Những điểm du lịch quan trọng tại Nhật Bản, theo Lonely Planet
Bài này viết trong thời điểm hối xuất 1 US$ = 85 ¥, 1 € = 115 ¥. Những địa danh hay tên riêng trong bài được giữ nguyên theo như cách viết của người Nhật, để bạn đọc muốn biết thêm có thể tra cứu trên internet. Để tránh rườm rà, chỉ những danh từ riêng được nhiều người biết qua tiếng Việt được phụ chú thêm tiếng Việt.
***
Câu chuyện bắt đầu vào đầu tháng chín 2010, khi t́nh cờ thấy trong báo một mục quảng cáo tour du lịch dài 2 tuần lễ qua những điểm highlights ở Nhật Bản với giá rẻ, đúng vào thời điểm chính phủ Ḥa Lan, trong mục tiêu kích cầu, đă cho giải tỏa số tiền trong những trương mục tiết kiệm miễn thuế của cơ quan (mỗi nhân viên có thể bỏ vào trương mục tiết kiệm đặc biệt này mỗi năm hơn 600 euro được miễn thuế lợi tức, số tiền tiết kiệm này này chỉ được phép lấy ra 4 năm sau đó, hay trong vài trường hợp khẩn cấp). Bỗng dưng có hai ngàn rưỡi euro giắt túi, giấc mộng làm một chuyến du lịch Nhật Bản trở thành chuyện không cần đắn đo nhiều. Đọc đi đọc lại chương tŕnh tour du lịch, thấy hấp dẫn quá, tôi đă định ghi tên. Thế nhưng, khi t́nh cờ nói chuyện với một người đă đi Nhật, họ nói là “nước Nhật dễ đi, đâu cần ǵ phải có người dắt đường”. Nghe bùi tai, so sánh chiết tính chi phí, thấy cũng có lư. Thế là vợ chồng tôi đổi kế hoạch, tự đặt vé máy bay, chỗ nghỉ... Khí hậu Nhật Bản khắc nghiệt: mùa hè nóng ngột ngạt; tháng 7, 8 mưa nhiều; kế tới tháng 9 chuyển mùa, có nhiều băo; tháng 11 đă bắt đầu lạnh cóng suốt cho tới tháng 3 cây cối bắt đầu trổ lá báo hiệu mùa hoa Anh Đào nở. Mùa hoa Anh Đào là mùa du lịch chính, mọi thứ đều mắc. Hơn nữa làm sao tiên đoán được trước 6 tháng khi nào hoa nở mà mua vé, rồi bao nhiêu chuyện có thể xảy ra giữa chừng. Cho nên quyết định đi vào tháng 10 là chuyện đương nhiên, tuy hơi gấp gáp. Chúng tôi chỉ c̣n đúng 5 tuần lễ chuẩn bị. Nhờ Internet, mọi chuyện không mấy khó khăn. Thế là vợ chồng tôi đặt chân lên thủ đô Tokyo sáng sớm ngày 12 tháng 10 năm Heisei (B́nh Thành) thứ 22 (Thiên hoàng Akihito lên ngôi năm 1989, mở đầu triều đại Heisei, những giấy tờ ở Nhật đều ghi ngày tháng chính thức theo lối này). Hành trang mang theo, ngoài quần áo vật dụng cá nhân, vé máy bay, giấy giữ chỗ..., c̣n có những tấm bản đồ chỉ đường tới nơi trọ kèm thêm h́nh chụp nhà nghỉ lấy từ internet, cuốn cẩm nang Lonely Planet, một cuốn tự điển Anh-Nhật Nhật-Anh bỏ túi mua vài đồng ngoài chợ, máy mp3 có nạp sẵn sách học Nhật ngữ, lấy từ trên mạng xuống (Pimsleur Language Program – Japanese). Và tấm thẻ xe lửa Japan Rail Pass dành cho người ngoại quốc làm bùa hộ mạng. Thẻ này cho phép đi xe lửa của hăng Hỏa Xa Nhật Bản (JR) trong suốt 2 tuần (45.100 ¥/người, cũng có loại thẻ 1 tuần và 3 tuần). Bởi vé xe lửa Nhật mắc nổi tiếng.
Chúng tôi bắt đầu bằng...
Tokyo
H́nh ảnh đầu tiên đập vào mắt tôi khi bước xuống phi trường Narita (Tokyo) là nhịp độ sinh hoạt nhộn nhịp, nhưng im lặng của dân Nhật. Người đi hướng này, kẻ chạy hướng khác, mà tuyệt đối không nghe la lối. Chỉ có tiếng loa phóng thanh liên tục thông báo. Thông báo ǵ không rơ, chắc là những thông tin cho người đi xe, tàu. Mạng lưới tàu xe dồi dào nhưng khá phức tạp, từ phi trường về Tokyo có mấy thứ xe lửa, chưa kể xe bus. Lonely Planet ghi đón xe lửa Narita Express, thế là cứ vậy mà làm, không dám suy nghĩ thêm, chỉ sợ lạc.
Một góc phố tại trung tâm khu Ikebukuro, Tokyo
Xe Narita Express với hơn 20 toa chạy xuyên ngang trung tâm Tokyo, tới ga chót Ikebukuro ở vùng tây bắc Tokyo là nơi chúng tôi đă đặt chỗ khách sạn. Tới đây thực sự là... lạc lối. Người Nhật không có kiểu đánh số nhà như chúng ta quen thấy, là đánh số thứ tự theo con đường. Họ phân quốc gia thành tỉnh, xuống tới quận/huyện, sau đó tới làng/xă rồi tới xóm/thôn. Địa chỉ cũng ghi như vậy. Cầm địa chỉ Nhật mà ṃ đường kiểu Tây khó như ṃ kim đáy biển. Nhưng đă lần ṃ đến được khu xóm rồi th́ hỏi người dân ở đó ai cũng biết. Cách đánh số nhà này gợi tôi nhớ đến xóm thôn Việt Nam thuở xưa. Xóm/thôn tên Nhật là chome, chẳng hiểu chữ này mang mối liên hệ nào với từ Việt ngữ ‘cḥm xóm’? Hay chúng có chung một nguồn ngôn ngữ? Khách sạn chúng tôi phải đến tuy là một cao ốc 37 từng cao chót vót, cách ga xe lửa có nửa cây số, mà hỏi đường gần nửa tiếng mới ra, bởi không biết cách.
Người chưa tới Tokyo sẽ nghĩ là ga xe lửa chính của thành phố với 12 triệu dân (cộng thêm 22 triệu dân của những vùng phụ cận là 34 triệu) chắc sẽ nhộn nhịp lắm. Lầm to. Mỗi ngày có hơn 800.000 lượt người đi qua ga chính Tokyo, trong khi đó ga chính của vùng mới mở mang Shinjuku – cách Ikebukuro nơi chúng tôi ở một trạm xe lửa – đón nhận mỗi ngày khoảng 3 triệu rưỡi người qua lại. 3 triệu rưỡi, tức gần năm lần dân số thủ đô Amsterdam, dồn vào một nhà ga, cứ tưởng tượng như vậy cũng đủ xây xẩm mặt mày.
Quang cảnh đường phố giờ tan sở ở Tokyo là cả một hoạt cảnh. Đám đàn ông lầm lũi trong bộ vest màu sậm chen nhau đi trong một ḍng người bất tận, im lặng như những bóng ma đi đưa đám. Đám đàn bà tất tả. Những em học sinh mặc đồng phục – nam sinh cũng đồ vest màu sậm, nữ sinh đồng phục áo vest với jupe plissée cực ngắn (mùa đông cũng không dài thêm) khoe đùi tṛn trắng – đi với nhau từng đoàn, cười giỡn. Hơn một nửa số người trên đường dán mắt vào điện thoại di động, không màng để ư đến đội ngũ đông đảo tiếp viên các tiệm ăn dọc hai bên đường liên tục dài giọng ‘Irasshaimase!’ chào mời người qua lại. Ai cũng có điện thoại di động, nhưng không bao giờ nghe chuông, kể cả trên xe metro và xe bus. Những thanh niên thiếu nữ trang phục dị hợm cầm bảng quảng cáo, dúi vào tay những bao plastic nhỏ trong có 10 tấm giấy tissue lau mặt kèm một tờ quảng cáo. Số giấy phát ra th́ nhiều, nhưng chẳng thấy thùng rác của thành phố, trên xe lửa xe metro cũng không. Sau mới biết là người ta bỏ vô những thùng đựng vỏ chai/lon nước ngọt bên máy bán tự động. Máy bán tự động nhan nhản trên đường và trong tiệm, bạn có thể mua đồ uống nóng cũng như lạnh, mua cả cơm, ḿ... cũng qua máy tuốt. Nhiều tiệm ăn hai bên cửa có tủ kiếng vĩ đại chưng những món ăn làm mẫu, giống tới mức nh́n vô thấy những tô ḿ như có nước sóng sánh, có mỡ màng bóng loáng, cọng hành tươi rói. Những đồ mẫu này giúp chúng tôi rất nhiều trong những bữa ăn. Đồ ăn lặt vặt có thể mua trong siêu thị mini FamilyMart, những siêu thị của hệ thống này có khắp nơi, nhiều hơn số cây xăng ở Hoa Kỳ.
Tokyo tuy rộng nhưng du khách ‘cưỡi ngựa xem hoa’ chỉ cần biết vài điểm. Bằng cách nào cũng phải xem Hoàng cung có khu vườn rộng bao la cạnh đó. Cách nào cũng phải xem khu phố thời trang sang trọng Ginza trong trung tâm, khu phố cổ Asakusa với chùa Quan Âm, khu Ueno mang nhiều sinh hoạt văn hóa với công viên nằm trên đồi... Bằng không, ngắm dân chúng, xe cộ cũng rất thú. Xe hơi tư ở Nhật không nhiều, hơn 90% dân Tokyo sử dụng phương tiện chuyên chở công cộng. Rời xứ Ḥa Lan dân chúng cao nhất nh́ thế giới, bước vào xứ Nhật, thấy cái ǵ cũng nhỏ bé, xinh xắn. Những cây tùng, cây phong cao nghệu, gốc hai ba người ôm nhưng lá nhỏ, mỏng bay phất phơ. Thỉnh thoảng thấy chó Nhật Bản lũn cũn chạy theo chủ. Rất nhiều xe du lịch con con, xe SUV 4 người ngồi chặt cứng mà cũng có đủ bộ cản chắn ḅ phía trước và bánh sơ-cua bé tẹo gắn nơi cửa sau. Giới trẻ Nhật cao, trắng, phái nữ đẹp và ăn mặc thanh lịch hơn phái nam nhiều. Thế hệ cao niên nhiều người rất lùn, thước mốt thước hai đúng như người Việt khi trước chê ‘Nhật lùn tè’ như cây bonsai. Các cô gái Nhật tuổi teen hiện có mốt để tóc và phục sức như những em bé, mắt tṛn thơ ngây, mốt này tỏ ra rất hợp với khuôn mặt bầu của họ.
Nơi đầu tiên chúng tôi thăm viếng là Hoàng cung, nhưng quá thất vọng, v́ chỉ được phép vào xem khu nền móng của ṭa thành cổ thời đại Edo thế kỷ 17, đă được tân tạo phần lớn bằng những khối bê-tông giả đá. Vườn Hoàng cung chỉ có mấy hàng cây tùng cắt tỉa thẳng thớm, vài cây đào cổ thụ, tụm bonsai thiên nhiên cây cầu bắc ngang, băi cỏ được chăm sóc, có rừng tre nhỏ với vài chục loại tre đủ h́nh đủ dạng. Tokyo bị đánh bom nặng nề trong thế chiến thứ II, cho nên bạn đừng mong chờ được xem nhiều di tích cổ ở đó.
Đền thờ Minh Trị Thiên Hoàng (Meiji-jingu), Tokyo
Đối lại, đền thờ Minh Trị Thiên Hoàng (Meiji-jingu) được xây trên một ngọn đồi phía tây trung tâm, trang nghiêm trong khung cảnh tĩnh mịch. Con đường dẫn vào đền đi qua một hàng mấy chục thùng rượu do những nhà cất rượu nổi tiếng bên Pháp dâng tặng nhà vua khi c̣n sinh thời, té ra vị vua này ngoài óc canh tân xứ sở, c̣n có những thú tiêu khiển cũng lạ. Nhưng đền th́ im ắng, có vẻ hơi hoang vu tối tăm, trong một khu vườn có những cây tùng xum xuê lá, vài cây đào cổ thụ có điểm ít hoa (nở lần thứ hai?), đi dạo dưới những tàn cây này thật tuyệt, bất kể mưa nắng. Có cặp tân lang tân giai nhân đang làm cử hành hôn lễ cổ truyền: cô dâu mặc kimono trắng dầy, đội mũ vải cao (người Nhật nói đùa là để che ‘cặp sừng’), chú rể mặc áo như kiếm sĩ Samurai. Các cô giúp lễ sửa soạn áo xống cho cô dâu xong, hộ tống cả dâu rể vào đền, chỉ có điều chú rể đi trước, điệu bộ nghênh ngang như sắp cà khịa với ai, c̣n cô dâu thẹn thùng đi phía sau cách khoảng dăm thước, lúng túng trong bộ áo xống quá dài!!!
Khu phố tương đối cũ là Asakusa hấp dẫn hơn, với những dăy phố xưa có hàng quán bán đồ (giả) cổ và cổ truyền, kỷ vật. Có một dăy quán nhậu b́nh dân cho dân đi làm về, những căn nhà nhỏ xiên xẹo, ngoài cửa quán có treo phướn trắng và đèn lồng trắng vẽ chữ đen hay đỏ, tối đi qua khu này nghe tiếng đàn Koto (đàn tranh Nhật) văng vẳng rất t́nh. Phố nhậu nhưng không có hơi hèm và mùi cần sa xộc vào mũi như khu phố ăn nhậu Leidse Plein ở Amsterdam. Tại đây có ngôi chùa Sensoji, là ngôi chùa đầu tiên chúng tôi viếng thăm. Chùa thờ Phật Quan Âm Nhật, tên Nhật là Kannon. Phật giáo Nhật Bản có nhiều điểm khác Phật giáo Việt Nam, tên một số các vị Phật v́ vậy cũng viết khác hơn tên của Phật giáo Trung Quốc hay Việt Nam. Nhiều chùa thờ Phật Quan Âm là chính, ngoài ra cũng có nhiều chùa cũng thờ Tam Xà Thế Phật như chùa Việt Nam (Phật Ca Diếp, Phật Thích Ca và Phật Di Lặc). Đặc biệt chùa Nhật đốt nhang ít, không khói hương mù mịt như chùa Tàu. Nhưng khung cảnh trang nghiêm không kém, nếu không nói là có phần hơn, do người dân không tṛ chuyện to tiếng. Người Nhật khi mới sinh gần như ai cũng tự động theo Shinto – Thần Đạo (Thiên Hoàng cũng là giáo chủ Thần Đạo). Khi lớn lên mới có người chọn theo đạo Phật (hay đạo khác), cho nên không lạ khi họ đi lễ cả đền (Thần Đạo) và chùa Phật giáo. Thần Đạo thờ nhiều vị thần khác nhau: thần mặt trời, mặt trăng, thần lửa, sông, núi, thần cây cối.... Đền khác chùa rơ nhất ở cái cổng: cổng chùa có lầu, cổng đền chỉ là hai cây cột lớn không chạm trổ đỡ hai cây xà ngang phía trên. Cổng đền cũng là biểu tượng của Thần Đạo. Nghi thức lễ đền rườm rà hơn. Trước hết là thủ tục tẩy trần: rửa tay nơi giếng trước đền: múc gáo nước, rửa tay trái, rửa tay mặt, súc miệng. Sau đó, bước lên bực cấp tới trước cửa chánh điện, liệng vài đồng tiền vô thùng phước sương, kéo chuông hay kéo chiếc lục lạc lớn bằng đầu người treo lủng lẳng trên mái điện kêu leng keng vài tiếng cho Thần biết, vỗ tay hai lần thiệt lớn, rồi cầu khấn. Khấn ǵ th́ chỉ có người Nhật mới biết. C̣n chùa hay đền nào cũng có hai ông Hộ pháp trấn giữ hai bên cổng. Chùa Nhật rất khác chùa Việt Nam ở một điểm: những tiệm ăn trong khuôn viên chùa có bán cả đồ chay lẫn đồ mặn, người ta ăn uống thoải mái, có cả uống bia. Ngoài đường thỉnh thoảng tôi gặp một đạo sĩ chắp tay đứng im niệm Phật. Bạn dâng tiền? Ông ta sẽ đánh một tiếng chuông và tụng một đoạn kinh ngắn thay cho lời cám ơn. Du lịch Nhật Bản mà giàu ḷng từ tâm th́ tiền hết lẹ như đi casino, bởi Nhật có đồng tiền cắc 500¥. Một bên đổi lấy phước, một bên t́m cảm giác. Tùy bạn thôi.
Khu Ueno cách đó vài trạm metro, cũng là nơi tập trung du khách. Ngoài khu phố chợ sầm uất, xe lửa chạy trên cầu sát ngay lầu hai những căn nhà hai bên như ở Hà Nội, Ueno có một khoảnh vườn lớn (Ueno-koen) nằm trên đồi. Trong 1 góc vườn Ueno là Viện Bảo Tàng Quốc gia Nhật Bản. Không những là một trong những bảo tàng viện lớn, nơi đây c̣n chứa nhiều cổ vật nhất của Nhật Bản. Rất nhiều cổ vật từ triều đại Edo (1603 – 1868) và khá nhiều đồ từ triều đại Heian (B́nh An, 794 – 1192), là hai triều đại cực thịnh trong lịch sử Nhật Bản. Trong khi vợ tôi trầm trồ ngắm nghía những chiếc kimono may khéo, có đính vàng, hay những chiếc b́nh, lọ cổ đủ kiểu; th́ tôi lại chú ư mấy món tùy thân của các bậc quan quyền và những cuộn cổ thư, là một cuộn giấy dầy, khi đọc th́ mở lần bên trái ra và cuộn lần lần về bên phải, chữ chân phương rất sắc nét, chẳng biết đó là những văn bản ǵ. Bảo tàng viện Nhật Bản rất hà tiện chữ Anh. Trong viện bảo tàng có một số tranh cổ, vẽ những tướng quân shogun, chùa đền, rừng cây, nai, ngựa, chim chóc, heo rừng, cọp... Tuyệt nhiên không thấy tranh vẽ những em bé xinh xinh như những tranh cổ Âu châu. Nhiều bức tranh cho thấy một điểm tương đồng với tranh cổ Ai Cập: đó là tay chân phải có đủ 5 ngón, cho nên có nhiều bức họa con người thiếu vẻ tự nhiên. Chẳng biết v́ lư do ǵ, tôi đoán là do ḷng tin vào những chuyện huyền bí. Xem những vật dụng tùy thân của người xưa mà thầm nghĩ, vài trăm năm nữa nếu tái sinh lại thành người, đi xem viện bảo tàng có khi bạn sẽ thấy người ta trầm trồ ngắm nh́n chiếc điện thoại di động Vertu có bọc da, chạy viền vàng của một đại gia nào đó, với hàng chú thích ‘limited edition’!!!
C̣n khu Akihabara mà tour du lịch Tokyo nào ở Việt Nam cũng liệt kê vào danh sách điểm tham quan (để cho dân ưa sắm đồ điện tử có dịp xài tiền), với Electric town có những cửa hàng đồ điện/điện tử, nơi tập trung của dân ‘nerd’ (1 hạng người lập dị) và dân đua đ̣i, thế nhưng khi đến nơi thấy nó phảng phất giống khu chợ trời. Đèn quảng cáo giăng mịt mù, nhạc nhức óc, cửa tiệm mang vẻ chụp giựt, không tạo được sự tin tưởng. Rẻ th́ có rẻ, chừng 80% giá bán ở Âu châu, trả giá được. Một cửa hàng rộng chừng 20 thước với 7, 8 tầng lầu, mỗi tầng bán 1 thứ, mà có đến vài chục tiệm như vậy, chưa kể hàng trăm tiệm nhỏ và sạp hàng san sát nhau, th́ phải thấy sự cạnh tranh thật là ráo riết. Đương nhiên trong khung cảnh như thế th́ thật giả khó phân, nếu không phải dân rành là lầm như chơi. C̣n muốn shopping quần áo th́ ngay ga xe lửa/metro chỗ chúng tôi ở (khu Ikebukuro), nơi có 2 cửa hàng tổng hợp lớn nhất nh́ thế giới là Tobu và Seibu, chẳng hiểu v́ sao họ đem 2 anh khổng lồ tới nhốt chung một chỗ. Khác La Fayette ở Paris thanh lịch sực mùi nước hoa, khác Harrods ở London cổ kính sang trọng, khác KaDeWe ở Berlin mang tiếng lớn nhất Âu châu nhưng chủ yếu khoe số lượng chất từng núi, Tobu và Seibu độc đáo ở cách tŕnh bày thoáng mát, tuy vẫn cho người xem thấy số lượng hàng hóa nhiều không tưởng. Chỉ riêng giày phụ nữ chẳng hạn, Seibu đă dành hẳn nửa tầng lầu. Bộ sưu tập giày của phu nhân cựu tổng thống Phi (Imelda Marcos) với hơn 5000 đôi bỏ vô khu này vẫn c̣n dư chỗ.
Ở Tokyo được hai hôm, chúng tôi dành 1 ngày thăm Phú Sĩ Sơn. Dùng xe lửa, xe bus cũng được, nhưng cách tiện nhất là đi theo tour du lịch (chúng tôi đặt tour này từ Ḥa Lan), họ có thể ngừng giữa đường cho khách chụp h́nh. Tour đi núi này thường kết hợp với đi thăm làng Hakone cách núi Phú Sĩ không xa về phía nam. Nơi đó, ngoài phong cảnh đẹp, đường xá lượn quanh với những ngôi nhà kiểu cổ, du khách thường đến Hakone chỉ để đi du thuyền một khoảng trên hồ và đi cáp treo lên đồi chơi, qua thung lũng với miệng núi lửa cũ, nh́n sang núi Phú Sĩ. Núi Phú Sĩ thường bị mây phủ ngọn, hôm đi tour, may mắn có một khoảng thời gian trời quang, xe ca ngừng lại cho chụp mấy tấm h́nh, ngọn núi mùa hè trơ trụi không có ǵ hấp dẫn thơ mộng như tôi tưởng, chắc postcard xài Photoshop chỉnh sửa. Du khách thường chỉ tới trạm nghỉ thứ 5, tức là trạm cuối cùng c̣n có đường xe đi tới, sau đó chỉ có dân leo núi đi tiếp. Họ nói mùa hè người leo núi nườm nượp, cả ngày lẫn đêm, có nhạc hội rất vui.
Trong những ngày ở Tokyo chúng tôi có dịp được ăn một bữa cơm tối ở tư gia một vị giáo sư trường Đại học Shinjuku. Bữa cơm đơn giản, có măng và cải làn xào, thịt heo ba rọi kho chung với hột gà luộc, salade thịt gà, thêm vài món ăn chơi của Nhật chúng tôi mua trên đường đi. Người Nhật ăn ít cơm nhiều đồ ăn, cơm họ dùng như món ăn chót, húp thêm chén súp miso cho miệng hết mùi thịt cá. Lư do họ ăn ít cơm là v́ thiếu đất trồng lúa, cơm ít nên họ thường chế biến thêm, như nấu với khoai, với hạt dẻ, ăn cơm chung với ḿ. Do cách nấu, không có cảm giác ‘ăn độn’. Chỉ món thịt kho, tôi nói “thịt kho này giống Việt Nam”. Anh ta ngạc nhiên, nhưng suy cho cùng, người ta nghĩ ra món thịt kho là muốn để được lâu không hư, trong thời chưa có tủ lạnh, cho nên người Việt th́ nêm nước mắm, người Tàu nêm x́ dầu, người Nhật nêm nước tương Nhật, người Ḥa Lan nêm muối và bột muscat, c̣n người Ấn Độ biến nó thành món cà-ri. Bữa ăn rất vui, tôi đă nói được vài câu tiếng Nhật làm quà (học trong khi ngồi xe và trước khi ngủ). Trong tuần trà sau bữa ăn tôi hỏi xoáy vào đề tài tại sao Hoa Kỳ bỏ bom phá hủy cả thành phố, mấy trăm ngàn người chết mà người Nhật không oán họ. Hỏi như một cách để đối chiếu với Việt Nam, xem người Nhật nghĩ sao. Anh giáo sư đưa ra một số nhận định, trong đó tôi chú ư đến 1 điểm anh dẫn giải là ngay sau khi Nhật đầu hàng, tiếp xúc với người Hoa Kỳ th́ người Nhật thấy họ đối xử tốt, giúp đỡ xây dựng đất nước thật sự. Anh ta thêm: “có lẽ một phần do nước Nhật trước đó bị nhóm quân phiệt thao túng.”. Tôi chợt thấy buồn. Nếu trước đây người ta đối xử tốt với chúng tôi thật ḷng th́ đâu có chuyện chúng tôi phải lang bạt cả mấy chục năm nay. Nếu có thời giờ nhiều, tôi sẽ bàn luận với anh ta về sự cọ xát giữa văn hóa Âu Mỹ với văn hóa Nhật, theo tôi đó là một đe dọa lớn cho sự b́nh ổn mặt ngoài của Nhật, qua những biểu hiện phản đối ngấm ngầm nhận thấy ở giới trẻ.
Kyoto
Giă từ Tokyo nhộn nhịp huyên náo, chúng tôi lên tàu Shinkansen tới Kyoto, cố đô một thời vàng son Nhật Bản. Đă nghe ca tụng nhiều, lần đầu tiên trong đời đi tàu siêu tốc Shinkansen ḷng có hơi náo nức. Nh́n bề ngoài con tàu đă thấy mê mắt. Tàu được chế tạo căn cứ theo khí động học để giảm tối đa sức cản gió, mũi nhọn như mơm cá mập, trơn lùi lũi. Bên trong tàu được thiết kế giống máy bay hơn xe lửa. Ghế ngồi thoải mái, ngả tới ngả lui được, chiếc vali lớn có thể để ngay trước chân, c̣n rộng.
Shinkansen có 3 loại: loại chậm nhất chạy nhanh hơn Intercity ở Ḥa Lan một chút, ngừng ở tất cả mọi ga. Loại nhanh hơn bỏ một số ga nhỏ, và nhanh nhất là tàu siêu tốc Nozomi chạy suốt con đường 1174km kể trên vừa chẵn 5 tiếng đồng hồ. Ngoài tàu Shinkansen chạy đường liên tỉnh riêng, Nhật c̣n có những xe lửa trong từng vùng, phân ra 2 loại: tàu chợ (local) và tàu nhanh (rapid). Đặc biệt ngoài công ty JR (bao trùm 9/10 mạng lưới đường sắt), c̣n có nhiều công ty đường sắt tư khai thác những tuyến đường nhỏ ở địa phương. Vào nhà ga th́ như vào rừng, biển báo giờ khắp nơi, nhưng khi đă quen th́ thấy họ tổ chức rất logic bằng cách dùng nhiều symbol và màu theo một số quy ước chung. Điều bạn phải luôn ghi nhớ là tên tuyến đường muốn đi và hướng phải đi, v́ bảng giờ tàu đi treo trong ga thường chỉ có tiếng Nhật. Đi tàu, khách phải trả đầu tiên giá vé cơ bản (với vé này chỉ được đi tàu chợ), muốn đi loại tàu nhanh hơn phải trả thêm phụ phí, tàu càng nhanh vé càng mắc. Vé tàu siêu tốc Nozomi cho quăng đường Tokyo – Kyoto 513km là 13.520¥, gồm 7980¥ giá vé cơ bản cộng 5540¥ phụ phí tàu nhanh, tức mắc gấp đôi tàu TGV của Pháp chạy tuyến Amsterdam – Paris có độ dài tương đương. Như vậy để thấy chỉ đi vài chuyến tàu đường xa là đă lấy đủ tiền thẻ xe lửa JR Pass.
Điều Shinkansen gây ấn tượng mạnh nhất nơi tôi là sự tổ chức. Tokyo là ga xuất phát của tuyến đường sắt huyết mạch Tokaido/Sanyo, nối Tokyo với thành phố Hakata/Fukuoka ở bờ biển cực tây đảo Honshu. Chuyến tàu tới Tokyo, trạm cuối, hành khách vừa bước xuống là toán tạp dịch lập tức nhào lên, hai người một toa. Rất nhanh, họ quay ngược toàn bộ ghế ngồi, thu dọn rác, kiểm soát, lau chùi, quét sàn. Tất cả diễn ra trong khoảng mười phút, hành khách đă đứng xếp hàng chờ sẵn nơi những ô cửa rào sắt, tại mỗi ô cửa đều có ghi số toa của từng loại tàu. Hàng rào sắt này ngăn cách hoàn toàn khách với tàu, thêm vào đó là một đội nhân viên trật tự trông chừng suốt dọc. Sau khi trưởng toán tạp dịch báo đă dọn xong, cửa rào được mở, khách lên tàu rất lẹ, chưa đầy 5 phút tàu đă rời ga, trước sự ngỡ ngàng của tôi, thấy mọi chuyện xảy ra nhịp nhàng quá sức tưởng tượng. Theo thống kê, từ ngày có Shinkansen (1964) đến nay, chưa xảy ra một tai nạn nào có tử vong. Chỉ có một lần tàu trật đường rầy do động đất năm 2004. Chuyện mùa thu lá rơi làm đường trơn xe không thắng được, bánh xe thành ‘vuông’, mùa hè đường sắt cong vênh xe không chạy được như ở Ḥa Lan, với người Nhật là chuyện ‘không hiểu nổi’. Xét cho kỹ, có lẽ phải quy trách nhiệm cho đội ngũ nhân viên hỏa xa ở Ḥa Lan quá ít và quá yếu. Nhưng không thể bắt người Ḥa Lan làm hùng hục cả ngày mà vẫn cười như dân Nhật được. Họ lăn ra đ́nh công là cái chắc. C̣n nếu bạn đă đến Nhật một lần th́ bạn sẽ nhận thức được ngay là không ai có đủ can đảm đứng ra hô hào công nhân đường sắt đ́nh công, cho dù biết rằng một ngày xe lửa không chạy là cả nước tê liệt. Bạn mà hó hé muốn đ́nh công th́ chính người trong gia đ́nh sẽ quạt bạn tơi tả, bởi v́ họ không thể đi làm được, mà ḷng tự trọng bắt buộc họ phải đến sở làm.
Shinkansen được nhiều người ca tụng là chạy nhanh, nhưng đó là chuyện quá khứ. Có đi rồi mới thấy là nó không chạy nhanh hơn tàu TGV hay ICE của Âu châu hiện nay, sau nhiều đợt cải tiến tăng tốc. Điều này cho thấy một chân lư: nếu cứ đứng măi một chỗ th́ sẽ bị tụt hậu ngay. Xe chạy không nhanh lắm, nhưng trội hơn TGV hay ICE ở mật độ xe cao gấp nhiều lần. Chờ xe lửa mà giống như chờ xe metro ở Ḥa Lan.
Kyoto đón chúng tôi bằng nắng ấm, mặc dù đă vào giữa tháng 10. Đây là thành phố duy nhất của Nhật không bị dội bom trong thế chiến II. Vẫn c̣n hơn 600 chùa và 400 đền, chưa kể vô số miễu con con. Rất nhiều con đường có tên tận cùng bằng -ji và -jo, cả trạm xe bus, xe điện cũng mang tên đền chùa hay vườn. Chẳng thấy những con đường mang tên ngày tháng hay mang tên những vị ‘công thần’ được phong đại như Lê Văn Tám hay Nguyễn Văn Trỗi chẳng hạn. Kyoto có Hoàng cung cổ, có lâu đài Nijo do các tướng quân xây, có chùa vàng chùa bạc… Nhưng nhiều quá đâm nhàm. Thêm vào đó, vào những đền chùa thường phải trả tiền vô cửa. Không nhiều, nơi 500, nơi 300, nhưng làm mất hứng. Chỉ mới vài ngày, tôi đă nhận ra một dấu cảnh báo là tờ 1000¥ bay ra khỏi túi rất lẹ. Ngoài ra, tôi là người đi chơi, không phải dân khảo cứu tôn giáo, do đó càng xem nhiều càng hoa mắt và rối trí thêm. Năm giờ rưỡi sáng nửa thức nửa ngủ, nghe tiếng chuông vọng từ những chùa xa gần cũng đủ thấy ḷng chùng xuống, với cảm giác chưa bao giờ có duyên gần Phật như vầy.
Buổi sáng chủ nhật hai vợ chồng rủ nhau thăm hai ngôi chùa (Nishi Hongan-ji và Higashi Hongan-ji, hai ngôi chùa cùng một tông phái, ở cách nhau một con đường, như một cuộc cạnh tranh tôn giáo, chùa rất lớn mà không lấy tiền vô cửa) cách nhà trọ mười lăm phút đi bộ. Trời mát, đường vắng, không người đi làm cũng không có những đám học sinh đi xe đạp. Đến chùa, may mắn gặp đúng thời kinh 8 giờ, được nghe tụng và xem nghi lễ của những tu sinh, đơn giản và nhanh gọn. Đặc biệt là nhang đốt rất ít, chỉ thơm thoang thoảng, như có như không. Khuôn viên chùa Nhật luôn được điểm tô bằng những cây đào, cây tùng bách cổ thụ uốn dạng bonsai, nhiều cây quá già phải dùng giàn bợ hay bó khuôn, thành ra mất đi vẻ thanh tú. Trong khuôn viên chùa thường có một khoảnh vườn, có ḥn non bộ nhỏ, cầu bắc qua lạch có thả cá chép. Để có chi phí điều hành, chùa có bán những tấm thẻ gỗ ema lớn bằng bàn tay giá 500¥, người mua sẽ viết những điều ḿnh ước lên đó và để trong chùa hay treo trên giá ngoài sân một thời gian. Thật là một cách kinh doanh giản tiện. Lật xem, tôi bắt gặp vài tấm ghi tiếng Việt.
Đổi tiết mục, chúng tôi lấy xe lửa đi lên phía tây bắc Tokyo, tới làng Kameoka nằm sát chân núi. Làng bé tẹo, chỉ có bến đ̣ và một dăy phố với hàng quán buồn hiu. Từ đó, chúng tôi xuống đ̣, xuôi ḍng Hozu trở ngược về hướng Kyoto lại. Quăng sông dài 16km, chảy giữa hai vách núi, qua nhiều đoạn ghềnh quanh co, nước chảy ào ào, đó là vào mùa nước cạn mà c̣n như vậy. 20 khách, trước mũi 1 người chống 1 người chèo, phía sau tài công bẻ lái, thay phiên nhau vă mồ hôi. Khách th́ chỉ trỏ những gộp đá hai bên với đủ thứ h́nh: con voi, con cọp, người nằm, Mickey Mouse…, cười chí choé. Nửa đường có ghe bán đồ cặp tới, đồ nướng, bia rượu, trái cây, ăn chơi cho quên giờ ngồi ghe đă bắt đầu thấy dài và tê đít. Có đi đ̣ này mới hiểu v́ sao khi vào quốc tịch Nhật phải đổi họ tên thành chữ Nhật: nhiều người Nhật không đọc được tên ngoại quốc viết tiếng latinh. Tôi đă phải lập tức phiên âm tên ḿnh thành tiếng Nhật khi lập danh sách khách đi đ̣. Nhưng họ không có vần ia hay iê. Bí lối, tôi xưng đại tên ‘Hàn’, từ đó họ gọi vợ chồng tôi bằng tên ‘Hansan’ (ông/bà Hàn).
Lên bờ ở làng Arashiyama dưới chân núi, chúng tôi may mắn được chứng kiến một lễ cổ truyền cử hành ở bờ sông, có lẽ là đám cúng thần, có phường bát âm, người đi ra đi vào, vái lên vái xuống, chẳng hiểu ǵ, chỉ được vài tấm ảnh đặc biệt. Đường lên núi quanh co, đi qua 5 ngôi chùa và đền sát nhau, không biết v́ lư do ǵ họ lại cất lên như vậy, chỉ làm giàu cho những hàng quán bán đồ ăn thức uống và đồ lưu niệm cho du khách mỏi chân phải nghỉ. Theo sách, nếu lên thêm nữa sẽ gặp một rừng tre rất đẹp, nhưng hỏi dân ở đó, họ khuyên đi taxi. “Xa lắm,” họ nói. Thật vậy, lết lên tới chùa thứ năm là đă oải, cạnh chùa là một viện bảo tàng tư (Sagano Folk Dolls Museum) với bộ sưu tập mấy chục ngàn con búp bê và tượng dân gian Nhật từ cổ tới kim, đủ loại đủ h́nh, từ súc vật, người, hiệp sĩ samurai, vơ sĩ sumo... cho đến vua quan và tướng quân. Từ dưới chợ trèo lên đến đây không dễ, cho nên vắng tanh vắng ngắt. Nhờ vậy, ông quản lư cho chúng tôi xem một số tượng đặc biệt, kèm lời giải thích, có những tượng có cơ phận chuyển động tinh xảo bên trong, cử động làm nhiều tṛ hay, chỉ tiếc là những lời ông giảng đi thẳng từ tai này qua tai kia cái rột.
Khi chiều buông xuống, du khách ở Kyoto thường kéo nhau đi xem khu Gion là một khu phố văn hóa cổ. Nơi đây có những căn nhà gỗ chẳng biết từ thời nào, nó tương tự phố cổ Hội An những năm ’90, nhưng dĩ nhiên mang vẻ Nhật Bản, có đèn lồng treo sáng tù mù, phướn rủ màn che, ngơ hẹp không lối thông. Có vài chiếc cầu nhỏ bắc ngang lạch, nhiều tiệm ăn với khung cảnh thơ mộng nhưng phải cảnh giác túi tiền. Gion được nhiều người biết qua những sinh hoạt văn hóa cổ truyền như Trà đạo, Geisha múa hát và ngâm thơ haiku, kịch nghệ. Mỗi năm nơi đây có nhiều màn tŕnh diễn của Maiko (những thiếu nữ đang trong giai đoạn học hỏi để trở thành Geisha) do các trường nghệ thuật tổ chức. Khi đi dạo qua khu này chúng tôi cũng thấy đâu đó những bóng phụ nữ mặc kimono, xe taxi tới lui đưa họ và đón khách. Chúng tôi cũng có dịp xem một vài màn tŕnh diễn nghệ thuật văn hóa cổ truyền, nghe tŕnh tấu Koto (đàn tranh Nhật) để thấy rằng ngày xưa nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ có bản ‘Mùa Thu Đông Kinh’ mang âm hưởng nhạc Nhật: “Lạc trong Đông Kinh, Vừa khi mùa thu gieo thương nhớ...”, được người ta ca tụng, nhưng giờ đây sau khi nghe vài bản Koto cổ của Nhật th́ thấy dường như nhạc sĩ họ Hoàng tóm nhiều khúc cho vào bản nhạc trên, chứ không có ǵ lạ. Xem tŕnh bày nghệ thuật cắm hoa và nghệ thuật pha trà. Một màn diễn gây nhiều ấn tượng cho tôi là màn múa rối Nhật. Ngoài diễn viên chính và con rối, c̣n có hai phụ diễn trùm vải đen kín người (diễn trên phông đen) phụ thêm. 6 tay điều khiển con rối (trong tuồng là một phụ nữ) nhịp nhàng. Màn múa rối nào cũng có một khúc phô diễn tài của diễn viên (cũng như những phim Walt Disney cổ, phim nào cũng có một khúc nhạc trong đó mọi kỹ thuật hoạt h́nh được phô diễn tối đa), thật là tài t́nh thấy 6 cánh tay nhịp nhàng trong màn người đàn bà chạy qua chạy lại suốt dọc sân khấu t́m chồng, không thấy, dừng lại thở hổn hển, vuốt mặt, rồi h́ hục leo lên tháp ngóng t́m bốn bên nữa. Xem múa rối nước ở Việt Nam, những đoạn con vịt, con cá trồi lên lặn xuống, được thấy sự tài t́nh và vất vả của những người phụ diễn trong hậu trường cầm hai cây sào ngâm nửa ḿnh dưới nước, phải giữ sao cho dây không mắc rối vào nhau, rồi so sánh với 6 bàn tay trong màn kịch puppet Nhật này, th́ phải nói là như Thúy Kiều Thúy Vân ‘mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười’.
Chùa Đông Đại Tự (Todaiji), Nara
Ai đến Kyoto thế nào cũng dành ra một ngày thăm cố đô Nara, là kinh đô cổ nhất của Nhật từ thời Trung cổ, thế kỷ thứ 8. Năm 2010 lại là năm đánh dấu 1300 năm Nara, đường phố trang hoàng những bích chương, biển quảng cáo với h́nh chú nai cười toe ở mọi tư thế, hai bên đường có chưng nhiều chậu cây mới. Từ Kyoto tới Nara 40km, xe lửa đi cái vèo tới nơi. Ít ai ngờ Kyoto và Nara đă có thời là thủ đô của hai phe Bắc Nam trong trận nội chiến 57 năm trong thế kỷ 14. Nara nổi tiếng phần lớn nhờ chùa Todaiji (Đông Đại Tự) xây nên trong thời cực thịnh của đạo Phật ở Nhật. Đi qua một khu rừng nhỏ có hàng trăm con nai và hoẵng chạy tung tăng. Chùa bằng gỗ, bên ngoài có tháp treo đại hồng chung khổng lồ, bên cạnh là điện Daibutsu-den (Đại Bổn Sư Điện/ Đại Bụt Sư Điện) là ṭa nhà gỗ lớn nhất thế giới hiện nay. Trong điện có tượng Phật Thích Ca bằng đồng mạ vàng cao 16 thước, ngoài cửa có tượng Phật Niết Tịnh bằng gỗ, trong thế ngồi hoa sen, người đi qua đi lại rờ vào thân cầu cho hết bệnh. Ngôi điện lớn khủng khiếp, máy chụp h́nh không thâu hết, ấy là ngôi điện mới trùng tu lại toàn bộ vào đầu thế kỷ 18, thay cho ngôi điện cũ lớn gấp rưỡi! Theo truyền thuyết, hơn 2 triệu người đă tham gia công tác xây chùa và điện này. Người thăm chùa, chiêm bái tượng Phật đông nườm nượp, xếp hàng đi một ṿng trả 500¥. Phía sau gian chánh điện có dựng một chiếc cột cây có lỗ dưới gốc, thấy trẻ em và người lớn đứng xếp hàng, cố gắng chui qua, hỏi th́ được biết là ai chui qua lọt sẽ có nhiều hy vọng đạt Niết Bàn. Nếu đúng vậy th́ trẻ em rơ ràng thánh thiện hơn người lớn, tôi thấy có người đỏ mặt tía tai cố gắng chui nhưng cuối cùng đành tháo lui, chui không được th́ tỏ vẻ mắc cở, không nghe chửi thề.
Tượng Phật Thích Ca bằng đồng cao nhất thế giới (16m), Nara
Hiroshima
Tôi đến Hiroshima với một tâm trạng rất lạ: Hiroshima là ‘một điểm phải đến’ của những tour du lịch thăm những điểm chính của xứ Phù Tang. Ở thành phố này, 65 năm trước (chính xác là ngày 06/08/1945), trái bom nguyên tử đầu tiên mang tên ‘Thằng Nhóc’ (Little Boy) đă đưa cả một vùng rộng chục cây số vuông đi thẳng về thời đồ đá trong tích tắc, với gần 70 ngàn người chết tức khắc cộng con số bị thương tương tự.
Là khách rong chơi, tôi tự nhủ: Ngoài khu tưởng niệm, Hiroshima c̣n ǵ nữa? Tất cả nhà cửa đền đài đều có số tuổi chưa tới 60, có lẽ nó sẽ giống thành phố Rotterdam của Ḥa Lan chăng? Có lẽ chỉ có những dăy chung cư vuông vức xây vội vàng, những nhà cao tầng với kiến trúc na ná giống nhau? Nhưng mà cũng phải đến. Ít nhất, để có thể thấy tận mắt những chứng tích của một cuộc tàn sát tập thể dă man nhất trong lịch sử. Để có thể hỉnh dung những ǵ xảy ra trong ngày ấy.
Chuông Ḥa B́nh trong khu tưởng niệm nạn nhân bom nguyên tử tại Hiroshima
Khu tưởng niệm mang một tên rất hiền: Peace Memorial Park. Một khoảnh vườn rộng mênh mông, cỏ xanh ŕ, cách nơi bom rơi gần nửa cây số. Buổi trưa, bụng đói, ḅ tới nơi th́ chợt nhận thức một thực tế phũ phàng: nơi đây không có hàng quán, máy tự động bán nước cũng không. Cầm chiếc vé, theo ḍng người vào Viện Bảo Tàng Tưởng Niệm Ḥa B́nh, nghĩ thầm: nhiều người sinh trước tôi hai thế hệ có lẽ sẽ phán hai chữ ‘Đáng đời’ cho hả cơn giận khi nghĩ đến gần hai triệu người Việt chết đói năm Ất Dậu do chính sách của Nhật bắt dân bỏ lúa trồng đay. Những ông bà già người Indonesia có lẽ cũng rủa xả như vậy khi tưởng đến những đầy ải đă xảy ra trong những ‘Jappen kamp’ cho dù Thủ tướng Nhật vài năm trước đă lên tiếng xin lỗi. Nhưng tôi chỉ thấy ngậm ngùi. Mộng bá chủ của giới cầm quyền, dù ở quốc gia nào đi nữa, cũng phải đổi bằng máu xương của người dân cả hai phía. Trong khu tưởng niệm có nhiều trụ sở, nhưng người thăm đại đa số là học sinh, chắc mục này nằm trong chương tŕnh học. Vài em mang theo giấy trắng xếp thành h́nh, cột lên cành cây quanh vùng, có lẽ trong gia đ́nh có người tử nạn. Một số em khác tụ tập quanh chiếc chuông ḥa b́nh, nghe cô giáo giảng và sau đó gióng chuông, tiếng chuông trầm buồn mang mác ngân măi trong buổi chiều nắng đă bắt đầu nhạt.
Hiroshima ngày ấy đă trở thành băi đất hoang. Thật kỳ diệu, một cơ sở đồ sộ – vốn là Pḥng Triển lăm Kỹ nghệ, cách nơi bom rơi vài thước vẫn đứng trơ trơ, được giữ nguyên trạng, trở thành một điểm được nhiều người đến chụp h́nh, đặt hoa (A-Bomb Dome). Sau 1945, người ta dựng lên một Hiroshima mới, nhà kiểu Âu Mỹ thẳng thớm nhưng vô hồn, cửa tiệm mang nhiều tên tiếng Anh, xe điện th́ gọi là Streetcar. Người ta c̣n cố giữ lại ṭa lâu đài Hiroshima-jo nằm ở phía bắc thành phố bằng một cách giản dị, là xây lại toàn bộ bằng vật liệu mới, theo dáng cũ. Trong lâu đài là viện bảo tàng, nơi đây tôi thấy có chưng một khẩu súng trường của Ḥa Lan thời xưa, ốm tong (nước Nhật khi đó theo chính sách bế quan tỏa cảng, chỉ riêng người Ḥa Lan được hưởng đặc quyền buôn bán và kinh doanh mại dâm – nghề của chàng – ở một ḥn đảo phía ngoài thành phố Nagasaki).
Du khách ghé Hiroshima nếu chỉ có khu bỏ bom nguyên tử để xem th́ chán ngấy. Do đó gần như ai cũng dành nhiều thời gian ghé thăm đảo Miyajima nằm trong vịnh Hiroshima. Đảo có ngôi đền màu đỏ cất trên bờ biển nh́n sang Hiroshima, trước đền là cái cổng Torri lớn nhất nước, cũng màu đỏ chói nằm trơ vơ giữa biển, với ngụ ư ‘lằn ranh giữa thế giới vật chất và thế giới tâm linh’. Không biết có bao nhiêu tỉ người trên thế giới đă chụp tấm h́nh chiếc cổng đền này, là một trong những biểu tượng của nước Nhật. Phà vừa rời bến Hiroshima, người ta đă bắt đầu chĩa ống télé sang bên kia bấm lia lịa, theo phản xạ của bầy cừu, mặc dù ở khoảng cách đó sương mờ c̣n che phủ, chỉ thấy mờ mờ. Lên đảo, có lẽ chỉ có một hướng duy nhất là đi xuyên qua khu chợ nhỏ có bán rất nhiều bánh ngọt truyền thống của đảo, có nhân mứt chestnut, làm tại chỗ, để lên núi. Trong chợ mùi hào (oyster) nướng – hải sản đặc biệt của vùng – đưa mùi khét ngào ngạt, chư Phật ngửi cũng điếc lỗ mũi. Làm thử vài con, nhâm nhi với lon bia Asahi, thịt hào không béo như hào biển Bắc Ḥa Lan (Noordzee), cũng không mặn mà như hào ở biển Adelaide của Úc, tóm lại không có ǵ để lưu luyến. Qua khu rừng có nhiều nai hoẵng chậm răi đi loanh quanh, chúng tôi đến chân núi, có cáp treo đưa lên đỉnh. Từ đó, người có can đảm (như vợ chồng tôi) có thể đi bộ xuống thung lũng để sang ḥn núi Misen cao hơn ở kề bên, cao 530m, nh́n xuống toàn cảnh ḥn đảo, nếu trời quang, có thể nh́n thấy rơ thành phố Hiroshima. Nhưng bữa đó mây mù đặc, đành theo lối ṃn trở xuống, ngang hai ba ngôi chùa trở lại. Phố đảo lúc ấy đă buồn hiu, tiệm tùng lần lượt đóng cửa, những chú nai ngẩn ngơ nh́n theo đoàn người rút vội về bên thành phố đầy ánh sáng. Những chú nai tội nghiệp, gặp du khách nào cũng chỉ một lần trong đời. Đi xem chùa Nhật, mới thấy công lao của Kobo-daishi (Hoằng Pháp Đại sư) vào cuối thế kỷ thứ 8. Ông lập ra phái Shingon (Chân Ngôn Tông), kêu gọi xây cất rất nhiều chùa, không những ở vùng này là nơi ông sinh ra, mà c̣n ở khắp nước Nhật, dấu ấn của đại sư Kobo in đậm trong Phật giáo Nhật. Trên đỉnh Misen, người ṭ ṃ có thể t́m xem 7 điều kỳ diệu, nhưng v́ không đủ giờ, chúng tôi chỉ xem được có 3, trong đó gây ấn tượng nhất là ngọn lửa thiêng bất tử, cũng do đại sư Kobo khởi xướng, trong một căn miếu nhỏ, ngọn lửa được giữ cháy liên tục suốt 12 thế kỷ nay. Khơi ngọn lửa dễ, giữ được lửa mới là kỳ công, đó là điều nhiều người trong chúng ta đă từng trải nghiệm.
Chúng tôi về nhà trọ (từ khi rời Tokyo chúng tôi chỉ ngủ nhà trọ kiểu Nhật, mắc tiền hơn khách sạn, nhưng thân mật), nói chuyện với bà chủ là đă leo núi Misen, bà khen hai tên già c̣n gân, hỏi có đau chân không. Trong nhà trọ, trên vách, có gắn hàng trăm tấm h́nh khách đă tới ngủ, khách nào tới bà cũng nài đứng chụp h́nh trước cửa để có h́nh kỷ niệm, ân cần chào hỏi mỗi sáng. Khi từ giă về c̣n đưa cho một tấm, bịn rịn tạm biệt. Sau này, đọc trong sách hướng dẫn du lịch, thấy lời dặn là khi ngủ quán trọ Nhật nên ăn một bữa họ nấu cho vui, mà không mắc, nhưng khi đó đă muộn.