Loading
Y T‰ ThÜ©ng ThÙc
Hình 1

Hình 1

Hình 2

Hình 2

Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y
© 2010
Nh»ng BÃt Tr¡c Khi Sinh Con Mu¶n
Do nhu cầu kinh tế, nghề nghiệp cùng kết quả của sự đấu tranh đòi bình quyền nam nữ, ngày nay trong các xã hội phương tây đã có trên 60% các bà mẹ phải vừa đi làm, vừa nuôi con và làm các công việc trong nhà. Thời giờ dành để săn sóc và dạy dỗ con đã bị rút ngắn, có khi chỉ còn từ 3 đến 4 giờ một ngày. Nhiều phụ nữ trẻ đã không thích cuộc sống gò bó thiếu tự do, vất vả, và mất chí tiến thủ như vậy, nên đã có trào lưu phụ nữ trẻ thích sống độc thân, hoặc không muốn lập gia đình sớm, hoặc lấy chồng nhưng không muốn sinh con, hoặc có con muộn khi đã ở tuổi tứ tuần. Một thống kê tại Hoa Kỳ đã cho thấy, trong khoảng 10 năm từ 1991 đến 2001, tỷ lệ các bà mẹ sinh con đầu lòng trên 1000 phụ nữ tuổi từ 35 đến 39 đã tăng 36%, và từ 40 đến 44 tuổi đã tăng xấp xỉ 70%. Cũng tại Hoa Kỳ, trong những năm gần đây số trẻ em được sinh ra từ những bà mẹ tuổi từ 50 đến 54 đã gia tăng rất nhiều, phần lớn do thụ tinh trong ống nghiệm (I.V.F).

Trào lưu trì hoãn việc sinh đẻ đã có ảnh hưởng quan trọng đến tình hình dân số và tình trạng sức khỏe của cả người mẹ lẫn con. Các bà, các cô thích sống độc thân, hay không muốn có con thì không có gì để bàn, vì đó là quyền tự do chọn lựa lối sống của mỗi người, nhưng đối với các bà các cô, có ý định sinh con muộn, thiết tưởng nên xem xét đến các khía cạnh sau đây:

(1) Khả năng có con. Người ta sinh đẻ có thì, khả năng sinh đẻ của một phụ nữ cao nhất là ở độ tuổi từ 20 đến 30 tuổi với tỷ lệ khoảng 400 trên 1000 phụ nữ mỗi năm. Tỷ lệ này giảm đáng kể khi tuổi lớn hơn, và khi đến tuổi 40 thì chỉ còn khoảng dưới 100 trên 1000 phụ nữ. Phẩm chất của trứng suy thoái theo tuổi già, là nguyên nhân chính của sự suy giảm khả năng sinh sản, và gia tăng nguy cơ có những bất thường thể nhiễm sắc (chromosome) nơi trẻ.

(2) Hư thai. Khi thai chưa được 20 tuần lễ mà đã hỏng thì gọi là hư thai. Tỷ lệ hư thai tăng theo số tuổi của người mẹ. Ở độ tuổi 20, tỷ lệ hư thai khoảng 10%, và tăng lên 90% khi người mẹ ở độ tuổi 45. Những xét nghiệm thể nhiễm sắc đã cho thấy trong số thai bị hư, 2/3 đã có thể nhiễm sắc bất bình thường.

Tỷ lệ về khả năng có con và bị hư thai theo tuổi của người mẹ (Theo J. Menken et al.và L.D.Heffner)
(Xem Hình 1)

(3) Những bất thường về thể nhiễm sắc (chromosomal abnormalities). Ngày nay đã có sự xác nhận là những phụ nữ lớn tuổi có nhiều nguy cơ sinh ra những trẻ bị bất thường về thể nhiễm sắc, như chứng Down’s syndrome. Nếu cả hai cha mẹ đều lớn tuổi, con sinh ra có thể bị các chứng như achondroplasia (người lùn) hoặc Marfan’s syndrome (thân người, ngón chân, ngón tay dài quá khổ, tim và mắt bị tật).

Nguy cơ bị Down’s syndrome và những bất thường về nhiễm sắc thể khác theo tuổi người mẹ
(Theo tài liệu của E.B. Hook et al và L.D. Heffner)
(Xem Hình 2)
                                                                                                                                            

(4) Huyết áp cao và biến chứng. Huyết áp cao có hai loại, loại mạn tính, có sẵn nơi người mẹ, và loại xảy ra vào bán phần thứ hai của thai kỳ. Huyết áp cao dẫn đến tiểu ra chất đạm, và các triệu chứng tiền sản giật và sản giật vào những tháng cuối của thai kỳ.  Bệnh huyết áp cao có thể hạn chế sự tăng trưởng của thai, do vậy đôi khi vì sự an toàn của người mẹ cũng như con, cần phải cho sinh sớm, nên không có gì ngạc nhiên khi thấy người mẹ lớn tuổi sinh con thiếu tháng hoặc thiếu cân lượng. Các cuộc nghiên cứu mới đây còn cho thấy, những trẻ sinh thiếu tháng hoặc thiếu cân lượng, trong tương lai có thể mắc các chứng bệnh về tim và biến dưỡng như bệnh tiểu đường. Biến chứng của bệnh huyết áp cao gia tăng khi người mẹ lớn tuổi, có thể tăng cao gấp 2 lần khi người mẹ ở tuổi 40, so với những người trẻ hơn.

(5) Thai chết trong bụng mẹ (stillbirth). Khi thai đã được quá 20 tuần lễ mà bị hư thì gọi là thai chết trong bụng mẹ. Trường hợp này rất hiếm xảy ra đối với các bà mẹ trẻ, nhưng thỉnh thoảng lại thấy xảy ra ở những bà mẹ lớn tuổi. Thống kê quốc gia Hoa Kỳ cho biết trong khoảng những năm 1997 và 1999, tỷ lệ thai chết trong bụng mẹ là 4/1000 ở những bà mẹ trẻ từ 20 đến 29 tuổi, và tăng lên 10/1000 ở những bà mẹ trên 40 tuổi.

(6) Thụ tinh trong ống nghiệm (I.V.F.). Ngày nay có nhiều bà ở tuổi mãn kinh, không còn khả năng sinh sản, đã chọn phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, dùng trứng của những phụ nữ trẻ cho. Phương pháp này đã cho những kết quả khả quan, vì những trở ngại như hư thai và bất thường thể nhiễm sắc, phần lớn là do tuổi tác của người cho trứng, chứ không phải do người mang thai. Tuy nhiên, vấn đề cũng không đơn giản, những bà muốn được thụ tinh trong ống nghiệm cũng phải qua một tiến trình thanh lọc tổng quát về sức khỏe, như không mắc phải các chứng bệnh huyết áp cao, tiểu đường, ung thư... Mặc dù vậy, đã có những bà có sức khỏe tốt lúc ban đầu, đến cuối thai kỳ vẫn bị bệnh huyết áp cao với tỷ lệ 35%. Với sự tiến bộ của y học, trứng của các cô gái trẻ có thể giữ đông lạnh trong nhiều năm, để dành khi cần dùng đến, và trong một ngày gần đây, tế bào gốc (stem cells) có thể sản xuất ra các noãn bào (oocytes), các bà lớn tuổi có thể sinh ra những đứa con của chính mình, nhưng không sao tránh khỏi những hệ lụy vừa kể trên. Thêm nữa, một điều kiện có tính cách quyết định khi xử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo là khả năng tài chánh và sự kiên nhẫn. Muốn thực hiện thụ tinh nhân tạo, phải tốn nhiều tiền và nhiều thời gian, mà không phải bất cứ một phụ nữ nào cũng có thể kham nổi.

(7) Mẹ già con mọn.
Nuôi dạy con đòi hỏi ở cha mẹ, nhất là người mẹ, nhiều sức lực, thời giờ và tiền bạc. Nếu để đến 45 tuổi mới sinh con thì đâu còn nhiều sức, và khi người con ở tuổi vị thành niên, cần sự giúp đỡ của cha mẹ thì cha mẹ đã ở tuổi về hưu, sức khỏe suy yếu, tiền bạc cũng không nhiều, đâu còn nhiều khả năng nữa. Đấy là chưa kể đến khả năng đẻ khó, có thể dẫn đến tử vong (mặc dù rất hiếm trong thời đại hiện nay) và những vấn đề tâm lý xã hội khác không bàn đến trong phạm vi của bài này.

Để tránh những bất trắc trên, các chuyên gia về sinh sản đã cảnh báo dân chúng về những nguy cơ trì hoãn sự sinh đẻ đến tuổi quá thì, và đưa ra thời điểm lý tưởng nhất để sinh đẻ là từ 25 đến 35 tuổi. Ở vào thời kỳ này, người phụ nữ đã hoàn tất việc học hành, có kinh nghiệm nghề nghiệp, dễ có thai, có kiến thức về hôn nhân, thai nghén, nuôi dạy con, sự sinh đẻ sẽ diễn ra an toàn nhất. Những phụ nữ tuổi từ 35 đến 40 tương đối sự thai nghén, sinh đẻ còn được an toàn, nhưng đối với những phụ nữ trên 40 tuổi, mà còn muốn sinh con thì nên xem xét đến những bất trắc nêu trên. Đối với những bà ở tuổi mãn kinh mà còn muốn đèo bòng, muốn có con cho vui cửa vui nhà thì có thể dùng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, dùng trứng của chính mình được lưu giữ đông lạnh từ khi còn trẻ, hoặc dùng trứng của những phụ nữ trẻ cho, với điều kiện có tiền, có sức khoẻ tốt và sự kiên nhẫn.

                                                                                                   
Phạm Viết Tú

Tài liệu tham khảo

L.D. Heffner   Advanced Maternal Age - How Old Is Too Old? N.Engl.J.Med. 2004, 351; 19:1927-29

E.B. Hook et al.  Chromosomal Abnormality Rates At Amniocentesis And In Live-Born Infants.  JAMA 1983; 249:2034-14

J. Menken et al. Age and Fertility. Science 1986; 233:1389-94
Mẹ và Con - Tranh Bé Ký

Mẹ và Con - Tranh Bé Ký

Vài hàng về tác giả - BS Phạm Viết Tú - QYHD khoá 5
Giới thiệu của Ban Biên Tập

Khi còn ở Việt Nam, BS Phạm Viết Tú đã viết nhiều bài nghiên cứu về sức khỏe đăng trên các báo y học Saigon và dịch sách. Trong những năm định cư tại Úc Đại Lợi, Bs PVT đã viết nhiều bài chuyên đề về sức khỏe, được đăng trên Nguyệt San Y Tế tại Hoa Kỳ, báo Y T ế Công Cộng Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan cùng nhiều tờ báo khác tại Úc Đại Lợi.

Tháng 11/2010 Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y có đăng bài “Tổng Y Viện Duy Tân Trong Cuộc Chiến Chống Cộng 1967 - 1973.” Bài viết “Những Bất Trắc Khi Sinh Con Muộn” đăng trên diễn đàn Quân Y trong tháng này được chọn từ những bài viết chuyên đề trong phần hai của sách "Y Học Thường Thức - Hỏi và Đáp" của bác sĩ Phạm Viết Tú, đã được xuất bản năm 2006 và cũng đã được đăng trong Y Tế Nguyệt San California."

                                                       * * * * * * * * * * * * * * * * * * *