́nh cầu xin hiền nữ làm vợ, đúng với tinh thần hai câu "Yểu điệu thục nữ, Quân tử hảo cầu”. Do vậy Khuông Hành đời Hán đă viết: "Ấy là đầu mối cho kỷ cương, cho vương hóa.”
CHIM VÀNG ANH
Cát đàm Bài dịch
Cát chi đàm hề! Dây sắn ḅ lan trong hang
Duy diệp thê thê. Lá non mơn mởn xanh càng thêm xanh
Tập vu quán mộc Dị vu trung cốc Nhởn nhơ mấy cái vàng anh
Hoàng điểu vu phi Kỳ minh kê kê! Nó đậu trên cành nó hót véo von!
C̣n có tên là Hoàng oanh, hoàng ly, hoàng điểu, thương canh.Danh pháp là Oriolus oriolus thuộc họ Oriolidae. Giống này không có liên hệ ǵ với Vàng Anh Tân thế giới thuộc họ Icteridae.
Vàng Anh Cựu thế giới là loài chim di cư, mùa hè nó đến trú ngụ tại châu Âu và miền tây châu Á, c̣n mùa đông th́ nó di tản đến các vùng nhiệt đới.
Tiếng hót của nó thánh thót lứu lo, nghe tựa như uyla-uy-u, thật khó quên khi đă nghe thấy.
CHIM KHÁCH
Thước sào Bài dịch
Duy thước hữu sào Chim thước làm tổ sẵn sàng
Duy cưu cự chi! Chim cưu kéo đến đàng hoàng ở chung!
Chi tử vu qui Cô kia mới về nhà chồng
Bách lạng ngự chi! Xe loan trăm cỗ tưng bừng rước dâu!
C̣n gọi là chim hỷ thước , danh pháp là Crypsirina temia thuộc họ Qụa Corvidae. Tên Anh là Racket-tailed Treepie.Chúng sinh sống tại Trung Hoa, Đông Nam Á và Nam Dương. Tổ chúng làm rất chắc chắn, các chim thuộc chi Cuculus thường đến đẻ trộm một trái trứng vào tổ của chim khách.
Người ta tin rằng chim khách mang tin vui hay báo tin có khách đến thăm—do vậy có tên hỷ hay khách.
Theo cổ tích, hàng năm vào ngày 7 tháng 7 âm lịch, qụa đen (ô) và chim khách (thước) bắc cầu Ô Thước qua sông Ngân cho Ngưu Lang Chúc Nữ gặp nhau.
NHẠN (ÉN) và SẺ
Yến yến vu phi Ḱa trông đàn chim én
Si tŕ kỳ vũ Nghiêng cánh liệng trên không
Chi tử vu qui Ḿnh trở về cố quận
Viễn tống vu dă Ta đưa tới cánh đồng
Chiêm vọng phất cập Trông theo nào thấy bóng hồng
Khấp thế như vũ. Hai hàng nước mắt ṛng ṛng như mưa.
Danh pháp khoa học là Hirindinidae, đây là loài chim dạng sẻ thích nghi với cuộc sống săn t́m mồi trên không. Xuất phát từ châu Phi, hiện nay chúng dă lan tràn trên khắp hoàn cầu, trừ Bắc và Nam cực. Có loài sống tại một chỗ, không di trú. Có loài di dư theo mùa màng, “Nam lại, Xuân Bắc khứ”. Do vậy có cuộc tranh luận về câu thơ trong truyện Kiều: "Đầu cành quyên nhặt, cuối trời nhạn thưa." Đây là tả cảnh cuối Xuân đầu Hè hay cuối Hè sang Thu?
Loại yến sống trong hang động ứa nước miếng của ḿnh ra làm tổ. Người Trung Hoa và Việt Nam lấy những tổ này về làm đồ ăn và làm thuốc.
Bộ Sẻ là bộ chim lớn nhất, gồm hơn nửa các loại chim trên thế giới. Tên khoa học của Bộ là Passeriforme hay chim biết hót. Sẻ được nhắc đến trong bài thơ Thủy vĩ tước.
TRĨ VÀ GÀ
Chim trĩ được ghi trong bài "Hùng trĩ vũ phi, Dệ dệ kỳ vũ”. (Thiên Vệ Phong). Nữ sĩ Kim Y dịch là: "Trĩ kia bay liệng tung trời, Nghiêng nghiêng đôi cánh khoan thai nhẹ nhàng.”
Họ Trĩ danh pháp khoa học là Phasinnidae, gồm các loại trĩ, công, cút, gà gô, gà lôi, gà so, gà tiền, gà rừng và gà nhà. Gà được nhắc đến trong bài Nữ viết kê minh (Thiên Trịnh Phong) và Kê minh (Thiên Tề phong).
Gà rừng là thủy tổ của gà nhà.
Người ta nói rằng nếu ăn ở ác độc thất đức th́ kiếp sau sẽ hóa làm thân con gà ở Bắc Mỹ. Từ một qủa trứng cho đến khi thành một con gà được nuôi đúng 20-21 ngày, dậm chân tại chỗ rồi bị hành quyết, nó không hề được rong chơi chạy nhẩy ngoài đồng cỏ, không được hưởng thú vui chịu trống đạp mái, cuộc sống ngắn ngủi của nó thật đúng là một cực h́nh!
VỊT & NGỖNG TRỜI
Nữ viết kê minh Nàng rằng: ”Gà đă gáy rồi”.
Sĩ viết muội đán Chàng rằng: ”Cũng sắp chân trời rạng đông.”
Tử hưng thị dạ Chàng ơi!Trỏ dậy mà trông
Minh tinh hữu lan Sao mai lấp lánh vừng hồng chưa lên
Tương cao tương tường Chàng mau sửa soạn cung tên
Dặc phù dữ nhạn. Đi săn vịt nhạn muông chim kịp thời!
Nhạn là con vịt trời. Hồng là con ngỗng trời.
Hồng phi tuân chử Hồng bay baytrở lại g̣
Công qui vô sở Người về hẳn đă sẵn cơ sở rồi.
Ư nhữ tín xử! Cùng ngưới có bấy nhiêu thôi!
Vịt, gà, ngan ngỗng là những gia cầm có đời sống mật thiết với nhân loại.Chúng là kho tàng khổng lồ cung cấp thực phẩm cho loài người từ thời sơ khai và được thuần hóa rất sớm. Ngược lại, chúng cũng gây nên những trận dịch cúm khủng khiếp, số tử vong lên đến cả trăm triệu nhân mạng!
Hiện nay, người ta vẫn c̣n đang bàn căi sôi nổi vấn đề qủa trứng và con vịt hay con gà, trứng sinh ra gà vịt hay gà vịt sinh ra trứng?!
CON VẠC
C̣n gọi là con Diệc hay con Lăo-đẳng v́ nó có thể đứng bất động hàng giờ bên bờ sông ŕnh mổ cá bơi qua. Tên Anh là Heron hay Egret.
Danh pháp khoa học là Ardeidae, đây là một thủy điểu lội nước có họ hàng với các loại c̣. Chúng ăn cá, ếch nhái và côn trùng.
Con vạc được nhắc tới trong bài thơ khá dài “Ngă tổ Đông-sơn, Than thao bất qui"trong đó có hai câu:
Quán minh vu điệt
Phụ thán vu thất
Hai câu này được dịch giả Kim Y dịch ra như sau:
Tước kêu trên tổ kiến vàng
Vợ hiền tựa cửa pḥng hương khóc thầm.
Bài thơ này nói về vợ chồng xa nhau lâu năm, thật là buồn thảm.
CHIM CẮT
Duật bỉ thần phong Chim thuần vùn vụt bay cao
Uất bỉ bắc lâm Bay sang phương Bắc, bay vào rừng sâu
Vị kiến quân tử Mong chàng chẳng thấy chàng đâu
Ưu tâm khâm khâm Ḷng em ngay ngáy lo âu đêm ngày
Như hà, như hà? Làm sao nên nỗi nước này?
Vong ngă thực đa. Làm sao quên thiếp lâu ngày chàng ới!
Thần phong hay thuần là chim cắt, danh pháp khoa học là Falco, tên Anh là Peregrine. C̣n gọi là chim Ưng, tùy theo kích thước.
Thuộc họ Falconidae, đây là loại chim bay nhanh nhất trên thế giới, khi lao xuống bắt mồi có thể đạt tốc độ 120 km/giờ. Người ta huấn luyện chim này để đi săn, và h́nh ảnh con chim cắt đậu trên nắm tay là dấu hiệu của bậc qúy phái.
Ở Trung quốc, nó báo hiệu cho mùa Thu là mùa đi săn. Trong Kinh Thư, chim cắt và con rùa đă chỉ dạy cho ông Cổn đắp đê trị thủy. Trong văn hóa Hi lạp, La Mă và Ai Cập, chim cắt tượng trưng cho quyền năng của Thái dương.
CHIM CÚ
Danh pháp khoa học là Strigiformes, gồm hai họ: họ Cú (Strigidae) và họ Cú lợn (Tytonidae).
Đây là bộ chim săn mồi vào ban đêm, và thường sống độc thân.
Cú được nhắc đến trong bài thơ Chi-hiêu:
Chi-hiêu, chi-hiêu! Cú ơi đă bắt con ta,
Kư thủ ngă tử. Th́ đừng tàn phá nhà ta nữa mày!
Vô hủy ngă thất! Công ta vất vả đêm ngày
Ân tu cần tư, Dục tử chi mẫn tư! Nuôi con khó nhọc ốm gầy héo hon!
Bai thơ này Chu-công làm ra để khuyên ngăn Thành-vương đừng phá đổ cơ nghiệp nhà Chu.
Người Trung đông và Á đông cho chim Cú là điềm xấu, thường mang tin hung dữ.
Ngược lại, người Tây phuơng cho chim Cú là biểu hiệu của sự hiểu biết và khôn ngoan (Knowledge and Wisdom).
CHIM ĐỀ & CHIM QUƯCH
Chim Đề c̣n gọi là chim Đào hà đuợc nhắc đến trong bài thơ
Duy đề tại lương (Thiên Tào Phong).
Chim Quưch c̣n gọi là chim Bá lao được ghi trong bài thơ Thất nguyệt lưu Hủy ( Thiên Mân Phong).
Ḍ hỏi t́m ṭi mờ mắt mà không kiếm thấy tài liệu nào biên chép về hai loại chim này.
Bèn đoán ṃ trong khi chờ đợi liên lạc với các học giả để xin chi tiết.
Trong bài thơ, chim Đề được tả là đậu trên bờ chắn, cánh và mỏ ráo khô nước chẳng thấm vào. Ngoài ra, dịch giả Kim Y c̣n ghi chú : "Đây là một loại chim nước, thường sống ở đầm ao.”
C̣n con chim Quưch th́ tháng Bảy mùa Hè kêu hoài (Thất nguyệt minh quưch).
CÁ CHÉP CÁ MÈ CÁ TỖN
Nhữ phần Bài dịch
Phường ngư sanh vĩ Cá mè đuôi đỏ thương ôi
Vương thất như hủy Việc vua lửa cháy dầu sôi khác ǵ
Tuy tắc như hủy Dầu sôi lửa cháy thôi th́
Phụ mẫu khổng nhĩ! Gần cha gần mẹ lo ǵ mà lo!
Phường ngư là cá mè , danh pháp là Hypophthalmichthys thuộc họ cá chép Cyprimidae, tên Anh là Bighead carp. Xuất phát từ miền đông châu Á, chúng nay đă lan tràn gần khắp thế giới v́ sinh trưởng rất mau lẹ, do vậy kỹ nghệ nuôi cá mè phát triển rất mạnh mẽ.
Cá này ăn tanh và có nhiều sương cứng, nên không được dân Âu châu và Bắc Mỹ ưa chuộng. Dịch giả Kim Y ghi chú: “Đuôi cá mè lúc thường vốn trắng, nay biến thành mầu đỏ, là sức đă mệt lắm rồi”.
Tại Việt Nam, cá mè nổi tiếng với bài ca dao Thằng Bờm.
Khởi kỳ thực ngư Cá chép sẵn ở sông nhà
Tất hà chu Lư? Cứ ǵ phải cá Hoàng-hà mới ngon?
Khơi kỳ thú thê Lấy vợ trong chốn hàn môn
Tất Tống chi tỷ? Cứ ǵ gái Tống mới ḍn mới xinh?
Cá chép(LƯ) bên Trung quốc thuộc chi Mylopharyngodon họ Cyprimidae.Có bốn loại chính là cá Trắm (black carp), cá Trắm cỏ (grass carp), cá Mè (bighead carp) và cá Mè trắng Hoa Nam(silver carp). Cá Tỗn có lẽ là cá giếc.Các loại cá này rất được người Á đông ưa chuộng, đem chế biến thành nhiều món ăn độc đáo.Tỉ như ngưới Việt có món cháo ám, nấu với cá chép và thịt heo, rất cầu kỳ công phu, ăn vào mùa đông th́ tuyệt hảo. Hoặc giả họ ăn gỏi cá chép, giống như một loại sashimi của Nhật nhưng ăn với đủ loại lá cây và rau thơm.
Cá chép bên Tây Hồ Hàng Châu nổi tiếng là ngon.
Ở châu Phi, Nam Ấn độ, Nam Mỹ, người ta đă câu được những con cá chép khổng lồ.
CÁ PHƯỜNG & CÁ QUAN
Tệ cẩu tại lương Đó rách đặt ở g̣ mương
Kỳ ngư phường quan Cá quan cá phường vượt đó chạy ra
Tề-tử qui chỉ Nàng Tề trở lại quê cha
Kỳ túng như vân. Quân hầu đầy tớ chạy ra chật đường.
Đây có lẽ là các loại cá Qủa (Lóc) và cá Trê sống trong ruộng đồng, người ta thường đánh bẫy chúng bằng cái đó đan bằng tre.
Những loại cá này thịt nạc nhiều mà không có xương nhỏ trong thịt, nên rất được người ta ưa thích.
Người ta dùng cá lóc (hay qủa) làm chả cá ăn với th́ là, hay nấu canh chua (dấm cá) hay đem kho mặn hay nướng trui. Cá trê th́ đem nướng hay nấu canh dưa chua hay om với nghệ và thịt ba chỉ. Đây là những món ăn thuần túy Việt Nam.
CÁ CHIÊN CÁ VĨ
Hà thủy dương dương Sông Hà cuồn cuộn chảy xuôi
Bắc lưu hiệt hiệt Chảy về phương Bắc trút ra khơi ào ào
Thi cô huyệt huyệt Lưới khua song động rào rào
Chiến vĩ phiệt phiệt Cá chiên cá vĩ nhao nhao từng đàn!
Dịch giả Kim Y chú giải: "Chiên vĩ là tên hai loại cá. Cá chiên gống như con rồng, sắc vàng đầu nhọn, miệng ở cằm, trên lưng dưới bụng đều có vảy, con lớn nặng tới ngàn cân.Cá vĩ cũng giống như cá chiên nhưng nhỏ hơn, da xanh xám."
Thật ra, chi cá Chiên là một chi cá da trơn thuộc họ Sisoridae. Tên khoa học là Bagarius, tên Anh là goonch catfish. Chúng sinh sống ở các sông lớn và thường di chuyển từng đàn. Ở nhánh sông Kali giữa Ấn độ và Népal, chúng ăn thịt các xác chết chưa thiêu hết ném xuống sông, do vậy chúng trở thành những con cá khổng lồ đă tấn công một số người đi bơi lội ở sông này. Muốn t́m hiểu thêm, xin coi chương tŕnh TV hay phim Video River Monsters của Jeremy Wade.
CHUNG TƯ
Chung tư Bài dịch
Chung tư vũ Sin sít ḱa bầy chung tư
Sần sần hề! Vỗ cánh vù vù bay liêng khắp nơi.
Nghi nhĩ tử tôn Ngày càng nẩy nở sinh sôi
Chân chân hề! Cháu con lúc nhúc đông vui đầy đàn!
Dich giả Kim Y chú giải: "Chung tư là một loại hoàng trùng ḿnh dài mà xanh, có thể cọ đùi phát lên thành tiếng, mỗi lần sinh được 99 con.”
Đây là tả con GIỚT SÀNH, họ Muỗm Tettigoniidae, tên Anh là long-horned grasshopper hay bush-cricket, bên Bắc Mỹ kêu là Katydid. Giống này ḿnh dài mầu xanh, râu rất dài, khác với cào cào châu chấu ḿnh ngắn mầu nâu râu cụt.Muỗm đực có các cơ quan phát ra âm thanh nằm ở các góc sau của cánh trước. Chúng rất mắn đẻ, do vậy người Trung Hoa lấy chúng làm biểu tượng cho sự sinh sản (fertility).
(C̣n Tiếp Phần Hai)