Site map
Tìm Kiếm Bài Đã Đăng
Loading
Nguyễn Đức Liên


1. Hoàn Cảnh Vui, Buồn...

Tị-nạn nhập cư vô nước Mỹ, Quí Vị và tôi, mỗi chúng ta khoác lên vai chức năng một thành viên nhỏ bé nhưng bao quát dân-quyền và trách-nhiệm, người dân Mỹ. Thế-hệ kế tiếp lớn khôn, đóng góp tận tình để phát triển. Còn mơ một ngày chọn lựa cái hay cái tốt, tôi rèn tinh hoa Văn-hóa Âu Mỹ, chuyển về góp phần xây đắp một Tổ-quốc văn-minh, khi hết nạn độc-tài, đảng trị.

Nay đất-mới gặp cảnh can qua. Văn minh tây-phương bị đe doạ hủy-diệt không phải qua các trận đánh, mà bằng đức-tin, ý-thức-hệ. Người ta núp dưới ý-thức-hệ, cuốn bom quanh bụng, bơm chất nổ vô tuyến-vú, giấu dưới dương-vật, độn dưới đế giầy; lấy đó làm áp lực khống chế, bắt Tây-phương chiều theo điều đòi hỏi. Họ nhân danh tín-ngưỡng buộc chúng ta từ bỏ lẽ-sống tự-do, đạp sập nhân-sinh-quan Văn-minh tư-bản 3 phần tư Nhân-loại lấy làm lối sống bình thường.

Người Tây-phương hiểu khá rõ bản-chất nguy-cơ ý-thức-hệ đứng sau chiến-lược thánh-chiến 9-11, ý thức về hoạ diệt-vong đang tiếp diễn. Chúng ta xa lạ với các khối văn-minh Judea-Christian-Islam, khó lựa đuờng xự sự. 

Con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ.

Mấy trang viết sau đây thử gom góp một số dữ-kiện nhặt nhạnh từ các tài liệu vừa hàn-lâm vừa thời-sự, viết về Đạo Islam, mong góp chút dữ-kiện. Người Đọc nhìn tỏ tường hơn về lịch-sử và mối nguy-cơ đang trải ra trước mặt. Hy vọng rằng giới thành-viên mới tới lập-nghiệp trên các phần đất tây-phương bớt bàng-hoàng chọn-lựa lấy cho mình cách ứng xử thích hợp, tránh sai lầm tái diễn cảnh xã-hội độc-đảng, độc tài vừa phải trải qua.  


2. Đọc, Tìm Hiểu Đạo Islam. 

Bài viết không dùng từ ngữ Hồi-giáo, mà viết là Đạo Islam. Hồi là “Hùi” phiên-âm từ-ngữ Islam, Hán-ngữ.  Đạo Islam là một Đạo, một tôn-giáo. Người Theo Đạo Islam viết tắt trong bài là TDI, tín-đồ theo Đạo Islam. Chủ-thuyết tôn-giáo cực-đoan chủ-xướng đấu-tranh dưới tên Đạo Islam viết là Islamism; thành viên chủ-thuyết võ lực khủng bố, Islamist.

a. Từ ngữ xưa kia,
Hồi-giáo, không gợi ý cũng chẳng tả âm khi viết hay nói về Đạo-giáo Islam.

·ạo Hồi hay Hồi-giáo, xin thay thế bằng chữ ISLAM, tĩnh từ thuộc về Islam dùng chữ Muslim(s) hay Islamic.
·Tín-đồ Islam xưa viết Người-tín-đồ Hồi-giáo, nay viết Muslim. viết tắt là TDI trong bài.
·Chủ-thuyết Hồi-giáo Cực-đoan, viết Islamism; đoàn viên cực đoan, Islamist(s)
·Giáo-sĩ Hồi-giáo, giáo-sĩ đạo Islam.
·Mosque, Đền Thờ Đạo Islam, viết tắt DTI. Cách viết tên Giáo-chủ trong các tài liệu bằng Anh-ngữ viết là Mohammed, cũng có sách viết Mahummad..

b. Mục Tiêu Bài Viết

Đạo Islam là một trong 5 tôn-giáo lớn nhất, và đang trở thành đông-tín-đồ nhất trọng các tôn-giáo trên thế-giới, tiếng Việt thường gọi theo vần mẫu-tự : 1. Budhism Phật-giáo, 2. Christianity Thiên-chúa-giáo, 4. Hindu Ấn-giáo, 4. Islam Hồi-giáo,  5. Jewdaism Do-thái-giáo.

Mục-tiêu mấy trang viết chủ tìm 2 điểm sau đây:
1. Tìm hiểu tiến trình khai sáng, chủ điểm giáo lý và nguyên tắc sống-đạo của Đạo Islam
2. Từ đó, Người Đọc nhận biết các đặc tính của giới Tín-đồ hành-đạo, tín-đồ truyền-thống, bình-thường sống theo nhân-sinh-quan Đạo Islam do Đức Tiên-tri Mohammed mặc-khải phân-biệt với thành-viên của các tổ-chức cực-đoan chủ-trương dùng bạo-lực thánh-chiến, áp đặt Đạo Islam, bắt tín-đồ các đạo-giáo khác gọi chung là kẻ-ngọai-đạo, phải cải-giáo thành tín-đồ Đạo Islam, hoặc đóng thuế nô-lệ cho giáo-quyền Islam, hay là chết..

Đạo ISLAM
(tham khảo: Encyclopedia Americana Verson 1980 Vol.15, ISLAM, từ trang 491 đến trang 509) :

Đạo ISLAM do Giáo-chủ Mohammed sáng lập vào thế-kỷ thứ-nhứt của Đạo, first Islamic century, tương đương thế kỷ thứ 7 AD lịch Tây-phương. Tôn-giáo của những người theo Tiên Tri Mohammed thờ Đức Allah. Tên của Đạo, ISLAM, tiếng Á-rập có nghĩa “tuân theo” submission, hoặc “khuất phục” surrender, hoặc “cống hiến” commitment. Từ-ngữ Islam xác định mối tương-quan đặc biệt giữa Người (men) và Thượng-đế, Đức Allah.

Trong tiến trình thành lập đạo-giáo do Đức Mahomed khởi đầu tại Ả-rập, nay là Saudi Arabia, thế-kỷ thứ 7 AD, Giáo-chủ Mohammed kêu gọi mọi người tuân phục và sống theo ý-muốn của Đức Allah; tận hiến bản thân, từng ngày, từng giờ, từng giây phút của đời mình chu toàn những điều Đức Allah phán bảo. Tín-đồ theo Đạo Islam tự gọi là Muslims, người-tuân-phục Đức Allah, kẻ tự hiến bản thân cho Ngài.

Thế-kỷ 20, khoảng 1/6 dân-số thế-giới là tín-đồ theo Đạo Isalm. Nhiều người tưởng các Tín-đồ Đạo Islam (TDI hay Muslim) đều là Ả-rập. Thực ra, các nước có đông TDI nhất đều ở phía đông ranh-giới nước Pakistan, gồm có Pakistan, Ấn-độ, Bangladesh, Malaysia, Indonesia, Trung-hoa, các hải-đảo Thái-bình-dương, Phi-luật-tân và Đài-loan. Indonesia là nước có tín-đồ theo Đạo Islam đông nhứt.    


I. Tiên Tri Mahommed Giáo Chủ Sáng Lập Đạo Islam


Không thấy sách ghi rõ năm, chỉ biết Ngài sanh vào giữa thập-kỷ 570 - 580 AD (tài liệu tham khảo dẫn chiếu), từ một bộ-tộc gia-thế nhưng nghèo ở thị-trấn thương mại Mecca, nước Saudi Arabia. Cha mất trước khi Ngài lọt lòng. Mẹ từ trần ít năm sau. Mohammed lớn lên trong sự đùm bọc của người Chú, Abu Talib, cũng nghèo. Mãi tới sau khi thành hôn với góa phụ Khadija, đứng trông coi việc doanh-thương cho Bà, tình trạng tài chánh mới khá giả. Tuy Khadija lớn tuổi hơn Mohammed, bà đã sanh cho Ngài nhiều người con. Con trai đều mất lúc sơ sanh. Thành thử không có con trai nối rõi.

1. Tiếng Gọi Từ Trời.  

Tới khoảng giữa tuổi 30 và 40, Đức Mohammed bắt đầu ứng nghiệm biến cố quan trọng nhứt đời: Lời Thượng-đế gọi Ngài làm Tiên-tri mạc-khải đạo Islam. Lời Gọi bất ngờ, gây bực dọc không nhỏ lúc đầu, khiến Ngài ngập ngừng, cự nự.

Theo lời kể, Ngài thường một mình đi thăm các hang động vùng đồi núi quanh Mecca, suy tư về Đạo. Một hôm Thiên-thần của Chúa hiện ra, ra lịnh cho Ngài đọc lớn và
nhắc lại lời ca ngợi Thượng-đế. Thoạt đầu, Mohammed làm như không hiểu, hoặc không chấp nhận làm theo lịnh. Sứ thần bèn dùng tay bóp chặt cổ họng, buộc Ngài làm theo lệnh.

Diễn biến bất ngờ gây nỗi bàng hoàng và niềm kinh hãi sâu xa. Mohammed đem điều lo âu chia sẻ với Vợ. Bà liền dẫn Ngài tới tham khảo ông Waraqa Ibn Nawfal vừa là người trong họ, một nhân sĩ uyên bác, vừa là một Hanif nổi tiếng thông đạt về những đề mục siêu-nhiên.

Dù vậy, Đức Mohammed vẫn không hết ray rứt mối hoài nghi khắc khoải, vẫn lo sợ về biến cố trọng-đại. Lo sợ đến độ tưởng mình bị thần-linh ám ảnh, bị bịnh gây biến thái tâm thần, hay mất trí, … Sứ thần hiện tới, tái xác nhận nhiều lần Lời Gọi từ Trời, Thượng-đế truyền cho Ngài sứ mệnh tiên-tri như Thượng-đế đã sai khiến các Tiên-tri thuở xưa trong Cựu Ước.  Lời Gọi bắt đầu có hiệu lực củng cố, giúp Mohammed  quyết định dấn thân vô sự nghiệp thực hành 3 chức năng Thượng-đế trao cho: Rao Giảng lời dậy: cải tổ cuộc sống các thế-hê và làm Tiên-tri lãnh đạo dân Ả-rập.  Sứ-thần Gabriel còn làm việc với Ngài, nhiều năm liên tục cho tới khi Ngài tạ thế (về Trời) năm 632AD.


2. Trở Ngại Lúc Ban Sơ.(pp 493)

Cả chục năm đầu tại Mecca, giới thương nhân coi thường, chế-riễu hoặc chống báng Lời rao giảng. Bọn buôn nô-lệ đe dọa ám hại, Ngài đều lướt qua nhờ sự che chở từ gia-tộc bên vợ. Lâu sau, số người uy-tín trong giới doanh-thương lần hồi nhìn nhận công-việc Ngài làm. Trong số đó có các Ngài Abu Bakr và Umar. Rồi bà Khadija và ông Waraqa Ibn Nawfal mất, người chú Abu Talib lên thay, cư xử nghiệt ngã nhất chưa tùng thấy trong đời. Muhammed rời thành Mecca, dắt tín-đồ di cư tới Medina. Người Medina ưa trồng trọt, không thưng-mại như Meccạ. Cuộc di-tản về Medina xẩy ra ngày 24 tháng 9 năm 622AD, trở thành Lễ Hegira của Đạo.

3. Lời Mạc Khải 

Đức Muhammed khởi đầu sự-nghiệp Tiên-tri bằng Lời Giảng dành cho dân-chúng thành Mecca.

Lời Dậy thứ nhứt: Đức Allah là Đấng Tối Cao, là Thiên Chúa duy nhất, tạo dựng thế-giới, muôn loài. Mohammed kêu gọi chúng nhân thần phục Quyền năng duy nhất đó, trên hết mọi người.

Lời Dậy thứ Nhì: Đấng Allah truyền lệnh của Ngài cho Dân Ả-rập qua lời Tiên-tri Mohammed như đã từng truyền dậy qua cửa miệng các tiên-tri trong quá khứ. Ai tuân phục Thượng-đế nghe lời giảng của Tiên-tri, sẽ được phần thưởng vĩnh-cửu trên nước Thiên-đường. Kẻ làm trái Ý Chúa không theo Lời dậy của Tiên-tri tât cả đều bị phạt nơi Địa-ngục.

Sau này, từ khi rời Mecca về Medina, việc giảng dậy hướng nhiều về việc ban hành những điều luật qui định nếp sống của các Tín-đồ. Medina nặng về nông-nghiệp. Người ta giết nhau không nghỉ tay đời này qua thế-hệ khác, dành quyền xử dụng một nguồn nước, một khu vườn. Tiên-tri Mahommed khuyên  giải, dậy dân cách nương tựa hợp tác. Dân chúng nể trọng, tôn kính Ngài như một nhà lãnh-đạo.

Vị-thế lãnh đạo ngày càng vững mạnh. Bọn mưu toan chống đối kể cả những kẻ đe dọa sinh mạng của Ngài, dần tránh mặt. Có nhóm chống đối võ trang kéo về theo Ngài. Ảnh hưởng và uy tín vang dội trong dư luận dân-chúng thành Medina. Kể từ sau năm 624AD, dân-quân Medina bắt đầu tấn công những đoàn khách thương đem nguồn lợi tài chánh cho Mecca. Sau nhiều đợt giao tranh giữa Medina và Mecca, cuối cùng Mecca khuất phục dưới uy quyền Tiên-tri Muhammed.

4. Thống Lãnh các Dân Tộc Ả Rập.

Đánh bại Mecca, uy-htế sức mạnh Tiên-tri Mohammed vang dội khắp thế-giới Ả-rập. Các bộ-tộc du-mục tụ về qui thuận. Ngài thành công mỹ mãn sự nghiệp thống nhất toàn dân Ả-rập dưới một quyền lực duy nhất, điều chưa ai làm nổi trong lịch-sử xứ này.

Trên bán-đảo sa-mạc Ả-rập bát ngát, rực rỡ ánh Mạt Trời, bắt đầu thành hình một cộng-đồng dân-tộc, dưới quyền lãnh-đạo duy nhất với lòng tin tuyệt-đối nơi Thượng-đế, trong niềm yêu mến, kính sợ và phục tùng Tiên-tri.
Dong duổi khắp các bộ-tộc du-mục Ngài dậy dân bảo tồn sức khỏe:
Ngày ăn một bữa.
Tắm rửa hàng tuần.
Giao hợp một lần ngày giữa tháng
.

Đức Mohammed trở thành nền tảng cho đức-tin của Đạo Islam, là cột trụ hướng dẫn đời sống của các Tín-đồ. Kinh QURAN hiện thân Dấu-ấn Đức Allah nơi Tiên-tri do Ngài lựa chọn.

5. Diễn Giải của giới Giáo-sử Islam:
Từ khởi thủy, Thượng-đế đã phán bảo nguyên-tổ Adam, truyền cho nguyên-tổ và con cháu sống theo lời dậy của Chúa. Buồn thay, Lời dậy bị quên lãng, rồi xuyên tạc qua các thế-hệ. Nay, Thượng-đế sai Tiên-tri mạc-khải, rao truyền lệnh Ngài cho thời-đại-mới. Kinh Koran nhắc tên các Tiên-tri tiền nhiệm từng ghi trong Tân Ứớc đạo Ki Tô-giáo: Tổ-phụ Abraham, David, Jesus, … và một số danh-nhân khác không ghi trong Tân Ước, Salih, và Hud.

Tiên-tri Mahommed mạc khải Đạo, nhắc lại Lời Dậy ngày trước.
Tiên-tri Mahommed khai sáng ra Đạo Islam là để nhắc lại các mệnh-lệnh đã truyền.Mệnh lệnh đã viết sẵn thành sách thánh, Thánh Thư. Mahommed, vị Tiên-tri sau cùng của truyền-thống tiên-tri cũng đồng thời là tiêu-chuẩn chứng nghiệm Ý-chí của Thượng-đế.

Ý tưởng các học-giả Islam nêu trên cốt ý cho ta hiểu Thượng-đế muốn các tín-đồ 2 Tôn-giáo đơn-thần còn lại, Do-thái-giáo và Ki-Tô-giáo, hết thảy mọi người phải tuân phục Lời Ngôn Sứ, Thượng-đế truyền cho Tiên-tri Mohammed, và hiểu tại sao Ngài tỏ ra bất bình vì những tôn-giáo đó dám chối từ, không tuân theo Lời Dậy của Tiên-tri. 

6. Chân Dung Tiên-tri Giáo Chủ. (pp 493-494)

Về cuộc đời Tiên-tri Mahommed, giới học giả thế-giới giữ cách nhìn khởi thủy như sau:
Là Tiên-tri của Thượng-đế, Đức Mohammed vẫn là Người, không mang tính thần linh, không làm phép lạ, không để lại con trai, không truyền ngôi cho người thừa kế.

Ngài không lựa chọn, mà được lựa chọn làm Tiên-tri. Lựa chọn đến từ sức mạnh cao hơn, vượt lên trên thân-thế cá nhân Ngài.

Lời mặc khải từ miệng Ngài không do Ngài đặt để mà là Ý của Thiên Sứ, sứ thần của Thượng-đế, Đức Allah.

Ngài giữ vai trò thụ-động dưới tay của Chúa. Điểm quan trọng là Lời Ngôn Sứ Ngài truyền ra, không phải cá-nhân của Ngài. Lời Thiên-sứ là trọng. Cuộc đời Ngài thì không.

7. Quan Niệm Khởi Thủy đã Đổi Thay.

Dòng thời gian trau chuốt tầm nhìn về chân-dung đấng Tiên-tri. Lúc đầu, Giáo-chủ là khuôn thước chỉ đường cho mọi tín-đồ, dậy dân cách sống theo Ý Thượng-đế. Rồi từ cơ sở ấy, giới học giả biên chép và diễn tả rộng rãi các chi tiết về cuộc đời của Ngài, lấy đó làm chuẩn-đích khuôn thước cuộc sống cho cá-nhân họ. Truyền-thống Tiên-tri được các học-giả bàn cãi ngày một nhiều viết ra hàng ngàn những phúc-trình dầy cộm.

Mỗi dữ-kiện diễn ra trong đời sống hàng ngày của Đức Giáo-chủ, ghi chép thành tài-liệu được đem ra học-hỏi, dần trở thành Tín-điều rồi được đem áp-dụng như những khoản Luật uy-nghiêm, đứng thứ nhì sau Kinh Koran, pp494, column 1, paragraph 1.

8. Đời Sống Giáo Chủ lúc Sinh Thời.

Truyền-thuyết vể đời sống của Đức Muhammad được viết ra, bắt đầu từ lúc mới sinh. Thế-hệ sau gán cho Ngài làm nhiều phép lạ, kèm thêm truyện kể đính lên thân-thế Ngài những dấu-hiệu của bậc siêu phàm, kể từ thuở sơ sinh, và trong mọi sinh-hoạt hàng ngày. Tín-đồ nhất loạt cho Đức Muhammad không mắc tội nguyên-tổ, không làm điều chi sai lầm bởi vì Ngài được che chở bởi Đấng Tối-cao. Là siêu-nhân, thân thế tiên-tri không ô-nhiễm, việc Ngài làm đều là chân lý tuyệt vời, … (pp 494 3rd paragraph), nắm uy-thế bảo lãnh trước mặt Thượng-đế cho các tín-đồ theo Ngài ngày Phán-xét. Ai theo Đạo Islam, khỏi bị phạt dù có tội. Mọi người xưng hô “Thượng-đế chúc lành cho Ngài “ mỗi khi xướng danh Giáo-chủ Mohammed.

9. Học Thuyết Vi Diệu của Đạo. 

Có cả một học thuyết chính thống khảo cứu về lẽ vi diệu, sufisim, trong cuộc đời Tiên-tri Mahommed. “Tiếng nói của Ta là thi ca. Lời dậy của Ta là gia nghiệp. Nội thân Ta là chân lý” (Wikipedia, Sufisim and Islamic Law). Mầu-nhiệm cuộc đời Đức Tiên-tri, Sufis, nói lên mức tôn-vinh, tôn vinh Đức Mohammad. Mohammed là nguồn Ánh Sánh vĩnh hằng, dẫn đường cho Nhân-loại. Nguồn ánh sáng có trước muôn đời, là sức mạnh tạo dựng nên vũ-trụ, giữ cho các tinh tú vận hành. Và nhờ nguồn sáng đó mà chúng nhân nhận biết để tôn-thờ Thượng đế.  Tiên-tri mặc tính siêu nhân thông qua sự tôn-vinh của các học-giả.

Thế-kỷ 20, bắt đầu thời đại hoằng dương đạo-lý của Đức Mohammed theo trào lưu mới. Lịch-sử Tiên-tri được viết lại bằng ngôn-ngữ của mỗi quốc-gia. Hàng trăm ngàn tác-phẩm viết bằng mọi thứ tiếng, phát hành khắp các nước có đa số tín-đồ Đạo Isalm (TDI) đề cao những đặc tính nhân ái, đạo đức, và chính trực phản ảnh tính tình Đức Tiên-tri và tính cách thời thượng của Ngài, nhằm đè bẹp, gạt bỏ mọi  luận cứ cho điều dậy bởi đức Mahummad cho tín-đồ Islam là sai lầm hay không mang sức mạnh.


II. Kinh Koran, Quran (pp 494)

Koran là thánh thư của Đạo Islam, chép lại Lời của Đức Allah. Sách Koran, viết để đọc, bằng nhiều đoạn ngắn do chính Lời của Chúa, do từ cửa miệng Đức Mahommed nhắc lại sau khi lãnh nhận từ Thiên-sứ Gabriel, hàng ngày, 22 năm trường, kể từ khi Ngài nhận lời truyền làm Ngôn Sứ. Thánh Thư Koran là tài liệu để cho TDI xướng chung hay đọc riêng trong miệng cao rao việc Tiên-tri mạc-khải ra Đạo. Cũng được đọc khi cầu nguyện, tế lễ.        

1. KORAN (Quran) Và Tín-đồ Đạo Islam.

Tín-đồ Islam (viết tắt TĐI) tin Kinh Koran là Lời của chính Đức Allah.
Các mệnh lệnh truyền cho Tiên-tri Mohammed qua Lời Sứ-thần của Chúa, được trích từ Sách Nhà Trời Heavenly Book.  Sách Nhà Trời có từ thủơ hỗn mang chi sơ, không ai viết, vì Sách đã có từ trước vô cùng mà cùng hiện hữu gắn liền với Thượng-đế. Sách Nhà Trời, còn gọi là Mẫu Thư (Mẹ của các Sách) hay Tài Liệu Khôn Cùng. Mẫu Thư hay Tài Liệu Khôn Cùng hiện thân cho Lời của Thượng-đế, là biểu-tượng cho Sự Thật, và cho Ý-chí của Ngài bao trùm toàn thể Vũ-trụ.

Sách do các Tiên-tri xưa kia viết, Tân-ước của Giê-su, hay Torah của Moi-sen, … hai pho Sách thánh thư đó cũng có từ cùng một nguồn. Nhưng chỉ có kinh Koran mới thiệt là cống hiến cao cả nhất, cặn kẽ nhất, do Chúa ban xuống cho những người đàn ông (men) qua tay đấng tiên tri do chính Chúa chỉ định, viết nên.

Các tín-đồ của Đạo Ki-tô giáo, Do-thái giáo đã làm sai lạc Lời Chúa cho nên Chúa mới phải gửi kinh KORAN xuống hầu sửa chữa sai lầm và phục hồi sự thuần khiết của Lệnh Trời.

Vì đích thực là Lời của Chúa, Kinh KORAN trở nên quyền uy tối-thượng trên đời sống các Tín-đồ Islam về mọi địa hạt, từ tín-ngưỡng đến hiện-thực đời sống. Họ phải quí trọng, và bảo toàn bằng bất cứ giá nào, không được hoán đổi mảy may Lời ghi chép trong sách Koran.

Bảo toàn nội-dung Kinh Koran là lý do thúc đẩy việc chuẩn-xác-hóa Ngôn-ngữ Arabic, kể từ văn phạm cho tới hoa tay khi vẽ chữ. Chưa có Sách nào, kể cả Phúc Âm của Ki-tô giáo, được nghiên cứu và bình luận nhiều cho bằng kinh Koran. Tác-phẩm chuyên khảo Kinh Koran đầy ắp các thư viện, bằng đủ mọi ngôn-ngữ của các nước theo Đạo Islam. Trong số các Sách nghiên cứu Koran, tác phẩm nổi tiếng nhất mang tên tafsir do al-Tabari viết xong năm 923 AD, dầy 30 cuốn, tham khảo từng chữ, từng câu của toàn bộ Kinh Koran.

Đâu đâu, Tín-đồ theo Đạo Islam (TĐI) cũng kính trọng. Không đặt sách Koran trên đất hay dính đồ không tinh khiết. Một mảng giấy nhỏ lỡ rách rớt ra từ trang Sách được dùng làm đồ trang-sức. Lời trên trang giấy được đọc lên để đuổi tà ma, chữa bịnh. (pp 495). Các buổi cầu nguyện, nhất nhất cử hành khởi đầu bằng bài đọc Koran. Các nước theo Đạo Islam mở trường dậy con em học thuộc lòng Kinh Koran. Giải hafiz được lập ra, thưởng cho người đọc thuộc hết quyển Kinh. Nhiều nước không nói Arabics, vẫn có hàng ngàn, hàng vạn người đua nhau, đêm ngày thuộc lòng Kinh Koran nguyên văn tiếng Ả-rập.

Các câu trích từ Sách Koran được vẽ cho đẹp, trưng bầy trước nhà, trên các bức tường dinh thự, hội-trường, nơi cử hành lễ, …. Và cũng vì lòng tôn kính tính toàn bích của Sách kinh Koran, các học-giả Islam ít cho phép ai dịch Sách, dù dịch trúng cách mấy, ra ngoại ngữ. Bản dịch ra ngôn ngữ khác dù người dịch tài tình tới đâu, lời văn không phải tiếng Ả-rập đã hết còn là Lời từ miệng Đức Allah truyền cho Tiên-tri Mohammed, không còn là Kinh Koran nữa.

2. Ấn-bản KORAN:

Đừng quên nội-dung Sách gồm những đoạn, ngắn hay dài, mỗi lời viết ra đều được chuyển từ Ý của Thượng-đế trích từ Sách Nhà Trời, sứ thần Gabriel truyền miệng cho Tiên tri. Ngài viết từng đoạn trên lá Cây Cọ khô, thành những tiểu mục ngắn hay dài có khi chỉ vài hàng tùy giai đoạn đổi thay trong cảnh sống hàng ngày của Tiên-tri Mohammed, không nhất thiết liên tục, mà còn liên quan tới danh-tánh những nhân-vật Ngài nhắc tới (trong Sách) hay tùy thuộc những nhân vật trong số cử-tọa đi theo, ngồi lắng tai nghe lời Ngài giảng.

Giọng đọc của Ngài khi mạc-khải Lời Thượng-đế thay đổi về nhịp độ và âm điệu. Lúc Ngài nhập niệm thần thông cảm ứng cao, giọng nhanh và mạnh, có vần có điệu khác với giọng nói thường ngày.

Nội-dung Sách không theo thứ tự liên tục mà thành từng đoạn tùy cảm ứng mạc-khải của Tiên-tri. Đã vậy, sau khi Ngài viên tịch, những nhân vật phụ-tá thân cận viết lại nhưng đã quên sắp đặt các Lời Mạc-khải Ngài phán theo đúng thứ-tự thời-gian.

Ngoài ra, người chép sử Đạo Islam còn khám phá một số chi-tiết viết ở trang này, không tiệp với điều  nơi trang khác.

Sách dầy và nặng, tương tự cuốn Tân-ước của Ki-tô-giáo, chia ra 114 Chương. Một chương là một sura. Mỗi sura mang tên một người, một vật hay sự kiện có đề cập ở nội dung Chương đó.  Sura chứa đựng ít hay nhiều câu, viết lối văn vần, tựa như lời thơ, gọi là verses.

Hình thức ấn-bản Kinh Koran, như ta thấy hiện nay, có từ sau khi Giáo-chủ từ trần, năm 632 AD. Lúc sinh tiền, Ngài tiếp nhận Lời Mạc Khải và sắp đặt theo Ý của Thượng-đế tới với Ngài, thời gian ròng rã 22 năm từ 610 - 632 AD. Cũng có những đoạn do các nhân-vật khác ghi chép dưới sự giám-sát của Ngài. Hơn nữa, công trình gom góp các đoạn văn do tay những người kế tục như ngài Zayd Ibn Thabit, nhân vật then chốt và là 1 trong các thư-ký của Đức Tiên-tri.

Kinh Koran giữ nội-dung hiện nay vì Đức Mohammed từ trần, không còn mạc-khải gì thêm vô những Lời Ngài đã viết lúc sinh thời. Một sự kiện được nhất tề đồng ý là Ấn-bản Kinh Koran ta thấy ngày nay là công trình của một ủy-ban đứng đầu là ngài Zayd Ibn Thabit, ghi chép trước khi giáo-chủ Uthman (caliph 3) đời thứ ba cũng đồng thời là hoàng-đế Islam thứ 3, Uthman (644-656) ban hành cho các Cộng-đồng Tín-đồ Đạo Islam. Cả thế-giới Islam ngày nay công nhận.

Thế nhưng đích thực, Pho Koran do Caligh 3rd ban hành lại không phải Bản-văn duy nhất chính xác. Nhiều bản khác đã được tìm thấy, và lưu giữ tại các bảo-tàng viện.

Về cách sắp xếp nội dung Kinh Koran. Ngoại trừ Chương Mở đầu, các suras sắp xếp theo chiều dài. Chương dài nhất xếp đầu Sách. Chương ngắn xếp sau.

Tóm lại: Kinh Koran là Lời của Thượng-đế trích ra từ Mẫu Thư hiện hữu trên Trời từ khi tạo-thiên lập địa, do tay Tiên-tri viết, ròng rã trao đổi giữa Đức Mahommed với Sứ-thần của Chúa. Kinh Koran chiếm ngôi vị uy-quyền cơ bản nhất của Đạo Islam.

Về hình thái ấn-bản, thứ tự thời-gian, lai lịch, mức độ ảnh hưởng của mỗi chi tiết nội-dung dù có sơ sót quan trọng tới đâu, … không là vấn nạn chính yếu. Cũng không đáng kể đối với các tín-đồ Đạo Islam. Tín-ngưỡng Islam đặt cho Kinh Koran giá trị cao trọng, cao hơn cả vị trí một bộ Sách Thánh. Mỗi câu viết trong sách Koran là Một Lời Dậy của chính Thượng-đế đích thực trích từ cuốn Sách Vĩnh Hằng, cuốn Sách Mẹ - Mẫu Thư - hay Sách Nhà Trời hiện hữu cùng lúc với Thượng Đế vô thủy vô chung. Nói cách khác: Kinh Koran luôn là nền móng trên đó Đạo Islam đã được tạo-dựng.

3. Mạc Khải Bằng Sự Kiện Ghi Nhận từ Cuộc Sống.

Tiên-tri phát triển Đạo Islam bằng những chứng cớ và dữ-kiện lấy từ cuộc sống của chính Ngài.
Trước khi từ trần, Tiên-tri truyền lại Kinh Koran, bộ Sách Mạc khải, chính tay Ngài và các vị thân-cận ghi chép trong 22 năm Tiên-tri lãnh nhận từ Sứ-thần Gabriel. Kinh Koran là Lời Dậy của Thượng-đế truyền qua Ngôn-Sứ Muhammad do  chính tay Thượng-đế lựa chọn. Tập Sách mạc-khải, Quran hay Koran bao gồm những khoản Luật bao trùm mọi địa hạt sinh hoạt của người Tín-đồ (TĐI) kết hôn, ly dị, quyền thừa kế, khế ước thương mại, cung cách tế lễ, thể thức cầu nguyện. ăn chay,  .

Nhưng một bộ sách với 6616 câu văn chia thành 114 Thiên, thiên dài nhất 287 câu; ngắn nhất 2 chữ, .. vẫn để lại khoảng trống về tín-lý cũng như luật pháp, chưa bao biện hết trong đời sống tín-đồ các cộng-đồng Đạo Islam. Có nhiều vấn-đề các xã-hội Theo Đạo Islam ngày nay trải qua nhưng chưa có trong xã-hội Ả-rập lúc Tiên-tri sinh tiền; không được đề cập trong Kinh Koran. Mở Sách tìm mệnh-lệnh, không có ghi. Chính vì nhu cầu giải đáp những câu hỏi về giáo-lý hay luật lê chưa ghi trong Kinh Koran mà nẩy sinh đòi hỏi giới thẩm quyền kế thừa tìm đường bổ túc cho họ những điều chưa ghi ở Thánh-thư, bổ túc bằng những sự kiện trải nghiệm trong cách sống, những sunnas, của Tiên tri Mohammed.

4. Phúc trình các bài Tham Khảo Koran - Sunnas,

bao gồm những bài phúc-trình do các học-giả Islam viết và tham khảo nhằm bổ túc để trả lời cho những câu hỏi về Tín-lý và Luật-lệ liên quan tới những vấn-đề của đời-sống các tín-đồ chưa ghi lại trong kinh Koran.

Vì đâu nẩy sinh nhu cầu bổ túc ?
Thưa, thứ nhứt, người Ả-rập cũng như nhiều sắc dân khác, coi trọng truyền-thống văn-hóa do các thế-hệ cha anh lưu truyền. Huyền thoại về các anh hùng và thần linh người dân muốn duy trì và phát huy. Chuyển sang hệ-thống tôn-giáo mới, những giá-trị văn-hóa ấy bị liệt vô hàng tà-đạo.  Họ choáng váng.

Thứ hai. Lại còn những điều chỉ xẩy ra sau khi Đức Mahummed đã từ trần, cách giải quyết không qui định trong Sách Koran. Cách giải quyết hay hơn cả là xử sự chiếu theo cách Tiên-tri đã sống; những người thân cận thế hệ Ngài đã làm. Coi những sự-kiện đó là tiền lệ.

Giới học-sĩ giải thích Koran bèn dẫn ra những sự kiện mà Giáo-chủ và giới thân cận của Ngài  từng trải qua; và giảng nghĩa coi đó như tiền lệ rút từ thế-hệ của Ngài, sự kiện Ngài đã sống, làm gương mẫu. Mỗi phúc trình gọi là một sunna, “vậy hãy sống theo những sunna, cách sống của Giáo chủ được chứng kiến bởi các người sống quanh Ngài lúc sinh tiền”. Sunna coi như bản ghi chép các sự-kiện Tiên-tri đã sống qua. Nay lấy đó làm tiền lệ giải đáp những khó khăn chưa viết trong Koran. Sunna trở thành Sách bổ túc cho Kinh Koran, viết bởi những vị từng thân cận chứng kiến hoặc biết rõ những việc Ngài làm trong cuộc sống.

Cách lý giải vấn nạn trên đây không phải luôn trôi chảy. Có thể bị lạm dụng, bầy đặt. Những chuyện không có mà đặt làm tiền lệ, lấy đó biện minh mục tiêu cá nhân. Có những người tự xưng đã theo hầu Ngài từ lâu, hiểu thấu đáo cách diễn giải và ý-chí của Giáo-chủ đến độ tự cho có quyền nói thay cho Giáo-chủ. Cho rằng Tiên-tri cũng sẽ phán bảo cùng cách nếu giờ này Ngài còn tại thế, dựa vô một câu nói của Ngài “khi một ai nói lên Sự Thật thì cứ coi như Ta cũng nói điều đó” (pp 496, paragraph 4)  

Từ sự tranh luận cách bổ-túc lý-giải Lời Tiên-tri, và những lạm dụng kinh-nghiệm dạo-giáo nêu trên, có biết bao học-sĩ đua nhau viết phúc-trình ý-kiến bênh vực chân lý bất kể căn bản lịch-sử. Việc làm kể trên của các phe học-sĩ gây thương tổn cho cộng-đồng Tín-đồ Đạo Islam, làm dấy lên phản ứng đòi hỏi phương thức giải thích khoa học, tách những “sự thật” được chế tạo khỏi dữ kiện lịch-sử.

Ngoài ra, còn có tiếng nói đòi phân biệt những dữ kiện đời sống lúc Giáo-chủ sinh thời, người nào thật sự thân cận Ngài; lời nói và hành động nào đáng được cộng-đồng TĐI noi theo. Các câu hỏi này vô cùng quan trọng dưới mắt giới luật-gia Islam, người cầm cân nẩy mực, đặt ra những Nguyên-tắc giải quyết các vấn-đề của xã-hội. Có nhóm Luật-gia cho các Sunna có quyền đem áp dụng cho toàn thể tập-thể tín-đồ sống cùng thế-hệ. Malik Ibn Anas và các học-sĩ theo ông thì lại chỉ áp-dụng cho người thuộc miền Medina, nơi Tiên-tri sống những năm thành công nhất của đời Ngài. Nhóm thứ ba, Iraq, coi tục lệ của các nhóm nhỏ chỉ đáng được áp dụng cho địa-phương của họ mà thôi.

Tranh chấp giữa các học-phái về Kinh Koran, và những tài liệu bổ-túc Koran đã là đầu mối gây ra nhiều thập niên chiến tranh đẫm máu giữa các cộng-đồng tín-đồ Đạo Islam.

5. Sách Bình Luận và Dẫn Giải Kinh KORAN, Hadiths.

Kinh Koran, không phải đoạn nào cũng là dễ hiểu cho người đọc. Những từ-ngữ mang hàm nghĩa mạnh dạn dứt khoát cần được diễn giảng. (pp 497 cột 1, paragraph 2, mục 5, theology). Hadiths là Sách in lại các bài giảng của các học-sĩ khi bàn luận, giải thích những chi tiết ghi trong kinh Koran, và những Sunnas ghi chép sự việc Tiên-tri Muhammad trải qua lúc sinh thời. Học-sĩ phúc-trình Koran, mỗi phái đi theo một chủ-trương, một trường phái suy luận (pp 496 cột 2)

Đến thế-kỷ Islam thứ 3 (the 3rd Islam Century, 9th AD)  các bài giảng viết bằng nhiều ngôn ngữ lên tới con số hàng ngàn. Nhưng những bài thuyêt-giảng do al Bukhari (chết 870) và Muslim (chết 875) viết ra được coi là giá trị hơn hết, được gom lại, in thành Lục Âm Thư (Six Sound Books) giá trị thần học cao ngất, chỉ đứng thú nhì sau Kinh Koran.

III. Thánh Luật Islam

Trung tâm điểm sinh hoạt Đạo Islam là Luật-pháp. Hành đạo là đời sống. Người tín-đồ sẵn sàng chấp nhận để được hướng dẫn trong mọi khía cạnh sinh-hoạt miễn sao làm đẹp lòng Thượng-đế Allah ngay ở cuộc đời, để còn hưởng phước mai sau. Luật Islam tiêu-biểu đức tính của mỗi Tín-đồ, là phẩm hạnh chứng minh tấc dạ phục tùng dưới sự hướng dẫn. Điều được làm, điều nên làm, điều nghiêm cấm.

A. SHARIAH.

Shariah, nhiều nơi viết sharia, Luật Thượng-đế ban hành cho Tín-đồ Đạo Islam.  Tuân theo Shariah đồng nghĩa khuất phục dưới uy-quyền tối-thượng vĩnh cửu của Đức Allah. Sharia vạch ra điều phải, điều trái trong mỗi hành-vi cử-chỉ, cũng là bản lượng-giá-đạo-đức cho mỗi người.
Tiếng Ả-rập, Shariah là “con đường”, “con đường Thượng Đế muốn người đàn ông bước theo”. Tất cả các tín-đồ bị bao trùm bởi Luật Sharia, không miễn trừ. Việc làm được phân loại: Bổn phận phải làm fard; điều nên làm manhdud; vô-hại mubah; không nên làm tuy không ngăn cấm makuh và điều cấm haram, không được làm.   Cho tới nay, chưa có bản-lượng-giá đạo đức nào kỹ càng hơn Luật Sharia.

Dưới quan điểm Sharia, người đàn ông (men, không viết hoa) ít khi tự mình phân biệt hành động phải trái cho nên Thượng-đế ban hành luật Sharia qua cửa miệng Tiên-tri Mohammed do Ngài lựa chọn, bắt mọi người tuân hành.

Thượng-đế uy-quyền vạch đường cho con người tuân thủ. Đường vạch ra dựa trên uy-quyền vô biên, không ai được phép thêm bớt, bào chữa hay biện luận. Tuân thủ luật Sharia như kẻ nô-lệ dưới quyền chủ nô. Sharia vừa có tính thánh luật, lại là Ý-muốn của đấng Tối-cao cho nên mang giá-trị tuyệt đối. Qua bao thế-kỷ văn-minh, Sharia đã chứng tỏ tính chân thật, đem lại bảo đảm cho tín-đồ Đạo Islam là Họ đã được Chúa lựa con đường chân lý cho đời họ.

B. Về nội-dung,

luật Sharia bao quát rộng rãi, vượt xa mọi nền Luật-pháp đương thời. Không chỉ chi phối các nghi thức tôn-giáo mà còn kiểm soát tất cả. Vâng, tất cả mọi địa bàn sinh-hoạt: chính-trị, xã-hội, nếp sống cá-nhân, … . Đức-tin tôn-giáo chỉ là một phần của thánh Luật, theo nghĩa rộng. Luật Sharia vạch từng chi tiết loại đồ ăn nào được phép ăn, quần áo nào được phép mặc, cách thức dùng trang-phục, khi nào, ... Nhiều điều coi như đi ra ngoài xa hơn địa hạt luật-pháp.

Shariah chia làm 2 phần, Ibadat, bổn-phận phải chu-toàn với Chúa như thờ-phụng, tế-lễ. Phần kia, Muamalat, bổn phận với tha nhân và cộng-đồng. Cả hai đều ràng buộc, quan trọng ngang nhau.

Thánh luật Sharia khác luật-đời ở một điểm nữa: Luật-pháp do chánh-phủ thảo ra, ban hành; cảnh-sát áp dụng, phổ cập cho mọi người trong cương-giới lãnh thổ. Sharia khác: Thánh luật dành cho mọi người và mỗi cá nhân. Không chánh phủ nào được can thiệp vô nội dung hay biện pháp thi-hành.

Sharia không đếm xỉa tới Luật-pháp lưu-hành trong tập-thể xã-hội mà là dành riêng cho các tín-đồ theo Đạo Islam TDI. Shariah cho phép giết chết tín-đồ nào cải giáo, đổi từ Islam sang đạo khác; ném đá phụ nữ và người đồng tính …

Có trù liệu các khoản luật dành cho người-khác-đạo trong nước cai-trị bởi giáo-chánh-quyền Islam **. Và những khoản đòi hỏi người TDI được miễn trừ khi sống trong chánh-quyền của người ngoại đạo.

C. Cơ Bản Giáo Lý của Luật Shariah
.

Thế-kỷ Islam thứ I, luật-lệ còn rời rạc. Từ thế-kỷ Islam thứ 3 (thế-kỷ 9AD) về sau, luật-gia al-Shafii minh định nguồn gốc căn bản luật lệ cho thánh-luật Shariah. Có 4 yếu-tố hình thành thánh Luật:

1.bắt nguồn từ Koran, uy quyền tối thượng, Lời Thượng-đế
2.những sự kiện thuộc đời sống hàng ngày của Tiên-tri ( sunnas )
3.quan niệm về giá-trị xã-hội trải qua sinh-hoạt của các tập-thể Dân-tộc.
4.sự lượng-giá và khunh hướng chọn lựa sau khi cân nhắc phối kiểm với 3 gốc trên đây.

D. Ứng Dụng Shariah Vào Thực Tế Xã-hội.

Trên hầu hết các nước Islam ngày nay, nhứt là các nước không Ả-rập, tầm vóc và mức độ khắt khe khi áp-dụng Sharia đã giảm đi rất nhiều. Các ứng-viên tổng-thống hay quốc-hội đòi đem Luật Islam vô đời sống thế-tục các nước đông đảo TDI nhất, Indonesia, Ấn-độ, Pakistan, Bangladesh, … đều thất bại trong các cuộc bầu-phiếu ****.  

Các xã-hội Islam tiến bộ hầu hết sinh-hoạt mô phỏng Luật-lệ các nước Tây Âu. Thảng hoặc nơi nào mang mầu sắc tôn-giáo nặng nề chăng nữa cũng chỉ một số  điều được áp dụng trong phạm vi cá-nhân, như kết-hôn, ly dị, … .

IV. Văn Hóa Islam
Thi-ca - Nghệ-thuật - Kiến-trúc
(Xin dành lại cho phần thảo-luận tiếp theo sau)

III.Đạo Islam Bước Vô Thế-giới Kỹ-thuật
. (pp 502).

Các điều ghi nhận trên đây tóm lược những đặc-tính tôn-giáo của Đạo từ thời khởi thủy khi Đạo sáng lập, qui định nếp sống giáo-lý và cách hành đạo cho tín-đồ theo Đạo Islam bình-thường, normative, có nơi gọi là ôn hòa moderate.

Mười thế-kỷ sau, hình thức hành-đạo đã thay đổi.

(Xem tiếp phần hai)
ñ†c, Tìm Hi‹u ñåo Islam C: Islam khác v§i Islamism
islam1
Islamic-imperialism
Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y
© 2010
Ý Kiến của bạn đọc