Lời nói đầu

 

Nhân ngày tựu trường Nha Y Khoa năm 1969, thầy khoa trưởng Nguyễn Văn Thơ dặn ḍ các tân sinh viên: "Nghề chữa răng chúng ta chỉ biết chú ư vào những cái nhỏ nhặt, qua (*) không muốn các em sau này bị g̣ bó vào cái mũi khoan, đong đếm từng miếng a-man-gam, từng phân vàng...mà phải biết ra mở rộng tầm nh́n, phải dấn thân ra ngoài mới có thể trở thành người có ích cho xă hội được..."

 

Lời thầy dạy th́ ghi tâm khắc cốt, vả lại thầy đă từng làm Tổng Trưởng Bộ Giáo Dục lại đồng thời làm Hội Trưởng Hội Hướng Đạo Việt Nam th́ không thể sai được. Tôi lớn lên trong một gia đ́nh quân đội nhà ṇi, ông cụ thân sinh là dân nhẩy dù từ thời xa xưa, một ông anh ruột th́ xung phong vào lính pháo binh dù, hai ông anh khác là lính quân y, nhà lại ngay bên cạnh trại Hoàng Hoa Thám thuộc Sư Đoàn Dù nên bạn bè ông cụ và các ông anh ghé thăm rất thường xuyên. Thành thử chuyện tôi vào lính gần như là một điều đương nhiên và cũng là cách vâng lời thầy vậy.

 

Lớp Y Khoa (1969-1977) và Nha Y Khoa (1969-1974)

(Trích từ https://www.tranthanhnhon.com/blog/)

 

Vào Quân Y

 

Năm 1971 tôi thi vào Trường Quân Y theo lời khuyên của ông anh NS Lư Văn Quán lúc đó đang là SVQY năm thứ ba Nha Khoa. Anh nói SVQY sướng lắm, có tiền xài hàng tháng, có chỗ ăn ở không tốn tiền, mỗi tuần chỉ cần vào chào cờ một lần và sau đó hoàn toàn tự do muốn làm ǵ th́ làm. Lại c̣n có quyền mặc quân phục đi ra ngoài đường khỏi bị cảnh sát hỏi giấy tờ lôi thôi. Nói tóm lại theo anh th́ SVQY là một loại học bổng, tuy phải kư hợp đồng làm việc 10 năm trong quân đội nhưng tất cả các nha sĩ xi-vin khác cũng phải bị trưng tập và nào ai được giải ngũ sau 10 năm đâu? Thằng em nghe đă quá vội vàng nộp đơn thi ngay lập tức.

 

Thời kỳ đó Chỉ Huy Trưởng c̣n là trung tá Phạm Vận, sau này khi đại tá Hoàng Cơ Lân về thay th́ có những thay đổi lớn và SVQY phải vào ở nội trú trong trường, hết c̣n tự do như trước nữa.

 

Tuy nhiên có một điều ông anh lờ đi không nhắc đến là vụ cắt tóc mỗi hai tuần theo đúng tiêu chuẩn quân đội, đàng trước ba phân và đàng sau zero phân. Thế là đi đời mái tóc sinh viên yêu quí gần chấm vai của tôi. Thôi th́ cũng đành vậy, cái ǵ cũng có cái giá phải trả. Bây giờ ngẫm lại th́ cái quyết định vào Trường Quân Y là một trong những quyềt định đúng nhất trong đời, giúp rèn luyện bản thân, hun đúc tinh thần yêu nước và niềm tin vào chính nghĩa.

 

Lớp Nha Sĩ 1974 chúng tôi có khoảng 20 thanh niên th́ gần nửa nộp đơn thi vào Trường Quân Y nhưng chỉ có năm người được chấp nhận, ngay một ông anh ruột khác tên Lư Quyền cũng bị rớt v́ thiếu..."pignet"(**) khi khám sức khoẻ, dù anh là người có số điểm đậu vào Trường Quân Y cao nhất nhóm. Điều này nói lên giá trị của SVQY và tôi rất hănh diện khi được đeo huy hiệu Trường Quân Y và nhất là lúc được móc cái alpha vào ve áo sau thời kỳ huấn nhục, chính thức trở thành Sinh Viên Sĩ Quan Quân Y.

 

Những năm đầu trong Trường Quân Y

 

Đối với tôi, thời gian huấn nhục trôi qua nhanh chóng và tương đối dễ dàng. Một phần v́ trẻ tuổi, lại có chơi thể thao, từng là cầu thủ bóng chuyền cho đội tuyển Y-Nha trong nhiều năm liền nên sức khỏe rất tốt, những màn chạy bộ hít đất không mấy khó đối với tôi.

 

Phần nữa có lẽ nhờ sự quen biết của các ông anh đối với các đàn anh nên tôi không bị "chiếu tướng" như các tân sinh viên khác. Các đàn anh có ngó đến cũng lờ đi tha cho những lỗi nhỏ nhặt. Ông Quán dạo đó được chọn trong Ban Hầu Kiếm, có bằng dù lại nhảy bồi dưỡng thêm năm sô nữa nên có vẻ được nể nang. Dáng anh tự dưng khệnh khạng ra nên bị anh Bùi Trần Thường cùng khoá chọc là Quán "Vịt" làm hai người suưt đánh lộn nhau. Ít nhất là từ đó anh Quán hết đi kiểu...vịt bầu. Tâm lư chung của đàn em ngưỡng mộ đàn anh, lại là anh ruột nữa nên rất dễ hiểu là tôi xem ông anh là thần tượng. Thỉnh thoảng, anh mặc áo lính với bằng dù bên túi áo, xách kiếm về giựt le với đám em út cũng "tới" lắm. Tôi định bụng phải bắt chước anh ghi danh lấy bằng dù cho nó hoách nhưng xui quá chương tŕnh cho SVQY thi bằng dù bị băi bỏ mất trong những năm tôi trong TQY. Có lần một số SVQY như Vũ Đức Giang, Phạm Anh Dũng và tôi xin đi học nhẩy dù với đại tá Hoàng Cơ Lân th́ bị ông gạt phắt đi, chắc v́ ông đă có những ưu tiên khác cho SVQY.

 

Kỷ niệm xúc động nhất trong đời phải kể đến lần đầu được dự lễ Tưởng Niệm Chiến Sĩ  Trận Vong tổ chức đêm trước lễ măn khoá. Đài Tưởng Niệm với hàng chữ "Tổ Quốc Ghi Ơn" nằm đối chiếu với cột cờ giữa Vũ Đ́nh Trường với bậc tam cấp, mỗi bên có ba SVQY cầm kiếm đứng hầu trông rất uy nghiêm. Ngoài các đại đội SVSQ c̣n có sự tham dự của các khoá sinh CC1, CC2, B1, B2... nên số lượng người tham dự có lẽ lên đến gần ngàn người. Vậy mà không khí im phăng phắc khi lần lượt tên tuổi của từng quân y sĩ theo thứ tự từng khoá đă ngă xuống được xuớng lên trong bóng đêm. Khi tiếng kèn Chiêu Hồn Tử Sĩ nổi lên là lúc tôi nổi da gà từng đợt. Tôi c̣n nhớ rơ đấy là lúc tôi tâm niệm sẽ sống theo ư nghĩa Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm và tự nhủ sẽ không làm hổ danh các đàn anh đă hi sinh cho đất nước.

 

Hai năm liền vào dịp hè chúng tôi được đi học quân sự tại Trường Bộ Binh Thủ Đức, mỗi lần có lẽ khoảng sáu tuần lễ (tôi không nhớ rơ lắm số lượng thời gian). Một lần học căn bản Tiểu Đội Trưởng và một lần về căn bản Trung Đội Trưởng.

 

Bản thân tôi là một hướng đạo sinh, từng làm kha trưởng nên đời sống trong quân trường Thủ Đức không mấy khó khăn, lại c̣n có phần thích thú nữa với những màn leo trèo, bắn súng, bắn M79, M72... Những lần huấn luyện viên cần người t́nh nguyện là tôi xung phong lên bắn thử không ngần ngại. Những thứ khác như di hành dă chiến, định hướng v.v... th́ chỉ là "cơm sườn" đối với tôi.

 

Chơi Bóng Chuyền và kỷ niệm đối với Dược Sĩ Trần Mạnh Anh

 

Chút tài mọn bóng chuyền của tôi rốt cuộc lại có đất dụng vơ trong Trường Quân Y và mang lại cho tôi hơn một chục cái bằng khen và một bằng tưởng lục. Vào thời kỳ đó môn bóng chuyền được phổ biến rộng răi mọi nơi v́ tính cách phổ thông và là một môn giải trí, rèn luyện thân thể rẻ tiền. Bất cứ nơi nào cũng có thể làm được một sân bóng chuyền và dễ lôi cuốn mọi người tham gia sau giờ làm việc.

 

 

BS Phạm Gia Cổn và DS Trần Mạnh Anh tại Quảng Trị (Mùa Hè Đỏ Lửa 1972)

 

Vào khoảng đầu năm 1973 (không nhớ rơ lắm) lúc Dược Sĩ Đại Úy Trần Mạnh Anh từ Nhảy Dù về Trường Quân Y th́ môn bóng chuyền Trường Quân Y được đặc biệt đẩy mạnh. Anh Mạnh Anh từng là một cầu thủ bóng chuyền nổi tiếng của Trường Dược thời sinh viên. Chúng tôi rất hợp rơ và chẳng mấy trở thành thân thiết như ruột thịt.

 

Cứ chiều chiều là chúng tôi ra sân chơi cho đến tối mịt. Có bao nhiêu chơi bấy nhiêu, hai người cũng chơi với nhau được. Nhiều lúc hai anh em chúng tôi chấp phía bên kia sáu người, lại c̣n chấp thêm 12, 13 trái mà thắng vẫn nhiều hơn thua.

 

Anh Mạnh Anh dạy tôi cách "câu độ," một phương thức anh nói có thể sử dụng trong mọi t́nh huống, kể cả trong t́nh trường nữa. Một chuyện cảm động xảy ra là t́nh cờ chúng tôi cùng quen một người con gái và khi biết ra, anh Mạnh Anh đă khẳng khái bảo tôi "nhường cho Quư đấy!" Điều này làm tôi càng kính trọng anh hơn.

 

Đấu với nhau măi chán quá, anh Mạnh Anh thành lập đội bóng chuyền Trường Quân Y và tổ chức thi đấu giao hữu với các đơn vị bạn, bất kể là ai không cứ phải trong ngành Quân Y. Chúng tôi lần lượt đấu tại sân nhà, rồi sân bạn và tham gia những giải lớn trong khu vực và toàn quốc. Chúng tôi từng đoạt giải Cục Quân Y và thành tích lớn nhất là đoạt giải ba giải Bóng Chuyền Toàn Quốc do Tổng Cục Quân Huấn tổ chức vào đầu năm 1974. V́ là một niềm hănh diện lớn cho đơn vị nên tôi xin phép được kể lại chi tiết hơn.

 

Sau khi đấu ṿng tṛn ṛng ră hai tuần lễ và thắng 7 đội vô địch khác, TQY được đại diện Khu Vực 9 đự đấu Toàn Quốc tại Trường Bộ Binh Thủ Đức. Thành phần chúng tôi có Trần Mạnh Anh (TQY/đội trưởng), anh Trần Duy Thanh (biệt danh Thanh "khều" khoá 21), anh Nguyễn Tấn Dũng (c̣n gọi là Dũng "Gù " khoá 23), Lư Văn Quư (TQY/khoá 21), Dược Sĩ Thanh (QY trưng tập), và một đấu thủ tăng cường từ Cục Quân Cụ qua. Ngoài ra c̣n hai ba người nữa tôi không c̣n nhớ nổi tên nữa, nếu có ai biết xin bổ túc th́ hay quá.

 

Giải được tổ chức theo lối trực tiếp với 16 đội từ các Vùng Chiến Thuật về và thua một trận coi như xong cuộc chơi. Mỗi lần đi đấu có xe GMC chở đi. Anh Mạnh Anh rất chu đáo cho anh em ăn sáng thật đầy đủ và ra chỉ thị cẩn thận giống như là đi hành quân vậy. Trận đầu chúng tôi vượt qua dễ dàng một đội từ vùng 4 Chiến Thuật lên. Trận thứ hai đụng Không Đoàn Kỹ Thuật là một đội với lối chơi mới như đập bóng chồng, mọi vị trí đều đập và chuyền được, nên chúng tôi lúng túng để thua mất hai hiệp đầu. Tôi than với anh Mạnh Anh: "Chúng nó cứ bay như chim em ba-rê không nổi anh ơi." Anh Mạnh Anh phán: "Th́ mày đập cho nó teo chim đi, sợ đ... ǵ." Chúng tôi vùng lên, thắng lại ba hiệp sau và được vào bán kết bốn đội.

 

Trận tiếp theo chúng tôi gặp đội Biệt Đoàn Trung Ương là đội bao gồm các tuyển thủ của đội tuyển bóng chuyền quốc gia, mới lấy huy chương vàng Đông Nam Á về. Ngó thấy họ tṛn trùng trục, chiều cao trung b́nh 1m80, 1m90 đă thấy nản muốn thua cho rồi. Anh Mạnh Anh khuyến khích: "Thắng bại là lẽ thường, phải chơi làm sao cho họ biết Trường Quân Y là ai." Vậy mà trận đấu đă diễn ra ngang ngửa bất ngờ và là một trong những trận đấu bóng chuyền đáng nhớ nhất của chúng tôi. Hai bên so kè từng điểm một và chúng tôi dẫn trước 10/8 ở hiệp năm sau khi huề 2/2. Huấn luyện viên Biệt Đoàn Trung Ương luôn miệng "mắng chửi" đấu thủ của ḿnh và vấp ngă găy cổ tay phải chở đi trạm xá. Có lẽ nhờ vậy các tuyển thủ BĐTƯ hết bị căng thẳng đă tổ chức lại được cách chơi và thắng chúng tôi trong hiệp quyết định. Dĩ nhiên là sau đó họ vô địch giải Quân Huấn luôn.

 

Tranh hạng ba, chúng tôi thắng đội Vơ Bị Quốc Gia Đà Lạt để lấy về cái huy chương đồng. Sau trận này, mỗi người chúng tôi đều được đại tá Hoàng Cơ Lân thưởng bằng Tưởng Lục.

 

Huy chương bạc bóng bàn và huy chương đồng bóng chuyền Quân Huấn toàn quốc 1974.

Trần Thanh Nhơn, bóng bàn (thứ ba từ trái sang phải). Đại úy Trần Mạnh Anh (thứ tư từ trái sang phải)

 

Sau ngày mất nước, tôi có lần ghé thăm anh Mạnh Anh tại Cư Xá Lữ Gia (?) và hai anh em đi uống cà phê giải sầu chờ số phận VC quyết định ra sao. Khi được tin phải mang lương thực 10 ngày đi cải tạo, tôi mừng rỡ chạy lại anh loan báo th́ anh có vẻ trầm ngâm nửa tin nửa ngờ, có vẻ muốn nói với tôi điều ǵ nhưng không tiện nói ra. Sau này mới đoán là anh đă có ư định vượt ngục từ lúc đó rồi. Sau khi ra tù cải tạo tôi ghé lại nhà anh th́ gia đ́nh có ư né tránh, không muốn tiếp. Sau này th́ mới biết anh đă mất mạng khi t́m tự do từ chốn lao tù. Anh Mạnh Anh là một trong những đàn anh đă ảnh hưởng mạnh trong cuộc đời tôi. Anh đă dạy tôi tính ngay thẳng, sự quyết tâm và ḷng yêu nước. Cuộc đời của anh tuy ngắn ngủi nhưng tôi nghĩ rằng anh đă sống trọn vẹn và đầy đủ ư nghĩa của một người trai thời chiến.

 

(*) qua: cách xưng hô thân mật của người miền Nam có nghĩa "tôi" khi một người bậc trên nói với người bậc dưới.

(**) pignet: một chỉ số thông dụng trong quân y để đánh giá sức khỏe tính bằng cách dùng chiều cao trừ đi cân nặng.

 

Y Sĩ Đại Tá Hoàng Cơ Lân và chế độ nội trú Sinh Viên Quân Y

 

 

Vào năm 1972, đại tá Hoàng Cơ Lân về Trường Quân Y thay trung tá Phạm Vận, lúc này đă được thăng cấp đại tá. Sinh hoạt SVQY được một luồng không khí mới thổi đến và thay đổi hẳn. Đại tá Lân xuất thân từ Nhẩy Dù nên lần lượt mời một số sĩ quan quân y của binh chủng Dù về giúp xây dựng lại Trường Quân Y. Một trong đó điều đáng kể nhất là chế độ nội trú.

 

Đối với một số lớn các SVQY đă quen chế độ ngoại trú (trong đó có tôi) th́ mỗi ngày phải vào ngủ trong trại th́ quả là một cực h́nh. Lại c̣n những vụ điểm danh, bắt buộc học mỗi buổi tối hai tiếng đồng hồ gọi là "étude surveillée" càng làm cho sự thay đổi khó khăn hơn. Tuy nhiên riết rồi cũng quen dần và sự chuyển tiếp không đến nỗi khổ sở lắm. Đối với các khóa đàn em về sau th́ đă biết trước những ǵ đang chờ đợi nên dễ chấp nhận hơn.

 

Bù lại, đại tá Lân đă thực hiện một số thay đổi quan trọng về cơ sở vật chất, lề lối sinh hoạt và bắt đầu tạo được một truyền thống mới cho trường. Một trong những làm tôi ngạc nhiên nhất là ông đă chủ trương sự "sạch sẽ" bắt đầu từ... nhà vệ sinh! Ông cho đập hết và sửa lại toàn bộ khu vực chuồng xí và tắm rửa. Các phái đoàn đến thăm Trường đều được mời đi xem nhà vệ sinh mới, sạch tưng và là một trong những điều ông tỏ ra rất hănh diện.

 

Đại tá Lân rất chú ư đến cách ăn mặc của SVQY, lúc nào cũng phải chỉnh tề, thẳng thớm và giày lúc nào cũng phải bóng lộn lên. Trong lớp tôi bên Y Khoa có anh Khiêm (khoá 23) đă từng đuợc ông khen ngợi trước hàng quân nhờ bộ đồ gabardine mới toanh lúc chào cờ.

 

Điều đặc biệt là từ ngày đại tá Lân về trường, SVQY được ăn uống đầy đủ hơn, có ăn sáng và ăn tối khá thịnh soạn và miễn phí. Ai dậy sớm và đi học về kịp th́ ăn, không bắt buộc. Thú vị là chính SVQY phải phân công nhau mỗi ngày cử hai người đi…chợ!

 

Chỗ ngủ cũng được sửa sang, sơn phết lại tươm tất, tăng cường thêm đèn đóm. Giường ngủ được đồng loạt thay hai nệm mới, tủ cũng mới hoặc sửa lại đàng hoàng. Một cánh ngăn tủ có thể được hạ xuống thành bàn viết rất tiện lợi.

 

Ngoài ra, cả tầng dưới một "batiment" được sửa thành hội quán khá xôm tụ, có bán cà phê nước uống, có nhạc music box rỉ rả. Có đủ cả bàn billard Pháp và Mỹ, ping pong, lại c̣n có ban nhạc SVQY chơi party nhẩy đầm mỗi tối thứ bẩy. Các SVQY đều được quyền mời bạn gái vào chơi. Trong thời kỳ này các chỗ khiêu vũ bên ngoài đều bị cấm nên TQY được các "em gái" thích lắm.

 

Tôi được hân hạnh tham gia ban nhạc trong hai năm liền, được quen với các đàn anh Quang "ngựa," đặc biệt là anh Tiến "dế" với cái đàn bass cao hơn anh một cái đầu.

 

 

 

Ban Nhạc Sinh Viên Quân Y (1973)

 

 

Sau ngày 30/4/75 tôi vẫn thường lên chơi tại quán nhạc gia đ́nh anh gần phi trường Tân Sơn Nhất. Bà xă anh là một pianist nổi tiếng c̣n anh Tiến chơi và hát bài "Vincent" của Don McLean tôi thấy chưa ai hay bằng. Gia đ́nh anh vượt biên thoát qua Úc và bỗng dưng một ngày đẹp trời anh gởi cho tôi một bức thư nói là "nhờ" bị đụng xe găy chân nên có tiền đi học lại Y Khoa và vợ th́ được nhận vào học Conservatorium của Úc. Cuối thư c̣n nhắn có qua th́ sẵn sàng cho ở ké v́ nhà rất rộng mà đất th́ "gà chạy mỏi chân." Đọc xong rất xúc động t́nh nghĩa huynh đệ chi binh và ấm cả ḷng chiến sĩ! Nghe nói sau này anh hoạt động dữ lắm và có lúc làm đến chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do bên đó.

 

Thỉnh thoảng TQY tổ chức những cuộc tranh tài billard, cờ tướng, bóng bàn rất vui nhộn. Tôi nhớ cùng lớp bên Y Khoa (khoá 23) có anh Trần Thanh Nhơn, em của vô địch bóng bàn Việt Nam Trần Thanh Dương, nhiều lần đại diện Trường Quân Y đi tranh tài bên ngoài mang về cả đống cúp bày chật cả hội quán. Anh đoạt được huy chương bạc giải vô địch bóng bàn Quân Huấn Toàn Quốc năm 1974.

 

Về cờ tướng có anh Tường gầy (Y Khoa khoá 23) đại diện Trường dự tranh vô địch toàn quốc vào được khá sâu. Về billard Pháp th́ Phạm Anh Dũng đă mang lại danh dự cho Ban Cán Bộ bằng cách đoạt giải vô địch Trường Quân Y sau khi hạ Nguyễn Hồng Đức (khoá 20) một cách oanh liệt. Tôi không nhớ ai đoạt giải billiard Mỹ nhưng anh Thanh "khều" chơi billard Mỹ rất giỏi. Sau này mỗi lần xem đấu billard trên ESPN tôi đều nhớ đến anh.

 

Một trong những môn thể thao đại tá Hoàng Cơ Lân chú ư là môn Nhu Đạo. Việc xây dựng Judokan trong TQY phần nào cũng từ ư kiến của  thiếu tá Tiểu Đoàn Trưởng Quân Y Đỗ Danh Thụy, nguyên đai đen Nhu Đạo và là em họ vô địch nhu đạo Đỗ Danh Nhất. Trường Quân Y đă tổ chức đâu tranh giải lớn một lần với các ḷ Judokan nổi tiếng tại Sài G̣n. Dĩ nhiên lần đó đội TQY bị te tua nhưng cũng là một bước khởi đầu khá thú vị. Lúc đó tôi chưa đủ sức đấu nên chỉ dự ủng hộ gà nhà. Hay nhất là lúc xem Nguyễn Văn Công (Ban Hầu Kỳ khóa 21) đấu với một tay bên ḷ Quang Trung chỉ đứng ngang ngực phe ta. Lúc ngồi ở dưới lược trận, Công nói nhỏ với tôi sẽ làm ǵ, làm ǵ... có vẻ chắc cú lắm. Lâm trận, Công ta xuống tấn vững vàng định lấy thịt đè người, vậy mà tay Quang Trung luồn sát đất, tay chạm đất, móc một đ̣n vai "Ippon Seoinage" đẹp tuyệt. Thua nhưng phải công nhận họ giỏi.

 

Một điều không thể không nhắc đến là đại tá Hoàng Cơ Lân thỉnh thoảng mời các văn nghệ sĩ về trường để nói chuyện và biểu diễn. Nhà văn Hoàng Hải Thủy và một nhạc sĩ tây ban cầm cổ điển đă đến với các SVQY trong những dịp như vậy. Có một lần, cả một phái đoàn Hải Quân đến báo cáo với anh em về trận hải chiến oanh liệt giữa Hải Quân Việt Nam và Hải Quân Trung Cộng tại Hoàng Sa.

 

Sau mùa hè đỏ lửa 1972, SVQY được điều ra ngoài Đà Nẵng làm công tác dân sự vụ trong những tháng nghỉ hè. Chúng tôi được chia ra thành những nhóm nhỏ phụ trách y tế tại những trại nạn nhân chiến cuộc tập trung. Tôi được phân bổ cùng với hai anh quân y và một anh quân dược về Camp Brook, một căn cứ TQLC cũ của quân đội Hoa Kỳ tại vùng bắc thành phố Đà Nẵng. Công việc chúng tôi không có ǵ nặng nhọc, công việc chính là khám bệnh phát thuốc và săn sóc vết thương cho dân chúng. Những trường hợp nặng th́ chuyển về bệnh viện tỉnh. Dù rằng chúng tôi cảm thấy không thật sự giúp ích ǵ nhiều lắm nhưng tôi để ư thấy sự hiện diện của chúng tôi có làm người dân yên tâm hơn. Thời gian này tôi quen và thân với anh Nguyễn Quang Toản, quân dược và hai chúng tôi thường rủ nhau đi ngao du sơn thủy trong những ngày cuối tuần. Một lần suưt bị du kích VC bắt khi leo lên Núi Non Nước chơi. Đang ngủ trưa trong một cái hang trên núi th́ thấy thấp thoáng có một toán người áo đen đi ngang cửa hang ngó vào rồi bỏ đi. Vội vàng xuống núi th́ gặp một tiểu đội biệt kích phe ta đang sửa soạn hành quân lên núi. Họ bảo bộ chúng tôi khùng hay sao mà không biết trên đó là vùng của VC. Chúng tôi im thin thít về không dám báo cáo lại với ai. Anh Toản sau này đi nhẩy dù và hiện nay gặp nhau vẫn nhắc lại kỷ niệm xưa để cười vui.

 

Bây giờ nghĩ lại, đại tá Hoàng Cơ Lân là một người có viễn ảnh xa và biết cách áp dụng những cái mới, cái hay của người ngoài để trang bị thật đầy đủ cho những quân y sĩ sắp ra trường. Chiến trường ngày càng khốc liệt đ̣i hỏi những yêu cầu và phẩm chất cao hơn của người quân y sĩ.

 

Đầu năm 1974 các trường trung học và đại học tại Sài G̣n biểu t́nh ầm ĩ, băi khoá với đủ mọi lư do như chống chính quyền, chống chiến tranh, chống Mỹ v.v... mà thực chất do Việt Cộng lèo lái. Tôi nghe lời xúi dại của một bạn gái cùng lớp (mà sau này té ra là cán bộ VC nằm vùng cùng nhóm với Huỳnh Tấn Mẫm) tham gia băi khoá. Hôm đó c̣n đốt cả một cái vỏ xe trong sân trường khói đen um cả lên.

 

Ngày hôm sau, đại tá Hoàng Cơ Lân gọi tất cả các Sinh Viên Quân Nha lên tŕnh diện, khoảng một chục mống. Ông nói thầy Thơ (Khoa Trưởng Nha Khoa) báo cho ông biết các SVQN bày đặt băi khoá. Ông tuyên bố điều này không thể chấp nhận được và ra lệnh cho tôi mỗi buổi sáng phải điểm danh các quân nha, tống lên GMC chở đến trường học hành đàng hoàng. Đến giờ chở về đầy đủ và báo cáo cho cấp trên biết. Dĩ nhiên là tôi phải chấp hành mệnh lệnh một cách đầy đủ.

 

Chỉ trong ṿng hai năm rưỡi, đại tá Lân đă xây dựng được rất nhiều và tôi tin là tên tuổi ông đă được gắn liền với Trường Quân Y QLVNCH. Ngày nay mỗi lần nhắc đến ông, tôi luôn thấy hănh diện đă có thời gọi ông là Đại Tá Chỉ Huy Trưởng (của tôi).

 

Làm Sinh Viên Cán Bộ

 

Năm cuối cùng trong TQY, tôi được chọn làm Sinh Viên Cán Bộ phụ trách Quân Nha. Tuy chỉ là sinh viên năm thứ tư Nha Khoa nhưng tôi được nhập vào Ban Cán Bộ gồm các anh sinh viên năm thứ sáu Y Khoa (*). Bên Dược th́ anh Trần Minh Vân, tay trống của ban nhạc SVQY được phụ trách cán bộ Quân Dược và anh Trầm Thanh Hùng (Ban 5 Văn Nghệ). Bên Y Khoa có bảy anh, gồm các anh Nguyễn Tài Mai (SV tiểu đoàn trưởng) Châu Hữu Hầu (TĐP đặc trách Kỷ Luật và Ban 2), Trương Văn Như (TĐP đặc trách Huấn Luyện), Phạm Anh Dũng (Ban 3 Huấn Luyện), Nguyễn Xuân Thiều (Ban 4 Tiếp Liệu), Nguyễn Dương Mỹ (Thư Kư) và Nguyễn Đ́nh Ngọc (Đại Đội Trưởng 6).

 

Làm SV cán bộ th́ phải nhận lănh những trách nhiệm nhưng đồng thời cũng được những dặc quyền khác như miễn điểm danh và có quyền đi đêm. Tuy vậy rốt cuộc ngủ trong trường c̣n thích hơn ở nhà nên chúng tôi ít khi vắng mặt ban đêm. Thời gian huấn nhục khoá đàn em không thoải mái lắm đối với tôi v́ dễ gây thù oán và mất bạn, nhất là nếu đàn em đó là em của bạn ḿnh. Thỉnh thoảng tôi cứ phải an ủi các sinh viên đàn em ráng nín thở mà qua sông, ai sao ḿnh vậy và thời gian 9 tuần cũng sẽ trôi qua rất mau. Tuy nhiên nh́n mấy đàn em lâu nay chỉ biết thức đêm học hành chăm chỉ, bị bắt chạy mới có ba ṿng vũ đ́nh trường đă té xỉu vài người trong ḷng cũng không vui nổi.

 

Các SV cán bộ phải thay phiên nhau trực đêm để điểm danh các SV khác, cũng như đi tuần cùng với cán bộ Trường xem họ có ngồi vào bàn học hay không và nhắc tắt đèn khi đến giờ. Những ngày tôi phụ trách trực là dịp tôi kết bạn tốt nhất v́ SV cán bộ có quyền kư giấy phép cho các SV khác được miễn ngủ đêm trong trại. Anh Tài Mai có lần phải nhắc nhở tôi đừng dễ dăi quá mang tiếng chung.

 

Nói chung Ban Cán Bộ chúng tôi làm việc rất ăn ư với nhau và được ḷng cấp trên cũng như các anh em SV khác nể nang nên không để xảy ra một chuyện đáng tiếc nào. Vả lại SVQY tuy mang áo lính nhưng thực tế cũng là sinh viên các trường Y-Nha-Dược nên ít quậy và siêng năng học hành.

 

Tuy tôi không có dịp được thân với tất cả Ban Cán Bộ nhưng một số anh đă để lại những kỷ niệm không bao giờ quên trong ḷng tôi.

 

Tôi học được từ anh Tài Mai tài quản trị với chữ POSCARB mà tôi nhớ măi cho tới bây giờ. POSCARB viết tắt từ Planning, Organizing, Staff, Coordination, Allocation, Revision và Budget. Theo anh th́ mọi công việc nếu thực hiện đầy đủ những phần như trên th́ rất dễ thành công. Tôi thật sự cũng không biết khái niệm POSCARB do anh sáng tác ra hay từ sách vở nào nhưng mang ra áp dụng th́ quả đúng như anh nói. Năm 1991 khi qua Mỹ tôi bắt liên lạc được với anh. Việc đầu tiên của anh là gởi cho tôi ngay lập tức một tấm check $300 goị là để làm ấm ḷng chiến sĩ. Quả là thực tế và đầy ư nghĩa "budget, có thực mới vực được đạo…” Nhân dịp này tôi cũng muốn nhắc lại sự giúp đỡ của một số đàn anh và bạn bè QYHD cũ đă giúp đỡ tôi trong những bước đầu đặt chân lên đất Mỹ, trong đó có thiếu tá Đỗ Danh Thụy, Trần Đông Giang, Huỳnh Thanh Xuân, Bùi Trần Thường, Nguyễn Ngọc Tường, Nguyễn Khánh Toàn…

 

Tôi kính trọng anh Châu Hữu Hầu ở tính thẳng thắn, cứng rắn nhưng lại rất t́nh cảm. Sau ngày đi tù cải tạo về, làm việc tại Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương, tôi có dịp theo phái đoàn y tế đi khám bệnh và mổ mắt tại Châu Đốc (khoảng 1980). Tôi t́nh cờ gặp lại anh đang làm giám đốc một khu khám đa khoa tại nơi chúng tôi đến làm việc. Gặp nhau mừng mừng tủi tủi. Anh Hầu cho biết anh Thanh "khều" đang làm việc tại một vùng cũng gần đó và gọi anh sang nhưng không được v́ anh Thanh đi phép về Sài G̣n mất rồi. Đêm cuối cùng anh Hầu đăi phái đoàn một trận bù khú tận sáng. Tôi luôn nhớ h́nh ảnh anh đứng vẫy tay từ biệt khi phái đoàn ra về, bùi ngùi nhưng vẫn oai hùng như thời nào. Chẳng hay bây giờ anh ở phương trời nào rồi.

 

Anh Phạm Anh Dũng th́ khỏi nói đă có máu văn nghệ từ lâu lắm rồi. Tôi vẫn thường đến chơi với anh và ở lại đêm tại khu nội trú của các BS trực BV Sài G̣n. Anh mê nhạc Từ Công Phụng từ dạo đó và hầu như lúc nào cũng thấy anh kè kè cái đàn thùng bên cạnh. Có lẽ tôi được hân hạnh là một trong người đầu tiên được nghe những bài anh mới sáng tác ra, c̣n thơ ngây chứ chưa được trau chuốt như bây giờ. Nay anh nhắc lại mới biết đó là bản "Nắng Xuân Xưa" đă được Lệ Thu hát trong CD "Người Về Phương Đông." Thế hệ chúng tôi ảnh hưởng những âm hưởng Lê Uyên Phương, Từ Công Phụng..., những phim ảnh như Roméo & Juliet, Love Story, Les Jeune Loups... nên có vẻ đầy tính lăng mạn và không ít những buổi tối chúng tôi nằm cạnh nhau trong khu nội trú Trường Quân Y đàn hát nghêu ngao không biết chán.

 

Nói về anh Trương Văn Như th́ phải nhắc đến tài ca vọng cổ mà bây giờ tôi vẫn c̣n thấy anh biểu diễn trong những buổi lễ lạc tại Nam Cali. Sau khi chúng tôi đi tù cải tạo về th́ cùng làm việc tại Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương. Được vài năm th́ nghe tin anh vượt biên thành công. Trong ḷng mừng cho anh. Trường hợp của tôi th́ suy nghĩ đắn đo măi, nhiều lần phải từ chối những lời mời vượt biên. Vợ mới sanh con đầu ḷng và mỗi lần bồng cháu trên tay, ḷng chẳng đành đưa con thơ vào chốn hiểm nguy.

 

Khoảng năm 1994 bỗng dưng anh Như gọi điện thoại và ghé thăm nhà tại Westminster. Anh báo cho biết đă hoàn tất residency. Rất vui và mừng cho anh. Sau đó anh có tặng cho vài tấm h́nh chụp chung hồi c̣n làm SV Cán Bộ. Thật cảm động và không có món quà nào quư giá hơn những tấm h́nh đó.

 

Anh Nguyễn Xuân Thiều dáng thư sinh nhỏ nhắn có tài tổ chức và là người phụ trách các vụ hội hè đ́nh đám của TQY như lễ ra trường v.v... Anh ra trường với điểm khá cao và bất ngờ chọn đơn vị nhẩy dù. Anh đi TĐ3ND và sau này nghe đàn anh Phạm Gia Cổn kể lại là có gặp anh Thiều tại Phan Rang vào một ngày cuối tháng tư khi TĐ3ND mới đụng trận đêm hôm trước. Anh đi tù cải tạo, sau đó vượt biên và mất tích trên biển vào những năm 1980-1981.

 

Nói bao nhiêu cũng không đủ và sẽ làm nhàm tai người đọc, nhưng ngay bây giờ tôi vẫn c̣n nhớ rơ từng khuôn mặt một. Nếu có dịp có anh nào đọc những hàng chữ này xin cho tôi gởi lời chào SVQY vậy.

 

(*) Không tính dự bị Y Khoa và Nha Khoa

 

Diễn Hành Ngày Quân Lực

 

Sinh sau đẻ muộn nên tôi chỉ được dự một lần diễn hành của SVQY nhân ngày Quân Lực 19/06/1973. Qua các thông tin của các đàn anh cung cấp, tôi mới biết là Trường Quân Y đă từng đi diễn hành từ năm 1952 tại Hà Nội với các vị như Trần Anh, Hoàng Văn Đức, Trần Kim Tuyến sau này đều là những tên tuổi nổi tiếng của VNCH.

 

Tôi chỉ được biết TQY đă tham dự diễn hành lần trước đó vào năm 1971 tại đường Thống Nhất và đàn anh Phạm Gia Cổn được mang lon tá dắt đoàn SVQY hoách lắm. Lại nghe đâu h́nh như có vụ Việt Cộng pháo kích ǵ đó.

 

Diễn hành th́ phải tập luyện. Tôi không nhớ trong trường hợp nào tôi lại được cử làm trưởng "ban nhạc" cho anh em tập ắc ê. Nói là ban nhạc cho xôm chứ sự thật chỉ có ba ngoe ôm hai cái trống và một cái phèng la. Kỷ niệm vui nhất là đại tá Hoàng Cơ Lân rất thường xuyên xuống đôn đốc tập luyện và có lần chúng tôi đang đú đởn (đùa giỡn) không để ư đội h́nh đă sẵn sàng, ông quát "MUSIC!!!" Thế là vội vàng vang lên tiếng trống và tiếng phèng la loạn đả cả lên.

 

Gần đến ngày Quân Lực th́ tập ráo riết hơn. Mỗi buổi sáng sớm có xe GMC chở anh em đến một khúc đường tại Quận 5 đă được chận lại hai phía để riêng SVQY tập luyện. Tập xong mới được về ăn sáng và đi học. Lúc này tôi được vào đại đội diễn hành và đứng đầu một hàng quân những anh cao kều nhất. Tôi c̣n nhớ vị trí của tôi đàng sau anh Tài Mai. Sau vài tuần th́ chính tôi cũng tự tin phe ta đi đứng giỏi lắm rồi.

 

Đêm 18/06/1973 là một đêm không ngủ cho đại đội SVQY đi diễn hành. Sau cơm chiều tất cả được chở ra vị trí tại đường Trần Hưng Đạo đă được chọn trước. Sau khi sắp xếp xong đội h́nh, súng uống gác lại ba cái một, chúng tôi được thả ra đi quanh quẩn. Phải nói là bộ đồ đại lễ SVQY đẹp vô cùng và anh nào mặc vào cũng trông đẹp trai hẳn ra. Tôi để ư các "em gái hậu phương" đều sẵn sàng tiếp chuyện và cứ hơi chốc là mang bánh trái, nước nôi ra mời.

 

 

Đại Đội SVQY sửa soạn diễn hành

 

Rất xui cho chúng tôi là lúc khởi đầu xuất quân rất tề chỉnh, hàng ngang hàng dọc thẳng tưng, tay đánh cao đều nhưng bước gần khán đài chính th́ tiếng nhạc quái ác ở đâu sái nhịp với đoàn quân nhạc đàng sau nên đội h́nh bắt đầu lạng quạng. Rất may có tiếng đếm nhịp 1,2,3,4 của anh Trương Văn Như vang lên giúp đội h́nh chỉnh đốn lại và chúng tôi thoát nạn trong đường tơ kẽ tóc.

 

Gần đây xem lại đoạn video chiếu lại cuộc diễn hành ngày Quân Lực 19/06/1973 tôi để ư thấy đoàn SVQY thi thố tài năng cũng không dở chút nào:

https://www.youtube.com/watch?v=joaz1G656_U&feature=related

 

Lễ Măn Khoá 21 Quân Y Hiện Dịch

 

 

Lễ măn khóa 21 Quân Y Hiện Dịch được tổ chức vào trung tuần tháng 12 năm 1974. Như mọi năm, lễ măn khóa được tổ chức ba phần gồm Đêm Tưởng Niệm, lễ tuyên thệ có diễn hành gắn lon sáng hôm sau, và party nhẩy đầm tối hôm đó.

 

Sau cuộc diễn hành ngày Quân Lực 19/06/1973 th́ tôi được đôn lên hầu kỳ, bây giờ chỉ c̣n nhớ nổi gồm các anh Tuấn Voi (quốc kỳ), Nguyễn Văn Công, Mai Văn Nhật v́ chơi khá thân với nhau. À có anh Trịnh Như Toản tự Ông Tây rước quân kỳ. Rước quân kỳ cực nhất v́ khi chào phải hạ 90 độ mỏi cả tay trong khi chào quốc kỳ chỉ nghiêng 45 độ. Tôi chỉ được vác garăng thôi.

 

 

Trao quốc quân kỳ cho khóa đàn em

 

 

Theo truyền thống th́ có màn toán hầu kỳ đàn anh trao cờ lại cho khóa đàn em. Tôi nhớ rất rơ lúc anh Tuấn Voi rước quốc kỳ qua khán đài th́ táng cái con ó đầu cán cờ vào vành sắt của dù che nắng. Mũi cán cờ cụp xuống và mọi người xanh mặt. Không ngờ đó là điềm chẳng lành báo trước điều bất hạnh sắp đến với đất nước.

 

 

 

Ngoài chuyện đó th́ mọi điều diễn ra rất trôi chảy. Đêm Tưởng Niệm được tổ chức trang trọng với sự hiện diện của một số đàn anh từ chiến trường về. Trường Quân Y mời cả một ban đại ḥa tấu quân đội về chơi rất chuyên nghiệp. Sau lễ tuyên thệ gắn lon th́ có tiếp tân, chụp h́nh lưu niệm và mọi gia đ́nh Tân Sĩ Quan Quân Y đều được tham gia. Nếu anh Nguyễn Hiền, Quân Dược được coi là người trẻ tuổi nhất khóa 20 th́ có lẽ tôi là đứa em út của khóa 21. Các anh Y Khoa th́ đương nhiên phải lớn hơn tôi ít nhất 2 tuổi c̣n bên Quân Nha chỉ có anh Nguyễn Ngọc Tường cùng 23 tuổi nhưng "già" tháng hơn. Đối với  các tân sĩ quan quân y, giây phút xúc động được gắn cặp lon trung úy trên vai áo có lẽ là một trong những thời điểm hạnh phúc nhất của đời người chiến binh QYHD.

 

 

Tân Sĩ Quan QYHD 21 sửa soạn tuyên thệ

 

Những Ngày Cuối Cùng Tan Hàng Cố Gắng

 

Sau lễ măn khóa chúng tôi được học vài buổi về Hành Chánh Quân Y để sửa soạn cho việc nhận đơn vị mới. Trong một lần, anh Trang Châu ra câu hỏi khi nhận đơn vị mới và tŕnh diện thượng cấp, người quân y sĩ phải để ư chuyện ǵ trước tiên? Một lúc lâu sau th́ có một anh tân sĩ quan trả lời trúng là phải biết nhậu. Không biết uống th́ cũng phải dzô 100% khi cấp trên mời, cùng lắm say quá th́ nằm lăn ra, chẳng ai chê trách hết mà được tiếng chịu chơi, mọi việc sau đó sẽ suông sẻ.

 

Sau đó th́ nhóm Quân Nha chúng tôi được về Tổng Y Viện Cộng Ḥa học về Giải Phẫu Khẩu Xoang trong ba tháng. Học xong th́ cũng đă gần cuối tháng 3 rồi. Theo sự vụ lệnh th́ tôi phải tŕnh diện Tiểu Đoàn 3 Quân Y (Sư Đoàn 3 Bộ Binh) đang đóng tại Ḥa Cầm, Đà Nẵng vào ngày 24/03/1974 và được cấp chuyến bay quân sự ra miền Trung.

 

T́nh h́nh chiến sự lúc đó càng lúc càng xấu đi. Phước Long bị rơi vào tay Việt Cộng, Ban Mê Thuột bị tấn công. Pleiku Kontum được lệnh di tản chiến thuật. Cuộc rút lui của Quân Đoàn II về Tuy Ḥa bị VC chận đánh đă trở thành một cuộc tháo chạy bi thảm. Tôi được nghe có một số bạn y sĩ khoá 21 mới ra nhận đơn vị đă có mặt trong cuộc tháo chạy này và có người đă bỏ mạng.

 

Ngày 23 tháng 3 được tin Đà Nẵng mất liên lạc, tôi lên tŕnh diện Cục Quân Y để xin chỉ thị. Nha Sĩ Đại Úy Quỳnh nói với tôi "anh phải chấp hành sự vụ lệnh và ra tŕnh diện đơn vị bằng bất cứ mọi giá!" Tôi cảm thấy đúng là như vậy và hơi hổ thẹn đă có ư muốn đẩy trách nhiệm lên cấp trên.

 

Ngày hôm sau tôi vào phi trường Tân Sơn Nhất chờ chuyến bay. Không khí hangar(*) pḥng chờ ngột ngạt và mọi người đều có thái độ bồn chồn lo lắng. Tôi làm quen với một nhóm sĩ quan trẻ cùng t́nh trạng như tôi. Họ là sĩ quanVơ Bị Đà Lạt, Hải Lục Không Quân v.v... hoặc mới ra trường, hoặc đi phép đang chờ máy bay về lại đơn vị. Chúng tôi trao đổi tin tức với nhau và cùng nôn nao muốn làm một cái ǵ đó mà cảm thấy hoàn toàn bất lực trước thời cuộc.

 

Đợi một chốc th́ có chuyến bay từ miền Trung đáp xuống phi trường. Hành khách với khuôn mặt hăi hùng kể lại cho chúng tôi nghe những sự việc thật khủng khiếp. Dân chúng đă đạp lên nhau mà giành lên máy bay. Nhiều người bám càng bánh xe máy bay đă bị thiệt mạng. Sau đó th́ chuyến bay chúng tôi bị hủy bỏ v́ phi trường Đà Nẵng đă bị dân tràn ngập. Đà Nẵng chính thức bị thất thủ ngày 29/3.

 

Ngày hôm sau tôi lại lên tŕnh diện Cục Quân Y th́ đại úy Quỳnh cũng không biết phải làm sao, chỉ nói tôi về lại Trường Quân Y đợi lệnh mới. Trong thời gian này th́ tôi đang ở trọ tại một ṭa cao ốc trước kia cho lính Mỹ thuê gần ngă tư Bẩy Hiền. Pḥng bên cạnh tôi có vợ chồng anh Nguyễn Tiến Dũng, QY cùng khoá. Anh mới lấy vợ được vài tháng và chúng tôi kết thân với nhau, có lần đi chơi Vũng Tàu chung với nhau rất vui. Anh đă ra nhận đơn vị tại Tiểu Đoàn TQLC đóng tại Huế và bị bặt tin nhiều ngày qua. Mỗi lần về pḥng gặp chị đứng đợi chồng ngoài lan can, tôi rất ái ngại khi nh́n chị đau khổ. Một ngày đẹp trời cuối tháng tư, anh Tiến Dũng lù lù xuất hiện với bộ đồ tác chiến TQLC rách nát. Anh đă trải qua những ngày gian nan chạy từ miền Trung về. Không có niềm vui nào lớn lao bằng niềm vui của chị Dũng. Tôi chỉ biết mừng cho bạn và tránh qua một bên để hai người vui với nhau. Sau đó th́ chúng tôi mất liên lạc với nhau. Măi sau này qua Mỹ mới biết anh chị đă thoát được từ ngày 30 tháng tư. Anh Tiến Dũng có ghé thăm tôi tại Orange County và chúng tôi có dịp hàn huyên, nhắc lại những kỷ niệm ngày xưa.

 

Chiều ngày 28 đi ngang phi trường Tân Sơn Nhất tôi thấy có không chiến và một chiếc vận tải bốc cháy lao đầu xuống đất. Đêm hôm đó VC pháo kích vào phi trường. Tôi trèo lên sân thượng nghe những trái phá bay ngang đầu, nổ rải rác mạn phi trường cũng như nhà bố mẹ tôi bên cạnh trại Hoàng Hoa Thám. Tiếng rít xé gió và tiếng nổ liên tục bùng lên những đám hoa đăng và đám cháy gần đó. Tự nhiên trong đầu tôi nảy lên câu "C'est le commencement de la fin." Cuộc pháo kích kéo dài cả tiếng đồng hồ sau mới lắng dịu.

 

Sáng 29 tôi xách xe gắn máy đi ḷng ṿng bạn bè hỏi thăm tin tức và thấy cảnh hỗn loạn chung quanh các cơ sở của người Mỹ. Dân chúng bắt đầu lục phá hôi của. Tôi vào phi trường th́ thấy cảnh hoang tàn, xe cộ vứt bỏ ngoài lề, giấy tờ văng tung tóe. Từng toán người ngồi chờ để vào khu USAID. Nếu chịu khó ở lại một lúc, tôi chắc cũng sẽ được máy bay bốc đi. Nhưng tôi lại phóng xe ra khỏi khu vực phi trường đi về trung tâm thành phố. Tạt qua Ṭa Đại Sứ cũng thấy hỗn loạn. Trong ḷng tôi không có chủ đích ǵ cả, chỉ chạy ṿng quanh như người mất hướng.

 

Đến chiều tôi vào lại Trường Quân Y. Doanh trại im ĺm nhưng trật tự, đồn canh vẫn có người gác. Vào khu nội trú sinh viên th́ thấy c̣n khoảng một chục đàn em, đa số gia đ́nh ở tỉnh nên chưa có phương tiện về. Gặp lại nha sĩ trung úy Hồ Quang Liêm cùng khóa. Hỏi nó c̣n làm ǵ ở đây th́ hắn nói đang sửa soạn rút dù đây. Đại úy Trần Mạnh Anh đă ra lệnh giải tán rồi, mạnh ai nấy chạy.

 

Tôi lên Bộ Chỉ Huy th́ thấy pḥng ốc hoàn toàn trống vắng. Định đi ra th́ chợt nghe tiếng điện thoại réo từ một pḥng kế bên. Tôi nhấc điện thoại lên th́ tiếng nói từ đầu bên kia hỏi tôi là ai và t́nh h́nh trường ra sao. Tôi xưng tên và chức vụ. Giọng nói của người bên kia ra lệnh tôi tập họp tất cả những SVQY c̣n lại qua bên nhà thờ Đồng Tiến, sẽ có trực thăng đến đón. Tôi dạ tuân lệnh, quên không hỏi là ai. Tôi trở vào khu nội trú SVQY tập họp anh em lại và phổ biến lệnh . Mọi người ngó nhau, nửa tin nửa ngờ và chỉ có Hồ Quang Liêm chịu theo tôi qua bên nhà thờ Đồng Tiến. Lúc đó vào khoảng 6 giờ chiều và có một gia đ́nh 6, 7 người cùng đợi với chúng tôi. Một chốc sau quả nhiên có một chiếc Chinook xuống thật. Mọi người  vội vàng lên trực thăng. Tôi và Liêm ngó nhau, chỉ cần một thằng quyết định là thằng kia lên theo. Vậy mà chúng tôi chần chừ măi, chiếc Chinook từ từ cất cánh, nhập đoàn với những chiếc trực thăng của TQLC Mỹ đang lập cầu không vận với đệ thất hạm đội. Chúng tôi buồn rầu trở về Trường Quân Y và Hồ Quang Liêm từ giă tôi.

 

Tự cảm thấy trách nhiệm của một sĩ quan cấp cao nhất c̣n sót lại của TQY, tôi ghé ra cổng gác, kêu gọi các anh em bố trí canh gác cẩn thận, có ǵ th́ gọi điện thoại cho tôi trong hội quán. Điều đáng khen là cho tới giây phút đó, anh em pḥng thủ trại vẫn giữ vững tinh thần, không để bất cứ người lạ xâm nhập vào trại. Có anh c̣n lăng xăng kéo concertina (**) ra và bố trí một cây đại liên cạnh đồn canh. Nói chung mọi người như rắn mất đầu, chỉ cần một người đứng ra chỉ huy hợp lư th́ tất cả nghe theo ngay.

 

Trời chạng vạng tối tôi đang ngồi "vểnh" râu ph́ phèo thuốc lá nghe radio trong hội quán th́ ngoài đồn canh gọi vào báo cáo có mấy chiếc xe jeep chở đầy lính dù đ̣i vào. Tôi phóng xe ra th́ lính gác đă cho họ vào rồi. Vả lại trông họ đằng đằng sát khí, súng ống đầy ḿnh th́ lính kiểng phải né thôi. Họ đậu xe bên đường và tụ họp nơi băi cỏ trước đải tưởng niệm. Tôi tiến lại gần th́ thấy có cả dân sự nữa, ngoài ra có một ông thiếu tá dù, đeo caducée (***), bảng tên th́ thấy đề tên là TUONG. Bác sĩ th́ phe ta rồi, đỡ lo. Tôi lân la lại chào đàn anh và hỏi thăm cớ sự. Đàn anh nói đợi trực thăng đến. Có muốn đi ké th́ chờ chuyến hai cùng đi với đại ca, chuyến đầu cho đàn bà con nít đi trước. Đàn em hỏi có chắc pilot trở lại không? Đàn anh phán nó phải quay lại. Được một đổi th́ một chiếc UH1B tà tà đáp xuống chỗ quen thuộc của trực thăng tướng Lê Minh Đảo vẫn thường sử dụng khi thăm gia đ́nh tại cư xá Chí Ḥa. Như đă tính toán, đàn anh Tường cho nhóm phụ nữ và con nít lên trước đầy trực thăng. Chúng tôi nằm dài bên băi cỏ dưỡng sức. Gần hai ngày trời không ngủ được nên tôi thiếp đi không biết trời đất ǵ nữa. Lúc tỉnh dậy th́ thấy đàn anh vẫn ngồi bó gối trầm ngâm cây píp trên môi. Trời đă b́nh minh mà "thảm thần" th́ chẳng thấy đâu. Thấy không xong rồi, tôi chào đàn anh, tắm táp qua loa trong khu nội trú rồi lại lên đường. Lúc này th́ Trường Quân Y đă thật sự bỏ ngỏ, lính canh bỏ đi đâu cả và chẳng c̣n ai trong trại nữa. Có lẽ tôi là người cuối cùng rời bỏ đơn vị.

 

Lần này tôi trực chỉ bến Chương Dương v́ nghe nói tàu bè đang thi nhau rời bến. Đến nơi th́ thấy dân chúng đang lũ lượt lên tàu lớn tàu bé đủ cả. Tôi vứt xe gắn máy theo đoàn người lên một chiếc tàu khá lớn. Loay hoay một hồi tôi chen được một đứng nh́n ra bến cảng, ḷng tạm yên coi như có đường thoát nạn rồi.

 

Một tiếng đồng hồ sau th́ cơn nhớ nhà quái ác nổi lên. Trong ḷng ngổn ngang không biết cha mẹ, anh em ra sao. Nhớ lại đêm pháo kích thấy đạn pháo rơi khu Hoàng Hoa Thám, không biết gia đ́nh có việc ǵ không. Bồn chồn một lúc lâu chưa thấy tàu nhổ neo, tôi quyết định đi về. Lần này th́ mất xe rồi phải đi bộ ra. Trên đường ra th́ nghe radio Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Thế là xong. Một quốc gia đă chết.

 

Đi tới cầu Khánh Hội th́ tự dưng một chiếc xe jeep ngừng lại bên cạnh và có tiếng gọi "Quư, Quư..." Ngoảnh đầu nh́n th́ lại thấy vài anh SVQY, trong đó chỉ nhớ nổi anh Trần Hoàng Long "Vic Morrow" và vài sĩ quan, trong đó có một thiếu tá dù (lại nhẩy dù nữa), tất cả c̣n mặc quân phục chỉnh tề. Lắc đầu từ chối nhưng có người mắng "Ở lại chết với VC hả?" Thế là leo lên xe. Lần này có chỉ huy rơ ràng nên chúng tôi răm rắp nghe theo lệnh ông thiếu tá dù. Anh ta bàn sẽ lái xuống G̣ Công và nếu cần sẽ băng rừng sát. Sau đó sẽ t́m phương tiện ghe xuồng ra đệ thất hạm đội đang chờ ngoài cửa Cần Giờ. Lái ngang một chi khu bên đường, chúng tôi nhẩy xuống xin bản đồ và ít lương khô, nước mang theo.

 

Ghé qua căn cứ hải quân Nhà Bè th́ thấy lá cờ VNCH c̣n bay phất phới. Chúng tôi mừng rỡ nghĩ là sẽ có tàu hải quân đi. Nhưng hỡi ơi khi vào trong căn cứ th́ thấy vắng ngắt chẳng c̣n ai, tuy có vài chiếc PCB c̣n đậu tại bến. Anh thiếu tá quyết định đi vào làng chài gần đó để hỏi thăm tin tức. Một vài người dân bu quanh chúng tôi và cho biết cũng có một vài đoàn đă mướn ghe đi ra thuyền lớn rồi. Ngay lúc đó một anh thanh niên mới đưa xong một chuyến tự dưng xuất hiện. Anh thiếu tá kêu gọi mọi người góp tiền lại đưa hết cho anh ta và khẩn khoản nhận thêm một chuyến nữa. Chính tôi cũng tháo cái đồng hồ Seiko đang đeo bỏ thêm vào tiền thưởng. Anh thiếu tá ôm một mớ tiền và tặng vật nhét vào hai tay anh. Thế là xong và chúng tôi lục đục lên chiếc ghe đuôi tôm khởi hành. Tôi đếm đi đếm lại th́ thấy tổng cộng có 13 người không kể tài công. Chẳng biết cách nào mà nhét đủ trên một chiếc xe jeep nổi nữa. Lúc này chúng tôi đă b́nh tĩnh lại và bắt đầu bàn tán to nhỏ với nhau. Thỉnh thoảng dọc theo sông Ḷng Tảo nghe lác đác tiếng súng nổ, cảnh tỉnh chúng tôi là hiểm nguy vẫn c̣n đó.

 

Ghe chạy được gần hai tiếng đồng hồ th́ gặp một cái ghe bầu khá lớn cũng đang trên đường ra cửa Cần Giờ. Hai bên ơi ới gọi nhau và họ bằng ḷng cho chúng tôi sang ghe. Đột nhiên, tôi quyết định đi về, mặc t́nh mọi người ngăn cản. Lúc đó tôi không hiểu tôi là tôi đă "ăn phải cái giống ǵ" mà hành động như vậy. Tôi đă phải trả giá cho cái quyết định này bằng những năm tù CS, có lúc đă tưởng chừng như không c̣n ngày về. Sau này tôi mới hiểu ra lư do thầm kín, nhưng đó lại là một câu chuyện khác, mong sẽ có dịp hầu chuyện quư vị sau.

 

Có thể nói tôi đă có quá nhiều cơ hội để rời bỏ đất nước mà rốt cuộc trong một buổi chiều tà ngày 30 tháng tư lịch sử, tôi ngồi co ḿnh trên chiếc ghe với anh tài công, từ từ tháo từng cái lon, từng cái huy hiệu thả xuống ḷng sông đang chảy siết, ḷng trĩu nặng một nỗi buồn vô biên.

 

(*) hangar: nhà kho lớn bằng kim loại

(**) concertina: giây kẽm gai loại cuộn tṛn

(***) caducée: huy hiệu rắn y khoa

 

Lời kết

 

Cuộc đời binh nghiệp của tôi vỏn vẹn chỉ có vài năm trong Trường Quân Y, chưa được ra đơn vị để sống huynh đệ chi binh với các đàn anh, chẳng có ǵ để đáng tự hào nhưng đă để lại dấu ấn đặc biệt trong tôi. Đó là quăng đời đẹp và hạnh phúc nhất mà tôi đă sống. Tinh thần SVQY đă giúp tôi vượt qua được những gian khổ trong trại tù cải tạo cũng như sau này giúp tôi trải qua những khó khăn của cuộc đời. Lúc nào tôi cũng tự hào là một SVQY.

 

Trong suốt thời gian 35 năm sau, do sự run rủi con tạo xoay vần, tôi lần lượt được gặp lại một số lớn các bạn bè và đàn anh cũ, ngoài những người đă ra đi. Kỷ niệm ngày xưa vẫn đậm nét trong ḷng. Vui nhất là mọi người vẫn đối xử với nhau chân t́nh như ngày nào và tôi cảm thấy tinh thần SVQY là một truyền thống có thật. Và có thể, tôi sẽ lại là một trong những người cuối cùng được nhận lănh trách nhiệm giữ ngọn lửa này cho đến ngày không c̣n ai nữa... Mặc dù vậy, trong thâm tâm, tôi nghĩ rằng SVQY đă tô đậm khí phách hào hùng và ngang tàng của người lính QLVNCH và lịch sử sau này sẽ phải công nhận điều đó.

 

QYHD/NK-21 Lư Văn Quư

Mùa hè 2010 tại Orange County, California