Tìm Kiếm Bài Đã Đăng

Bản tiếng Việt

Bản tiếng Việt

Bản tiếng Anh

Bản tiếng Anh

Bản tiếng Pháp

Bản tiếng Pháp

Bản tiếng Đức

Bản tiếng Đức

ñÙc: Tái bän lÀn thÙ Hai
 
Vinh Quang cûa s¿ Phi Lš Uwe SIemon- Netto Bän dÎch cûa Lš Væn Quš & NguyÍn HiŠn
Lời giới thiệu của Ban Biên Tập

Cuốn hồi ký của tác giả Uwe Siemon-Netto, nguyên phóng viến chiến trường tại Việt Nam trong các năm 1969-1972 hiện nay đã được tái bản lần thứ hai và được dịch và phát hành tại Âu Châu bằng tiếng Đức và tiếng Pháp. Được sự úy thác của tác giả, chúng tôi đã hoàn tất bản dịch tiếng Việt và hiện được bày bán tại:
Amazon.com

Trong thời gian gần đây, cuốn sách này đã được tái bản lần thứ hai (third edition) và được nhà xuất bản New Reformation Publications phát hành. Trong đợt tái bản này có nhiều bổ túc và sửa chữa, nhất là trong phần mở đầu. Được sự yêu cầu của NRP, chúng tôi đã dịch thêm những đoạn bổ túc và hiệu đính lại. NRP đã ngỏ ý xin phát hành bản tiếng Việt song song với bản tiếng Anh qua mạng lưới của họ. Các phiên bản tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Đức đều có bán trên Amazon.com.

Chúng tôi nhận xét có lẽ lần đầu tiên cuộc chiến Việt Nam đã được giải nghĩa qua lăng kính một nhà thần học thành thử đã mang một giá trị đặc biệt và chứa đựng một thông điệp cao hơn nữa. Xin trân trọng giới thiệu với các  độc giả phần mở đầu của "Vinh Quang của sự Phi Lý: Tình yêu của một hóng viên cho dân tộc Việt Nam bị bỏ rơi"

Mở Đầu (nguyên tác tiếng Anh)

Đức: Vinh quang của sự Phi Lý

Bốn mươi năm trước, sự phi lý đã ca khúc khải hoàn tại miền Nam Việt Nam. Vào ngày 30 tháng tư 1975, phía sai trái đã thôn tính cái đất nước đầy thương đau này. Bọn Cộng Sản đã không đạt được thắng lợi do nắm chính nghĩa, như đám xu nịnh trong thế giới phương Tây vẫn thường làm chúng ta lầm tưởng. Họ đã đè bẹp miền Nam bằng sự tra tấn, bằng thảm sát hàng loạt và những hành vi khủng bố tồi tệ với ý đồ chiến lược thản nhiên, bất chấp công pháp quốc tế.  Tôi đang sống tại Paris lúc các chiến xa Cộng quân húc đổ cổng Dinh Độc Lập tại Sài Gòn. Trong lúc đang theo dõi sự kiện này trên màn ảnh truyền hình, tôi đã tự nhủ: làm sao mà họ có thể nắm thế thượng phong được sau các cuộc thất bại rõ ràng về quân sự mà tôi đã từng chứng kiến với tư cách một phóng viên chiến trường trong cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân 1968 tại Huế?

Câu trả lời có thể tìm thấy trong câu tiên đoán nham hiểm của tướng Võ Nguyên Giáp, bộ trưởng Bộ Quốc phòng Bắc Việt rằng: "Kẻ thù (có nghĩa là phương Tây)... không có được những phương tiện tâm lý và chính trị đ
ể theo đuổi một cuộc chiến dai dẳng." Trong lúc bình luận về sự thất thủ của Sài Gòn, Adelbert Weinstein, một chuyên viên quân sự xuất sắc của tờ  báo Đức nổi tiếng Frankfurter Allgemeine Zeitung đã tóm tắt lý do thắng cuộc của chế độ toàn trị này bằng một câu ngắn gọn đầy bi thảm là: "Nước Mỹ đã không thể chờ đợi được."

Những lời tiên tri của Võ Nguyên Giáp và tĩnh từ "Phi Lý" sẽ xuất hiện nhiều lần trong các chương của quyển sách này. Đó chính là chủ đề được lặp đi lặp lại nhằm nhắc nhở qu
ý độc giả tại sao mãi bốn thập niên sau tôi mới viết cuốn hồi ký về năm năm tôi đã sống tại Việt Nam. Tôi mong là nét chủ đạo này sẽ chiếu sáng xuyên qua đống táp nham của niềm vui hay của nỗi buồn, điều luyến ái cũng như sự tàn phá trong các chương tôi đã kể ra. Chủ đề thứ hai không kém phần quan trọng nằm đằng sau những mẩu hồi ức này là sự bộc lộ niềm thương yêu của tôi đối với dân tộc miền Nam Việt Nam nhiều đau thương, đã từng bị phản bội và bị bỏ rơi mà một số tác giả của nhiều cuốn sách khác viết về cuộc chiến này đã gán cho một vai trò phụ thuộc một cách đầy ngạo mạn và phi lý.

Đây cũng là l
ý do tại sao tôi đã đặt tựa lại cho đợt tái bản cuốn hồi ký này là "Vinh Quang của sự Phi Lý," để thay thế cái tựa ban đầu là "Đức." Nhưng tôi muốn khẳng định rằng có ba lý do để cái tựa đầu tiên vẫn luôn nằm trong tâm trí tôi: 1. Đức là tiếng Việt chỉ về người Đức (hay nước Đức) và nói cho cùng đây là những hồi ức của một phóng viên chiến trường người Đức. 2. Đức là biệt danh mà các bạn người Việt đã đặt cho tôi khi tôi sống chung với họ. 3. Đức là tên của hai nhân vật chính, một là đứa trẻ chăn trâu tại miền Trung và người kia là anh chàng bụi đời tinh quái mà tôi đã kết bạn tại Sài Gòn.
Đức, anh chàng tôi vừa nói, người mà tôi muốn đề cập trong phần mở đầu này, là một thủ lãnh vóc dáng mảnh khảnh của một băng trẻ bụi đời vẫn thường lang thang trên vỉa hè nơi góc đường Tự Do "của tôi" tại Sài Gòn. Chúng tôi gặp nhau vào năm 1965 khi con đường Tự Do, hoặc Catinat cũ, còn mang dấu vết quyến rũ của thời thực dân Pháp với hàng me xanh tươi rậm rạp mà sau này là nạn nhân do khói thải của hàng chục ngàn chiếc xe gắn máy động cơ hai thì, và của những chiếc xe hơi cổ lỗ sĩ như chiếc Citroen màu xám đời 1938 "15 mã lực traction avant" của tôi, "chiếc xe của tụi băng đảng" trong những phim Pháp cổ điển. Chiếc xe này gần bằng tuổi tôi, một tấn khối thanh lịch trên bánh xe - và luôn luôn khát xăng; nó cho tôi tối đa được 8 dặm mỗi ga-lông xăng. Đó là nếu bình xă
ng không bị rò rỉ, một điều mà anh thợ máy của tôi vẫn thường giải quyết mau mắn bằng cách trét kín lại với miếng kẹo cao su Wrigley ẩm ướt móc từ trong miệng ra.

Như quý vị sẽ thấy liền bây giờ, tình bạn giữa tôi với Đức và tình yêu của tôi dành cho chiếc xe được gắn bền chặt với nhau. Sự thật, chiếc xe cũng không hẳn là của tôi. Tôi đã thuê nó từ Josyane, một cô gái người Pháp khả ái nguyên là người được hãng cho thuê xe Hertz nhường quyền kinh doanh. Sau này tôi khám phá ra cô ta đồng thời cũng là gián điệp của một nhóm tình báo Tây Âu, trong đó có BND, một cơ quan Đức tương đương với CIA của Mỹ. Tôi vẫn thường tự hỏi tại sao Josyane hay lén lút lục lọi những bản thảo trên bàn giấy của tôi mỗi lần cùng bạn bè đến dự những buổi "trà dư tửu hậu" tại căn suite số 214 của khách sạn Continental Palace nơi tôi trú ngụ. Tôi đã mơ mộng phải chăng cô ta mê cái mã Đức trẻ trung thanh mảnh và những ly rượu mạnh Dry Martini của tôi? Cô ta không hề lộ ra là cô biết tiếng Đức, thế tại sao cô cứ muốn dán mắt vào những bản viết của tôi, nếu cô không hiểu chúng? Giờ thì tôi đã rõ: cô ta là một con ma sói, theo lời viên xếp bộ phận Hòa Lan có lẽ là một trong những người tình của cô. Nhưng thế thì đã sao? Tôi mê cái xe của cô còn cô ta lại mê những ly Martini của tôi mà cô trao cho mọi người với một dáng dấp đáng yêu tuyệt vời. Cô có quyền đọc những bản thảo của tôi bất kỳ lúc nào, vả lại những mẩu tin này cũng để dành cho công chúng ai cũng có thể đọc được.

Nhưng tâm trí tôi lại tản mạn rồi. Chúng ta hãy cùng trở về với Đức. Em là một đứa bé tinh ranh 12 tuổi đầu với một nụ cười tinh nghịch làm tôi nhớ lại bản thân mình khi đồng tuổi em. Tôi cũng từng là một cậu nhóc trong một thành phố lớn thời chiến. Sự thực tôi không bụi đời như Đức, mặc dù những chiếc phóng pháo cơ Lancasters của Anh quốc và pháo đài bay Mỹ ngày đêm dội bom Leipzig trong những năm cuối cùng của Thế Chiến Thứ Hai đã cố hết sức bắt tôi phải đi theo con đường  đó. Giống như Đức, tôi từng là một thằng bé tinh quái thành thị đã vươn lên làm xếp sòng những đ
ứa khác trong xóm. Tuy nhiên, Đức có những điểm khác tôi. Em là một đứa trẻ bụi đời có tinh thần trách nhiệm rất cao. Đức trông nom bảo vệ một nhóm trẻ mồ côi nhỏ hơn em sống trên khoảng đường Tự Do giữa đại lộ Lê Lợi và đường Lê Thánh Tôn. Đức báo cáo lại với một phụ nữ trung niên gọi là bà "Má"  đóng đô trên lề đường bên ngoài quán La Pagode lừng danh với những món bánh Pháp, điểm hẹn nổi tiếng của đám "trẻ nhung lụa" của Sài Gòn trước thời kỳ Cộng sản. Bà Má là "trùm sò" mạng lưới phân phối báo chí của phần đất đó trong thủ đô. Bà ngồi chễm chệ trước cửa quán La Pagode bao quanh là từng chồng báo chí Anh, Pháp, Việt, Tàu; người Việt rất ham đọc báo. Đức và đám trẻ mồ côi cùng các nhóm lâu la khác được bà giao báo đi phân phối trong các khu vực lân cận.

Theo những gì tôi nhận xét được, Đức là đàn em đắc lực nhất của bà Má và là xếp sòng giao báo của góc tấp nập nhất trong khu vực của em. Giang sơn của Đức là vỉa hè giữa quán Givral
, một tiệm ăn nổi tiếng với món mì Tàu và món súp hành Tây chánh hiệu nhất toàn vùng Đông Nam Á, và cổng ra vào thông qua khu thương xá Eden, hồi đó là nơi đặt trụ sở bộ phận lãnh sự của Tòa Đại Sứ Tây Đức và văn phòng hãng thông tấn Associated Press. Tôi nghĩ tôi là một trong những khách mà Đức ưa thích nhất bởi vì mỗi ngày tôi mua của em tờ Saigon Daily News và tờ Vietnam Guardian, rồi tờ Saigon Post và tờ Journal d'Extrême Orient. Thỉnh thoảng tôi còn để em dụ mua một vài tờ báo tiếng Việt, chẳng phải vì tôi có thể đọc nổi chúng nhưng vì tôi cảm thấy hiếu kỳ bởi những khoảng trống thường xuyên xuất hiện trên những tờ báo đó, trò thủ công của nhân viên kiểm duyệt trong chính phủ.

Trong một buổi chiều muộn khởi đầu của mùa mưa, tôi và Đức đã trở thành bạn hợp tác làm ăn chung. Những đám mây lớn trên bầu trời nhiệt đới vần vũ sắp vỡ tung ra. Những mảng nước đe dọa sẽ giáng xuống tôi với sức mạnh của lưỡi dao máy chém và sắp biến con đường lưu thông chính của thành phố Sài Gòn thành một dòng sông chảy siết. Tội vội vã lái ép chiếc Traction vào một khoảng đậu chật hẹp bên ngoài quán Givral, một bài tập thể dục thật cực nhọc vì chiếc xe với động cơ điều khiển bánh trước không có hệ thống lái trợ lực và chạy bằng động cơ sáu máy đúc gang rất nặng nề. Kiệt sức, tôi tắt máy xe. Đúng lúc tôi đang mơ tưởng đến một chai bia Larue trong sân lộ thiên của khách sạn Continental Palace thì Đ
ức chận tôi lại.

Cánh cửa chiếc Traction cũ kỹ mở ra phía trước, tức là ngược chiều với tất cả những chiếc xe tối tân hơn. Trong lúc tôi đang cố  gắng lách mình ra khỏi xe, Đức đứng trước mặt tôi chỉ vào miếng giấy phép dán nơi kính chắn gió mới được tòa đại sứ cấp sáng hôm đó. Tấm giấy mang màu cờ quốc gia Đức, đen, đỏ và vàng, chứng nhận tôi là "Báo Chí Đức" tức phóng viên người Đức. Điều này nhằm bảo vệ tôi trong trường hợp đụng độ với Việt Cộng chặn đường trong những lần cuối tuần thỉnh thoảng vù đi chơi Cap Saint-Jacques, nay gọi là Vũng Tàu, một khu nghỉ mát ven biển được biết đến như St. Tropez của vùng Viễn Đông. Nó thực sự đã cứu tôi trong những ngày đó. Lần nào đụng nhằm toán tuần tiễu du kích Cộng sản mặc toàn đồ đen, họ đều bắt tôi đóng thuế nhưng cũng cho tôi đi, sau khi cấp cho tôi một biên lai có đóng dấu hẳn hòi.

"Ông Đức!" Em khoái chí la lên. "Tên tôi là Đức! Cả hai người mình đều là Đức, giống như anh em với nhau!"

Chúng tôi bắt tay nhau. Bây giờ tôi đã có một thằng em tại Sài Gòn. Sau này tôi học được là câu nhận xét đó còn có một ý nghĩa sâu hơn. Đó là một cách chơi chữ. Đức tiếng Việt còn có nghĩa là Đức hạnh.

Thiết lập xong mối giao hảo, Đức vẫn chưa cho tôi đi. "Ô-kê, Ô-kê," em nói. "Mưa tới nơi rồi, ông Đức, mưa năm bờ ten." Tôi biết tiếng lóng dân Sài Gòn vừa đủ để hiểu là đứa em mới thân này không ám chỉ đây là cơn mưa thứ "mười." Không, "năm bơ ten" có nghĩa là xấu nhất, các lỗ sụp, những cái gì đó phải tuyệt đối tránh xa.

"Ô-kê, Ô-kê," Đức tiếp. "Ông Đức, ông năm bờ oan (số dách). Tôi với ông làm ăn chung nhé, Ô-kê?"
Sau đó thì em phác họa sự hợp tác giữa chúng tôi: Tôi cho phép em và đám trẻ mồ côi được trú ẩn trong chiếc Traction. Nó sẽ thành chỗ ngủ của họ, và chúng hứa sẽ giữ gìn thật sạch sẽ. Nếu tôi có muốn đ lại thứ gì quý giá trong xe, chúng sẽ giữ gìn cẩn thận. Vả lại khóa xe không còn dùng được nữa, điều này Đức đã chứng minh rõ ràng rồi.

"Ô-kê, Ô-kê, ông Đức?" Em bồn chồn khẩn khoản.

Tôi gật đầu. Đức liền huýt gió và tức thì có tám đứa bé chạy túa ra từ những cánh cửa chung quanh và chen chúc vào chiếc Traction của tôi. Ba đứa cuộn vào băng sau, hai đứa khác thì nhẩy vào hai cái ghế phụ nơi chỗ để chân, mỗi đứa một bên, một bé gái chiếm ngay cái ghế trước bên phải, một đứa nữa thì chui vào khoảng trống phía dưới, còn anh chàng Đức thì đương nhiên ngồi vào đằng sau tay lái.
"Chúc ông Đức ngủ ngon, ông là năm bờ oan!" Đức nói, vừa đóng xầm cửa xe lại và quay kính lên.

Ngay lúc đó, cơn mưa đổ ụp xuống tôi và chiếc xe. Bọn trẻ đã an toàn rồi. Tôi thì ướt đẫm thấu xương chỉ trong vòng vài giây đ
ồng hồ. Tôi chạy vội về khách sạn Continental, nghĩ bụng phải cần một cái gì đó khá hơn là một chai bia Larue mới được. Đầu tiên tôi vào phòng tắm rửa, rồi sau đó nhâm nhi một ly huýt-ky ngoài sân mái hiên. Khi màn đêm buông xuống tôi ngóng qua đường Tự Do nhìn về phía chiếc xe Traction kềnh càng với những cửa kính mờ hơi nước bên ngoài tiệm Givral. Cảnh tượng này làm tôi hài lòng. Mấy đứa trẻ đã được khô ráo và ấm áp. Trong tất cả những năm sống tại Việt Nam, tôi ít khi nào cảm thấy hạnh phúc như trong buổi chiều hôm đó, một cảm giác hiếm có trong cuộc đời của một phóng viên.

Tôi xin được dành cuốn sách này cho Đức bởi vì trong thâm tâm tôi, em tượng trưng cho những đặc tính đã tạo nên tình cảm và lòng ngưỡng mộ của tôi đối với người dân miền Nam Việt Nam, và sự cảm thông với họ sau khi bị bỏ rơi bởi những người đáng lẽ phải bảo vệ họ, lại còn bị phản bội bởi một số đồng nghiệp của tôi, mặc dầu không phải là tất cả. Giống như Đức, họ rất năng động và giỏi chịu đựng; họ không than vãn mà tự vươn lên được và chăm sóc cho nhau. Khi bị vấp ngã, họ lại trỗi dậy nữa và thực hiện nhiều điều đáng kinh ngạc. Tôi rất ngạc nhiên trước những thành tựu của hàng trăm ngàn người miền Nam Việt Nam sống và làm việc gần nơi tôi cư ngụ tại miền Nam California.

Lòng tôi đầy cảm phục đối với các cựu thuyền nhân và những người sống sót qua những trại tù cải tạo cộng sản, các cựu chiến binh còn đ
ang âm thầm đau khổ vì chứng rối loạn tâm thần sau chấn thương và các bệnh tật nghiêm trọng khác gây ra bởi tra tấn và chấn thương đầu trong chiến tranh.

Tôi mong mỏi tuổi thơ và cuộc sống trưởng thành của Đức cuối cùng sẽ là một câu chuyện thành công, nhưng tôi không rõ. 18 tháng sau cuộc gặp gỡ đầu tiên, chúng tôi mất liên lạc với nhau. Có khi nào em đã gia nhập quân đội miền Nam Việt Nam và có thể đã tử trận trong lúc chiến đấu? Hay là em đã theo Việt Cộng và đã mất mạng vì phục vụ cho họ? Em có trong số hàng ngàn thường dân bị Việt Cộng thảm sát trong đợt tấn công Tết Mậu Thân 1968 hay không? Hay đứa trẻ tinh quái này đã xoay sở trốn thoát ra khỏi quê hương sau chiến thắng của cộng sản năm 1975? Cũng có thể em còn sống trong lúc tôi đ
ang viết những dòng chữ này và là một doanh nhân 58 tuổi thành đạt tại thị xã Westminster, California, hoặc một chuyên viên thành công đang sống ngay đầu ngõ nhà tôi? Có lẽ em đang đọc cuốn sách này?

Tôi nghĩ về Đức khi một cặp vợ chồng bạn Việt Nam tuyệt vời, Lý Văn Quý và cô vợ Quỳnh Châu, được biết đến nhiều hơn qua tên Jo, đã mời tôi phát biểu trong một buổi hội nghị của những cựu sĩ quan quân y quân đội miền Nam Việt Nam. Lâu nay họ vẫn thúc giục tôi viết lại những ký ức thời chiến tranh. "Ông phải làm điều đó cho chúng tôi," họ nói. "Cho những thế hệ con cháu của chúng tôi. Chúng muốn biết những gì đã xảy ra. Ông có được sự uy tín đặc biệt vì là người Đức và không bị thua thiệt với phía nào trong cuộc chiến này." Và rồi, sau khi nghe tôi kể lại những giai thoại, chẳng hạn như câu chuyện gặp gỡ của tôi với Đức, một số các vị bác sĩ, nha sĩ và dược sĩ đã nghỉ hưu trong số khán giả cũng thốt lên điều tương tự, và phân tán bài nói chuyện của tôi trên mạng Internet.

Tôi không mong viết lại lịch sử của cuộc chiến Việt Nam hay thậm chí tổng kết lại toàn bộ thời gian sau gần năm năm sống tại Đông Dương, trước hết với tư cách là phóng viên cho tập đoàn Axel Springer Group của báo chí Đức và sau đó là biên tập viên không thường trực của Stern, một tạp chí có uy tín đóng trụ sở tại Hamburg. Tôi xin các độc giả đừng trông đợi tôi đứng về phe nào trong các xung đột nội bộ của những thành phần trong miền Nam Việt Nam, phần nào vẫn còn tiếp diễn trong những cộng đồng lớn của các lưu dân Việt Nam. Khi tôi nhắc đến cựu Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ chẳng hạn, điều này không có nghĩa là tôi ủng hộ ông ta hơn là Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, hoặc ngược lại. Tôi ở đây chỉ để kể chuyện, trong đó bao gồm một số về ông Kỳ và một số khác về ông Thiệu mà không có nhu cầu phê phán ai hết. Số phận của họ chẳng ai ham muốn cả, nhưng họ đều đáng được tôi trân trọng vì đã dám đứng ra nhận lãnh những trách nhiệm nặng nề.

Như tôi đã bày tỏ trong đoạn thứ nhất của chương mở đầu này, tôi không hoan nghênh chiến thắng của Cộng sản năm 1975. Họ xứng đáng để hưởng chiến thắng này một cách cũng nhỏ nhen như bọn Taliban ở Afghanistan cũng sẽ xứng đáng được hưởng chiến thắng, mà tôi sợ rằng nó sẽ đến một khi lực lượng NATO phải rời bỏ quốc gia này. Cũng vì viễn cảnh nham hiểm này trong trí, khiến tôi đã viết nên cuốn sách này.

Ở Việt Nam, tôi đã từng là nhân chứng cho những hành động tàn bạo ghê tởm mà những người Cộng sản đã thực hiện như là một chính sách chung, là nhân chứng cho những vụ giết người hàng loạt và thảm sát; mà bên cạnh đó, những vụ vi phạm qui luật chiến tranh của phe Hoa Kỳ và miền Nam Việt Nam - rõ ràng không phải là một vấn đề chủ trương hay chiến lược - thật mờ nhạt khi so sánh chúng với nhau. Tôi biết là các phương tiện thông tin đại chúng Hoa Kỳ và quốc tế, các trường đại học đã bất công, tùy tiện và ngạo mạn khi nói xấu người miền Nam Việt Nam, và họ vẫn còn tiếp tục làm điều đó. Tôi đã ghê tởm về cách đối xử của những đồng hương của tôi đối với các cựu chiến binh GIs khi họ trở về và kinh ngạc trước sự kiện là những sự đau khổ liên tục của các cựu quân nhân miền Nam Việt Nam đã không được các báo chí Mỹ đánh giá một cách xứng đáng.

Cuốn sách này là một bộ sưu tập của những bản phác thảo riêng về những sự kiện tôi đã thấy, đã quan sát, đã từng trải qua và tường thuật lại trong những năm sống tại Việt Nam, và về những người tôi đã từng gặp. Đó là một loạt những câu chuyện xen kẽ nhau về những kinh nghiệm cá nhân mà phạm vi trải rộng từ điều khủng khiếp cho đến cái phi lý, từ các cuộc theo đuổi tuyệt vời đưa đến phù phiếm, từ nỗi tuyệt vọng đến niềm hy vọng. Tất cả các nhân vật được nêu ra trong cuốn sách này đều là có thật, tuy trong vài trường hợp tôi đã thay đổi tên nhằm bảo vệ họ và gia đình họ.

Vi
ệt Nam cũng đã  tác động đáng kể dến cuộc sống tâm linh của tôi. Tiến trình này trải dài hàng chục năm và sẽ không được trình bày trong cuốn sách này bởi vì tôi có ý định sẽ giải thích nó cặn kẽ hơn trong một dạng hồi ký khác. Tuy nhiên tôi cũng muốn nhắc lướt qua trong phần mở đầu này. Những gì trải qua trong cuộc chiến Việt Nam đã từ từ đưa tôi trở về với niềm tin Thiên Chúa mà bà ngoại Clara Netto đã gieo vào đầu tôi trong hầm trú bom tại Leipzig trong lúc từng chùm bom rơi nổ chung quanh chúng tôi. Chính trong những giây phút kinh hoàng như vậy mà bà đã dạy tôi hãy đặt niềm tin vào Đức Chúa Trời. Bà đã ôm chặt và rót vào tai tôi những bản thánh ca Lutheran. Đặc biệt có một bài mà tôi còn nhớ mãi trong suốt quãng đời còn lại:

Hãy ở cùng chúng con, ôi Chúa Giê-Su kính yêu
Hãy ban cho chúng con sự ân sủng của Ngài
Để  quỷ Satan không thể  hãm hại
Và lòng chúng con không còn đ
ắc tội nữa

Nếu bảo rằng vào những năm 1960 trong tôi tràn đầy lòng tin Thiên Chúa thì không đúng sự thật.  Giống như các bạn đồng trang lứa, tôi đã sa ngã trong một cuộc sống hoang đàng đầy những thú vui trần tục mà trong đó hút thuốc lá không ngừng tay chỉ là thứ ít độc địa nhất. Dường như nhựa ni-cô-tin đã có một tác dụng gây tê trong những tình huống chiến đấu, theo như lời xác nhận của hầu hết các binh sĩ ngoài tiền tuyến và các phóng viên chiến trường. Tấm hình ngoài bìa cuốn sách này chính là bản thân tôi đang nhăn nhó ngậm một điếu thuốc được chụp tro
ng một phút tạm ngừng giao chiến trong biến cố Mậu Thân năm 1968. Chúng tôi đã chọn tấm hình này vì tính xác thật và hiện thực của nó. Đây là bộ dạng của một người khi đã chứng kiến những người khác chết chung quanh trong nhiều ngày đêm. Đây là hình ảnh của tôi lúc còn là một chàng trai trẻ bị đẩy vào một hoàn cảnh đáng sợ không thể nào quên được và điều đó đã định đoạt chặng đường còn lại của đời sống bản thân tôi.

Dạo đó tuy sống theo chủ nghĩa khoái lạc nhưng tôi không bao giờ là một kẻ vô thần. Tôi vẫn đọc lời nguyện Thiên Chúa đều đặn, ngân nga trong đầu đoạn mở đầu lời dâng lễ Lutheran dựa trên Thi Thiên 51, “Đức Chúa Trời ôi! xin hãy dựng nên trong tôi một lòng trong sạch, Và làm cho mới lại trong tôi một thần linh ngay thẳng. Xin chớ từ bỏ tôi khỏi trước mặt Chúa, Cũng đừng cất tôi khỏi Thánh Linh Chúa.”

Mỗi lần bị rơi vào một tình huống chiến trận nặng nề hay nắm tay một người lính nào đó đang lìa trần, tôi vẫn thường thốt lên lời nguyện cầu: Lạy Chúa rủ lòng thương!

Ngày nay tôi rất cảm kích đã được trở lại với niềm tin phụng vụ phong phú của Giáo Hội Lutheran vùng Saxony. Những lời giảng trích từ Kinh Thánh đã ăn sâu vào tâm khảm tôi. Tuy nhiên ngày đó, theo gương thánh Augustine, tôi đã bỏ mặc Thiên Chúa ngoài phòng chờ của cuộc đ
ời vì sự hấp dẫn của các kiều nữ tóc đen mà vòng tay đã an ủi các phóng viên chiến trường chúng tôi. Các món ăn và rượu của các nhà hàng Tây tại Sài Gòn quá sức tuyệt vời, cũng như tình bạn dí dỏm của các đồng nghiệp người Anh của tôi.

Sau đó vào năm 1973, năm mà người Mỹ quay lưng lại với Nam Việt Nam, tôi đã thật sự kinh ngạc khi nhận thấy mình đang tuyên xưng đức tin Thiên Chúa trong một môi trường hết sức phi lý và vô thần của một phòng tin tức Đức mà tôi làm tổng biên tập. Những hoàn cảnh về một sự nhận thức bất ngờ này trong lúc tranh luận gay gắt với các thành viên cực tả trong khối nhân viên của tôi sẽ là một đề tài vui nhộn trong một chương của một cuốn sách khác. Không cần phải nói nhiều, đó là một bước ngoặt của cuộc đời tôi mà sau đó, sau nhiều cám dỗ và xung đột
nội tâm, tôi đã ghi danh học tại trường Thần học Lutheran tại Chicago mười ba năm sau.

Tựa như cách trị dĩ độc trị độc, Việt Nam đã từ từ biến đổi tôi. Thoạt đầu tôi tưởng chừng như đã được ơn gọi sắc phong mục sư. Nhưng cô vợ Gillian sắc sảo của tôi đã làm tôi tỉnh ngộ rằng bản tính ngông cuồng cộng thêm kinh nghiệm đau thương của một phóng viên chiến trường sẽ có khả năng làm tan tành bất cứ cộng đoàn nào chỉ trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Nàng nói: "Chỗ của anh không phải nơi bàn thờ hay cái bục giảng mà là cái băng dài phía sau để anh có thể chuồn ra quán rượu gần nhất khi nghe một bài giảng kém cỏi," Và cô ta hoàn toàn đúng.

Tuy nhiên trước khi chọn con đường sư phạm Thần học đầy khó khăn, tôi đã ghi danh vào chương trình giáo dục mục vụ lâm sàng. Đó
cũng là một điều kiện tiên quyết để được thụ phong tại Hoa Kỳ. Tôi tham gia khóa học này tại Bệnh viện Cựu chiến binh St. Cloud, Minnesota, nơi mà tôi xin các cấp trên cho tôi được chăm sóc các cựu chiến binh Việt Nam. Ngay lập tức tôi đã gặp hàng loạt những người đàn ông đau khổ thuật lại cho tôi sự đối xử tàn nhẫn đến tận xương tủy của dân chúng, nhất là giới phụ nữ. Mọi người đều hắt hủi họ.  Tôi nhận thức ra là hầu hết đều cho rằng Chúa đã từ lâu đày họ xuống địa ngục đời đời. Họ cho biết Chúa đã ruồng bỏ họ tại Việt Nam.

Điều này đã khiến tôi có một khởi điểm tuyệt diệu để chăm sóc mục vụ cho họ, đặc biệt là tôi đã tập trung rất nhiều vào nhận thức của Dietrich Bonhoeffer về Thần học Thập giá của phái Lutheran trong các công trình nghiên cứu của tôi. Cùng
với Bác sĩ Tâm lý học James Tuorila của Bệnh viện Cựu chiến binh, chúng tôi đã thành lập các nhóm điều trị  30 người, từ binh nhì cho đến trung tá. Tôi cho họ đọc cuốn sách của Dietrich Bonhoeffer tựa đề "Các bức thư và bài viết từ trong ngục tù."  Điều đã khiến họ sửng sốt nhất trong cuốn sách chấn động này là sự nhấn mạnh của Bonhoeffer về lời Chúa Giê-Su đã nói với các môn đồ tại vườn Ghết-sê-ma-nê: "Thế thì các ngươi không tỉnh thức với ta trong một giờ được sao?” (Ma-thi-ơ 26:40). Bonhoeffer viết: "Đây là một sự đảo ngược của tất cả mọi thứ mà một người mộ đạo trông mong nơi Chúa. Con người đã được ơn gọi để chia sẻ sự đau khổ cùng với Chúa trong một thế giới vô thần."

Đây là lần đầu tiên các cựu chiến binh đã được giảng về một sự thật căn bản của Thiên Chúa Giáo: Người Ki-Tô giáo được ơn gọi để cùng chịu đau khổ với Chúa trong thế giới này như là một hành động môn đồ. Niềm đau đớn của họ tại Việt Nam và khi trở về nhà chính là cái thánh giá mà Chúa đã đặt lên vai họ. Nhưng điều này có nghĩa là chính Chú
a cũng đã chịu đau đớn trong cái thế giới vô đạo mà những chiến binh đã trải nghiệm hàng ngày. Như vậy, Chúa đã không từ bỏ họ như họ nghĩ. Ngược lại, Chúa đã chia sẻ với họ, là bạn đồng hành với họ vậy.

Tôi đã thâu băng lại những cuộc thảo luận, hiệu đính và phê bình thêm, sau đó chuyển thành luận án Thạc sĩ của tôi tại Chicago và trình lại với trường Thần học Lutheran. Vào những năm 1990, bài luận án này đã được viết thành sách cho đến nay vẫn còn lưu hành và được sử dụng như là một cuốn sách giáo khoa để chăm sóc mục vụ cho các cựu chiến binh.

Sau
đó, tôi đã tìm thấy một cơ hội khác để khai thác về đề tài Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ tại Chicago, tôi được chuyển qua trường Đại học Boston để học Tiến sĩ liên ngành về Thần học và Xã hội học về tôn giáo. Điều này đã gây cho tôi sự chú ý về một hiện tượng xã hội học về tư duy: tính cách khuôn sáo.

Được sử dụng như một phép ẩn dụ trong tư tưởng, các khuôn sáo khác biệt ở chỗ chúng có "khả năng đi tắt qua sự suy nghĩ và do đó, tác động một cách vô thức vào trong  tư tưởng, đồng thời loại bỏ các khả năng liên tưởng trong phán đoán." (Theo nhà xã hội học Hòa Lan Anton Zijderveld trong cuốn "Bàn về các khuôn sáo," nhà xuất bản London 1979). Zijderveld viết: "Các khuôn sáo của xã hội này đã nằm sẵn trong tiềm thức của con người, sẵn sàng được tác động và mang ra sử dụng."

Các khuôn sáo, hay khuôn mẫu do đó đã trở thành "những thùng chứa kinh nghiệm cũ" và "trở nên cũ rích và tầm thường vì bị dùng đi dùng lại quá độ," ông tiếp. Chúng được trao đổi " giống như những đồng tiền kẽm trong cái nền kinh tế lạm phát của chúng ta." Một khuôn sáo phải được xem như là "một cái mẫu mã của cách diễn tả nơi con người, tuy đã bị mất hết tính độc đáo nguyên thủy cũng như sức mạnh về chữ nghĩa của nó, nhưng lại dành được chức năng về xã hội."

Zijderveld trông thấy một mối liên quan chặt chẽ về khuôn sáo và tính tân thời. Trong bài luận án Tiến sĩ, tôi đã diễn tả điều này sâu hơn nữa. Nếu Zijderveld đúng thì sự suy nghĩ theo khuôn sáo chính là anh em sinh đôi với phong trào Zeitgeist cũng không chấp nhận bất cứ một hình thức tương đối nào cả. Phong trào Zeitgeist có đặc tính chung với khuôn sáo mà Zijderveld đã diễn tả: "Chúng trở thành đ
ộc đoán vì các khuôn mẫu rất khó tránh khỏi trong một xã hội tân thời hết mức; chúng dễ bị trở thành các mẫu mực cho ý thức và ăn sâu vào trong cơ cấu của đời sống văn hóa xã hội và chính trị.

Thực sự mà nói , Việt Nam không phải là đề tài chính của bài luận án của tôi, trong đó tôi đã phản bác ý tưởng khuôn sáo phổ cập cho rằng Martin Luther đã dẫn đường cho Adolf Hitler. Tôi đã thực hiện chuyện này bằng cách nêu ra nhiều giá trị tương đối khác phản bác lời phỉ báng đáng khinh đó. Tuy nhiên trong cuốn sách này, tôi muốn làm một điều tương tự liên quan đến Việt Nam, tuy không dùng phương pháp khoa học nhưng bằng cách liên hệ đến những kinh nghiệm và nhận xét riêng tư.

Bốn mươi năm sau khi Cộng sản xâm chiếm Sài Gòn, một ý tưởng khuôn sáo nổi cộm đã đè nặng lên tâm thức tập thể của mọi người: cái khuôn sáo phi lý cho rằng chiến thắng này của Cộng sản, thành tựu được là do các phương tiện tra tấn và giết người hàng loạt, lại là một hành động giải phóng, tức là một điều hay ho. Do tính cách độc đoán của nó như Zijderveld đã nêu ra, ý tưởng khuôn sáo này đã không công nhận bất cứ yếu tố tương đối nào trong các dạng mà tôi sẽ mô tả hết sức tượng hình nhằm mục đí
ch đối đầu lại với một sự dối trá mang tính lịch sử.

Tuy nhiên để nhắc nhở các độc giả và bản thân tôi rằng cuối cùng đây là một cuốn sách về một cuộc chiến tranh bi thảm được kết thúc bằng sự thất trận của các nạn nhân của kẻ xâm lược, cứ sau một vài chương tôi sẽ chen vào một đoạn hồi tưởng nhằm nhấn mạnh ý niệm này, bắt đầu bằng sự mô tả vụ giết người hàng loạt mà Cộng sản đã thực hiện trong cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968.

Tôi biết ơn nhiều người, đặc biệt là hai người bạn trung thành là Quý và Jo, đã luôn đứng đằng sau lưng hỗ trợ về mọi mặt trong lúc tôi khổ cực hoàn thành bản thảo cuốn sách này. Mỗi lần tôi viết xong một chương, Qu
ý đã dịch ngay lập tức qua tiếng Việt với sự giúp đỡ của người bạn Nguyễn Hiền. Các anh đã thực hiện bản in, trang trí bìa và cung cấp cho tôi những lời khuyên hữu lý về các vấn đề văn hóa và lịch sử. Tôi rất hãnh diện trở thành một thành phần trong gia đình cổ truyền Việt Nam của Quý và Jo tại Quận Cam. Tôi cảm ơn anh họ của Quý là Tôn Thất Di và người vợ tên Trân là những người đã tiếp xúc với tôi lần đầu tiên khi tôi dọn về miền nam California và đã giới thiệu cho tôi đến với khối cộng đồng lớn đầy tính năng động của người Việt tại Quận Cam:

Điều hiển nhiên là tôi biết ơn Đức, người em vắng mặt, và vô số bạn bè Việt Nam, Mỹ, Pháp, Anh và Đức mà tôi đã kết thân tại Việt Nam. Tôi cũng muốn cảm ơn các cựu chiến binh Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh Việt Nam mà tôi đã phục vụ trong cương vị một giáo sĩ tập sự tại Trung Tâm Y Tế VA ở Saint Cloud, Minnesota, và những bác sĩ tâm lý, các mục sư đã cùng tôi làm mục vụ chung để giúp đỡ phần hồn cho các cựu chiến binh đó. Tôi hết sức cảm ơn anh bạn Perry Kretz đã cho phép tôi được phổ biến trong cuốn sách một số hình ảnh tuyệt vời của anh từ chuyến làm phóng sự chung tại Việt Nam vào năm 1972.

Tôi cũng cảm ơn người bạn biên tập viên Peggy Strong và, đầu tiên và quan trọng nhất, Gillian, người vợ 50 năm của tôi đã luôn sát cánh bên tôi và đã từng chịu đ
ựng những khoảng thời gian dài chia lìa vì công vụ của tôi tại một xứ sở huyền diệu đã bị chiến tranh tàn phá mà tôi rất yêu thương.

Uwe Siemon-Netto
Laguna Woods, California, tháng 01 năm 2015


Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y
© 2015
Loading