Kobe

Từ Hiroshima về lại Kobe (ba thành phố Kyoto, Kobe và Osaka nằm gần nhau, thành một cụm), xe lửa chui hầm liên tục. Sau một giờ rưỡi trong toa xe, hết tối lại sáng, ga chính Shin-Kobe hiện ra, nằm giữa hai đoạn hầm.

Bánh xèo Nhật Okonomiyaki

 

Trong khi Hiroshima phảng phất không khí sinh hoạt Hoa Kỳ, th́ Kobe là một pha trộn sinh hoạt văn hóa đa quốc gia. Nhà thờ với tháp chuông sừng sững trên con đường chính chạy từ ga xuống phố. Dưới khu trung tâm có đền Hồi giáo. Khu Kitano nhộn nhịp những tiệm ăn Pháp, Ư, Tây Ban Nha, Ấn Độ…, có cả tiệm ăn Ghana! Đây là nơi tụ họp của dân du lịch muốn t́m một sự đổi món. Trời mưa lất phất, hai vợ chồng thả bộ ra quán bánh xèo Duy Nhất (Tada), gọi mỗi người một chiếc bánh xèo Nhật Okonomiyaki, bánh đổ bằng bột pha nước và trứng, nhân đồ hải sản bỏ lên, rưới nước tương, chiên cháy. Nh́n cô hàng hai tay thoăn thoắt đánh bột, đổ bánh, lật qua lật lại, thêm gia vị x́ dầu… bày ra đĩa hai chiếc bánh bốc khói thơm lừng, nh́n ra cửa kính trời mưa lâm râm, người qua lại co ro che dù, chợt dưng nhớ những ngày ở Việt Nam, cũng ăn bánh cuốn, bánh xèo đổ tại chỗ, để nhận ra rằng những phút giây cảm động đó thất là hiếm hoi trong những ngày cuối cuộc đời.

Kobe c̣n nổi tiếng nhờ khu phố Tàu Nankimachi sầm uất nằm cạnh khu Sannomya trung tâm thành phố, ngăn cách nhau bằng ga xe lửa. Là lân bang với nhau, nhưng người ta dễ nhận ra sự khác biệt trong sinh hoạt. Những sạp hàng trong phố Tàu bày biện dường như lệch lạc hơn, ‘Tàu’ hơn, mang nhiều màu đỏ sặc sỡ, mùi dầu chiên thoảng trong không khí thay mùi củ cải hầm dễ nhận trong phố Nhật. Có những món ăn khác: bánh rán nhân đậu đen, bánh bao Tàu, dimsum, sâm bổ lượng, phá lấu. Một con vịt quay ốm nhom, vàng lườm, nằm trên vỉ. Ghé mắt nh́n, thấy đề giá 7000¥, đúng là một tay cứa cổ vịt, một tay bóp hầu bao những người Trung Quốc lưu vong muồn t́m chút hương vị quê nhà!

Kobe được giới trẻ yêu thích qua những tối dạo phố trong khu Motomachi và Sannomya. Thành phố Kobe lớn nhưng phố nhỏ thân mật; cửa hàng, tiệm ăn đầy màu sắc quốc tế trải suốt con đường Sunset Street. Với người thích thiên nhiên, Kobe có sẵn nhiều đường cáp treo đưa lên rặng núi phía bắc, có thác, có vườn trên đó, nhiều người thích lên núi nh́n mặt trời lặn xuống mặt biển. Từ phố, vợ chồng tôi ngồi xe lửa chạy sát bờ nước, xuống băi cát vắng hoe thả bộ. Trong khi đi dạo, chúng tôi t́nh cờ khám phá ra ở dọc bờ biển người ta có dựng một ṭa dinh thự nguy nga làm nơi tưởng niệm Tôn Dật Tiên, nhà cách mạng dân chủ Trung Quốc đă dấy lên cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911), cha đẻ chủ thuyết Tam Dân. Rất tiếc lúc đó đă quá giờ mở cửa, không có cơ hội xem những di vật họ Tôn để lại đây và xem sự ngưỡng mộ của dân Nhật đối với ông ra sao. Những năm đầu thế kỷ 20 Việt Nam cũng có nhiều nhà cách mạng đi t́m những giải pháp cứu nước khỏi ách đô hộ của Pháp, trong số này có Kỳ Ngoại Hầu Cường Để đề ra giải pháp thân Nhật, nhưng ông cũng vấp phải âm mưu lợi dụng như những người t́m chỗ dựa ở Hoa Kỳ, Trung Hoa và Liên Xô. Ông hoàng thân này – cháu trực hệ của vua Gia Long – đă qua đời bên Nhật. Liên tưởng tới chuyện này, ḷng tôi chợt nổi ư ṭ ṃ xem người Nhật tưởng nhớ ông ra sao, nhưng lúc đó không có phương tiện tra cứu. Khi về lại Ḥa Lan, xem sách mới hay một phần di cốt của ông được chôn ở ngôi mộ gần ga Zoshigaya ở vùng Ikebukuro (Tokyo), tức cách khách sạn chúng tôi ở có một khúc đường ngắn. Nhưng mà... cho dù lúc đó có biết cũng chịu, v́ ở Nhật ông dùng bí danh Nhật và Trung Hoa, rồi sách Việt lại phiên âm ra tiếng Hán Việt cho nên có biết tên cũng đành chịu thôi.

Chúng tôi chọn Kobe để nghỉ chân một phần cũng v́ muốn xem tận mắt ḅ Kobe, những con ḅ được chăm sóc đặc biệt, mỗi ngày được tắm rửa, xoa bóp, có chế độ ăn kiêng. Thịt ḅ Kobe v́ vậy mềm, ngon nổi tiếng thế giới. Thật là một triết lư cuộc đời: một t́nh yêu gian dối nhiều khi cũng tạo nên kết quả mầu nhiệm. Tôi muốn thử cái kết quả của t́nh yêu gian dối ấy, bằng mắt cũng như bằng lưỡi, nhưng chẳng thấy nơi nào có ḅ. Bước vào hàng thịt, không tin ở mắt ḿnh, khi thấy bảng giá ghi từ 10000¥ tới hơn 25000¥ 1 kí lô ḅ Kobe tươi, tùy theo loại thịt!!!

Trong tiệm ăn, cậu chạy bàn nghe tôi hỏi thăm, liền đề nghị ḅ nuôi ở đảo Hokkaido và tán thêm là chỉ thua ḅ Kobe một chút xíu thôi. Đồng ư. Ḷ than hồng cháy rực được mang ra để trên bàn, một đĩa nhỏ có năm miếng thịt bằng 4 đốt ngón tay. Khác với thịt ḅ thường ăn, thịt này có những sớ gân và mỡ đan chằng chịt như mạng lưới. Gắp một miếng bỏ lên vỉ, thịt tươi rói không ướp, mỡ nhỏ xuống than cháy xèo xèo. Lật qua lật lại, bốn bên mỡ tươm ra như nước bọt tươm trong miệng. Đặt miếng thịt lên đầu lưỡi, vị ngọt chạy thẳng vào đến tận ruột, chiêu thêm một ngụm sake nóng, gật gù tự hỏi sao đời lại nghĩ ra một món đơn giản mà thần kỳ như vậy. Đó mới chỉ là ḅ Hokkado, á hậu, chưa phải hoa hậu ḅ Kobe. Năm miếng thịt vừa miệng em bé ba tuổi, túi vơi đi ba ngàn rưỡi. Chậc!! Có chơi th́ phải không được run là vậy.

Một góc vườn Koko-en, Himeji

 

Xứ Nhật Bản c̣n quá xa lạ với người Việt. Mà người Việt biết ǵ về những địa danh của Nhật? Họa may chỉ kể được Tokyo, Kyoto, Hiroshima, Nagasaki, Osaka, Okinawa, Trân Châu Cảng, và cùng lắm là Kobe. Nhưng khi đến Nhật mới biết nước này có nhiều địa danh quan trọng khác. Xe lửa chạy qua Himeji, sẵn có Lonely Planet trong tay, tôi ṭ ṃ mở ra xem ở đó có ǵ đáng xem, mới biết có Himeji-jo, một lâu đài rất cổ mà c̣n được bảo tồn tốt. Cạnh đó có công viên Koko (Koko-en) rất đẹp. Thế là tạt vào. Lâu đài Himeji-jo trắng tinh, có lẽ là ṭa lâu đài trắng nhất tôi đă từng thấy. Người Nhật ưu ái gọi lâu đài này là ‘Con diệc trắng’, những tôi chẳng thấy giống con diệc ở chỗ nào. Ngó chừng bề ngoài đẹp, đi ṿng quanh xem cũng sướng con mắt, nghĩ bụng bên trong cũng như những lâu đài đă xem chứ không có ǵ khác. Thực t́nh chúng tôi cũng bắt đầu ngán cái vụ mua vé vô cửa, thôi để tiền đó mua vé vào thăm vườn Koko kế bên. Đúng là xứ thần tiên, cảnh trí tươi mát, êm đềm, tay người phụ thiên nhiên mà không phá hủy thiên nhiên. Đây là một cảnh vườn vừa cổ vừa mới, chia thành nhiều khu, mỗi khu một cảnh, mùa thu lá bắt đầu chớm vàng, đặc biệt vườn có khu nhà thủy tạ, hồ và lạch nước với hàng trăm con cá chép Nhật (Koicarp) lớn bằng bắp chân lội thanh thản qua những gộp đá. Trong vườn có nhà hàng nh́n ra hồ, có nơi uống trà theo kiểu Nhật, 500¥ một tách có thêm cái bánh ngọt.

Nagano

Rời Kobe, chúng tôi bắt đầu chặng đường lên vùng núi, xem cây lá mùa thu đổi màu. Lấy tàu quay trở lại hướng Tokyo, đến Nagoya chuyển đường lên phía bắc. Nagoya là nơi trồng nhiều hồng ḍn, tàu chạy từ đó tới Nagano ba tiếng đồng hồ, qua biết bao vườn hồng hai bên, trái nhiều hơn lá, và những cây táo Fuji mang trái đỏ tươi, bóng lưỡng, có những trái nặng hơn nửa kí lô.

Khi chúng tôi tới Nagano, cây ngoài đường đă bắt đầu đổi sắc. Những lá cây bạch quả (Ginkgo biloba) đang chuyển từ xanh lục sang vàng chanh. Những tàng lá phong đang đổi sắc sang màu đỏ tươi, rồi đỏ bầm. Những bụi đỗ quyên (Azalea) nay thành đỏ máu. Có những cây đại thụ Hiirachi đang trổ những chùm bông trắng nhỏ, thơm như dạ lư. Trái bạch quả dạng như quả trám, màu vàng đậm, rụng đầy trên đường, có mùi chua loen loét như cứt mèo. Lên vùng này, tiếng nói bắt đầu nặng giọng ở những chữ cuối câu, tôi chợt nghĩ đến người dân miền Trung với giọng nằng nặng, có cái ǵ giông giống.

Nagano được nhiều người biết khi Olympic mùa đông 1998 được tổ chức ở đây. Với người Nhật, Nagano là nơi trượt tuyết lư tưởng, từ Tokyo có thể đáp xe lửa Shinkansen đến chơi và về trong ngày. Từ phố chợ nh́n lên núi đă có thể thấy những dải piste rộng chạy dài xuống những khu nhà bên dưới. Nagano năm 2008 cũng nổi tiếng khi ngôi chùa Zenkoji từ chối lấy chùa làm một địa điểm dừng chân của đuốc Thế Vận, như một phản đối những hành động đàn áp của Trung Quốc trên những người đồng đạo ở Tây Tạng. Chùa Zenkoji là một ngôi chùa nổi tiếng, uy nghi, nằm cuối đại lộ Chuo rộng thênh thang chạy thẳng từ nhà ga, hai bên tấp nập hàng quán. Zenkoji là một nơi hành hương của Phật tử, mỗi năm đón hơn 2 triệu khách, bởi trong chùa có giữ pho tượng Phật huyền bí, pho tượng đầu tiên của Nhật Bản, mang từ Triều Tiên vào. Cứ mỗi sáu hay bảy năm, chùa cho trưng bày một bản sao của pho tượng này, lần cuối là mùa Phật Đản 2009.

Chùa Zenkoji, Nagano

 

Chúng tôi đến Nagano vừa kịp ngắm trăng mười sáu. Theo chỉ dẫn, nhà trọ nằm trong khuôn viên chùa Zenkoji này. Lạ quá. Chắc họ ngụ ư rằng nhà trọ nằm ngay sát cổng chùa. T́m hoài không ra, hỏi năm lần bảy lượt mới biết quả thực nhà trọ nằm ‘trong’ khuôn viên chùa thật, tức bên trong cổng, sát ngay bên chùa, nơi đó có một dăy phố nhỏ, toàn tiệm ăn và nhà nghỉ, nh́n xéo sang bên kia đường là những tượng Phật, Bồ Tát sắp thành hàng! Trong vườn trước nhà trọ có dựng cả một tượng Phật án ngữ hết mặt tiền.

Khi chuẩn bị chuyến đi, tôi dự tính tiếng Nhật nếu học cật lực, sau mười tuần chắc sẽ có thể nói ‘lai rai’. V́ thế, tôi đă đặt chỗ nơi một nhà trọ Nhật ‘thứ thiệt’ ở Nagano này để thử sống vài ngày ‘khách Nhật’ xem sao. Những nhà trọ Nhật chúng tôi đă ở suốt trong chặng đường vừa qua tuy có ngủ trên tấm nệm mỏng futon đặt trên sàn có lót tấm thảm cói đan tatami thật đấy, nhưng là những nhà trọ có pha ít nhiều ‘chất Tây’. C̣n nơi đây là hoàn toàn theo cung cách Nhật. Nhưng thực tế không đơn giản. Khi học ngoại ngữ, nếu bạn chưa t́m thấy cái ch́a khóa của ngôn ngữ, th́ bạn chỉ làm một cuộc đánh vật thảm hại với những con chữ rối mù như tôi hiện giờ. Người Nhật nói rất lẹ và thường bỏ luôn chủ từ. Tôi đang suy ngẫm v́ sao người Nhật khi muốn chỉ ‘vợ tôi’, ‘vợ anh’, ‘chồng tôi’, ‘chồng chị’ lại phải dùng những chữ hoàn toàn khác nhau, th́ chợt khám phá ra một điều thú vị: “bởi chính tôi đă bị Âu hóa quá”. Người Việt (trước đây) chả nói như sau: “Chị (= vợ anh) c̣n bệnh không?”. “Cám ơn anh, nhà tôi (= vợ tôi) khoẻ rồi.” sao? Người Nhật bỏ chủ từ, người Việt cũng bỏ động từ, huề.

Nhưng có nghĩ thêm cũng không kịp nữa. Chúng tôi đă đến cửa nhà trọ và được ông bà chủ nồng hậu tiếp đón, đưa ngay lên lầu, chỉ cho xem pḥng ngủ, hồ tắm nước nóng, các thứ trong pḥng... Vừa cởi giày, mặc chiếc yakata (áo kimono đơn giản bằng vải hoa sặc sỡ mặc trong nhà, khách sạn và nhà trọ ở Nhật đều phát cho bạn một bộ yakata thay mỗi ngày và một đôi dép đi trong nhà, vào cầu tiêu nhà tắm có khi cũng phải thay dép khác đấy!), đă tính nằm nghỉ th́ có tiếng gơ cửa, một bà bước vào, cúi mọp chào, tự giới thiệu là người hầu, hỏi chúng tôi có uống trà không, rồi đặt lên bàn khay trà, tự tay châm nước, rót ra chén cho chúng tôi. Vừa làm bà vừa xí xô, chắc là hỏi chuyện hay dặn ḍ ǵ đây, nghe chữ được chữ không, may nhờ hai tay giúp cho ḿnh việc giao tiếp, và cái miệng biết mỉm cười liên tục, cái đầu biết gật gù. Đến câu chót, mới nghe ra bà dặn có đi đâu nhớ về lúc sáu giờ, ăn cơm. Ngồi nhâm nhi trà, ngó quanh, trong pḥng trống trơn, chẳng có giường chiếu, chỉ có chiếc bàn giữa pḥng với hai chiếc ghế kiểu Nhật không chân. Nh́n ra ngoài, khách thập phương viếng chùa qua lại tấp nập bên dưới.

Ăn sáng trong nhà trọ kiểu Nhật, Nagano

 

Sáu giờ vừa điểm, bà đă gơ cửa. Rồi một mâm cơm thịnh soạn được dọn ra. Cả chục món, bày đầy một bàn. Lại xí xô xí xào, giới thiệu từng món ăn. Đă lỡ cưỡi cọp, chỉ c̣n biết gật gù tán thưởng, nhưng giờ định thần, đă nghe ra được tên vài thứ cá, thịt, món ăn, biết gọi lấy rượu sake... Bữa cơm dọn đi dọn lại ba bốn bận, mỗi chén đồ ăn chỉ vừa hai ba gắp. Qua hai tuần lễ chỉ xơi đồ Nhật, bây giờ chúng tôi đă biết nhâm nhi thưởng thức nghệ thuật ẩm thực Phù Tang. Mỗi món là một bức tranh con. Vị nào ra vị đó, chua ra chua, ngọt ra ngọt, mặn ra mặn, rất khác đồ ăn những quốc gia lớn trong vùng như Thái, Indo, Ấn Độ. Hai điểm nổi bật của những bữa cơm Nhật là họ có nhiều món ăn lạnh, và rất ít dùng dầu mỡ. Đa số tiệm ăn Nhật ở Ḥa Lan có chủ là người Tàu, bởi vậy cách ǵ họ cũng phải bỏ dầu mỡ cho ‘ngon miệng theo ư họ’, nhưng tầm bậy. Tàn cuộc, theo như sách hướng dẫn, khách phải ra ngoài ‘ngắm vườn’ để người hầu dọn dẹp. Nhà trọ không có vườn, vậy chỉ có cách thay quần áo, ra ngoài dạo một ṿng chùa, lúc này đă im ắng, hơi núi tỏa xuống lạnh buốt.

Khi trở lại, mọi thứ đă được dọn sạch sẽ. Bộ bàn ghế được đẩy vào một góc pḥng, ấm trà, b́nh nước nóng để sẵn. Hai tấm nệm futon đă được trải ngay ngắn. Chúng tôi đă ngủ một tối rất ngon. Ngôi chùa khổng lồ ngay bên cạnh, nhưng không nghe chuông công phu sáng.

Ngày hôm sau thức dậy, lại một bữa sáng đầy bàn, lại một màn gật gù tỏ vẻ hiểu những lời giải thích (tới giờ ăn chiều mới hiểu ra là bà ta dặn từ nay xuống dưới ăn, v́ có pḥng trống, họ sẽ dành làm pḥng ăn cho riêng hai đứa chúng tôi). Chúng tôi bước lên chùa. Sáng chủ nhật thiên hạ đang ùn ùn kéo tới chùa, những em bé xúng xính trong bộ đồ kimono mới hay trong những bộ veste trẻ em lụng thụng. Những cặp vợ chồng tươi tỉnh chụp h́nh lẫn nhau. Khung cảnh đông vui đầy màu sắc. Thấy những toán du lịch dừng trước nhà trọ của chúng tôi chụp h́nh pho tượng Phật lia lịa, nh́n bảng gỗ, mới biết nơi đây nguyên thủy là chùa, nhưng qua 11 lần cháy chùa, người ta đă dời chùa lên sườn đồi, cách đó 200m và xây thành ngôi chùa Zenkoji nổi tiếng hiện giờ, nền chùa cũ chỉ c̣n lại bức tượng và cái miễu con để ghi dấu. Té ra chúng tôi vừa ngủ trong chánh điện của một trong những ngôi chùa danh tiếng nhất nước Nhật. Quả là duyên không ngờ. Trước cổng chùa mới người ta cũng dựng thêm một pho tượng, khách đi lễ chùa nếu biết chuyện sẽ dừng ở đó lạy cầu cho chùa mới không cháy. Quả thực, mấy thế kỷ trôi qua chùa vẫn yên lành và c̣n phát triển thêm.

Chùa mang tiếng Zenkoji, nhưng không có dính dáng ǵ đến môn phái Thiền. Sau khi lễ Phật, người ta chen nhau bước xuống con đường hầm xây ngầm trong chùa, tối thui rờ tường, rờ nhau mà đi, ḷng ṿng chừng mươi phút trở lên lại. Con đường hầm này biểu tượng cho sự tái sinh. Trong hầm, có đoạn thấy người ta dồn cục tắc nghẽn phía phải, kêu í ới, tôi lần vách trái đi ra, tới khi ra rồi mới biết nơi vách phải có treo một chiếc ch́a khóa, người ta tin rằng ai rờ được chiếc ch́a khóa này sẽ có thể ‘được giải thoát’. Mù tiếng Nhật làm mất đi một dịp may ‘có thể được lên Niết Bàn mà không cần tu tập’.

Thành phố Nagano ngoài chùa Zenkoji và thể thao mùa đông, đi mấy cái track th́ chẳng có ǵ. Có những hồ tắm nước nóng thiên nhiên, nhưng nhà trọ chúng tôi ở cũng có, cho nên phải bung ra những làng lân cận đi chơi. Đáp xe lửa đi làng Karuizawa, nơi đám nhà giàu và dân thượng lưu đến đánh golf và tắm suối nước nóng; c̣n giới đua đ̣i ăn diện đi mua đồ trong cái factory outlet lớn chưa từng thấy, ngay cả outlet Palm Springs Hoa Kỳ cũng không thấm vào đâu. Người đi shopping ở đây có lẽ nhiều hơn dân làng, đồ ê hề nhưng quá mắc, đúng là chỉ có những dân Nhật chuộng đồ hiệu Âu Mỹ điên khùng mới tới đây, shopping xong th́ xếp hàng dài dằng dặc trước mấy tiệm fastfood của những chains Mỹ quen thuộc, thấy phát sợ.

Chúng tôi cũng để ra một ngày đi thăm nông trại Daio, nơi trồng cây wasabi (không thể thiếu khi ăn cá sống sashimi hay món sushi) lớn nhất của Nhật. Lặn lội đi tới thành phố Matsumoto (nơi đây cũng có một lâu đài cổ c̣n giữ nguyên trạng, thế là 4 ṭa trên toàn nước Nhật đă xem tận mắt được 2), từ đây sang xe lửa ‘con rùa’ (vừa chạy chậm vừa phải nép vô đường rầy phụ nhường chỗ cho xe tốc hành) tới Hotaka, một làng nhỏ xíu. Từ đây chúng tôi mướn xe đạp, đi qua những cánh đồng lúa nho nhỏ chừng một công đất, gốc mạ cháy đen, vô tới nông trại. Ăn wasabi đă nhiều, nhưng giờ mới thấy tận mắt củ wasabi, lớn tựa củ giong, xanh lục, có nhiều mắt sần sùi như con sâu, lá như lá mồng tơi nhưng lớn bằng hai bàn tay. Cây này phải trồng nơi úng thủy, họ làm những luống chạy dọc dưới ḷng suối. Trong củ wasabi có chất enzyme, phải cà cho thành bột th́ enzyme mới có tác dụng chuyển đổi một số chất trong củ thành tinh dầu nồng. Nông trại có cửa hàng bán đủ sản phẩm chế tạo từ wasabi, có cả bánh chiên, cà-rem wasabi, trà wasabi. Bạn đừng nghĩ là nó cay nóng nhức óc. Tinh dầu wasabi bị phân hủy rất nhanh khi nấu, chỉ c̣n vị rau, thoang thoảng chút mùi đặc biệt. Tới đây mới biết những chai wasabi bán ngoài chợ phần lớn là chế tạo từ mù-tạt (mosterd), cho thêm màu xanh, bởi v́ mù-tạt không mất mùi nhanh như wasabi thiệt. Đúng là đi một ngày đàng học một sàng khôn. Rất tiếc một ngày ở Nagano này ngắn lắm, ḿnh đă lỡ làm khách sang, 8 giờ ăn sáng dài lê thê, kế tới chiều phải lo chạy về kịp trước 6 giờ để ăn tối. Nhưng học được lắm tập tục hàng ngày của Nhật, và nhất là thấy được sự quan tâm của họ về cách thức nấu nướng, bày biện.

Nikko

Chúng tôi chọn thành phố Nikko nằm trên núi (cao hơn 600m từ mặt biển) là trạm nghỉ cuối cùng, để xem cho bằng được cảnh mùa thu ở Nhật, với lá vàng rơi. Nikko là nơi tập trung đông đảo du khách, xe đi tour từ Tokyo đến rồi đi ào ào, nhưng đi xe lửa hơi khó. Trước khi đến Nikko, xe lửa chạy dọc một con đường hai bên có trồng 13.000 cây bách hương (cedar) dài 37 cây số (do hai cha con trồng ṛng ră 20 năm để tặng), qua ba bốn làng tới tận ga Nikko, là con đường có cây dài nhất thế giới. Lư do Nikko hấp dẫn du khách v́ ngoài khu đền chùa, vùng phụ cận Nikko c̣n có những hồ nước nóng thiên nhiên, rồi có những track đi bộ, những đường leo núi. Mọi thứ đều rất gần Tokyo. Đền chùa ở Nikko nổi tiếng do thời các Đại Tướng Quân shogun triệu tập những thợ khéo xây đền thờ Toshogu cho ḿnh, bên cạnh đó là ngôi chùa dát vàng Rinnoji, một kỳ công không kém, trong có thờ nhiều pho tượng Phật Quan Âm ngàn tay ở nhiều dạng khác nhau. Người ta trầm trồ chụp h́nh những bức phù điêu nét khắc tinh xảo, những h́nh tượng, cảnh trí đẹp, to lớn..., nhưng t́nh trạng du khách quá đông đă làm mọi thứ trở thành phương tiện ‘móc’ tiền. Chưa kể vào chùa, đền, lớp phải mua vé, lớp cúng dường; trước những pho tượng nhỏ dọc đường cũng có thùng tiền kế bên. Cây cầu Shinkyo bắc ngang ḍng suối Daiyagawa, màu đỏ, gần giống cầu Thê Húc qua đền Ngọc Sơn ở Hà Nội nhưng thiếu những chân rết, chỉ có bước lên cầu, chụp vài tấm h́nh, mất toi 300¥!! Làm như du khách là máy in tiền đô của FED vậy. Bởi thế chúng tôi đành bấm bụng chen theo những toán du khách có hướng dẫn của Nhật, vào thăm mọi nơi theo kiểu ‘cưỡi ngựa xem hoa’, v́ tour chỉ có mục đích dắt cho người ta chụp h́nh những chỗ cần chụp, giảng huyên thuyên, chúng tôi chỉ là những tên điếc. Đọc quảng cáo, thấy chùa Rinnoji trong tháng 10 này đặc biệt có trưng bày bức tượng của vị tướng quân thứ 3 Tokugawa Iemitsu (thế kỷ 17), hí hửng vào xem, té ra chỉ là một cái tượng con, để cách xa cả 10 thước, trong lồng kiếng. May nhờ có khu giới thiệu ḍng dơi gia đ́nh tướng quân Tokugawa, từ Ieyasu trở xuống 15 vị kế nghiệp nhau, xem được h́nh chân dung như thật do một họa sĩ lừng danh vẽ, cũng xứng đáng để gỡ gạc tiền vô cửa.

Bỏ đền chùa, chúng tôi đáp xe bus lên cao nguyên Akechi cao hơn ngàn mét phía tây bắc Nikko. Xe bus leo đèo ́ ạch, qua những khúc cua khuỷu tay ngặt nghèo, nh́n xuống thấy ớn, nh́n lên bảng giá xe bus c̣n ớn hơn (xe bus Nhật thường nhảy giá như taxi, có bảng điện tử matrix báo giá từng chặng đường), nhưng đă đi phải đi cho trót vậy. Trời lạnh cóng, từ Akechi c̣n đi cáp treo lên vọng đài, tới đây đă cao hơn ngàn thước, nh́n xuống chiếc hồ mênh mông với thác nước Kegon cao nhất nước Nhật (97m) đổ từ ngọn Nantai xuống hồ. Toàn cảnh là một bức tranh tuyệt mỹ, những mảng lá màu xanh, vàng, cam đỏ... và những màu không tên bao trùm một khoảng núi, đổ dài xuống hồ. Nắng chiều chiếu lấp lánh, ửng sắc vàng trắng. Những cảnh này vào h́nh thành cảnh chết, bây giờ chỉ có ráng sức mà ngắm, cố ghi nhớ và thán phục thiên nhiên cho người ta những món quà quư như vầy.

Hàng tượng Phật Địa Tạng ở dọc bờ suối Daiyagawa, Nikko

 

Nơi chúng tôi trọ – nhà nghỉ Turtle Inn Nikko mà Lonely Planet cho vào hàng đầu của Mid-Range – cũng là một thứ nhà trọ giả kiểu Nhật. Nhưng với du khách lần đầu đến Nhật, nơi này vẫn hấp dẫn v́ ‘họ nói rành tiếng Anh’, có đủ thứ tiện nghi kiểu Tây phương, có tài liệu hướng dẫn tiếng Anh và Nhật, có bồn tắm nước nóng trong nhà, có dịch vụ trung gian tour du lịch trong vùng..., được một điểm là nhà trọ nằm bên ḍng suối Daiyagawa nước chảy xiết, ban đêm nghe réo ào ào, ḥa theo gió vùn vụt thổi. Đi ngược con suối một khoảng vài trăm thước người ta sẽ thấy một hàng cả trăm bức tượng Jizo (Phật Địa Tạng của Nhật) là vị Bồ Tát có bộ mặt rất trẻ con, ngồi trên bệ đá, rêu xanh tới cổ, đội mũ len đỏ, trước ngực có đeo tấm vải điều ghi những câu kinh (Phật Địa Tạng Jizo và Phật Quan Âm là hai vị Phật có tượng đặt lộ thiên nhiều nhất ở Nhật – Jizo đội mũ len đỏ, Kannon thường bế một em bé, c̣n tượng Phật Thích Ca chỉ để thờ trong chùa). Về những bức tượng phủ rêu xanh này – cái cao hơn thước, cái chừng nửa thước, cái c̣n nguyên, cái đă mất đầu – đă có một huyền thoại được truyền tụng là mỗi lần đếm sẽ ra một con số khác. Lư giải theo khoa học, đó chỉ là vấn đề định nghĩa phải như thế nào mới được kể là tượng, bởi v́ có nhiều pho tượng chỉ c̣n trơ một đống đá lổn nhổn. Tôi thấy trong ḷng mỗi pho tượng ai đó đă để một đồng 100¥ mới tinh, hay là có người đă dùng một phương pháp rất khoa học để t́m ra đáp số. Giờ đây nếu có ai rắn mắt lượm tiền lại th́ vừa t́m ra đáp số, vừa được lộc vài ngàn đồng yen. Phật không trừng phạt ai bao giờ.

Một chuyện ghi nhớ ở Nikko là theo chỉ dẫn của nhà trọ, chúng tôi đă đến quán gà nướng yakitori mang tên Hipparikado nằm trên đường chính ra phố, buổi tối trời rét ngọt, gọi một phần cơm chung ḿ với sáu que gà nướng than tại chỗ, ăn ngon cách ǵ. Trên các bức vách và trần nhà thực khách ghim đủ thứ tiền, carte visite, cạc điện thoại... đến từ mấy chục nước, dầy năm sáu lớp. Tiền có mệnh giá nhỏ nhất, có rất nhiều, là tờ 1 đô Mỹ. Tiền có mệnh giá lớn nhất tôi thấy tối hôm đó là tờ 5 tỉ đô la Zimbabwe, chẳng hiểu trị giá hiện nay là bao nhiêu, bởi Zimbabwe từ 2009 đă gần như cô lập với thế giới bên ngoài, chẳng ai hay biết chuyện ǵ xảy ra ở đó nữa. Tiền Việt Nam cũng có con số khá lớn, tờ 10.000 VND ghim rải rác đây đó, nằm ngay trên lớp ngoài cùng, chứng tỏ nơi đây cũng có nhiều người Việt đến ăn, món gà nướng là món không xa lạ với khẩu vị người Việt.

****

Đêm chót của chuyến lữ hành, trước khi về lại Tokyo ngủ gần phi trường để chờ chuyến bay, trong tâm trạng hồi hộp v́ cơn cuồng phong Chaba sắp đổ vào vùng Tokyo, tôi bắt đầu cảm thấy mến và có phần lưu luyến một nước đă cho tôi nhiều ấn tượng đẹp trong chuyến du lịch, tuy biết rằng văn hóa Nhật không thích hợp với người Việt Nam lắm. Họ quá khuôn phép, nhiều khi trở thành khách sáo (ai đời hỏi cảnh sát chỉ đường th́ cảnh sát cám ơn ḿnh, người soát vé tàu cũng vậy, c̣n ḿnh lại quên nói arigato gozaimasuta đáp lễ họ), quá sạch sẽ, ngăn nắp. Nhà vệ sinh trong những tiệm ăn, cửa hàng lúc nào cũng sạch bóng mà không hôi mùi nước rửa. Người Nhật làm việc tận tâm, xem những cấu trúc đền chùa, xem cách thức họ nấu ăn, dọn bàn cũng đủ thấy. Mắt họ lúc nào cũng chăm chú nh́n vào tay đang làm – một h́nh thức làm trong chánh niệm cách vô thức – khác hẳn nơi hàng quán Việt Nam, người dọn bàn con mắt láo liên coi chừng và chỉ nghĩ đến bước tới c̣n phải làm ǵ nữa. Sự chú tâm làm việc cho tới khi hài ḷng với kết quả tôi chỉ c̣n thấy được ở dân Đức, có lẽ v́ tính t́nh như vậy cho nên họ đă phát sinh ḷng tự tôn, cho những dân tộc khác là ‘thiếu văn minh’, để gây nên thế chiến thứ hai? Ḷng tự tôn ngầm khiến cho nước Nhật khó chấp nhận người ngoại quốc nhập cư. Để đổi lại họ dễ giữ một trật tự xă hội, bởi người dân biết là họ làm cho nước họ, chứ không phải làm cho ḿnh và cho gia đ́nh đang ở một nước khác. Người Nhật có biệt tài trong cách sử dụng symbol trong những chỉ dẫn hàng ngày, có lúc tôi nghĩ chắc nhân loại đang trở về thuở hồng hoang cấp cao, v́ trong thời cổ đại người ta dùng chữ biểu tượng trước khi có chữ viết, tức cũng là một dạng symbol vậy. Họ cũng có nhiều sáng kiến trong sự hợp lư hóa chỉ bằng những cải biến nhỏ, mà tôi đă học được khá nhiều trong chuyến du lịch này (cũng nên biết thêm là hai phương pháp Kaizen và Kanban được áp dụng rộng răi trong việc quản lư hữu hiệu kế hoạch sản xuất là do người Nhật nghĩ ra).

Với câu hỏi là du lịch Nhật kiểu như chúng tôi có dễ dàng không, và có mắc tiền không, tôi có thể trả lời là dễ và không mắc, nếu chịu để ư một chút. Hiện nay nhờ có Internet bạn có thể t́m những nơi vừa túi tiền và t́m trước những điểm cần phải xem. Đặc điểm của xứ Nhật là nó cho du khách một cảm giác an toàn tuyệt đối, và người dân giúp bạn tận t́nh khi bạn hỏi đường xá. Điều quan trọng là bạn phải biết thưởng thức đồ ăn Nhật:  cá sống sít, wasabi, rong biển... Du lịch Nhật mà ăn đồ Tây rất uổng. Bạn hỏi vậy chứ trong suốt 20 ngày th́ tôi ăn bao nhiêu sushi? Xin thưa chỉ có 2 miếng, trong hộp bentobox, một thứ hộp đựng cơm trưa có nhiều ngăn, bán rất nhiều ngoài đường và nơi nhà ga, giá trên dưới 1000¥. Dân Nhật thiệt họ rất ít ăn sushi, cũng như dân Ư thiệt cũng không phải tuần nào cũng ăn pizza. Sướng nhất là cũng như Trung Quốc, không chỗ nào bạn phải cho tiền tip. Nhưng nhớ một điều: giống như khu ăn uống Bruxelles hay Amsterdam có để bảng quảng cáo ăn một menu hai chục euro th́ họ sẽ t́m cách chém lại bạn bằng tiền nước, ở Nhật chỉ trừ khi vào tiệm b́nh dân không kể, c̣n tiệm đàng hoàng khi ngồi xuống ghế là bạn nên chuẩn bị mỗi người khoảng 1000¥ để trả thêm cho những món lặt vặt: khăn nóng lau mặt, đĩa mồi nhỏ trong khi chờ đồ ăn, và ly trà Nhật hay ly nước, sẽ được tự động tính thêm vào hóa đơn.

Tháng 10/2010