Tìm Kiếm Bài Đã Đăng
Nguyễn Nguyên
Khi viết bài cho trang mạng, tác giả cần lưu ý một số chi tiết đặc biệt về nội dung và hình thức. Tác giả còn cần sự đóng góp (input) của Webmaster vào việc trình bày (layout) bài viết của mình trên mạng.
Về nội dung, tất nhiên tác giả thường quan tâm đến các yêu cầu căn bản nhất ABCDE - Accuracy, Balance, Concision, Date, Evidence về thông tin và dữ kiện.
Accuracy - thông tin chính xác nhưng không Authoritative - chỉ dựa vào tước vị khoa bảng để áp đặt ý kiến, và không Dogmatic (giáo điều).
Balance - thông tin thăng bằng về quan điểm và không Bias - không thiên vị về lập trường.
Concision - thông tin ngắn gọn nhưng không thiếu sót, vẫn đầy đủ (Comprehensive) - dù khó thực hiện.
Date - dữ kiện (data) không “quá date” - lỗi thời.
Evidence - xuất xứ của thông tin và dữ kiện (data) được nêu tường tận.
Về hình thức trình bày, ba điều đáng được tác giả lưu tâm là Cấu trúc (Structure), Lời văn (Style) của bài và cách Hiển thị (Display) trên màn hình của máy vi tính lẫn khi in bài lên giấy.
Đọc một trang trên màn vi tính thường chậm hơn đọc trên sách báo; 79% nguời xem (viewer/surfer) trang mạng không đọc từng câu từng chữ. Người xem thường lướt (scan) qua một số trang nhất định; chỉ lúc nào thấy trang nào đáng chú ý mới trở lại đọc kỹ hoặc in lên giấy lưu lại và đọc lúc/nơi thuận tiện hơn ngồi trước máy. Do đó:
Về Cấu trúc
1. Tổng số chữ (word count) tối đa cho một bài viết trên trang mạng nên vào khoảng 50% số chữ viết cho sách báo. Trên mỗi trang, số chữ lý tưởng là 500 chữ hoặc ít hơn. [rất tiết bài này lỡ quá 500 words].
2. Người viết cần dùng bố cục "Inverted Pyramid" - hình tháp nghịch - thường thấy trên các trang báo. Điều này có nghiã là: Kết luận và các điểm quan trọng được nêu trước tiên - "above the fold" trên các trang báo hoặc màn hình của máy vi tính; nhờ vậy, ngay trong mấy giây đầu, người đọc sẽ thấy được thông tin quan trọng trước khi phải dùng mouse (chuột) để rà xuống phần gọi là "below the fold" - dưới lằn ngang trên màn hình.
Lời văn trên trang mạng cần đơn giản, ngắn gọn và rõ ràng. Mỗi đoạn dành cho một ý; đoạn này sang đoạn khác có mạch lạc; nhưng không cần các nhóm chữ (cụm từ) để chuyển mạch (transitional terms) như "trước tiên," "kế đến,” "sau cùng" thường thấy trên các bài in lên giấy. Có thể liệt kê ý thành bảng (list) với dấu chấm (bullet point) để người xem lướt lên ý chính dễ dàng.
Tất nhiên cần kiểm soát lại chính tả (Spelling) và chấm câu (Punctuation) để bài viết rõ ràng hơn.
Lời văn còn cần hướng vào trình độ của người xem và cần dựa vào các lời khuyên đáng tin như:
"Short words are best, and the old words when short are the best of all." Winston Churchill
“Hâtez-vous lentement, et, sans perdre courage,
Vingt fois sur le métier remettez votre ouvrage:
Polissez-le sans cesse et le repolissez;
Ajoutez quelquefois, et souvent effacez.”
Nicolas Boileau-Despréaux
Khi trình bày (display) bài viết người phụ trách trang mạng (Webmaster) sẽ tiếp tay tác giả làm cho bài dễ đọc (accessible) - nhất là đối với người mắt yếu (trên normal lẫn widescreen trên các màn hình loại mới), “bắt mắt” (eye-catching) và dễ in (printer-friendly) khi cần in. Nếu cần, các khối (bloc) lớn với hàng hàng lớp lớp chữ sẽ được chia ra một cách hợp tình hợp lý, trên nhiều trang mạng kế tiếp.
Tổng số chữ (word count) lý tưởng trên từng trang là:
Tiểu đề (Heading): 8 chữ hoặc ít hơn;
Câu văn (Sentence): 15-20 chữ hoặc ít hơn;
Đoạn văn (Paragraph): 40-70 chữ hoặc ít hơn;
Bài văn (Essay/Article): 500 chữ hoặc ít hơn.
Fonts chữ nên chọn phải là loại Fonts dễ đọc trên màn hình vi tính, như font Arial vừa phù hợp cho Unicode chữ Việt vừa dễ đọc hơn font Times New Roman; dù Times New Roman dễ đọc hơn khi in lên giấy.
Fonts chữ nghiêng nên tránh vì khó đọc trên màn hình vi tính. Tránh dùng hàng loạt Font chữ Hoa (upper case) - hoa làm hoa mắt lại như hét la (shouting) trên mạng.
Nền chữ (background) cần giúp fonts dễ đọc; chữ đen trên nền trắng là tốt nhất vì đa số người đọc đã quen với chữ in trên giấy. Fonts mầu hoặc nền mầu có thể gây trở ngại cho một số người bị chứng mù về mầu sắc (colour blindness) và fonts mầu lại khó in lên máy in trắng đen.
Bài trên trang mạng có lợi thế hơn bài in trên sách báo vì ngoài hình bất động (still images) có thể thêm phần sinh động bằng cách thêm hình, video và âm thanh (multimedia), có thể xem hoặc nghe ngay (với cách streaming) mà không cần truy cập (download) rồi sau đó xem hoặc nghe với phần mềm (player software) có sẵn trong máy vi tính của mình. Tuy nhiên, hình, video và âm thanh (multimedia) cần được webmaster làm nhỏ cở (resize in KB), hình được nhét (insert), sound/video được đệm (embed) vào bài của tác giả rồi làm nối kết (links) với servers trên Internet/Intranet. Nếu các khâu này không làm đúng cách thì Links sẽ không “linh,” các multimedia (photo, video, sounds) sẽ không nhanh chóng hiện về Browsers như Internet Explorer/Firefox theo ý tác giả và người xem.
Tóm lại, bài viết trên các trang mạng thường cần “input” của Webmaster để đáp ứng một số yêu cầu về nội dung lẫn hình thức đặc biệt cho từng trang mạng. Và riêng bài viết này chỉ giới thiệu một trong nhiều cách viết.
Tài liệu tham khảo
1. Gerry McGovern: Writing for the Web
<www.gerrymcgovern.com/nt/2003/nt_2003_04_28_writing_1.htm>
2. Jakob Nielsen, distinguished engineer; PJ Schemenaur, technical editor; and Jonathan Fox, editor-in-chief: Writing for the Web
<www.sun.com>
3. Jakob Nielsen: How Users Read on the Web <www.useit.com/alertbox/9710a.html>
4. Patrick Lynch and Sarah Horton: Web Style Guide, 2nd edition
<www.webstyleguide.com>
5. Daniel Will-Harris: Writing for the web
<www.efuse.com/Design/web_writing_basics.html>
Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y
© 2010