Lễ mãn khóa
Trường Quân Y QLVNCH
Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y
© 2015
Tìm Kiếm Bài Đã Đăng
Các Số Cũ
Số Tháng 9/2015
MỤC LỤC
Tân Khí Tật (tiếp theo), Lư Bính & Khương Quỳ - Trúc Cư Nguyễn Đương Tịnh
Tống Từ là một thể loại văn chương gần giống với Thơ mới ở Việt Nam và Thơ bậc thang của Pháp. Thể loại Từ có nguồn gốc từ rất xa xưa ở Trung Quốc và đến cuối đời Đường thì đã phát triển khá mạnh, sang đến đời Tống thì đã được các Từ Nhân hoàn thiện về Âm Luật và phát triển rực rỡ. Nói về Văn học Trung Hoa thì người ta thường nói ngay rằng có Hán Phú, Đường Thi, Tống Từ, Nguyên Khúc. (Xem tiếp)
Cõi Tạm Cûa Chúng Ta- Hoàng Dung
Từ nơi trú ngụ vội vàng mang tên là địa cầu, mang tên là cõi tạm, từ nơi xa tít mù khơi của qúa khứ, con người đã ngẩng mặt nhìn trời, đã phóng cái tâm, đã phóng cái trí của mình vào một cõi vô cùng, mệnh danh là vũ trụ. Con người đã nhìn vào cái thế giới bên ngòai đó với tâm trạng của những kẻ bị chôn chân ở chốn này, luôn luôn tìm đường cho một cuộc đào thoát
(Xem tiếp)
Bài vở xin gởi về Ban Biên Tập tại:
editors1@svqy.org
Đường Về - Thơ Lộc Bắc
Quan tài tách bến qua sông
Khăn sô thiếu phụ bên chồng khóc mê
Gió mưa giăng mắc não nề
Nhang tàn, nến lụi lườn ghe nước cuồng
(Xem Tiếp)
Sài Gòn 40 năm sau - Nguyễn Hiền
Mỗi khi nghe tin tôi đang ở Việt Nam, hay gặp nhau lúc tôi từ Việt Nam trở về sau chuyến du lịch, bạn bè thường hỏi câu bất di bất dịch: “anh thấy Việt Nam (hay Saigon) hồi này ra sao?” Câu trả lời thật dễ mà cũng thật khó. Dễ là nếu ta muốn lấy lòng người đặt câu hỏi, tùy theo nhận thức, quan điểm chính trị của họ mà trả lời cho thuận lòng
(Xem Tiếp)
Thiếu Lâm Thất Sơn - Võ Sư Chưởng Môn Phạm Gia Cổn
Võ sư Phạm Gia Cổn sinh năm 1943 trong một gia đình nề nếp Nho học. Cuối thập niên 1950, ông bắt đầu bước vào thế giới võ thuật với bộ môn Nhu Đạo (Judo) do cố võ sư Hồ Cẩm Ngạc hướng dẫn. Giữa thập niên 1960, ông theo học võ Tây Sơn Nhạn của võ sư Khưu Văn Ngộ, và đồng thời học thêm nhiều bộ môn trong đó có cả võ cổ truyền Việt Nam.
(Xem Tiếp)
Vượt Qua Gian Khổ (16) - Nguyễn Công Trứ
Hai năm đầu tiên làm việc ở Texas trôi qua cùng với những ngậm đắng nuốt cay. Tôi đã cố gắng vượt qua bao nhiêu nỗi khó khăn để phục hồi danh dự của mình. Tôi nhẫn nại củng cố lại tay nghề, hết sức tránh những lầm lỗi có hại đến nghề nghiệp, ảnh hưởng đến tương lai về sau.
(Xem Tiếp)
Giới Thiệu Sách
Cưỡi Ngọn Sấm/Ride The Thunder (25) - Richard Botkin - Bản dịch của Lý Văn Quý - Nguyễn Hiền - Nguyễn Hoàng Diệu - Trịnh Bình An
"Bất cứ ai trong chúng ta, trong cả cuộc đời sẽ có lúc tựa như được vỗ vào vai và được hưởng cơ hội để thực hiện một điều nào đó thật đặc biệt, độc nhất và thích hợp với tài năng của mình. Thật là một điều bất hạnh nếu người đó chưa kịp chuẩn bị hay chưa đủ sức để biến thời điểm đó thành những giây phút tuyệt vời nhất trong đời họ." (Xem Tiếp)
Thể Dục Khí Công Hòang Hạc và Chuyến Đi Hoa Thịnh Đốn - Vũ Ngọc Mai (Việt Báo)
Thể theo lời mời của nhiều Hội đoàn bạn và thân hữu, nhằm giới thiệu và biểu diễn môn Thể Dục Khí Công Hoàng Hạc với đồng hương, một chuyến đi Hoa Thịnh Đốn (Washington DC) của phái đoàn Hoàng Hạc từ ngày 15/7 đến 22 /7/2015 do Bác Sĩ Chưởng Môn Phạm Gia Cổn dẫn đầu đã được tổ chức.
(Xem Tiếp)
Đức: tái bản lần thứ hai - Vinh Quang của Sự Phi Lý - Uwe Siemon-Netto - bản dịch của Lý Văn Quý và Nguyễn Hiền
Cuốn hồi ký của tác giả Uwe Siemon-Netto, nguyên phóng viến chiến trường tại Việt Nam trong các năm 1969-1972 hiện nay đã được tái bản lần thứ hai và được dịch và phát hành tại Âu Châu bằng tiếng Đức và tiếng Pháp. Được sự úy thác của tác giả, chúng tôi đã hoàn tất bản dịch tiếng Việt và hiện được bày bán tại: Amazon.com
(Xem Tiếp)
Tô Đình, Trương kính Trung, Trương Cửu Linh, Vương Chi Hoán và Mạnh hạo Nhiên - Trúc Cư Nguyễn Đương Tịnh
Đường Thi là những thể thơ do các thi nhân ở bên Trung Quốc sáng tác vào thời đại nhà Đường (618-907). Đường Thi đã phát triển qua bốn giai đoạn gọi là Sơ Đường, Thịnh Đường, Trung Đường và Vãn Đường. Trong bốn giai đoạn ấy thì chỉ có giai đoạn Thịnh Đường được người Tầu thời bấy giờ cho là quan trọng nhất. Nó gồm toàn những bài thơ kiệt tác và xuất chúng và được coi là tuyệt đỉnh cao phong. (Xem Tiếp)
Đời Y Sĩ Trong Cuộc Chiến Tương Tàn (14) - Nguyễn Duy Cung
Hôm nay là ngày 30 tháng 4 năm 1975, tôi đang ở trong Trung Tâm Thực tập Y Khoa Gia Định - Bệnh viện Nguyễn Văn Học. Mấy ngày nay bốn phòng mổ lớn của Trung tâm đã hoạt động tối đa, liên tục, vượt quá mức bình thường, nhờ có sự tăng cường đắc lực của toán chuyên viên không biên giới Pháp của Bác sĩ Bernard Kouchner.
(Xem Tiếp)
Cảm Hoài - Lộc Bắc
Em đi rồi thành phố buồn hiu hắt
Cơn mưa dông dịu bớt nắng hanh nồng
Rừng phi lao rền rĩ lời than thở
Mây qua mau mệt mỏi ánh dương hồng
(Xem Tiếp)
Giới Thiệu Sách Mới
Lịch Sử Trường Đại Học Y Khoa Sài Gòn - Nguyễn Dương
Ngày 08 tháng 01 năm 1902, Toàn quyền Paul Doumer ký nghị định thành lập trường thuốc tại Hà Nội. Vị Khoa trưởng đầu tiên là bác sĩ Alexandra Yersin, học trò của Pasteur, Y sĩ thiếu tá, lúc đó đang giữ chức vụ giám đốc Viện Pasteur Nha Trang. Lễ khánh thành được cử hành vào ngày 27 tháng 01 năm 1902 dưới sự chủ tọa của Toàn quyền Doumer.
(Xem Tiếp)
My Four Decades of Medical Research, Teaching and Practice in the USA - Pham Hieu Liem, MD
I left Saigon after Christmas 1974 and arrived at Travis Air Force Base in California just in time for the New Year of 1975 not knowing that over four months later I will have to apply for political asylum and looking for way to resume my young medical career in the US.
(Xem Tiếp)
Thư Mời Tham Dự Chương Trình Hướng Dẫn Về Thể Dục Khí Công Hoàng Hạc
Thể Dục Khí Công Hoàng Hạc là một phương pháp luyện tập khí công dưỡng sinh Y Võ Nhạc, do Bác Sĩ Phạm Gia Cổn là một Quân Y Sĩ thuộc Binh Chủng Nhảy Dù của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, nguyên giảng sư Đại Học UCLA - USA, võ sư các môn phái Việt Nam Thất Sơn Thiếu Lâm, Hapkido và Tae Kwon Do sáng lập, kết hợp dựa trên nền tảng của Tây Y, Đông Y và các môn phái võ học. (Xem Tiếp)
Tin Sách Số 14 - Tủ Sách Tiếng Quê Hương
Kính mong được sự hưởng ứng của quý độc giả và kính xin các tác giả thuộc giới Y Tế liên lạc với chúng tôi tại địa chỉ điện thư editors@svqy.org hoặc Trịnh Bình An tại ustrinhbinhan@gmail.com để giới thiệu các tác phẩm của mình lên bản tin sách hàng tháng.
(Xem Tiếp)