Câu chuyện quanh bản nhạc "Tiếng Hát Lênh Đênh"
của Tử Phác và Lương Ngọc Châu
Loading
 
Tâm Tình - K› NiŒm SVQY
Phạm Anh Dũng ghi chép

Sep 19, 2010

Một trong vài bài tôi thích thỉnh thoảng vẫn đàn hát ở nhà là một bài hát chắc phải sáng tác đã hơn 1/2 thế kỷ rồi.

Đó là Tiếng Hát Lênh Đênh của Lương Ngọc Châu và Tử Phác
Mời anh em nghe trong attach (tienghatlenhdenh)

(Chắc có người nghe rồi, sorry!)
PAD
========================

Sep 19, 2010

Cậu  bác  sĩ  Dũng ,

Bài  "Tiếng  Hát  Lênh Đênh"  là của Tử Phác, TÁC GIẢ DUY NHẤT CUẢ BÀI NÀY.
Ông Tử Phác  làm  bài  này  trong thờì đi  kháng chiến trong chiến tranh 1946-1954. Bài này làm sau  bàì "Tiếng Hát Quay Tơ." Hình như làm hồi là  sinh viên đại học (dạo đó, hình như đại học còn mang tên là  Đaị học Đông Dương).

Tử  Phác có ý nghĩa là "con cuả bà Phác," khuê danh cuả bà thân mẫu, bà tham Ân.
Tử  Phác  về  sau  bị đày ải trong dịp Nhân Văn Giai Phẩm, bị đuổi khỏi trường Âm nhạc, nơi ông dạy học nhưng nhờ có "viện trợ Pháp" cuả các ngườì em, nên cũng đỡ.

Từ  trần taị Hà Nội quãng tuổi cổ lai hi.
Hai con trai cùng vợ con vuợt biên được, định cư ở Pháp.
Cả hai mở tiệm ăn vùng quanh  Paris, cũng khá. Nhưng theo lệ Pháp, cứ mùa hè là đóng cửa một tháng, đi nghỉ hè !

Nhuan
TB-  Tử Phác họ Nguyễn
======================

Sep 19, 2010

Kính thưa cô Nhuận,

Cám ơn cô đã cho thêm tin về Nhạc sĩ Tử Phác.

Em vẫn tự hỏi nhiều lần Tử Phác nghĩa là gì.
Cô cho biết nguồn gốc chữ Tử Phác từ tên thời còn con gái của thân mẫu của NS Tử Phác đã trả lời thắc mắc này.

Cô viết "Tử Phác, tác giả duy nhất" của Tiếng Hát Lênh Đênh, em xin được phép không đồng ý.
Em chắc chắn Tiếng Hát Lênh Đênh của Tử Phác và Lương Ngọc Châu, là vì em có bản chính gốc (origin) ở nhà do Tinh Hoa ấn hành lần thứ nhất năm 1951.

Em xin gửi cô và mọi người theo attach với emails này

Tử Phác chỉ được biết có 2 bài Tiếng Hát Lênh Đênh (cùng với Lương Ngọc Châu) và Tiếng Hát Quay Tơ cho hậu thế và đều là tuyệt phẩm.

Kính thư
PAD
=========================

Sep 19, 2010

Cảm ơn Dũng đã cho mình nghe lại một bài hát mà mình rất thích từ lâu rồi, nhưng nó lại nằm trong danh mục những bài mà "người ta" cho là "nhậy cảm", vì thế nên nó "tắt tiếng"trên đất nước đã sinh ra nó!

Nhân đây, mình cũng xin kể Dũng nghe một chi tiết mà những người ở xa ít biết. Sau 1954, Tử Phác, người đã từng là chính ủy các đoàn Văn công trong KC chống Pháp, bị vướng vào vụ "Nhân Văn Giai phẩm" nên sống âm thầm tại một căn nhà nhỏ ở phố Hàng Giấy, cùng với bà vợ là Lương thị Nghĩa, em gái nhạc sĩ Lương ngọc Châu. Không còn ai biết ông đã từng viết nên "Tiếng Hát Quay Tơ, Tiếng Hát Lênh Đênh...” vì bản thân cuộc đời ông cũng "lênh đênh" như đứa con tinh thần của mình. Cho đến khi ông qua đời, đám tang ông cũng lặng lẽ (không bằng 1/100 đám tang Trịnh Công Sơn ở Sài gòn năm 2000 đâu), và cũng chỉ đám sĩ phu Bắc Hà đi đưa đám, trong những vòng hoa đưa tiễn ông có một vòng hoa mang dòng chữ:

“Lênh đênh lại nhớ quay tơ.”

Lúc đó người ta mới biết người vừa nằm xuống kia chính là Tử Phác,một gương mặt lớn của Tân nhạc Cách mạng Việt Nam.

Thực ra Tử Phác chỉ là “pen-name” của ông thôi chứ tên thật của ông khác cơ. Mình không nhớ chính xác họ của ông nhưng tên thì nhớ mang máng là Anh-Chấn.

Là con nhà khá giả của Hà Nội xưa (tức là thuộc thành phần "không cơ bản," theo quan niệm của những cán bộ CM). Tuy nhiên vì theo CM từ những ngày đầu nên ông đã từng làm Chính Ủy (agent politique) của các đoàn Văn công Quân đội (còn cao hơn cả Văn Cao, Đỗ Nhuận), ngày KC chưa có phong quân hàm nên không rõ cấp bậc của ông hồi đó là gì, nhưng chắc là phải Đại tá là ít nhất.

Tuy nhiên (lại tuy nhiên), sau khi về Hà nội thì ông đã "giác ngộ" giai cấp mà cùng với Văn Cao, Hoàng Cầm, Trần Dần, Lê Đạt... thành lập nhóm "Nhân Văn Giai Phẩm"và dĩ nhiên là ông đã mất hết tất cả, chỉ có may mắn là chưa "được đi học tập" như Nguyễn Hữu Đang, Thụy An...mà lui về ở ẩn như các "đồng chí" khác của ông như Quang Dũng (tác giả Đôi Mắt Người Sơn Tây), Lê Đạt... Có Văn Cao thì được hưởng ân huệ (vì là tác giả Quốc Ca) vẫn được làm việc cho Nhà Nước, nhưng không được sáng tác Nhạc mà chỉ được vẽ bìa các cuốn sách của các tác giả khác.

Trở về với những tác phẩm của Tử Phác, ngoài 2 bài Dũng nêu trên, còn có bài "Vui Lá Reo" viết năm 1952 cũng theo style của Tiếng hát lênh đênh. Bài sau cùng ông viết là "Giải Phóng Tây Bắc"viết năm 1953 khi còn ở quân đội.

Một Người Anh Văn Nghệ (dấu tên vì còn ở VN)
======================

Sep 20, 2010

Anh Thanh Trang và anh Lê Hữu có gửi cho tôi link sau đây, một bài của Vân Uyên viết năm 2002 về Tử Phác:

<https://library.datviet.com/chitiet.asp?ID=39282>

<https://www.nhacso.net/Music/Artist/2005/12/05F6009B/>

Anh Lê Hữu cũng cho link có bài Nguyễn Đình Toàn viết về Tử Phác, cuối trang có Anh Ngọc, Ngọc Bảo, Mai Hương và Quỳnh Giao hát 2 bài Tiếng Hát Lênh Đênh và Tiếng Hát Quay Tơ:

<https://www.diendantrunghochnc.com/phpBB2/viewtopic.php?p=26811&highlight=&sid=e3c5f4ecc8ea2dbf78fc686886caa9da>

Sep 20, 2010

Bây giờ là ... tôi viết vài hàng về Tử Phác, Tiếng Hát Lênh Đênh, Tiếng Hát Quay Tơ:
Trích từ bài Mai Hương và Nhặt Cánh Sao Rơi:

<https://dactrung.net/Bai-bv-388-Mai_Huong_Va_Nhat_Canh_Sao_Roi.aspx>

PAD
--
" ...Giữa Thập Niên 1950, phong trào "Nhân Văn Giai Phẩm" ở miền Bắc Việt Nam nổi dậỵ Đến bây giờ tôi vẫn còn lạnh người đọc những dòng chữ như:

"Tôi bước đi không thấy phố, không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa trên mầu cờ đỏ" (thơ Trần Dần)

hay vẫn kính phục những ý tưởng như:


"Yêu ai cứ bảo là yêu

Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu..." (thơ Phùng Quán)

Nhân Văn Giai Phẩm là phong trào đòi quyền phát biểu tự do của những nhà trí thức, văn sĩ, họa sĩ, tư tưởng gia, thi sĩ, giáo sư... Những tên tuổi như Phan Khôi, Nguyễn Hữu Đang, Phùng Cung,Hoàng Cầm, Lê Đạt, Phùng Quán... đã làm rung chuyển tận gốc rễ Xã Hội Chủ Nghĩa Cộng Sản ngày đó và vẫn còn ảnh hưởng đến mãi sau này. Về nhạc sĩ có ba người tham dự phong trào là Văn Cao, Đặng Đình Hưng và Tử Phác. Tử Phác có ít tác phẩm lưu truyền nhưng đều xuất sắc cả.


Tử Phác và Lương Ngọc Châu có một bài hát hay vô cùng là “Tiếng Hát Lênh Đênh,” tựa đề của cuốn băng đầu tiên của Anh Ngọc ở hải ngoạị Băng nhạc “Nhặt Cánh Sao Rơi” có Mai Hương hát “Tiếng Hát Quay Tơ” là một bản Valse do Tử Phác sáng tác và là bản Luân Vũ tương đối nhanh, duy nhất trong băng nhạc rất phù hợp với nhịp của máy quay tợ.

Đây không phải là chuyện nàng quay tơ, anh đan áo trong thời bình như bài nhạc thơ “Thoi Tơ” của nhà thơ Nguyễn Bính và nhạc sĩ Đức Quỳnh. Đây là chuyện quay tơ của thời chiến.

Mai Hương ở “Tiếng Hát Quay Tơ” là những lời thầm thì, hiền dịu, những tâm sự đằm thắm của người đàn bà gửi gấm vào tấm vải may áo cho người yêu đang ở nơi biên cương,
của những hàng nước mắt dưng dưng nhớ người ở xạ..

Hình ảnh của thiếu phụ ngồi quay tơ trong một buổi chiều nắng nhẹ, bỏ hết mọi chuyện và chú tâm vào việc đan áo rét cho người người chiến sĩ của nàng đang ở chốn sa trường là một hình ảnh "cổ điển," một hình ảnh thật đẹp, thật cảm động của thời đại văn minh tiền chiến:

"...Quay, quay, thương nhớ quyến vào tơ
Quay, quay, xe áo rét dâng chàng
Rộn ràng tơ lướt tới người chiến sĩ yêu
Quay, quay, thương nhớ quyến vào tơ
Quay, quay, chăn ấm quấn thân chàng
Mỗi một đường tơ là mối dây tình trong lòng em dâng người hiên ngang..."

Sep 23

Cậu bác sĩ Dũng,
Tử Phác là bào đệ bác sĩ Nguyễn Văn Ái, viện trưởng các viện Pasteur của VNCH. Ông Ái là anh trưởng, Tử Phác là thứ nhì, gia đình chín anh chị em, tên đặt kiểu cổ, tên đơn, không tên kép. Họ Nguyễn, các cụ đặt tên Nguyễn Văn hay Nguyễn Thị...

Anh em cũng người Nam, kẻ Bắc đi kháng chiến chống Pháp rồi bị cuốn thoe luôn như rất nhiều gia đình miền Bắc. Bà Ái là bác sĩ chuyên về Nhi Khoa, có phòng mạch ở vườn Tao Đàn. Tử Phác là tác giả duy nhất của "Tiếng Hát Lênh Đênh." Với các tác giả âm nhạc VN chẳng làm gì có chuyện bản quyền, quyền lợi về tài chánh như Âu Mỹ, cho nên tên tác giả các bài nhạc nhiều khi không hoàn toàn đúng. Đa số do sự nhầm lẫn của tha nhân.

Nhuận
Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y
© 2010
nhanvangiaipham
Hình bìa Nhân Văn Giai Phẩm
anhngoc16sc
CD Anh Ngọc với bài "Tiếng Hát Lênh Đênh"
TiengHatLenhDenh-f (800 x 1050)
TiengHatLenhDenh-1 (800 x 1041)
TiengHatLenhDenh-2 (800 x 1041)
TiengHatLenhDenh-b (800 x 1043)