Lễ mãn khóa
Trường Quân Y QLVNCH
Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y
© 2017
Tìm Kiếm Bài Đã Đăng
Các Số Cũ
Số Tháng 7/2017 & 8/2017
MỤC LỤC
Bài vở xin gởi về Ban Biên Tập tại:
editors1@svqy.org
Con Đường Xuyên Úc - Nguyễn Hiền
Mười lăm năm trước, trong một chuyến du lịch Úc châu, khi lái xe trên con đường nổi tiếng Great Ocean Road dọc bờ biển, từ Melbourne tới Adelaide, tôi đã nhủ thầm trong bụng là sẽ có một ngày nào đó, trở lại Úc và đi từ bờ đông sang bờ tây bằng những phương tiện đường bộ. Đây cũng là giấc mơ của nhiều người Úc.
(Xem Tiếp)
Cưỡi Ngọn Sấm / Ride The Thunder (37) - Richard Botkin - Bản dịch của Lý Văn Quý - Nguyễn Hiền - Nguyễn Hoàng Diệu - Trịnh Bình An
Cây cầu chính trên Quốc lộ 1 tại Đông Hà đã bị phá hủy, tuy nhiên vì hoạt động trong vùng vẫn căng thẳng do đó Bình và viên cố vấn nghĩ rằng cách tốt nhất là nên giữ phần lớn ưu thế về sức mạnh của Tiểu đoàn 3 ngay tại đó.
(Xem Tiếp)
Cuộc Vượt Thoát Kỳ Diệu - Nguyễn Thanh Liêm
Đã 42 năm qua, tôi những tưởng câu chuyện vượt thoát y như phim ảnh nầy đã chìm vào dĩ vãng. Nào ngờ các bạn MũĐỏ gần xa yêu cầu tôi nên ghi lại để được tỏ tường Nhảy Dù là Cố Gắng. Tôi cố gắng nhớ lại để không phụ lòng anh em mong đợi.
(Xem Tiếp)
Một Tấm Lòng Vàng - Long Tuyền Nguyễn Phước Giang
Vào những ngày cuối tháng tư năm 1975, sau khi Long Thành thất thủ, Sư Đoàn 18 Bộ Binh do tướng Lê Minh Đảo chỉ huy rút lui, hầu như mọi ưu tư của những người cư ngụ trong đô thị Sài-Gòn đều hướng về nơi nào mà được xem là tương đối an toàn cho gia đình, cho thân nhân, mà nơi an toàn nhất lúc bấy giờ là ngoài khơi biển Nam Hải.
(Xem Tiếp)
Trương Húc - Nhung Dục - Cao Thích - Trương Vị - Trúc Cư Nguyễn Đương Tịnh
Đường Thi là những thể thơ do các thi nhân ở bên Trung Quốc sáng tác vào thời đại nhà Đường (618-907). Đường Thi đã phát triển qua bốn giai đoạn gọi là Sơ Đường, Thịnh Đường, Trung Đường và Vãn Đường. Trong bốn giai đoạn ấy thì chỉ có giai đoạn Thịnh Đường được người Tầu thời bấy giờ cho là quan trọng nhất. Nó gồm toàn những bài thơ kiệt tác và xuất chúng và được coi là tuyệt đỉnh cao phong. (Xem Tiếp)
Tâm Sự Người Lính Chiến - Vĩnh Chánh
Tất cả chúng ta đã trải qua cuộc chiến. Một số lớn anh em chúng ta đã bỏ mình cho Tổ Quốc, một số không nhỏ đã mang những thương tật trên thân thể và những vết sẹo trong tâm hồn. Hầu như tất cả chúng ta còn lại cùng gia đình và bao người thân quen đều phải gánh chịu nhiều hư hao mất mát, những gảy đổ phi lý, những điêu tàn cơ cực. Trong khói lửa binh đao.
(Xem Tiếp)
Sinh Nhật Ngẫu Hứng - Hoàng Xuân Thảo
Nhờ xưa học Thái Cực quyền
Sang đây Di Trú giao liền gác-dan
Bỏ văn sang võ tàng tàng
Lưu manh, du đãng tìm đàng tháo lui
(Xem Tiếp)
Tôi Đi Nhà Thờ Xưa và Nay - Vĩnh Chánh
Sau lớp mẫu giáo ở trường Tiểu Học Đồng Khánh, Măng tôi quyết định cho tôi vào học lớp Năm tại trường Thánh Terexa của các Sơ Dòng Mến Thánh Giá ở ngay bên cạnh nhà thờ chính tòa Phủ Cam, Huế, chỉ vì người muốn tôi học thêm giáo lý Công Giáo và phép Rước Lể Vỡ Lòng.
(Xem Tiếp)
Đời Y Sĩ Trong Cuộc Chiến Tương Tàn (26) - Nguyễn Duy Cung
Tình trạng vệ sinh trên đảo lúc nào cũng là mối ưu tư lớn cho Ban Điều Hành trại tỵ nạn Pulau Bidong. Lúc đầu đảo tỵ nạn PB được Cao ủy LHQ bảo trợ, chỉ dự trù thâu nhận 4. 500 thuyền nhân mà thôi. Không ngờ đến cuối năm 1978 con số thuyền nhân tăng lên gấp ba lần.
(Xem Tiếp)
Một Lối Vào Vườn Thơ Đường - kỳ 5 - Hoàng Xuân Thảo
Chiếc xe ngựa đi chậm lại từ từ rồi dừng trước một đại tưủ lầu người ra vào tấp nập, đàn ông đa số mặc binh phục, đàn bà tay bưng khệ nệ các tráp son có vẻ nặng nề nhưng mặt mày tươi tỉnh, hớn hở trông thấy.
(Xem Tiếp)
Tình Là Hư Không - Phạm Anh Dũng - Mỹ Khanh
Chiều thu mưa vẫn rơi
Chiều thu mưa vẫn rơi
Nhạc thu ru nắng phai nhạt nhòa cuối trời
Rồi em theo gió bay
(Xem Tiếp)
Giới Thiệu Sách Mới
Cây Nhót Gai - Điền Khải
Lão Mốc thích chơi cây trồng trong chậu. Thú chơi này bắt nguồn từ bên Trung Hoa gọi là ‘bồn tài’ (bồn : chậu, tài : cây) ta đọc trạnh ra là bông sai. Nhưng người Tầu, sau đó có người Nhật cũng bị quyến rũ, thường uốn nắn cắt xén cây theo hình dáng một cổ thụ, nên lão cho là làm như vậy tức là làm đau cây.
(Xem Tiếp)
Thức Tỉnh Lúc Hoàng Hôn - Hoàng Xuân Thảo
Vở kịch này được viết dựa trên nhiều tài liệu gồm các sách báo, các bài đăng trên mạng nhưng phần chính là dựa trên cuốn “ Những Lời Trăng Trối” của Tri Vũ Phan Ngọc Khuê. Tôi đã liên lạc được với tác giả Phan Ngọc Khuê và xin phép ông cho mượn cốt truyện làm nền cho vở kịch tuy nhiên tôi rất tiếc không có địa chỉ của các tác giả khác nên xin được coi đây là những lời xin phép tất cả các tác giả để được dùng các tài liệu kể trên.
(Xem Tiếp)
Chức Cẩm Hồi Văn - Trúc Cư Nguyễn Đương Tịnh
Trong văn học Việt Nam khi nói đến Chinh Phụ Ngâm các tác giả hay nhắc đến bài từ Chức Cẩm Hồi Văn như là một kiệt tác hiếm thấy. Vì đọc xuôi hay ngược đều có ý nghĩa cả. Bốn chữ ‘ chức cẩm hồi văn ’ là tên do đời sau đặt cho bài từ ấy.
(Xem Tiếp)